cấp III phía trước, cũng thuộc các vùng não được hình thành muộn nhất của bán cầu đại não, mà phần quan trọng nhất là các vùng trán trước. Các vùng phía trước của não bộ chủ yếu bao gồm các tế bào lớp trên (liên hợp) của vỏ não. Chúng có rất nhiều mối liên hệ với bộ phận phía trên của thân não và các cấu trúc của đồi thị (Xin xem hình 1.3) Các vùng này nằm trên những vùng thứ cấp của vùng vận động và trên các vùng còn lại của bán cầu đại não. Nhờ vậy, đảm bảo được mối liên hệ hai chiều của vỏ não phía trước với các cấu trúc nằm kề phía dưới của thể lưới, tạo nên trương lực của vỏ não lẫn các cấu tạo của khối đảm nhận việc tiếp nhận, xử lý và gìn giữ thông tin từ bên ngoài
Hình 1.3. Đường liên hệ của thùy trán với các phần khác nhau
của bán cầu não [31]
1. Hệ thống limbic; 2. Thể chai; 3. Trán nền - giữa;
4. Thái dương nền - giữa; 5. Đồi thị; 6. Hồi hải mã
Với cấu tạo như vậy, các vùng não cấp III phía trước là bộ máy điều hành những hoạt động trí tuệ có tính hệ thống, giúp chủ thể hình thành ý định, xây dựng kế hoạch chương trình hành động trên cơ sở định hướng; điều khiển điều chỉnh quá trình thực hiện hoạt động. Sự điều khiển của các vùng não này giúp trẻ tập trung chú ý khi đọc; luân chuyển linh hoạt các thao tác hành động theo yêu cầu của nhiệm
vụ đọc; kiểm tra, kiểm soát các hành động đang diễn ra trong quá trình đọc nhằm
Có thể bạn quan tâm!
- Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới góc độ tâm lý học thần kinh - 2
- Những Nghiên Cứu Về Dạy Cho Trẻ Có Khó Khăn Về Đọc Và Đọc Hiểu
- Sơ Đồ Các Diện Của Bán Cầu Đại Não Theo Brodman [36]
- Cơ Sở Tâm Lý Học Thần Kinh Của Dạy Chỉnh Trị Đọc Hiểu Cho Học Sinh Tiểu Học Chậm Phát Triển Ranh Giới
- Dạy Chỉnh Trị Đọc Hiểu Cho Học Sinh Tiểu Học Chậm Phát Triển Ranh Giới Từ Góc Độ Tâm Lý Học Thần Kinh
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dct Đọc Hiểu Cho Hsth Cptrg
Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.
đạt mục đích của việc đọc.
Các bộ máy não này, mà cụ thể là vùng trán (não nền - giữa) góp phần tạo ra điều kiện cơ bản để đảm bảo cho việc đọc diễn ra như một hoạt động tâm lý ý thức, đó là trạng thái tích cực của não bộ. Chỉ trong trạng thái tích cực trẻ mới có thể thực hiện việc đọc một cách có ý thức, có chủ tâm. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, việc đảm bảo các điều kiện cần thiết để các hoạt động tâm lý diễn ra được định khu tại vùng trán nền não trên cơ sở với các tiêu chí tâm lý, chẳng hạn như động cơ, hứng thú, chú ý… này. Nhờ vậy, việc đọc của trẻ mang tính có chủ định, chi phối động cơ, hứng thú và sự tập trung chú ý của chúng trong quá trình đọc, từ đó giúp các em hiểu được những gì đã đọc.
Như vậy, dưới góc độ TLH TK, đọc hiểu - hoạt động tâm lý có ý thức - là một hệ thống chức năng phức tạp mà để hiện thực hóa nó, phải có hoạt động đồng bộ của nhiều bộ máy trên não và mỗi bộ máy có sự đóng góp vai trò trực tiếp hay gián tiếp của mình để đảm bảo hoạt động của hệ thống chức năng này. Điều này cũng có nghĩa là đọc hiểu có thể bị rối loạn khi tổn thương hay CPT định khu tại bất kỳ các vùng não kể trên, trong đó, khi có tổn thương hay CPT khác nhau về định khu sẽ gây ra các rối loạn khác nhau. Mỗi vùng não tham gia vào việc đảm bảo chức năng đều có trách nhiệm với yếu tố riêng của mình, và sự suy yếu của yếu tố đó sẽ dẫn đến việc các chức năng không thể thực hiện được bình thường
1.2.3. Học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới
Trong "Bảng phân loại bệnh tật quốc tế" (ICD -10) của tổ chức Y tế Thế giới, "Chậm phát triển ranh giới" - retarded boundary là thuật ngữ được dùng cho nhóm những học sinh có điểm chuẩn IQ nằm trong khoảng từ 70 và đến 85, tức là trạng thái ranh giới giữa bình thường và CPT trí tuệ (Theo công thức tính IQ của Weschler: Mức độ phát triển trí tuệ bình thường có IQ = 100 ± 15; Mức độ thiểu năng trí tuệ có IQ ≤ 70). Cũng theo mô tả của ICD -10, "Chậm phát triển ranh giới" còn bao hàm cả hiện tượng CPT so với giới hạn độ tuổi diễn ra ở một hay vài vùng chức năng trên não.
