Đối Với Các Cấp Quản Lý Ngành Giáo Dục


2. Kiến nghị

2.1. Đối với giáo viên

- Giáo viên cần phải hiểu và quan tâm cá biệt đối với học sinh CPTRG không chỉ về nhận thức mà còn cả những đặc điểm tâm lý khác, từ đó có ứng xử phù hợp và những hỗ trợ cần thiết để giúp các em vượt qua những khó khăn trong học tập nói chung và trong đọc hiểu nói riêng.

- Trong dạy học và ứng xử với trẻ CPTRG, cần thiết phải chú ý để phát hiện và hiện thực hoá các khả năng, tiềm năng phát triển của từng em; làm phát triển các đặc điểm cá nhân mỗi em như: hứng thú, năng lực, thiên hướng, tình cảm, quan hệ, sự say mê, …; Tạo dựng bầu không khí tâm lí thuận lợi cho sự phát triển của trẻ...

- Bên cạnh việc thường xuyên nâng cao kiến thức chuyên môn, người giáo viên cần phải rèn luyện bản thân để có vượt qua những trạng thái cảm xúc không mong muốn khi dạy học và tiếp xúc với những học sinh "có vấn đề" trong học tập (như chậm hiểu, mất tập trung, nói trước quên sau, và các biểu hiện của rối loạn hành vi...).

2.2. Đối với phụ huynh học sinh

- Cần trang bị cho mình những hiểu biết cần thiết về hiện tượng khó học cụ thể của con em mình. Từ đó có sự quan tâm giúp đỡ trẻ trong học tập và động viên về mặt tinh thần giúp trẻ vượt qua những khó khăn về mặt tâm lý để tiếp tục học tập cùng bạn bè trang lứa.

- Phối hợp chặt chẽ với giáo viên để có sự thống nhất về kế hoạch cũng như việc đảm bảo các nguyên tắc cần thiết trong DCT khi họ hướng dẫn các con học tập ở nhà.

- Trên cơ sở hiểu biết, cần có hành động, giải pháp phù hợp, kiên trì, có kế hoạch lâu dài để giúp đỡ trẻ, tránh nôn nóng, đốt cháy giai đoạn gây áp lực cho trẻ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

2.3. Đối với nhà trường

- Trước hiện tượng khó học nói chung và khó khăn đọc hiểu nói riêng ở học sinh CPTRG, cần có sự phổ biến giải thích khoa học để nhận thức được đúng về bản chất và chấp nhận như một thực tế khách quan trong nhà trường. Thay vì xếp

Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới góc độ tâm lý học thần kinh - 21


các em vào diện "ngoài luồng", đưa vào danh sách học kém, không xét thi đua của nhà trường, hãy đặt vấn đề giúp đỡ các em vượt qua khó khăn trong học tập như khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.

- Cần có kế hoạch, chương trình thường xuyên, cụ thể để hợp tác với nhà tâm lý học đường nhằm kịp thời đánh giá, sàng lọc và DCT giúp học sinh CPTRG có cơ hội học tập theo kịp bạn bè trong lớp.

2.4. Đối với các cấp quản lý ngành giáo dục

- Cần giảm áp lực về thành tích đối với các nhà trường để có thể nhìn nhận đánh giá thực chất hơn về chất lượng dạy học, trên cơ sở đó để tạo cơ hội học tập cho học sinh CPTRG.

- Trong đội ngũ nhân sự cơ hữu của nhà trường cần có vai trò của các nhà tâm lý học đường để phát hiện, can thiệp sớm và thường xuyên đối với những rối loạn do CPTRG ở học sinh cũng như các rối loạn tâm lý khác. Một mặt phải làm sao để đưa nội dung này vào thành một trong các chương trình hoạt động của nhà trường.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể tham khảo và phát triển để ứng dụng trong thực tế các trường phổ thông.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


1. Lê Thục Anh (2013), “Hoạt động đọc từ góc độ tâm lý học thần kinh”, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt, tháng 6/2013.

2. Lê Thục Anh (2014), “Từ cách tiếp cận của tâm lý học thần kinh, tìm hiểu nguyên nhân gây khó khăn trong đọc và đọc hiểu”, Tạp chí Khoa học giáo dục, Số 103, tháng 4/2014.

3. Lê Thục Anh (2014), “Phát hiện học sinh có khó khăn về đọc và đọc hiểu bằng phương pháp đặc thù của tâm lý học thần kinh”, Kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc "Sức khỏe tâm thần trong trường học", tháng 6/2014, Đồng Nai.

4. Lê Thục Anh (2014), “Một số phương pháp tác động dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh chậm phát triển chức năng vùng trán từ góc độ tâm lý học thần kinh”, Tạp chí Khoa học giáo dục, tháng 12/2014.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Chu Thị Thủy An, Chu Thị Hà Thanh (2009), Dạy luyện từ và câu ở tiểu học,

Nxb Giáo dục Việt Nam

2. Abramova N.A (2013), Cơ sở lý luận của nghiên cứu "chẩn đoán sớm và điều chỉnh chứng khó đọc ở học sinh tiểu học", Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế "Dạy học cho học sinh lớp 1 có khó khăn về đọc "Nxb ĐHSP TP Hồ Chí Minh, 2013, trang 170 - 178

3. Hoàng Hoà Bình (2002), Dạy văn cho học sinh tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.


4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Chương trình Tiểu học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Bộ Y tế (2001), Bảng phân loại quốc tế bệnh tật ICD 10, Nxb Y học

6. Bộ Giáo dục và đào tạo (2013), Pisa và các dạng câu hỏi, Nxb Giáo dục Việt Nam.


7. Võ Thị Minh Chí (2004), Tâm lí học thần kinh, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Võ Thị Minh Chí (2011), Ứng dụng của tâm lý học thần kinh vào phát hiện các nguyên nhân gây khó khăn trong học tập cho học sinh tiểu học, Đặc san khoa học, trường ĐHSP Hà Nội, trang 37 - 46.

9. Võ Thị Minh Chí (2014), Các đặc điểm nhận diện trẻ khó học do chậm phát triển các vùng chức năng dưới võ não Tạp chí Khoa học giáo dục, Số 110, tháng 11 / 2014

10. Võ Thị Minh Chí (2011), Nghiên cứu ứng dụng tâm lý học học đường trong nhà trường phổ thông, Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ, Trường ĐHSP Hà Nội

11. Võ Thị Minh Chí (2013), Dạy học đọc từ tiếp cận tâm lý học thần kinh - một cơ hội cho trẻ khó đọc, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế "Dạy học cho học sinh lớp 1 có khó khăn về đọc " Nxb ĐHSPTP Hồ Chí Minh, 2013, trang 265-273

12. Võ Thị Minh Chí, Đề xuất các phương pháp khắc phục học kém do chậm phát triển các vùng chức năng trên não ở học sinh đầu cấp tiểu học từ cách tiếp cận tâm lý học thần kinh, (tư liệu cá nhân)

13. Crucheski V.A (1981), Những cơ sở của tâm lý học sư phạm, Nxb Giáo dục.


14. Hồ Ngọc Đại (2013), Tiếng việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục, tập 1, 2 Nxb Giáo dục Việt Nam

15. Hồ Ngọc Đại (2010), Nghiệp vụ sư phạm, Nxb Giáo dục Việt Nam

16. Trần Quốc Duy, Alain Content, Nguyễn Thị Ly Kha, Nguyễn Thị Hồng Phượng, Huỳnh Mai Trang, Hoàng Thị Vân (2007), Bộ trắc nghiệm đánh giá khả năng ngôn ngữ và khả năng tính toán của trẻ từ 6 - 9 tuổi, Kỷ yếu hội thảo khoa học quôc tế "Những khó khăn trong học tập ngôn ngữ và Toán của học sinh tiểu học" thành phố Hồ Chi Minh - Université Libre Bruxelles (ULB) Belgique, 6/2007, trang 30 - 48

17. Lê Tường Giao (2013), Báo cáo một trường hợp khó khăn về đọc do mất phổi hợp động tác nhìn - không gian, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế "Dạy học cho học sinh lớp 1 có khó khăn về đọc " Nxb ĐHSP TP Hồ Chi Minh, 2013, trang 312 - 317

18. Phạm Minh Hạc (Chủ biên) (1989), Tâm lý học, tập 1, 2, Nxb GD, Hà Nội.

19. Phạm Minh Hạc (Tuyển lựa và chủ biên) (1979), Tâm lý học Liên Xô - tuyển tập các bài báo, Nxb Tiến bộ Matxcơva.

20. Phạm Minh Hạc (Biên dịch và giới thiệu) (2003), Một số công trình tâm lý học A.N Leonchiev, Nxb Giáo dục

21. Nguyễn Thị Hạnh (2002), Dạy đọc hiểu ở tiểu học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

22. Nguyễn Thị Hạnh (1997), Dạy kỹ năng đọc trong chương trình tiểu học năm

2000, Nghiên cứu giáo dục 8/1997

23. Nguyễn Thị Kim Hiền (2007), Phương pháp khắc phục khó khăn trong học tập ngôn ngữ cho học sinh khuyết tật ngôn ngữ trong trường tiểu học, Kỷ yếu hội thảo khoa học quôc tế "Những khó khăn trong học tập ngôn ngữ và Toán của học sinh tiểu học" thành phố Hồ Chi Minh - Université Libre Bruxelles (ULB) Belgique, 6/2007, trang 136 - 143

24. Nguyễn Thị Kim Hoa, Nguyễn Ngọc Linh (2013), Hỗ trợ học sinh lớp 1 khó đọc tại trường tiểu học, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế "Dạy học cho học sinh lớp 1 có khó khăn về đọc " Nxb ĐHSP TP Hồ Chi Minh, 2013, trang 290 - 303


25. Ngô Công Hoàn (1997), Những trắc nghiệm tâm lí, tập 1- 2, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

26. Bùi Thế Hợp (2012), Dạy đọc cho trẻ có khó khăn về đọc dựa trên vật liệu lời nói của trẻ, Luận án tiến sĩ, Viện KHGD Việt Nam

27. Bùi Văn Huệ (2005), Giáo trình Tâm lý học Tiểu học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

28. Trần Mạnh Hưởng, Lê Phương Nga (2013), Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2,

tập 1, 2, Nxb Giáo dục Việt Nam

29. Tạ Thúy Lan (2001), Sinh lý học thần kinh, tập 1,Nxb Đại học sư phạm.

30. B.Ph. Lomov (Nguyễn Đức Hưởng, Dương Diệu Hoa, Phan Trọng Ngọ dịch) (2000), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận tâm lí học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

31. Luria A.R, Cơ sở tâm lý học thần kinh (Võ Thị Minh Chí, Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy dịch), Nxb Giáo dục.

32. Nguyễn Văn Lũy, Lê Quang Sơn (đồng chủ biên) (2009), Từ điển Tâm lý học, Nxb Giáo dục.

33. Nguyễn Thị Như Mai (2005), “Một số yếu tố tâm lý cơ bản ảnh hưởng đến khả năng học đọc của trẻ em”, Tạp chí Tâm lý học, (Số 6).

34. Trần Thị Thu Mai (2007), Ảnh hưởng của khó khăn trong học tập ngôn ngữ và toán đến sự phát triển tâm lý học sinh tiểu học, Kỷ yếu hội thảo khoa học quôc tế "Những khó khăn trong học tập ngôn ngữ và Toán của học sinh tiểu học" thành phố Hồ Chí Minh - Université Libre Bruxelles (ULB) Belgique, 6/2007, trang 71 - 76

35. Menchinxkaia N.A (1973), Những vấn đề tâm lý của dạy học phát triển và

chương trình mới, (Thanh Soạn dịch), Viện KHGD. Hà Nội.

36. Trịnh Văn Minh (2012) Giải phẫu người, tập 3 - Hệ thần kinh và hệ nội tiết, Nxb Giáo dục, Hà Nội

37. Phạm Minh Mục (2013), Giáo dục hòa nhập học sinh có khó khăn về học,

Nxb Giáo Dục Việt Nam


38. Lê Phương Nga (1996) Xây dựng bài tập đọc hiểu cho học sinh tiểu học,

Ngôn ngữ, 1/1996

39. Lê Phương Nga (1996) Dạy tập đọc hiểu ở tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội

40. Ngân hàng Thế giới (2004), Nghiên cứu đánh giá kết quả học tập môn đọc hiểu Tiếng Việt và môn Toán ở học sinh Tiểu học Việt Nam, Nxb Văn hoá - Thông tin.

41. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và các phương pháp dạy học trong nhà

trường, Nxb ĐHSP.

42. Trần Thị Minh Nguyệt (2005), “Đọc sách và sự phát triển nhân cách của thiếu nhi”, Tạp chí Giáo dục, (Số 135).

43. Vũ Thị Nho (2003), Tâm lý học phát triển, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội.

44. Huỳnh Văn Sơn, Mai Mỹ Hạnh, Quang Thục Hào (2013), Ứng xử với trẻ khó khăn trong đọc dưới góc độ tham vấn và trị liệu, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế "Dạy học cho học sinh lớp 1 có khó khăn về đọc " Nxb ĐHSP TP Hồ Chi Minh, 2013, trang 274 - 279

45. Phạm Ngọc Thanh(2013), Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế "Dạy học cho học sinh lớp 1 có khó khăn về đọc "Nxb ĐHSPTP Hồ Chí Minh, 2013, trang 144-151

46. Nguyễn Văn Thiêm (1991), “Chúng ta đào tạo ra những người đọc rất kém”,

Tạp chí Thông tin Khoa học giáo dục, (số 71).

47. Trần Thị Lệ Thu (2003), Đại cương giáo dục đặc biệt cho trẻ em CPTtrí tuệ,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

48. Trần Trọng Thủy (1993),“Đặc điểm sinh lý của trẻ chưa chín muồi tới

trường” Đề tài NCKH cấp Bộ, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, 1993

49. Trần Trọng Thủy, Dạy chỉnh trị cho trẻ em khó học, H,KHGD,1995.

50. Trần Trọng Thủy, Trình độ phát triển trí tuệ của học sinh tiểu học. Đề tài cấp Bộ trọng điểm, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, 1997.

51. Trần Trọng Thủy, Tâm lý học thần kinh và một hướng giải quyết vấn đề học kém, Tạp chí Thông tin khoa học Giáo dục số 43/1994.


52. Trần Trọng Thủy, Cơ sở khoa học của dạy chỉnh trị, Tạp chí Thông tin khoa học Giáo dục số 52/1995.

53. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Trại, Trần Hoàng Túy (2013) Tiếng Việt lớp 2, Tập 1, 2, Nxb Giáo dục Việt Nam

54. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Trại, Trần Hoàng Túy (2013) Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2, Tập 1, 2, Nxb Giáo dục Việt Nam

55. Phạm Toàn, Nguyễn Trường (1982), Dạy đọc và học đọc, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

56. Dương Thiệu Tống (2000), Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

57. Huỳnh Thanh Trúc, Võ Thị Tuyết Mai,.... (2013), Thiết kế bài tập nhận thức chính tả có ứng dụng công nghệ thông tin cho học sinh lớp 1 mắc chứng khó đọc, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế "Dạy học cho học sinh lớp 1 có khó khăn về đọc " Nxb ĐHSP TP Hồ Chi Minh, 2013, trang 359 - 369.

58. Trung tâm Tâm lý học- Sinh lý lứa tuổi, Viện Khoa học giáo dục (2001), Một số đặc điểm sinh lý và tâm lý của học sinh tiểu học ngày nay, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

59. Hoàng Tuyết (2007), Nhận diện học sinh "ngồi nhầm lớp" từ một quan điểm khoa học giáo dục, Kỷ yếu hội thảo khoa học quôc tế "Những khó khăn trong học tập ngôn ngữ và Toán của học sinh tiểu học" thành phố Hồ Chí Minh - Université Libre Bruxelles (ULB) Belgique, 6/2007, trang 92 - 100

60. Nguyễn Khắc Viện (2001), Từ điển tâm lí học, Nxb Thế giới, Hà Nội.

61. Viện Chiến lược và chương trình giáo dục (2001), Một số đặc điểm sinh lí và tâm lý của học sinh tiểu học ngày nay, Nxb ĐHQG Hà Nội.

62. L.X. Vưgôtxki (Nguyễn Đức Hưởng, Dương Diệu Hoa, Phan Trọng Ngọ dịch) (1997), Tuyển tập tâm lý học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/03/2024