vật và khó diễn đạt cho rò ràng, về ý nghĩa tư tưởng của tác giả. Nhiều truyện mở đầu như một sự tình cờ mà viết ra, còn kết thúc sẽ được tiếp tục định liệu ở ngoài đời chứ không ở nơi tác phẩm. Kết thúc của truyện ngắn cũng là một phần đầy tính chất mở: nhiều truyện có "motip" đưa ra nhiều giả định. Nguyễn Huy Thiệp hiến cho người đọc "ba đoạn kết", nhiều truyện kết thúc trong sự "ngơ ngác" của tác giả bởi không biết nhân vật rồi sẽ đi đâu, làm gì,… Một số tập truyện ngắn, tác giả nối dài kết cấu tác phẩm bằng những "phần chú", "Ghi chú trong truyện", liệt kê "Những người liên quan và những người có thể làm chứng cho những truyện đã kể trong cuốn sách này",… Đây là "Phần mở rộng" thường thấy trong các truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Nguyễn Anh Vũ,…
2.3.2.3.4. Với tính mở và sự mềm dẻo, uyển chuyển đó; có thể nói truyện ngắn đã "phá rào", truyện ngắn vượt lên trên những giới hạn thể loại để du nhập một cách rộng mở nhiều thể loại khác nhau. Nói cách khác, chính sự tương tác để thu nhận nhiều yếu tố thể loại khác nhau tạo nên các biến thể truyện ngắn cũng đã thể hiện đặc trưng mềm dẻo, uyển chuyển của tiểu thuyết. Nếu nói tiểu thuyết có tính "tạp chủng" thì cũng có thể nói như thế với truyện ngắn giai đoạn này. Chúng ta nhìn thấy một thế giới tạp chủng với rất nhiều yếu tố thể loại khác nhau trong truyện ngắn. Đó là sự xâm lăng của thơ, sự ào ạt của những mẫu truyện cổ tích, những trích đoạn trên báo chí, hay những danh ngôn, những châm ngôn, những ca từ, những khúc đồng dao, những bức thư,… Tất cả đều được tác giả du nhập vào cấu trúc truyện ngắn. Những yếu tố "thừa" đó tràn ngập trong tập Mưa mặt nạ của Nhật Chiêu, trong tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, trong tập Gió lạ của Phan Đức Nam, trong Năm mười mười lăm hai mươi của Nguyễn Vĩnh Nguyên,… Thống kê những yếu tố "tạp chủng" ấy trong các tập truyện ngắn giai đoạn này sẽ là một việc làm thú vị và nhiều ý nghĩa. Sự lỏng lẻo, uyển chuyển của chất tiểu thuyết đã tạo nên những hình thể mới cho truyện ngắn đương đại với những biến thể phong phú: có truyện ngắn trữ tình, có truyện ngắn nhật kí, có truyện ngắn phóng sự, có truyện ngắn thư từ, có truyện ngắn điện thoại, có truyện ngắn chat,… Với tố chất ấy, chúng ta nhìn thấy một gương mặt mới của truyện ngắn Việt Nam.
Có thể nói, sự tương tác với tiểu thuyết đã tạo nên những truyện ngắn vừa mang sức nặng của tầm vóc, dung lượng vừa đậm tư duy tiểu thuyết. Tiểu thuyết hóa đã trở thành một phẩm chất, một giá trị mang tính thời đại của truyện ngắn, giá trị ấy mở ra nhiều triển vọng cho con đường phía trước của truyện ngắn Việt Nam.