Vì vậy có thể hiểu, CPTRG là trạng thái nằm ranh giới giữa sự phát triển bình thường và chậm phát triển so với giới hạn độ tuổi, gây khó khăn trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng yêu cầu của việc học - lĩnh hội tri thức ở đứa trẻ.
Trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực thần kinh học đã phân chia vỏ não người thành các vùng chức năng chuyên biệt. Các quá trình tâm lý của người là những hệ thống chức năng phức tạp, chúng không thể định khu ở những vùng hạn hẹp của não, mà được thực hiện khi có sự tham gia đồng thời của nhiều tổ hợp phức tạp của não và mỗi vùng trong đó đều có những đóng góp nhất định vào hệ thống chức năng này.
Trong quá trình phát triển của cá thể, các vùng chức năng này được hoàn thiện dần theo giới hạn độ tuổi và đóng góp vai trò của chúng vào việc thực thi các hình thức hoạt động tâm lý. Với đứa trẻ đến tuổi học, sự phát triển bình thường và đúng giới hạn độ tuổi của não bộ sẽ là điều kiện cần thiết để triển khai việc học. Tuy nhiên, trong thực tế, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, đứa trẻ có thể sẽ không đạt được giới hạn phát triển bình thường theo độ tuổi. Ở đứa trẻ, khi có một hay vài vùng chức năng nào đó của vỏ não CPT hơn so với độ tuổi, sẽ là nguyên nhân cơ bản gây nên khó khăn trong học tập.
Từ góc độ nhi khoa, các nhà nghiên cứu giải thích những khó khăn trong việc lĩnh hội tri thức của trẻ là do sự rối loạn nào đó của các quá trình thần kinh trong bộ não gây nên. Các tác giả cho rằng, chúng có liên quan đến sự rối loạn nhẹ chức năng nào đó của não bộ (Mild dysfunction of the brain). Những năm 60 của thế kỷ XX, thuật ngữ "sự rối loạn chức năng tối thiểu của não" (Minimal dysfunction of the brain) được đưa ra để mô tả những trẻ em có những khó khăn trong học tập, hành vi, phối hợp vận động hoặc nói [67].
Xét về cơ chế bệnh học, trẻ CPTRG còn được gọi là trẻ có "rối loạn tối thiểu chức năng của não" (Minimal Brain Dysfunction). Trong học đường, những trẻ này còn được nhận biết dưới tên gọi chung là trẻ có khó khăn trong học tập (children with learning difficulties/ disabilities) [72].
Việc nhận diện HSTH CPTRG trong các trường tiểu học có thể dựa vào các tiêu chí sau:
- Chỉ số trí tuệ nằm ở trạng thái ranh giữa bình thường và CPT trí tuệ
- Xét theo các chỉ số lâm sàng: HSTH CPTRG không có biểu hiện gì khác biệt so với trẻ bình thường cùng trang lứa, các em có thể hòa nhập vui chơi ở tất cả các dạng trò chơi khác nhau. Tuy nhiên, ở dạng CPT mà trẻ mắc phải cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến cách chơi của trẻ. Điều này chỉ có thể được phát hiện bởi các chuyên gia với kiến thức chuyên môn sâu, chuyên biệt. Bởi lẽ các biểu hiện nếu có xuất hiện cũng rất đa dạng và tinh tế. Các chỉ số sức khỏe thể lực của những học sinh này đều ở mức bình thường. Mọi biểu hiện lâm sàng để tìm sự khác biệt giữa nhóm học sinh CPTRG và học sinh bình thường chỉ được bộc lộ ở thời điểm tiến hành việc học: HSTH CPTRG không thể tiếp thu chương trình học tập hiện hành trong các nhà trường tiểu học như những trẻ có sự phát triển bình thường, cùng độ tuổi.
