EU và cải thiện chất lượng các dự án FDI ngoài EU vào Việt Nam nhằm tiếp cận thị trường EU.
Kết quả từ phỏng vấn chuyên gia ủng hộ cho những nhận định trên. Ý kiến chuyên gia tuy nhiên làm rõ hơn các phân ngành và các đối tác đầu tư có thể chịu tác động nhiều nhất từ EVFTA. Các chuyên gia đồng thời chỉ ra rằng trong ngắn hạn, các cam kết về thuế quan và dịch vụ là các kênh tác động chính của EVFTA đến FDI vào Việt Nam. Tuy nhiên, việc cải cách về thể chế, chính sách và cải thiện môi trường đầu tư trong bối cảnh EVFTA mới là kênh tác động chính trong dài hạn và có tác động quan trọng trong việc cải thiện chất lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam. Điều này hàm ý rằng Việt Nam cần tiến hành điều chỉnh về chính sách, thể chế cho phù hợp với các cam kết trong EVFTA, thực hiện nghiêm túc các cam kết; đồng thời tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư trong nước.
Thứ ba, luận án đánh giá một cách định lượng tác động của EVFTA đến FDI từ EU vào Việt Nam. Dựa trên cơ sở lý luận và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, luận án xây dựng mô hình kinh tế lượng xác định các yếu tố nước chủ nhà tác động đến đầu tư của EU sang các nước đang phát triển. Kinh nghiệm của EU cho thấy việc cùng tham gia FTA có thể làm tăng 20% lượng vốn FDI từ EU sang các nước đang phát triển. Kết quả từ mô hình kinh tế lượng cũng chỉ ra rằng quy mô thị trường nội địa và khu vực của nước chủ nhà cũng như FDI sẵn có là những yếu tố quan trọng khi các nhà đầu tư EU quyết định đầu tư sang các nước đang phát triển. Điều này cho thấy triển vọng thu hút FDI từ EU có nhiều thuận lợi trong bối cảnh Việt Nam đã ký kết FTA với EU, nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao, đồng thời Việt Nam đã và đang tích cực tham gia vào rất nhiều FTA song phương và đa phương khiến quy mô thị trường khu vực mà nhà đầu tư EU có thể tiếp cận thông qua đầu tư vào Việt Nam được gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, với quy mô nền kinh tế nhỏ hơn nhiều nước ASEAN khác đang đàm phán FTA với EU, Việt Nam cần nhanh chóng tận dụng các cơ hội mà EVFTA mang lại trước khi các lợi thế bị triệt tiêu.
Cuối cùng, luận án đưa ra một số hàm ý chính sách để Việt Nam có thể tận dụng các cơ hội và hạn chế các thách thức từ EVFTA trong thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam. Một số giải pháp được đưa ra bao gồm: (i) tăng cường công tác nghiên cứu, tuyên truyền và phổ biến về EVFTA; (ii) rà soát, điều chỉnh về pháp luật, thể chế đồng thời nâng cao khả năng thực thi của các quy định pháp lý; (iii) xây dựng chiến lược và các chính sách chủ động thu hút FDI có chọn lọc, đặc biệt là FDI từ EU; (iv) cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao trình độ công nghệ và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực; và (v) nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng liên kết của doanh nghiệp trong nước.
Bên cạnh những đóng góp mới, tuy nhiên luận án vẫn còn một số hạn chế. Thứ nhất, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để đánh giá tác động của EVFTA đến FDI nói chung vào Việt Nam; đánh giá định lượng mới chỉ giới hạn trong đánh giá tác động của EVFTA đến FDI từ EU vào Việt Nam. Thứ hai, luận án mới nhận diện các ngành có thể chịu tác động nhiều nhất từ EVFTA mà không đi sâu phân tích tác động đối với từng ngành cụ thể. Thứ ba, số lượng quan sát trong mô hình kinh tế lượng sử dụng trong luận án còn ít do số lượng các nước đã ký kết FTA với EU chưa nhiều và sự hạn chế của số liệu sẵn có.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Có thể bạn quan tâm!
- Chỉ Số Môi Trường Kinh Doanh (Bci) Theo Quý, 2013-2018
- Một Số Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Thu Hút Dòng Vốn Fdi Trong Bối Cảnh Tham Gia Evfta
- Cải Thiện Môi Trường Đầu Tư, Nâng Cao Trình Độ Công Nghệ Và Cải Thiện Chất Lượng Nguồn Nhân Lực
- Đánh giá tác động dự kiến của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 26
- Đánh giá tác động dự kiến của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 27
- Đánh giá tác động dự kiến của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 28
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
1. Nguyễn Thị Minh Phương (2014), “Một số đề xuất cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước đối với FDI hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam”, Trong Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Quốc Việt (chủ biên), Môi trường đầu tư hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Vũ Thanh Hương, Nguyễn Thị Minh Phương (2015), “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU: Một góc nhìn về cơ hội và thách thức”, Tạp chí Cộng Sản, Số 104, tháng 08/2015, trang 117-120.
