Sơ Đồ Các Diện Của Bán Cầu Đại Não Theo Brodman [36]


vỏ não người. Trên cơ sở cho rằng, các chức năng tâm lý thần kinh cấp cao hay các hoạt động tâm lý ý thức có cấu trúc hệ thống, có cơ sở tâm sinh lý phức tạp, bao gồm nhiều hệ thống chức năng đa thành phần, A.R Luria khẳng định: mỗi chức năng tâm lý thần kinh cấp cao được định khu đồng thời ở nhiều vùng khác nhau trên vỏ não; Một vùng có một vai trò nhất định trong hệ thống chức năng. Khi tham gia vào hệ thống chức năng nào, thì các vùng não sẽ cùng hoạt động theo tôn chỉ nhiệm vụ của hệ thống chức năng đó; Sự tổn thương hay CPT của một khâu trong hệ thống chức năng có thể được bù trừ bằng hoạt động điều khiển của các khâu khác trong cùng một hệ thống hoặc thuộc hệ thống khác. Học thuyết định khu có hệ thống, linh hoạt của các chức năng tâm lý cấp cao trên vỏ não người đã trở thành quan điểm chính để giải quyết vấn đề định khu trong TLH TK Xô viết.

Một trong các điểm then chốt trong TLH TK là quan điểm về cấu trúc có hệ thống của các chức năng tâm lý cấp cao và tổ chức não có hệ thống của chúng. Khái niệm "các chức năng tâm lý cấp cao" của tâm lý học đại cương đã được L. X. Vưgốtxki đưa vào TLH TK và sau đó được các tác giả như A. R Luria, A. N Lêonchep, A.V Zaporozet, D.V Elconhin chỉnh lý và hoàn thiện. Kể từ đó, trong TLH TK cũng như trong tâm lý học đại cương, các chức năng tâm lý cấp cao được hiểu là các hình thức phức tạp của hoạt động tâm lý có ý thức được thực hiện trên cơ sở các động cơ tương ứng, được điều khiển bởi các mục đích và chương trình xác định và phải tuân thủ mọi quy luật của hoạt động tâm lý.

Các chức năng tâm lý cấp cao được xem là các quá trình phức tạp và có quyết định luận chặt chẽ: có nguồn gốc xã hội, có cấu trúc gián tiếp, có ý thức và có chủ định về cách thức chức năng hóa. Các chức năng tâm lý cấp cao được hình thành trong cuộc sống và là các tổ chức có hệ thống. Khi nảy sinh trong cuộc sống của con người, mọi chức năng tâm lý đều mang tính xã hội, trước hết là được cấu trúc ở bên ngoài và sau đó chuyển vào bên trong. L.X.Vưgốtxki đã viết: “Mọi chức năng tâm lý cấp cao nhất thiết đều phải diễn ra qua giai đoạn bên ngoài trong quá trình phát triển của mình, vì thế, các chức năng này, trước hết, phải là các chức năng xã hội và mỗi chức năng tâm lý cấp cao bất kỳ, đầu tiên đều được thể hiện toàn diện


ở bên ngoài và chỉ sau đó mới chuyển vào thành cấu trúc bên trong tạo thành chức năng của mỗi con người cụ thể”. Còn A.N. Leonchev lại cho rằng, đặc điểm chính của tâm lý người là được hình thành và phát triển không phải là biểu hiện của các năng lực bẩm sinh hay chỉ như sự thích nghi của hành vi nòi giống, di truyền với môi trường, mà là một sản phẩm tiếp thu kinh nghiệm xã hội lịch sử, kinh nghiệm của những người đi trước và do vậy, mỗi con người cụ thể phải được học thì mới trở thành con người [dẫn theo 20].