- Xét ở góc độ TLH TK: HSTH CPTRG có chẩn đoán CPT một hay vài vùng chức năng trên vỏ não, làm cản trở việc nhận thức, gây khó khăn cho việc lĩnh hội, tiếp thu kiến thức dẫn đến học kém các môn học, mà theo cách gọi của DSM 4 - Hiệp hội Bác sĩ tâm thần Hoa Kỳ, là dysgraphia, dyslexia, dyscaculia [5].
Theo khuyến cáo của tổ chức WHO, trẻ thuộc nhóm CPTRG rất đa dạng trong phát triển, chiếm một số lượng không nhỏ trong các nhà trường ở nhà trường phổ thông các cấp. Thực tế trong các nhà trường tiểu học hiện nay những học sinh CPTRG là một thành phần tương đối cơ bản trong “đội ngũ” học sinh học kém. Vì thành tích chung của nhà trường, các em được xếp loại học sinh học kém, học sinh “ngồi nhầm chỗ”, nghĩa là trẻ vẫn đi học, ngồi học trong lớp nhưng không tham gia bất cứ kỳ thi nào hoặc không được đánh giá và cuối năm vẫn được lên lớp theo các bạn cùng lớp. Không học tập được như các bạn bè cùng trang lứa song các em cũng không phải trẻ CPT trí tuệ - đối tượng quản lý của giáo dục tật học (trẻ khuyết tật). Vì vậy, nhóm học sinh này trở thành đối tượng "ngoài luồng" trong nhà trường phổ thông.
Chính bởi những đặc điểm nhận dạng trên, để xác định chính xác HSTH CPTRG cần có sự kế thừa và phối hợp từ nhiều ngành khoa học khác nhau trong chẩn đoán. Tuy nhiên khuyến cáo của WHO và các kết quả nghiên cứu của các
nhà TLH nhiều nước trên thế giới đã công bố kết quả đặc biệt quan trọng, làm mở ra cơ hội học tập trong các nhà trường phổ thông đối với học sinh CPTRG: Ở HSTH CPTRG, sự CPT chức năng chỉ định khu ở một hay vài vùng trên vỏ não, vì vậy khả năng bù trừ có thể được thực hiện trên cơ sở xác định một cách chính xác và cụ thể thực trạng CPT ở mỗi em. Đây là điểm hoàn toàn khác biệt so với trẻ CPT trí tuệ (ở trẻ CPT trí tuệ các vùng não đều CPT theo độ tuổi). HSTH CPTRG hoàn toàn có thể theo học được ở các nhà trường phổ thông bình thường, nếu chúng được phát hiện sớm và nhận được sự hỗ trợ phù hợp, kịp thời về mặt sư phạm.
1.2.4. Đọc hiểu ở học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới góc độ tâm lý học thần kinh
Não bộ là cơ quan điều khiển các chức năng tâm lý cấp cao trong đó có đọc hiểu. Sự phát triển trong giới hạn bình thường và đúng độ tuổi của não bộ là điều kiện cần thiết để thực thi việc lĩnh hội thông tin trong quá trình đọc. Do đó, sự CPT một hay vài vùng chức năng trên não so với giới hạn độ tuổi ở trẻ CPTRG là nguyên nhân của những cản trở đối với việc đọc hiểu. Tùy thuộc vào sự định khu của các vùng não CPT, những khó khăn trong đọc hiểu diễn ra theo các cơ chế khác nhau. Như vậy có thể nói những khó khăn về đọc và đọc hiểu của HSTH CPTRG là những biểu hiện khác nhau của chứng khó đọc (dyslexia).
Theo Bảng phân loại bệnh tật quốc tế ICD 10 [89]: chứng khó đọc là một trong những rối loạn đặc trưng về phát triển các kỹ năng học tập.
Phân tích cơ sở tâm lý thần kinh của đọc và đọc hiểu cho thấy, khó đọc, trong đó bao gồm cả những khó khăn về đọc hiểu ở trẻ là một hình thức biểu hiện CPT phức tạp, mang tính hệ thống, có thể nảy sinh ở nhiều khâu, với nhiều mức độ trong cấu trúc của việc đọc. Đọc hiểu là một hình thức đọc ở mức độ cao, chỉ có thể diễn ra trên cơ sở đứa trẻ đã biết đọc. Tất cả những điều này cho thấy, khó khăn đọc hiểu có thể nảy sinh do rối loạn chức năng ở các mức độ, các khâu khác nhau của việc đọc ở học sinh CPTRG. Mỗi dạng rối loạn liên quan đến đọc hiểu có thể diễn ra theo các cơ chế khác nhau tùy thuộc vào định khu CPT trên não. Phân tích việc
đọc hiểu ở HSTH CPTRG cần phải xem xét cụ thể các rối loạn chức năng liên quan đến việc đọc hiểu và mô tả nét đặc trưng trong từng trường hợp khác nhau về định khu CPT của não. Sự xác định chính xác định khu CPT ở học sinh tiểu học CPTRG có khó khăn đọc hiểu cho phép chúng ta hiểu cơ chế của sự rối loạn, trên cơ sở đó để thiết kế và tiến hành các tác động bù trừ một cách tương ứng trong dạy học đối với trẻ CPTRG, giúp cải thiện đọc hiểu của các em.
Dưới góc độ TLH TK, các nhà nghiên cứu (A.R. Luria, L.X. Xvetcova và các học trò của họ) cho rằng, khó đọc (dyslexia) ở trẻ được thể hiện dưới các hình thức: khó đọc không liên quan đến CPT ngôn ngữ và khó đọc liên quan đến CPT ngôn ngữ. Một quá trình đọc có hiệu quả luôn diễn ra sự tác động qua lại giữa hai mức độ: cảm giác - vận động (để có thể tiến hành việc đọc trơn) và mức độ ngữ nghĩa (dẫn đến hiểu nghĩa và ý của thông tin). Vì vậy, khi bất kỳ một khâu nào thuộc một trong hai mức độ trên "có vấn đề" đều làm cho việc đọc hiểu gặp khó khăn. Từ đó, có thể phân chia các rối loạn chức năng liên quan đến đọc hiểu ở học sinh CPTRG thành 2 nhóm: 1/ Nhóm gồm những rối loạn liên quan đến đọc hiểu với tư cách là hệ quả của rối loạn ngôn ngữ (khó khăn đọc hiểu có liên quan đến CPT ngôn ngữ); 2/ Nhóm gồm những rối loạn liên quan đến đọc hiểu do rối loạn các chức năng tâm lý không liên quan đến ngôn ngữ (khó khăn đọc hiểu không liên quan đến CPT ngôn ngữ). Các dạng khó khăn đọc hiểu trên có nguyên nhân từ sự CPT chức năng các vùng trên não.
* Khó khăn đọc hiểu không liên quan đến CPT ngôn ngữ
Các khó khăn đọc hiểu dạng này có nguyên nhân từ những khiếm khuyết ở khâu phân tích và tổng hợp thị giác, thính giác, các tín hiệu của chữ cái. Khi mà điều kiện đầu tiên của việc đọc: nhận dạng các chữ cái dưới dạng các tri giác thị giác - không gian lẫn âm tương ứng của chữ đó không được đảm bảo thì việc học đọc trở nên khó khăn và ảnh hưởng của nó đến đọc hiểu là điều tất yếu. Trong những trường hợp này, CPT các vùng chức năng não là nguồn gốc của những khó khăn đọc hiểu ở trẻ. Tuy nhiên, khi CPT định khu tại các vùng khác nhau trên não thì những rối loạn làm cản trở việc đọc hiểu ở trẻ cũng diễn ra theo các cơ chế khác nhau:
Khó khăn đọc hiểu do CPT tri giác - không gian
Trong các tài liệu nghiên cứu về rối loạn đọc đã mô tả nét đặc trưng khi CPT định khu tại vùng chẩm - đỉnh và vùng chẩm của bán cầu não. Việc đọc của những đứa trẻ này sẽ khó khăn ngay trong khâu đầu tiên của đọc, đó là khâu nhận dạng chữ cái dưới dạng tri giác thị giác - không gian lẫn âm tương ứng của chữ đó. Những khó khăn về đọc hiểu ở dạng này nằm trong hội chứng rối loạn quang học - không gian (thị giác - không gian). Sự hạn chế về khả năng đọc thuộc dạng này được chia thành 2 kiểu:
+ Khó đọc kiểu loạn ngôn âm: biểu hiện khó khăn của trẻ khi phải nhận biết các chữ cái, lẫn lộn các chữ cái có hình ảnh gần giống nhau, tri giác không đúng định hướng không gian hoặc không nhận biết được chữ cái nói chung. Kết quả là trẻ hoàn toàn không nhận biết được ý nghĩa âm thanh của chữ cái, của chữ cái trong các từ.... Ở góc độ ngôn ngữ học, lỗi tri giác các chữ cái được thể hiện ở việc không có khả năng tìm ra các đặc điểm đặc trưng để từ đó phân biệt được chữ cái này với chữ cái khác. Kết quả là các chữ cái bị mất đi ý nghĩa của chính mình. Cơ chế tâm lý của những khiếm khuyết này thể hiện ở trẻ khó đọc là không có khả năng tri giác tổng hợp các nét viết cũng như phân tách các dấu hiệu bản chất của chữ cái bằng thị giác, nên với trẻ các chữ cái đó hoặc là bị mất đi ý nghĩa của nó, hoặc trẻ hoàn toàn không nhận ra chúng. Vì thế, việc đọc chính xác sẽ không được thực hiện và đồng thời việc hiểu chính xác những gì đã được đọc là không thể diễn ra.