3. Vũ Thanh Hương, Nguyễn Thị Minh Phương (2015), “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU: Cơ hội song hành cùng thách thức”, Trong Nguyễn Anh Thu, Andreas Stoffers (Chủ biên), Triển vọng đối với Việt Nam và Đức trong bối cảnh hội nhập kinh tế ASEAN và EU, NXB Tri thức, Hà Nội.
4. Vũ Thanh Hương, Nguyễn Thị Minh Phương (2016), “Đánh giá tác động theo ngành của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU: Sử dụng các chỉ số thương mại”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, số 3 (2016), trang 28-38.
5. Phùng Xuân Nhạ, Nguyễn Thị Minh Phương (2016), “Dự báo tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương tới đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Kinh tế và Kinh doanh, tập 32, số 1 (2016), tháng 04/2016, trang 1-10.
6. Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Thị Minh Phương (2016), “Taiwanese Investment in Vietnam: Current Development and Issues”, VNU Journal of Science, Vol. 32, No. 1S, 2016, 218-227.
7. Nguyen Anh Thu, Vu Thanh Huong, Nguyen Thi Minh Phuong (2018), “Services Liberalization in Vietnam: The Case of FDI in Logistics Sector”,
trong Tham Siew Yean and Sanchita Basu Das (Chủ biên), Services liberalization in ASEAN for Foreign Direct Investment in Logistics, ISEAS Publishing House, Singapore.
8. Nguyễn Thị Minh Phương (2019a), “Thực trạng và triển vọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào Việt Nam”, Tạp chí Cộng Sản, số 924 (8- 2019), trang 102-106.
9. Nguyễn Thị Minh Phương (2019b), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào ASEAN và một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 9 (228) 2019, 80-91.
10. Nguyễn Thị Minh Phương, Nguyễn Minh Trang, Đỗ Việt Phương Linh, Vũ Thị Thùy Dương (2019), “Các yếu tố nước chủ nhà tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào các nước đang phát triển và một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế dành cho các nhà khoa học trẻ khối kinh tế và kinh doanh 2019, Huế 11/2019.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Baker, P., Vanzetti, D. Phạm Thị Lan Hương (2014), “Đánh giá tác động dài hạn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU”, Báo cáo nghiên cứu thuộc Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (MUTRAP).
2. Bộ Kế hoạch Đầu tư, Ngân hàng Thế giới (2018), “Dự thảo chiến lược và định hướng chiến lược thu hút FDI thế hệ mới giai đoạn 2018 – 2030”, tháng 03/2018.
3. Bộ Kế hoạch – Đầu tư (2015), Báo cáo Năng suất lao động cảu Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Hà Nội
4. Hoàng Thị Chỉnh, Nguyễn Phú Tự, Nguyễn Hữu Lộc (2007), Giáo trình Kinh tế quốc tế (tái bản lần 4), Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
5. Nguyễn Xuân Cường (2017), “Thu hút FDI cần gắn chặt với tái cơ cấu nông nghiệp, nông thôn”, Báo Đầu tư, Đặc san 30 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: thành tựu và bài học.
6. Nguyễn Chí Dũng (2017), “FDI đã trở thành một khu vực phát triển năng động nhất”, Báo Đầu tư, Đặc san 30 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: thành tựu và bài học.
7. EuroCham (2019), “Sách trắng 2019: Các vấn đề thương mại, đầu tư và khuyến nghị”
8. Vũ Thanh Hương, Nguyễn Thị Minh Phương (2016), “Đánh giá tác động theo ngành của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU: Sử dụng các chỉ số thương mại”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, số 3 (2016), trang 28-38.
9. Vũ Thanh Hương (2017), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU: Tác động đối với thương mại hàng hóa giữa hai bên và hàm ý cho Việt Nam, Luận án Tiến sỹ.
10. Vũ Chí Lộc (2012), Giáo trình Đầu tư quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Vũ Tiến Lộc (2017), “Bức tranh doanh nghiệp FDI qua điều tra của VCCI”, Báo Đầu tư, Đặc san 30 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: thành tựu và bài học.