Bàn về các chức năng tâm lý cấp cao, A. R. Luria đã chỉ ra 3 đặc điểm chính: Chúng được hình thành trong cuộc sống do ảnh hưởng của các yếu tố xã hội; có cấu trúc tâm lý gián tiếp (đặc biệt nhờ sự trợ giúp của hệ thống ngôn ngữ); tồn tại dưới dạng có ý thức. Cơ sở tâm - sinh lý của các chức năng tâm lý cấp cao là các hệ thống chức năng phức tạp của não [dẫn theo 7]. Từ đó có thể hiểu, mỗi hoạt động tâm lý có ý thức của con người là một hệ thống chức năng tâm lý cấp cao, có cấu trúc gồm nhiều khâu, nhiều mức độ. Các cấu thành trong hệ thống chức năng luôn có sự tác động qua lại với nhau, cũng như tác động giữa cấu trúc và chức năng, giữa các quan hệ phức tạp của các chức năng tâm lý cấp cao với não (mặc dù, não không phải là nơi sinh ra các quá trình tâm lý, mà chỉ tham gia với vai trò đặc biệt - điều kiện “cần thiết” để nảy sinh các quá trình tâm lý [dẫn theo 7]. Hệ thống chức năng tâm lý cấp cao được đặc trưng không chỉ ở tính phức tạp của cấu trúc mà cả ở tính linh hoạt của các thành phần trong cấu trúc đó. Việc xem xét một hệ thống chức năng tâm lý cấp cao có thể dựa trên dấu hiệu cơ bản: 1) Sự hiện diện của nhiệm vụ vốn ổn định (không đổi) được thực hiện với sự hỗ trợ của các phương tiện thay đổi (bất ổn định) cho phép dẫn đến các kết quả ổn định (không đổi); 2) Trong thành phần phức tạp của hệ thống chức năng luôn bao gồm tập hợp các hướng tâm (định hướng) và các cấu thành ly tâm (thực thi) [31]. Hệ thống chức năng tâm lý cấp cao không xuất hiện ở dạng có sẵn khi đứa trẻ mới ra đời, không tự chín muồi, mà được hình thành trong cuộc sống của con người trong quá trình hoạt động có đối tượng và giao tiếp với con người. Do đó, để điều khiển các chức năng tâm lý cấp cao, não phải làm việc một cách chuyên biệt (khác với các quan niệm về định khu hẹp và “chống định khu” kinh


điển) và dẫn đến việc hình thành các hệ thống chức năng mới về chất. Cũng vì vậy, mà có sự nảy sinh và hình thành các hệ thống chức năng liên quan đến việc học - lĩnh hội kiến thức như đọc, viết, tính toán, hoạt động trí tuệ và trí nhớ….

Từ tư tưởng của học thuyết định khu có hệ thống, linh hoạt của các chức năng tâm lý cấp cao trên vỏ não người cũng cho thấy, mỗi hệ thống chức năng nói chung có thể bị rối loạn theo các cơ chế khác nhau tùy thuộc vào sự khác nhau về cơ chế của những tổn thương hay chậm phát triển. Quan điểm về cấu trúc phức tạp của hệ thống chức năng tâm lý cấp cao và cơ chế hoạt động “bù trừ” chức năng của các vùng não trong cùng một hệ thống đã cho phép giải thích tại sao khi tổn thương hay CPT cùng một vùng trên não lại có thể gây ra rối loạn một vài quá trình tâm lý. Và ngược lại, cùng một chức năng tâm lý nhưng có thể bị rối loạn khi có tổn thương hay CPT các vùng khác nhau của vỏ não. Nói cách khác, tiếp cận từ TLH TK cho phép tìm ra các rối loạn, giải thích bản chất và cơ chế nhờ phân tích định tính của khuyết tật, hướng đến tìm ra các yếu tố cơ bản, nghĩa là, tìm ra sự rối loạn các quá trình tâm lý trên cơ sở toàn bộ hội chứng rối loạn chức năng tâm lý cấp cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Tóm lại, từ tiếp cận của TLH TK sẽ cho phép tìm ra yếu tố nào là thành phần của hệ thống đọc hiểu như là một hệ thống chức năng tâm lý phức tạp và những vùng nào của vỏ não là cơ sở sinh lý thần kinh của quá trình đó.

1.2.2. Cơ sở tâm lý học thần kinh của đọc hiểu

1.2.2.1. Khái niệm đọc hiểu

Như chúng ta đã biết, đọc không chỉ là sự "đánh vần" lên thành tiếng theo đúng các ký hiệu chữ viết mà quan trọng hơn, đọc còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì đã đọc. Vì vậy, quá trình đọc đầy đủ không thể tách rời việc hiểu. Chỉ khi biết cách đọc và có thể hiểu thấu đáo văn bản đã đọc thì học sinh mới có công cụ để lĩnh hội tri thức khi học các môn học trong nhà trường. Các tài liệu dạy học của nước ngoài cũng nhấn mạnh ý nghĩa của sự thông hiểu trong khi đọc và đưa lên thành nguyên tắc là phải cho trẻ hiểu được những gì đang đọc, xem việc hiểu những gì được đọc là động cơ, cái tạo nên hứng thú, tạo nên thành công trong học đọc của trẻ.


Đọc hiểu là khái niệm được hiểu khá thống nhất giữa nhiều nhà nghiên cứu theo cách là một quá trình truy tìm và sử dụng ý nghĩa văn bản được đọc (Smith, Education Department of South Australia 1978; Carnin, Funnel &Stuart 1995; Sillbert &Kameenui 1997; Gardiner 2005) [86]. Nói cách khác, đọc hiểu chỉ khả năng hiểu điều được đọc và nhận ra mục đích của việc đọc là tạo lập ý nghĩa văn bản, giải thích, cho phản hồi và sử dụng ý tưởng đọc được vào thực tiễn.

Hoạt động đọc nói chung bao gồm trong đó hai bộ phận: đọc và đọc hiểu. Xét trong hoạt động đọc nói chung thì đọc hiểu là một bộ phận hoạt động thể hiện mục đích của hoạt động đọc và việc đọc phát âm chỉ là bộ phận hoạt động có tính phương tiện mà thôi. Trong đó, việc thực hiện mục đích của hoạt động đọc - đọc hiểu, bao gồm các mức độ khác nhau:

- Đọc hiểu chữ nghĩa: Hiểu nghĩa từ vựng, từ nhiều nghĩa, các từ được dùng với nghĩa bóng bẩy, ngụ ý, nắm ý chính của các câu, các đoạn.

- Đọc giải thích: Dự đoán kết quả, rút ra kết luận, hiểu được những quan hệ nhân quả

- Đọc phê phán: Nhận ra các phát biểu sai lệch, phân biệt các ý kiến và sự kiện, thể hiện lý lẽ ủng hộ hay bác bỏ hoặc đưa ra ý kiến nhận xét.

- Đọc sáng tạo: Tưởng tượng - hình dung, giải quyết vấn đề, đưa ra ý tưởng mới, biến đổi dựa trên nội dung văn bản [21].

Từ các mức độ của đọc hiểu trên cho thấy, đọc hiểu là một quá trình vận động trí tuệ để có thể làm rõ nghĩa kí tự, nội dung và đích thông báo của văn bản. Đọc hiểu còn có thể hiểu là quá trình đọc có ý thức.

Đọc là một hoạt động tâm lý cấp cao ở người - một hệ thống chức năng, được hình thành ở những giai đoạn chín muồi của các tổ chức não dưới góc độ cá thể phát sinh [11]. Đọc một mặt được xem là nhận thức cảm tính, trực tiếp; mặt khác là sự phản ánh gián tiếp hiện thực khác quan. Một quá trình đọc trọn vẹn có sự tham gia của nhiều chức năng tâm lý cấp cao khác như tri giác ngữ nghĩa, chú ý, trí nhớ và tư duy. Cũng có thể xem đọc là một quá trình phân tích âm thanh và tổng hợp các yếu tố của ngôn ngữ. Phân tích các giai đoạn hình thành việc đọc ở đứa trẻ


cho thấy, đầu tiên trẻ phải nhận biết các chữ cái và chuyển chúng thành các âm tương ứng, liên kết chúng thành các âm vô nghĩa, từ đó tổng hợp thành các từ. Ở giai đoạn muộn hơn (ở người đọc có kinh nghiệm), vận động bằng mắt sẽ không phân tích và tổng hợp tất cả các yếu tố của từ mà chỉ bao quát một tổ hợp hạn định nào đó mang thông tin chính và theo đó nghĩa của từ được nắm bắt. Để xác định được nghĩa chính xác của từ đã được tri giác, con người đôi khi phải trở lại với từ đã đọc, kiểm tra lại "giả thuyết" trước đó với từ đang hiện diện. Việc rà soát như trên sẽ không xảy ra trong trường hợp đọc những từ quen hay đã được củng cố nhiều lần trong kinh nghiệm vì người đọc nhận ra từ ngay lập tức khi tri giác. Như vậy, có thể nói đơn vị của việc đọc là từ, còn chữ cái chỉ có chức năng định hướng cho từ mà thôi.