Tiểu kết: Nếu nói văn học từ 1986 đến nay là giai đoạn văn xuôi lên ngôi thì có thể nói, truyện ngắn đạt được đỉnh cao của sự thăng hoa đó. Nhiều nhà nghiên cứu tổng kết thành tựu truyện ngắn bằng sự phong phú của đội ngũ sáng tác, sự đa dạng của các kiểu loại, sự đa dạng của phong cách sáng tác,… mà quên rằng những thành quả đó có logic nội tại nằm sâu trong cấu trúc thể loại và tương tác thể loại. Chính tiểu thuyết đã thể hiện vai trò cột xương sống trong việc tác động, thúc đẩy truyện ngắn đạt đến các chiều kích mới của nó. Tiểu thuyết vừa tạo cú hích vừa tham gia vào truyện ngắn như một tố chất thể loại quan trọng và hiệu quả. Chính tư duy tiểu thuyết đã làm cho truyện ngắn trở nên mềm dẻo, uyển chuyển và đầy năng động. Với tính chất ấy, truyện ngắn đã tích cực cộng tác với những hệ thống thể loại khác nhau nhằm mở rộng trường nhìn cho chính mình. Dòng trữ tình và truyền thống huyền thoại - truyền kì rò ràng là những ghen trội chảy suốt tiến trình văn học dân tộc. Nguồn mạch đó đã hoà vào trong cấu trúc truyện ngắn đương đại trong nỗ lực đổi mới mạnh mẽ của người nghệ sĩ thời dân chủ hoá. Trữ tình - truyện ngắn, huyền thoại - truyện ngắn là hình thức tương tác vừa mang tính đồng đại vừa mang tính lịch đại; trong đó tính lịch đại là chủ yếu. Xét về kiểu tương tác, hai mối quan hệ tương tác này thể hiện rò phương thức tổng hợp thể loại. Sự tổng hợp này, theo vòng xoáy trôn ốc, một lần nữa đã đem đến những hình thể mới cho truyện ngắn đương đại Việt Nam: truyện ngắn huyền thoại, truyện ngắn trữ tình. Trong thời đại thông tin rộng mở, đa chiều như hôm nay, ảnh hưởng của văn học phương Tây cũng mở ra nhiều cơ hội mới cho truyện ngắn. Tiểu thuyết và sức ảnh hưởng, tác động của tiểu thuyết; đặc biệt với truyện ngắn, cũng là điều rất đáng quan tâm. Với truyện ngắn Việt Nam giai đoạn này; tiểu thuyết vừa "lây nhiễm" tạo nên tính tự do, sự mềm dẻo, uyển chuyển,… để truyện ngắn được sức "tung phá" với nhiều chiều tương tác của mình; bên cạnh đó, tiểu thuyết cũng là một chiều tương tác, các tố
chất tiểu thuyết tham gia sâu vào cấu trúc thể loại của truyện ngắn. Trong tương quan so sánh sẽ thấy: với tiểu thuyết, sự tương tác chủ yếu diễn ra ở chiều đồng đại; trong khi đó, sự tương tác trong truyện ngắn biểu hiện chủ yếu ở chiều lịch đại. Với cú hích mạnh mẽ của tiểu thuyết, truyện ngắn thể hiện sự tương tác sâu sắc hơn, rộng rãi hơn. Do vậy mà, nhìn tổng thể sẽ thấy truyện ngắn là thể loại thành công hơn cả. Bằng những chiều, những kiểu tương tác phong phú ấy, truyện ngắn Việt Nam đã trưởng thành về mọi phương diện mà sự đa dạng về kiểu loại và phong cách như một hệ quả tất yếu.
CHƯƠNG 3
Có thể bạn quan tâm!
- Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay - 15
- Truyện Ngắn Mang Tầm Vóc, Dung Lượng Tiểu Thuyết
- Góc Nhìn Đời Tư Ở Thì Hiện Tại Chưa Hoàn Thành
- Tương Tác Thể Loại Và Sự Vận Động, Phát Triển Của Truyện Ngắn
- Tương Tác Thể Loại Và Sự Mở Rộng Trường Phản Ánh Về Hiện Thực
- Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay - 21
Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.
NHỮNG TÍN HIỆU MỚI CỦA VĂN XUÔI VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY - NHÌN TỪ SỰ TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI
Như đã đề cập ở trên: mỗi giai đoạn văn học là một chỉnh thể thẩm mĩ thống nhất, trong đó có sự liên kết và tác động lẫn nhau giữa các thể loại. Cấu trúc thể loại của giai đoạn văn học luôn có những nét khác biệt so với giai đoan trước và sau nó. Bởi lẽ đó, một số nhà nghiên cứu bắt đầu lưu tâm đến việc nghiên cứu giai đoạn văn học từ hướng nhìn thể loại: một phương diện quan trọng để nhận thức một giai đoạn văn học là khảo sát những biến đổi trên mặt bằng thể loại cũng như những biến thái tinh vi bên trong đời sống của mỗi thể loại. Nói cách khác, chân dung của một thời đại văn học được soi chiếu khá rò qua tấm gương thể loại. Do vậy, từ góc nhìn tương tác thể loại, chúng ta nhận được nhiều tín hiệu mới của văn xuôi giai đoạn này.