12. Khu Thị Tuyết Mai, Vũ Anh Dũng (2009), Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Nguyễn Mại (2017), “Cơ hội để tạo bước ngoặt lớn trong thu hút FDI”, Báo Đầu tư, Đặc san 30 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: thành tựu và bài học.
14. MUTRAP, Bộ Công Thương (2016), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA): Sổ tay cho doanh nghiệp Việt Nam, http://www.trungtamwto.vn/sites/default/files/publications/evfta-
_sotay_doanh_nghiep_updated_161003.pdf, truy cập ngày 10/8/2018.
15. MUTRAP (2017), “Tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU đối với nền kinh tế Việt Nam”, , Báo cáo nghiên cứu thuộc Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (MUTRAP).
16. Phùng Xuân Nhạ (2001), Giáo trình Đầu tư Quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Phùng Xuân Nhạ (2013), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. Nguyễn Thị Minh Phương (2013), “Một số đề xuất cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước đối với FDI hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam”, trong Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Quốc Việt (chủ biên), Môi trường đầu tư hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia.
19. Phùng Xuân Nhạ, Nguyễn Thị Minh Phương (2016), “Dự báo tác động của Hiệp định xuyên Thái Bình Dương đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 1 (2016) 1-10.
20. Nguyễn Thị Minh Phương, Vũ Thanh Hương, Lê Minh Phương (2016), “Đánh giá tác động ngành của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương: Tiếp cận từ các chỉ số thương mại”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học năm 2016, Hà Nội, 12/2016.
21. Nguyễn Thị Minh Phương (2019), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào ASEAN và một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 9 (228) 2019, 80-91.
22. Nguyễn Hồng Sơn (2015), Cộng đồng kinh tế ASEAN trong bối cảnh mới của thế giới và sự tham gia của Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước mã số KX.01.11/11-15.
23. Trần Văn Tùng (2017), “Lan tỏa công nghệ từ khu vực FDI sang khu vực trong nước”, Báo Đầu tư, Đặc san 30 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: thành tựu và bài học.
24. Trung tâm WTO và Hội nhập, VCCI (2017a), EVFTA và ngành dệt may, giày dép Việt Nam, http://www.trungtamwto.vn/download/16493/EU42- Textiles%20and%20Footwear.pdf
25. Trung tâm WTO và Hội nhập, VCCI (2017), Rà soát Pháp luật Việt Nam đối với các cam kết WTO, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) về Mở cửa Dịch vụ cho đầu tư nước ngoài, NXB Công Thương.
26. UNIDO, Bộ Kế hoạch Đầu tư (2012), Báo cáo Đầu tư Công nghiệp Việt Nam 2011: Tìm hiểu về tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển công nghiệp, https://www.unido.org/sites/default/files/2013- 08/VIIR_2011_VN_final_0.pdf, truy cập ngày 30/06/2018.
Tiếng Anh
27. Adams, R., Dee, P., Gali, J., McGuire, G. (2003), “The Trade and Investment Effects of Preferential Trading Agreements – Old and New Evidence”, Productivity Commission Working Paper.
28. Agarwal, J.P. (1980), “Determinants of Foreign Direct Investment: A Survey”,
Weltwirtschaftliches Archiv, Vol. 116: 739-73
29. Ahltrom, I., Stalros, C. (2005), Integration, Trade Pattern and Intra-Industry Trade in ASEAN, Lund University.
30. Akamatsu K. (1962), “A historical pattern of economic growth in developing countries”, Journal of Developing Economies, 1(1), 3–25.
31. Aliber, R.Z. (1970), “A theory of direct foreign investment”, in C. P. Kindleberger (chủ biên), The International Corporation, MIT Press, Cambridge.
32. ASEAN Secretariat, UNCTAD (2017). ASEAN Investment Report 2017: Foreign Direct Investment and Economic Zones in ASEAN, Jakarta and Geneva.
33. Balassa, B. (1961), The Theory of Economic Integration, Richard D. Irwin, Homewood.
34. Balaubramanyam, V.N., Sapsford, D., Griffiths, D. (2002), “Regional Integration Agreements and Foreign Direct Investment: Theory and Preliminary Evidence”, The Manchester School, 70(3), 460-482.
35. Ball, D. M. (2007), International Business: The Challenges of Global Competition, McGraw Hill.
36. Bende-Nabende, A., Ford, J., Slater, J. (2001), “FDI, Regional Economic Integration and Endogenous Growth: Some Evidence from Southeast Asia”, Pacific Economic Review, 6(3), 383-399.
37. Behar, A., Crivillé, L. C. (2010), The impact of North – South and South – South trade agreements on bilateral trade, CSAE WPS/2010-30.