+ Khó đọc kiểu loạn ngữ nghĩa: trẻ không có biểu hiện rối loạn tri giác hay không nhận biết chữ cái; khó khăn chính xuất hiện khi trẻ đọc từ: trẻ có thể đọc đúng các chữ cấu thành từ nhưng không thể liên kết chúng thành một thể trọn vẹn, không thể nhận ra từ, dẫn đến "phỏng đoán" về nghĩa của nó. Rối loạn đọc dạng này thường là hệ quả của CPT của tổ chức "biểu tượng" các tài liệu thị giác. Với những đứa trẻ này, việc lĩnh hội thông tin của bài khóa một cách đầy đủ, chính xác - đọc hiểu là điều trở nên khó khăn đối với chúng.
Khó khăn đọc hiểu do CPT chức năng vùng não cấp III phía trước
Những phân tích cơ sở não bộ của hoạt động tâm lý trong các tài liệu đã cho thấy, vùng não cấp III phía trước là cơ sở não của tất cả các quá trình tâm lý
có ý thức, là bộ máy đảm bảo việc lập trình, điều khiển và kiểm soát diễn biến hành động đang diễn ra [31]. Các nghiên cứu cũng đã mô tả những khó khăn đọc hiểu ở trẻ khi CPT định khu tại các vùng não này: trong hành vi của đứa trẻ khi đọc thường quan sát thấy tính ỳ chậm luân chuyển ở cấp chương trình. Các lỗi lặp đi lặp lại trong quá trình đọc của trẻ có nguyên nhân từ sự rối loạn hoạt động định hướng, mất khả năng kiểm tra, và kiểm soát đối với việc đọc đang diễn ra. Khó khăn đọc hiểu ở những học sinh CPTRG thuộc dạng này được kết luận có nguyên nhân từ rối loạn các hình thức cấp cao của hành vi. Việc đọc trong những trường hợp này xuất hiện rối loạn về hiểu do các triệu chứng trong lập chương trình, hình thành chiến lược đọc, tức là, rối loạn các hình thức cấp cao của con người - hoạt động có mục đích, làm mất tính hệ thống của hoạt động trí tuệ, các thao tác hành động bị sắp xếp lộn xộn. Vì vậy, khó khăn đối với những đứa trẻ CPT vùng não cấp III phía trước nảy sinh ở khâu thiết lập tổ chức trật tự của lời nói, xây dựng và tiếp thu thông tin chứa đựng trong lời nói. Nói cách khác, những khó khăn về đọc và đọc hiểu phải giải quyết ở những học sinh thuộc dạng này là những khó khăn ở cấp độ hoạt động.
* Khó khăn đọc hiểu liên quan đến CPT ngôn ngữ
Các khiếm khuyết trong đọc hiểu của nhóm này diễn ra đồng thời với các hình thức CPT ngôn ngữ. CPT định khu ở các vùng khác nhau trên vỏ não tham gia điều khiển hoạt động ngôn ngữ, dẫn đến hoạt động ngôn ngữ sẽ bị rối loạn ở các khâu khác nhau, biểu hiện ở các triệu chứng rất khác nhau. Và hoàn toàn đương nhiên, CPT ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ tiếp thu sẽ là nguyên nhân chính của những hình thức khó khăn về đọc và đọc hiểu thuộc nhóm này. Kết quả nghiên cứu của các trường phái TLH TK Xô Viết đã chia các hình thức rối loạn đọc với tư cách là hệ quả của rối loạn ngôn ngữ thành 7 dạng và những khó khăn này ít nhiều đều gây ảnh hưởng đến mức độ ngữ nghĩa của đọc - đọc hiểu.
Khó khăn đọc hiểu do rối loạn ngôn ngữ cảm giác
Bức tranh lâm sàng của dạng khó khăn đọc hiểu khi CPT vùng thái dương với khiếm khuyết đặc trưng là rối loạn khả năng phân tích âm tiết của từ. Rối loạn đọc hiểu loại này nằm trong hội chứng rối loạn ngôn ngữ cảm giác.