3.1. TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI VÀ SỰ VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ CỦA THỂ LOẠI
Như hiệu ứng trực tiếp của quá trình tương tác thể loại, tín hiệu thẩm mĩ quan trọng đầu tiên cần khẳng định là: thể loại mang tính mở, tính động cao. Nếu nói bản chất thể loại là tính lưỡng trị: ổn định và biến đổi; thì phải khẳng định rằng, một đặc điểm nổi bật của văn xuôi giai đoạn này là thể loại mang tính mở cao, vận động và phát triển mạnh mẽ.
Một cái nhìn trong tương quan so sánh với cấu trúc thể loại văn học 1945 - 1975 sẽ cho chúng ta thấy rò hơn những tín hiệu mới ấy. Với "một nền sử thi hiện đại" (Lại Nguyên Ân), hệ thống thể loại văn học 1945 - 1975 cơ bản vẫn ổn định và đan kết chặt chẽ với nhau thành một thể thống nhất và "thuần khiết". Sử thi là một trong những thể loại "đã hoàn bị", do vậy: "dù xu hướng sử thi hóa diễn ra mạnh mẽ đến đâu thì ranh giới thể loại và những nguyên tắc của chủ nghĩa hiện thực vẫn không bị xóa nhòa" [408, tr.463]. Có thể thấy rò điều đó từ cấu trúc thể loại của văn học giai đoạn này: văn xuôi nghệ thuật vận động theo một xu hướng thể loại thống nhất, Nguyễn Thành Thi gọi là xu hướng kí hoá, hay xu hướng "già kí non truyện"
[357]. Truyện ngắn phát triển theo hướng "sử thi hoá"; kí phát triển mạnh nhưng chủ yếu là các thể loại: bút kí, kí sự, tuỳ bút. Kịch cũng vận động nhưng hầu hết chỉ là loại "kịch cương" (không có kịch bản chặt chẽ), bên cạnh kịch nói là sự tồn tại của kịch hát và kịch thơ,… Một số thể loại từng có thành tựu đặc sắc đến giai đoạn này trở thành nét đứt gãy: Phóng sự, bi kịch và cả những tiểu thuyết thực thụ,… Có thể nói, trong văn học 1945 - 1975, các thể loại quan hệ hài hòa, "thống nhất và thân thuộc với nhau". Đời sống thể loại do vậy, hiện lên như một chỉnh thể hữu cơ hết sức trật tự.
Nhưng đó là một chỉnh thể mà tiểu thuyết tồn tại không chính thức, tiểu thuyết không phải là nhân vật chính của tấn kịch phát triển văn học. Sau 1986, sự thống nhất trong chỉnh thể đầy trật tự đó đã được thay bằng một đời sống thể loại sôi động, với những "cuộc đấu tranh sâu sắc hơn và mang tính lịch sử hơn" [27]. Bằng tương tác thể loại, đời sống thể loại cũng như từng thể loại văn xuôi đều đã cựa mình, vươn vai mạnh mẽ để luôn tự làm mới, tự làm phong phú, tự vượt lên những kích thước (nếu có) của chính mình. Hầu hết các thể loại đều trưởng thành nhanh chóng, mỗi thể loại đều trở nên đa dạng với những biến thể mới đầy sức sáng tạo.
Các nhà nghiên cứu đều thống nhất chia văn xuôi Việt Nam từ 1975 đến nay thành hai chặng đường: những năm tiền đổi mới (1975 -1985) và từ 1986 đến nay. Tiêu chí để phân chia cũng như nội dung trình bày về hai chặng đường này chủ yếu dựa vào đặc điểm và sự kết tinh thành tựu của văn xuôi; đặc biệt là thành tựu về sự đổi mới, dân chủ hóa nền văn học. Từ góc nhìn tương tác thể loại, có thể thấy đó là một quá trình vận động đầy phức tạp với nhiều quanh co, khúc khuỷu nhưng hết sức thú vị. Chính logic quanh co của tương tác thể loại đó đã đem đến cho văn xuôi Việt Nam những triển vọng, những hướng đi mới.