Nội dung phân tích trên đây liên quan đến mức độ cảm giác - vận động của việc đọc - là yếu tố kỹ thuật của việc đọc: tốc độ và độ chính xác của tri giác khi đọc. Tuy nhiên, một quá trình đọc đầy đủ không chỉ dừng lại ở đó. Việc triển khai mục đích của đọc - đọc hiểu, cho thấy, cần phải đề cập đến một mức độ khác, cao hơn: mức độ ngữ nghĩa của việc đọc. Mức độ cuối này luôn quan hệ thống nhất với cấu thành cảm giác - vận động, trên cơ sở cấu thành cảm giác - vận động sẽ dẫn đến hiểu nghĩa và ý của thông tin. Mặt khác, các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc hiểu thông tin cũng có tác động ảnh hưởng mạnh mẽ đến tri giác, tốc độ và độ chính xác trong tri giác khi đọc.

Quá trình đọc được bắt đầu từ việc phân tích chữ cái - âm thanh, trên cơ sở đó diễn ra sự vận động của trí tuệ để lĩnh hội thông tin chứa đựng trong bài đọc - đọc hiểu. Như vậy, đọc hiểu là kết quả cuối cùng mà quá trình đọc hướng tới, là mục đích của đọc. Quá trình đọc có ý thức với mục đích là hiểu - đọc hiểu, có sự tham gia của nhiều chức năng tâm lý cấp cao như tri giác ngữ nghĩa, chú ý, trí nhớ, tư duy. X.L. Rubinxtein đã viết, tất cả các bài khoá đều chỉ là điều kiện của hoạt động tư duy; những gì mà chứa đựng một cách khách quan trong bài khoá đều có thể được phản ánh trong đầu người đọc dưới hình thức chủ quan và hình thức chủ quan của sự tồn tại này chính là kết quả của sự hoạt động tư duy của chính người đọc [19].


1.2.2.2. Đọc hiểu dưới góc độ tâm lý học thần kinh

Dưới góc độ TLH TK, quá trình đọc nhằm lĩnh hội thông tin chứa đựng trong tài liệu đọc (đọc hiểu) là một hoạt động tâm lý có ý thức và là một hệ thống chức năng phức tạp. Hệ thống chức năng đọc hiểu được định khu đồng thời ở nhiều vùng khác nhau trên vỏ não; mỗi vùng có một vai trò nhất định đối với việc đọc hiểu và đồng thời mỗi vùng não này có thể có mặt trong các hệ thống chức năng khác. Khi tham gia vào hệ thống chức năng đọc hiểu thì các vùng não sẽ cùng hoạt động theo tôn chỉ và nhiệm vụ cuối cùng là hiểu thông tin khi đọc. Tiếp cận đọc hiểu từ góc độ TLH TK đòi hỏi phải tiến hành phân tích tổ chức não của việc đọc hiểu.

Mục đích của đọc: đọc hiểu, được thực hiện trên cơ sở đảm bảo mặt "kỹ thuật" của việc đọc. Các thành phần cơ bản tham gia triển yếu tố kỹ thuật của việc đọc là các bộ máy trung ương của các hệ cơ quan phân tích thị giác (thùy chẩm), thính giác (thùy thái dương), xúc giác và cơ giác vận động (thùy đỉnh), giúp tổng phân tích và tổng hợp thông tin trong từng hệ cơ quan phân tích.


Hình 1 1 Hệ thống định khu trên não 36 Frontal lobe Thùy trán Parietal lobe Thùy 1

Hình 1.1. Hệ thống định khu trên não [36]

Frontal lobe: Thùy trán Parietal lobe: Thùy đỉnh Occiptal lobe: Thùy chẩm Temporal lobe: Thùy thái dương Brain stem: Thân não Cerebellum: Tiểu não


Trong mối quan hệ thống nhất với mặt kỹ thuật để tạo ra việc đọc có hiệu quả, việc đọc hiểu được triển khai với các bộ máy hoàn toàn khác, đảm bảo một hình thức cao hơn để thực thi mục đích cuối cùng của quá trình đọc. Phân tích các tổ chức não tham gia điều khiển việc lĩnh hội thông tin khi đọc - đọc hiểu cho phép xem xét các rối loạn đọc hiểu và mô tả nét đặc trưng của chúng khi có sự CPT định khu tại các vùng khác nhau trên não.

- Quá trình xử lý thông tin khi đọc cần đảm bảo hình thức đồng bộ hơn: sự tổng hợp các tín hiệu nhận được, thống nhất hoạt động của các hệ cơ quan phân tích và chuyển thông tin từ hệ cơ quan phân tích này sang cơ quan phân tích khác. Vai trò này được đảm bảo nhờ sự tham gia đóng góp hoạt động của các vùng não liên hợp của các phần phía sau não bộ (các vùng não cấp III phía sau).

Các vùng não cấp III này chỉ có ở con người và trưởng thành muộn hơn so với các vùng khác trên não bộ, được hoạt động đầy đủ khi 7 tuổi - lứa tuổi của học sinh đầu cấp tiểu học. Các vùng não cấp III phía sau nằm ranh giới giữa các vùng chẩm - đỉnh - thái dương của bán cầu não tạo ra vùng "mở" của các hệ cơ quan phân tích thị giác, thính giác và cảm giác chung. Trung tâm của chúng là các diện 39 và 40 theo Brodtman (xin xem hình 1.2). Các vùng này được cấu tạo bởi các tế bào của các lớp trên của vỏ não, có các sợi trục ngắn và chủ yếu thực hiện các chức năng liên hợp; các sợi thần kinh chạy đến chúng từ các nhân liên hợp trong đồi thị mang thông tin đã được khái quát hóa ở mức thấp. Hoạt động của vùng não cấp III phía sau vỏ não không chỉ cần thiết để tổng hợp có hiệu quả các thông tin trực giác mà còn để chuyển từ mức độ tổng hợp trực quan trực tiếp đến các quá trình biểu tượng để thao tác với các nghĩa của từ, với các cấu trúc lô gic, ngữ pháp phức tạp và thao tác với hệ thống các con số và các tương quan trừu tượng. Nói cách khác, vùng não cấp III phía sau là bộ máy mà sự tham gia của chúng là cần thiết để chuyển tri giác trực quan vào tư duy trừu tượng, được gián tiếp bởi sơ đồ bên trong và lưu giữ trong trí nhớ các kinh nghiệm đã được tổ chức [31].


1 2 3 4 Hình 1 2 Sơ đồ các diện của bán cầu đại não theo Brodman 36 1 Mặt ngoài 21 2 3 4 Hình 1 2 Sơ đồ các diện của bán cầu đại não theo Brodman 36 1 Mặt ngoài 3

1 2


3 4 Hình 1 2 Sơ đồ các diện của bán cầu đại não theo Brodman 36 1 Mặt ngoài 43 4 Hình 1 2 Sơ đồ các diện của bán cầu đại não theo Brodman 36 1 Mặt ngoài 5

3 4


Hình 1.2. Sơ đồ các diện của bán cầu đại não theo Brodman [36]


1. Mặt ngoài bán cầu trái; 2. Mặt ngoài bán cầu phải;

3. Mặt trong bán cầu trái; 4. Mặt trong bán cầu phải.


Những mô tả thể hiện trong các tài liệu nghiên cứu về vùng não cấp III phía sau đã cho thấy sự đóng góp vai trò của chúng vào hệ thống chức năng đọc hiểu. Khả năng định hướng trong không gian mà trước hết là định hướng bên phải bên trái, trước sau... giúp người đọc nhận ra vị trí của từ, cụm từ trong câu để hiểu được các cấu trúc ngữ pháp của câu (khả năng phân tích các quan hệ trực quan). Trong một số trường hợp, nội dung thông tin không thể hiện trực tiếp trong các sự kiện mà thể hiện gián tiếp trong các cấu trúc ngữ pháp biểu thị các quan hệ logic, để lĩnh hội nội dung thông tin khi đọc cần phải có khả năng phân tích quan hệ biểu trưng [31]. Như vậy, vùng não cấp III phía sau là bộ máy giữ vai trò chủ yếu để thực hiện các phép tổng hợp đồng thời (không gian) của việc đọc.

- Sự tiếp nhận, cải biến thông tin bên ngoài chỉ là một khía cạnh của việc đọc. Khía cạnh khác của đọc là sự tổ chức hoạt động tâm lý có ý thức. Việc đọc với tư cách là hoạt động tâm lý cần được tổ chức lập trình, điều khiển, kiểm soát quá trình diễn biến cùng như kết quả cuối cùng của nó. Phục vụ cho nhiệm vụ này là bộ máy của khối chức năng thứ ba, nằm ở phần phía trước bán cầu não, là vùng não

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/03/2024