3.1.1. TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI VÀ SỰ VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA TIỂU THUYẾT
Trên bề mặt thành tựu của nền văn học, ai cũng thấy rò rằng: từ 1986, có một vụ mùa bội thu của văn xuôi, mà trước hết là mùa tiểu thuyết. Ai cũng thấy rò về
một sự kiện trọng đại của đời sống chính trị - xã hội có ảnh hưởng quyết định đối với việc đổi mới văn học: Đại hội VI và đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Nhiều người cho rằng, tinh thần đổi mới từ đại hội VI đã thực sự "cởi trói cho văn học". Thế nhưng, bên cạnh tác nhân khách quan rất quan trọng đó, nhìn trong logic tương tác thể loại, chúng ta sẽ thấy những mạch ngầm sâu xa của sự vận động thể loại. Với một cấu trúc thể loại mang tính mở cao; văn xuôi sau 1986 liên tục vận động và thường xuyên có sự đổi ngôi về thể loại trung tâm của đời sống văn học. Kí (chủ yếu là phóng sự), kịch và cả trường ca là những thể loại đi đầu. Nhưng sau đó không phải là sự lên "ngôi vương" của truyện ngắn như văn học trước 1945 mà ngôi vương ấy thuộc về tiểu thuyết, rồi sau đó tiểu thuyết đã thực hiện một cuộc đổi ngôi, thực hiện một cuộc trao vương miện cho truyện ngắn. Do vậy mà, từ góc độ kết tinh thành quả, các nhà nghiên cứu nói đến mùa bội thu của tiểu thuyết rồi mùa bội thu của truyện ngắn là rất có cơ sở.
Ở góc nhìn tương tác thể loại, có thể thấy: logic tương tác đa chiều đã đưa tiểu thuyết giai đoạn này vận động và đổi mới mạnh mẽ. Bên cạnh chiều tương tác đồng đại, tiểu thuyết còn tích cực cộng tác thể loại theo chiều lịch đại; bên cạnh sự tương tác thể/thể là sự tương tác thể/loại, thể/yếu tố; bên cạnh xu hướng tổng hợp là xu hướng đổi ngôi, tiếp sức. Mỗi chiều tương tác tạo cho tiểu thuyết một tiểu loại mới, sự tổng hợp của nhiều chiều tương tác làm cho gương mặt tiểu thuyết giai đoạn này trở nên phong phú, đa sắc.
Nếu sự tương tác với loại hình kí là sự tương tác giữa thể và loại thì sự tương tác với phóng sự lại là sự tương tác thể/thể. Tiểu thuyết 1945 - 1975 với khuynh hướng sử thi đã mở đường cho sự thâm nhập của bút kí, kí sự. Tiểu thuyết sau 1986 với chất đời tư đã chủ yếu thu nhận chất phóng sự, hồi kí để tạo nên xu hướng tổng hợp thể loại: tiểu thuyết - phóng sự, tiểu thuyết hồi kí,… Tiểu thuyết phóng sự xuất hiện nhiều trong những năm đầu giai đoạn đổi mới. Dễ thấy kết quả của quan hệ tương tác này trong sáng tác của hàng loạt tên tuổi: Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Hoàng Minh Tường, Nguyễn Khắc Trường, Ma Văn Kháng, Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Mai Ngữ,
Đoàn Lê, Lại Văn Long,… Bên cạnh đó là các tiểu thuyết hồi kí, tiểu thuyết tự truyện của Ma Văn Kháng, Bảo Ninh, Chu Lai, Dương Hướng, Tô Hoài, Vũ Thư Hiên, Duy Khán, Phùng Quán, Vò Văn Trực.
Sự tương tác giữa tiểu thuyết và phóng sự nói riêng, kí nói chung còn là một quá trình thẩm thấu lâu dài, là một mạch ngầm lặng lẽ nhưng bền chặt trong văn học giai đoạn này. Bền chặt để đến những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, một mặt chúng ta vừa thấy có những tiểu thuyết hồi kí như Thượng đế thì cười - Nguyễn Khải, tiểu thuyết tự truyện như Một mình một ngựa - Ma Văn Kháng,… nhưng mặt khác lại thấy khá nhiều thành tựu của hồi kí, tự truyện, tạp văn, nhàn đàm,… với các cây bút tiêu biểu như: Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Tô Hoài, Đào Xuân Quý, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tô hoài, Anh Thơ, Nguyễn Ngọc Tư,… Đặc biệt, hồi kí, tự truyện, tuỳ bút của các nhà văn với cái nhìn cận nhân tình, với góc nhìn cận cảnh đối với tất cả những sự kiện của thực tại đời thường đã thu hút sự quan tâm của người đọc: Cát bụi chân ai và Chiều chiều của Tô Hoài, Miền thơ ấu của Vũ Như Hiên, Tuổi thơ im lặng của Duy Khán, Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán, Nhớ lại của Đào Xuân Quý, Hồi kí sông đôi của Huy Cận, Từ bến sông Thơ của Anh Thơ, Một giọt nắng nhạt, Đi tìm cái tôi đã mất - Nguyễn Khải,…
Ở một chiều hướng khác là sự tương tác với kịch. Sự tương tác giữa tiểu thuyết và kịch cũng là sự tương tác thể/loại. Kết quả của mối tương tác này đã tạo nên những thể loại trung gian mang đặc điểm “kép” của cả hai phương thức phản ánh đời sống: tiểu thuyết kịch hoá. Tiểu thuyết 1945 - 1975 không dành đất cho kịch, đặc biệt là bi kịch; với tiểu thuyết sau 1986, những tiểu loại bi kịch, hài kịch tham gia mạnh mẽ: Còi người rung chuông tận thế, Người và xe chạy dưới ánh trăng, Đức Phật, Nàng Savitri và tôi, Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái; Còi ta bà - Dương Kì Anh; Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối, Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh; Ngồi, Trí nhớ suy tàn, Thoạt kì thuỷ của Nguyễn Bình Phương,…
Sự tương tác với truyện ngắn lại là hình mẫu của hình thức tương tác đồng đại theo kiểu tiếp sức để cùng phát triển. Mối tương tác này giúp tiểu thuyết học được "tấm gương của thể loại nhỏ" trong việc tạo ra những điểm nhấn cho một thể
loại đường trường. Chiều tương tác trên đã đưa đến sự định hình của dạng tiểu thuyết ngắn. Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh, Ăn mày dĩ vãng - Chu Lai, Đức phật, nàng Savitri và tôi - Hồ Anh Thái; Paris 11 tháng 8, Phố tàu - Thuận; Trí nhớ suy tàn - Nguyễn Bình Phương; Mười lẻ một đêm, Còi người rung chuông tận thế - Hồ Anh Thái, Đi tìm nhân vật, Lão khổ - Tạ Duy Anh; Người sông Mê - Châu Diên; Cơ hội của chúa, Khải huyền muộn - Nguyễn Việt Hà,…
Bên cạnh đó, chúng ta còn thấy tiểu thuyết được mở ra một chiều hướng mới với sự thâm nhập của yếu tố ngoài hệ thống: huyền thoại. Tiểu thuyết - huyền thoại là kiểu tương tác đổi ngôi. Sự tham gia ngày càng đậm nét của yếu tố huyền thoại đã thực sự làm mới đáng kể cho tiểu thuyết giai đoạn này. Đây là khuynh hướng tiểu thuyết xuất hiện nhiều trong cao trào đổi mới văn xuôi. Có thể nói đến sương mù kì ảo trong thế giới nghệ thuật của Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Vò Thị Hảo, Châu Diên, Dương Hướng, Nguyễn Bình Phương,…
Như vậy, trong thời gian chỉ hơn hai thập kỉ, tiểu thuyết Việt Nam đã có một diễn trình vận động và phát triển khá mạnh mẽ: khởi đầu với tiểu thuyết phóng sự, tiểu thuyết kịch hoá; tiểu thuyết Việt Nam đã đi một hành trình dài với sự sinh thành của nhiều tiểu loại mới: tiểu thuyết ngắn, tiểu thuyết hồi kí, tiểu thuyết tự truyện, tiểu thuyết kì ảo,… Những cuốn tiểu thuyết lạ như: Người sông Mê - Châu Diên; Đi tìm nhân vật - Tạ Duy Anh, Còi người rung chuông tận thế, Đức Phật, nàng Savitri và tôi - Hồ Anh Thái; đặc biệt: Thoạt kì thuỷ, Người đi vắng, Trí nhớ suy tàn, Ngồi - Nguyễn Bình Phương, Mẫu Thượng Ngàn - Nguyễn Xuân Khánh,… thực sự là những thể nghiệm tương tác thể loại mạnh dạn của tiểu thuyết đương đại Việt Nam. Sơ đồ dưới đây sẽ giúp chúng ta thấy rò hơn về bức tranh sinh động của tương tác thể loại nhìn từ tiểu thuyết cũng như khả năng sinh thành nên những thể loại từ quá trình vận động thể loại thú vị này: