1. Nêu ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của các nghiệp vụ kinh tế
2. Nêu thủ tục kiểm toán và bút toán điều chỉnh
Câu 3. Có tình hình về công ty Thái Bình Dương như sau:
1. Công ty hoàn thành việc xây dựng một nhà xưởng và bàn giao đưa vào sử dụng từ tháng 5/N. Theo hồ sơ quyết toán công trình được công ty và nhà thầu chấp nhận như sau: (đơn vị tính: đồng)
- Tổng giá trị quyết toán công trình: 5.000.000.0000.
- Thuế GTGT: 500.000.000.
- Số tiền công ty đã trả cho nhà thầu: 4.500.000.000.
- Số tiền bảo hành công ty giữ lại: 250.000.000.
- Phần còn lại đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, kế toán công ty đã ghi sổ trong tháng 5/N như sau:
Nợ TK 211: 5.500.000.000
Có TK 331: 5.500.000.000
2. Tháng 10/N, Công ty thanh lí một số tài sản cố định cũ có nguyên giá 2.000.000, hao mòn luỹ kế là 1.500.000.000. Giá bán là 450.000.000. Người mua trả chậm trong vòng 3 tháng. Kế toán công ty hạch toán như sau:
Nợ TK 411: 500.000.000
Nợ TK 214: 1.500.000.00
Có TK 211: 2.000.000.000
3. Công ty đem một số tài sản đi góp vốn liên doanh. Giá trị tài sản này được phía nước ngoài chấp nhận là 6.500.000.000. Theo số liệu trên sổ kế toán của Công ty về tài sản này như sau:
- Nguyên giá là 6.000.000.000.
- Hao mòn luỹ kế là 1.500.000.
Kế toán của Công ty đã hạch toán như sau: Nợ TK 222: 6.500.000.000
Nợ TK 214: 1.500.000.000
Có TK 211: 8.000.000.000
4. Tại Công ty, khi kiểm tra TK 6427 của các tháng trong năm kiểm toán thì kiểm toán viên nhận thấy số phát sinh hàng tháng của TK 6427 thường nằm trong giới hạn từ 28.000.000 đến 40.000.000. Song các tháng 6 số chi là 62.000.000, tháng 8 số chi là 80.000.000, và tháng 10 là 75.000.000. Kiểm toán viên kết luận đây là các dấu hiệu chỉ dẫn cần khai thác và kiểm tra tỉ mỉ các chứng từ trong ba tháng này. Kết quả kiểm tra thu được như sau:
- Tháng 06/N: 58.000.000 là chi phí sửa chữa nâng cấp máy tính nhưng ghi sai vào chi phí 6427.
- Tháng 08/N: 69.000.000 là chi phí nâng cấp văn phòng công ty nhưng doanh nghiệp hạch toán vào TK 642.
- Tháng 10/N các chứng từ và định khoản hợp lệ.
Yêu cầu: Hãy thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết và cho nhận xét về công ty Thái Bình Dương. Biết rằng công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Câu 4. Trong quá trình kiểm toán BCTC ngày 31/12/N của doanh nghiệp An Nam, kiểm toán viên phát hiện những sai sót sau:
1. Doanh nghiệp thanh lí một số tài sản cố định dùng cho việc bán hàng, nguyên giá là 240.000.000; hao mòn lũy kế tính đến thời điểm thanh lí vào ngày 2/1 năm N là 220.000.000. Mức trích khấu hao của tài sản này trong năm N là 20.000.000. Số tiền thu được từ bán tài sản này là 11.000.000 (đã bao gồm GTGT 10%), đã ghi thu quỹ và thuế phải nộp.
2. Công trình xây dựng Tổng kho trị giá 900.000.0000 đã hoàn thành và kết chuyển vào tài sản cố định vào ngày 1/7/N. Kết quả kiểm tra cho thấy:
- Đơn vị đã tính vào giá trị công trình chi phí lãi vay ngắn hạn cho hoạt động kinh doanh trị giá 60.000.000.
- Đơn vị bỏ sót chưa tính vào giá trị công trình chi phí tư vấn thiết kế của công ty ACD là 42.000.000. Khoản tiền ứng trước cho ACD là 30.000.000 vẫn còn “treo” như một khoản ứng trước cho nhà cung cấp. Số còn lại chưa thanh toán hết.
- Tỷ lệ khấu hao của tài sản là 6%/năm, tính vào chi phí bán hàng.
Yêu cầu: Hãy nêu ảnh hưởng (nếu có) của mỗi sai sót trên đến các khoản mục của báo cáo tài chính.
Câu 5. Anh (chị) đang thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm tài chính kết thúc ngày 31/12/N của Công ty Thịnh Phú. Dưới đây là Bảng kê về tình hình biến động tài sản cố định trong năm N do nhân viên đơn vị cung cấp theo yêu cầu của kiểm toán viên.
Bảng kê tình hình tăng giảm Tài sản cố định và hao mòn ngày 31/12/N
(ĐVT: 1.000 đồng)
Khoản mục | Số dư 31/12/N-1 | Tăng trong năm | Giảm trong năm | Số dư 31/12/N |
Văn phòng | 325.100 | 136.000 | 26.700 | 461.100 |
Phương tiện vận tải | 408.200 | 96.000 | 477.500 | |
Dụng cụ quản lí | 145.300 | 18.00 | 163.300 | |
Tổng cộng | 878.600 | 250.000 | 26.700 | 1.101.900 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm Toán Tài Sản Cố Định Và Đầu Tư Dài Hạn
- Kiểm Soát Nội Bộ Và Trắc Nghiệm Đạt Yêu Cầu Trong Kiểm Toán Tài Sản Cố Định
- Trắc Nghiệm Trực Tiếp Số Dư (Khảo Sát Chi Tiết Số Dư)
- Mục Tiêu Kiểm Toán Với Khảo Sát Chi Tiết Nghiệp Vụ Tiền
- Quá Trình Kiểm Tra Chi Tiết Với Các Tài Khoản Tiền
- Mục Tiêu Kiểm Toán Các Chỉ Tiêu Trên Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh
Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.
Hao mòn tài sản cố định | ||||
Khoản mục | Số dư 31/12/N-1 | Tăng trong năm | Giảm trong năm | Số dư 31/12/N |
Văn phòng | 142.620 124.620 | 16.044 | 158.664 | |
Phương tiện vận tải | 65.100 | 41.370 | 165.990 | |
Dụng cụ quản lí | 30.300 | 95.40 | ||
Cộng | 332.340 | 87.714 | 420.05 |
Số dư 31/12/N-1 đã được đối chiếu và thống nhất với số liệu trong hồ sơ kiểm toán năm trước. Anh (chị) đã tiến hành các thủ tục kiểm toán cần thiết và phát hiện những vấn đề sau: (Đơn vị tính: triệu đồng)
1. Trong năm N, đơn vị đã xây dựng mới cửa hàng số 3 với tổng chi phí là 104, hoàn thành và đưa vào sử dụng ngày 3/6/N. Ngoài ra, đơn vị đã chi là 32 cho việc cải tạo văn phòng làm việc của Giám đốc, bao gồm:
Trang trí nội thất 10,4 Trang bị bàn ghế 4,6 Trang bị máy lạnh 17
Công trình cải tạo văn phòng làm việc hoàn thành và đưa vào sử dụng vào tháng 3/N
2. Ngày 1/1/N, đơn vị thuê 1 xe tải trong 10 năm với số tiền thanh toán hàng năm là 12 trả vào ngày 1/1 mỗi năm từ năm N+1. Theo hợp đồng, một trong hai bên có quyền chấm dứt hợp đồng sau khi thông báo cho bên kia 60 ngày. Hợp đồng không quy định về việc chuyển giao quyền sở hữu sau khi thuê cũng như bất kì một điều kiện mua ưu đãi nào khi hết thời hạn thuê. Đơn vị đã ghi nhận xe tải trên vào tài sản cố định của đơn vị với nguyên giá là 96 tương ứng với một khoản nợ dài hạn cũng là 96. Số tiền chênh lệch giữa tổng số tiền phải trả trong 10 năm (120) với nguyên giá (96) được đơn vị xem như lãi trả chậm, ghi nhận vào ngày 31/12 mỗi năm. Số tiền lãi được ghi nhận trong năm N là 8,6. Xe tải này được áp dụng chính sách khấu hao giống như các xe tải của đơn vị. Đơn vị đã chuyển nợ dài hạn sang nợ dài hạn đến hạn trả số tiền đơn vị phải trả vào ngày 1/1/N+1 theo hợp đồng.
3. Ngày 25/3/N, đơn vị nhượng bán một xe tải có nguyên giá là 110, đã khấu hao đến 31/12/N-1 là 82,5. Số tiền mặt thu được là 26,7 (giá chưa thuế GTGT) được đơn vị ghi giảm trực tiếp nguyên giá tài sản cố định. Đơn vị không ghi bút toán giảm tài sản cố định theo quy định.
4. Các dụng cụ quản lí tăng thêm trong kì chủ yếu là hai máy tính trang bị cho Phòng kế toán vào tháng 6/N, trị giá 6.200.000 đồng/cái. Ngoài ra, đơn vị còn mua một hệ thống âm thanh phục vụ cho nhu cầu phúc lợi trị giá 5.600.000 đồng vào tháng 9/N. Đơn vị đã chuyển nguồn từ quỹ phúc lợi sang quỹ phúc lợi đã hình thành tài sản.
Thông tin bổ sung:
a. Chính sách khấu hao của đơn vị là khấu hao đường thẳng với tỷ lệ 4% cho văn phòng, 10% cho phương tiện vận tải và 20% cho dụng cụ quản lí. Khấu hao được tính từ tháng kế tiếp sau tháng tăng tài sản, ngưng khấu hao từ tháng kế tiếp sau tháng giảm tài sản. Chính sách này được xem là phù hợp với chế độ kế toán hiện hành và tình trạng sử dụng tài sản của đơn vị.
b. Tất cả giá trị tài sản tăng trong kì nêu trên đều là giá chưa thuế giá trị gia tăng, thuế suất đầu vào là 10%. Đơn vị thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Yêu cầu:
Hãy lập Bảng kê các bút toán điều chỉnh mà anh (chị) cho rằng cần thiết. Đơn vị chưa khóa sổ cuối năm. Giả sử không xem xét ảnh hưởng đến thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
CHƯƠNG 7. KIỂM TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
7.1. Vốn bằng tiền với vấn đề kiểm toán
Tiền là một loại tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp biểu hiện trực tiếp dưới hình thái giá trị. Trên báo cáo tài chính, khoản mục tiền trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp có quan hệ với nhiều khoản mục khác như phải thu của khách hàng, phải trả người bán, hàng tồn kho,… vì vậy kiểm toán đối với tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính không thể tách rời với việc kiểm toán đối với các khoản mục có liên quan. Mặt khác khả năng sai phạm đối với tiền là rất lớn và khoản mục này thường được đánh giá là trọng yếu trong mọi cuộc kiểm toán. Điền này càng làm cho viêc kiểm toán đối với tiền càng trở nên quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
7.1.1. Phân loại tiền
Hiểu được các loại tài sản khác nhau là điều quan trọng ảnh hưởng tới việc lựa chọn các phương pháp kiểm toán khác nhau và vì vậy nó ảnh hưởng tới hiệu quả của việc kiểm toán đối với khoản mục ấy.
Tiền là một loại tài sản lưu động của đơn vị tồn tại trực tiếp dưới hình thái giá trị. Trên bảng cân đối kế toán, tiền được trình bày ở phần tài sản, thuộc tài sản lưu động của doanh nghiệp. Dựa theo tính chất cất trữ của tiền thì người ta chia thành ba loại:
Tiền mặt: Đây là số tiền được lưu trữ tại két của doanh nghiệp. Tiền mặt có thể là tiền Việt Nam đồng, là ngoại tệ các loại, là vàng, là bạc, đá quí, kim loại quý,… có thể là ngân phiếu.
Tiền gửi ngân hàng: Đây là tiền được lưu trữ tại ngân hàng của doanh nghiệp. Tiền gửi ngân hàng có thể gồm: tiền Việt Nam đồng, tiền ngoại tệ, các loại vàng bạc, đá quí, kim loại quí,….
Tiền đang chuyển: Đây là số tiền doanh nghiệp đang trong quá trình “xử lí”như chuyển gửi vào ngân hàng, kho bạc, chuyển trả cho khách hàng, khách hàng thanh toán qua ngân hàng hoặc qua đường bưu điện nhưng doanh nghiệp chưa nhận được giấy báo của ngân hàng hay thông báo của bưu điện về việc hoàn thành nghiệp vụ. Tiền đang chuyển có thể là tiền Việt Nam đồng nhưng cũng có thể là ngoại tệ các loại.
Cách phân loại của tiền trên đây là cách thức phân loại phổ biến nhưng cũng là duy nhất được thực hiện trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Mỗi loại tiền mang những đặc điểm khác nhau và điều này ảnh hưởng tới đặc điểm quản lí đối với chúng cũng như là quá trình kiểm soát, đối chiếu trong nội bộ của đơn vị. Trong kiểm toán đối với tiền những đặc điểm trong quản lí đặc biệt là trong hạch toán tiền có ảnh hưởng quan trọng tới việc lựa chọn phương pháp kiểm toán như thế nào để có thể thu thập được bằng chứng kiểm toán đủ về số lượng và chất lượng về phần hành này.
7.1.2. Đặc điểm của tiền ảnh hưởng tới kiểm toán
Tiền là một loại tài sản lưu động của doanh nghiệp được trình bày trước tiền trên bảng cân đối kế toán. Khoản mục tiền thường đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân tích về khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Nếu số dư tiền quá thấp chứng tỏ khả năng thanh toán tức thời gặp nhiều khó khăn trong khi nếu số dư tiền quá cao lại chứng tỏ một điều không tốt vì sử dụng tiền trong quay vòng vốn không hiệu quả.
Các nghiệp vụ về tiền thường phát sinh thường xuyên với số lượng lớn và có qui mô khác nhau. Mặc dù tiền có nhiều ưu điểm trong hoạt động thanh toán, kể cả trong quá trình bảo quản, sử dụng nhưng cũng chính điều này cũng dẫn tới khả năng sai phạm tiềm tàng rất cao khi kiểm toán cần phải chú ý.
Tiền có liên quan tới nhiều chu trình nghiệp vụ khác nhau và điều này dẫn tới những ảnh hưởng của những sai phạm từ các khoản mục có liên quan trong chu trình tới khoản mục tiền và ngược lại.
Với các đặc điểm nêu trên có thể thấy tiền là một khoản mục quan trọng nhưng lại dễ bị trình bày sai lệch, khả năng mất mát, gian lận lớn. Điều này dẫn tới trong bất cứ cuộc kiểm toán báo cáo tài chính nào thì kiểm toán tiền luôn là một nội dung quan trọng cho dù số dư của khoản mục tiền có thể là không trọng yếu. Và khi thực hiện kiểm toán tiền thì việc kiểm tra chi tiết đối với khoản mục cũng là các nghiệp vụ phát sinh liên quan là vô cùng quan trọng và kiểm toán viên phải tập trung hơn bất cứ một thủ tục nào khác.
Kinh nghiệm kiểm toán từ các công ty kiểm toán lớn cho thấy khả năng sai phạm đối với tiền là rất đa dạng. Sai phạm có thể xảy ra ở cả ba loại tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Đồng thời sai phạm có thể liên quan tới tiền Việt Nam đồng, tiền ngoại tệ hay là vàng, bạc đá quí, kim loại quí,…
Đối với tiền mặt, khả năng sai phạm thường có các trường hợp sau:
- Tiền được ghi chép không có thực trong két tiền mặt.
- Các khả năng chi khống, chi tiền quá giá trị thực bằng cách làm chứng từ khống, sửa chữa chứng từ khai tăng chi, giảm thu để biển thủ tiền.
- Khả năng hợp tác giữa thủ quĩ và cá nhân làm công tác thanh toán hoặc trực tiếp với khách hàng để biển thủ tiền.
- Khả năng mất mát tiền do điều kiện bảo quản, quản lí không tốt.
- Khả năng sai sót do nhưng nguyên nhân khác nhau dẫn tới khai tăng hoặc khai giảm khoản mục tiền mặt trên bảng cân đối kế toán.
- Đối với ngoại tệ, khả năng có thể ghi sai tỷ giá khi qui đổi với mục đích trục lợi khi tỷ giá thay đổi hoặc hạch toán sai do áp dụng sai nguyên tắc hạch toán ngoại tệ. Ngoài ra, các trường hợp sai phạm đối với tiền mặt Việt Nam đồng có thể xảy ra đối với ngoại tệ.
Đối với tiền gửi ngân hàng, khả năng xảy ra sai phạm dường như thấp hơn do cơ chế kiểm soát, đối chiếu đối với tiền gửi ngân hàng thường được đánh giá là khá chặt chẽ. Tuy nhiên vẫn có thể xảy ra các khả năng sai phạm sau đây:
- Quên không tính tiền khách hàng.
- Tính tiền khách hàng với giá thấp hơn giá do công ty ấn định.
- Sự biển thủ tiền thông qua việc ăn chặn các khoản tiền thu từ khách hàng trước khi chúng được ghi vào sổ.
- Thanh toán hóa một hóa đơn nhiều lần.
- Thanh toán tiền lãi cho một phần tiền cao hơn hiện hành.
- Khả năng hợp tác giữa nhân viên ngân hàng và nhân viên thực hiện giao dịch thường xuyên với ngân hàng.
- Chênh lệch giữa số liệu theo ngân hàng và theo tính toán của kế toán ngân hàng tại đơn vị.
Do tính chất và đặc điểm của tiền đang chuyển mà sai phạm đối với tiền đang chuyển có mức độ thấp. Tuy nhiên khả năng sai phạm tiềm tàng của tiền đang chuyển cũng rất lớn:
- Tiền bị chuyển sai địa chỉ.
- Ghi sai số tiền chuyển thanh toán ngân hàng.
- Nộp vào tài khoản muộn và dùng tiền vào mục đích khác.
Xuất phát từ những đặc điểm và ảnh hưởng trên, trong qui trình kiểm toán báo cáo tài chính đối với tiền thưởng xác định các mục tiêu kiểm toán sau đây:
Bảng 7.1. Mục tiêu kiểm toán chung và mục tiêu kiểm toán cụ thể
Mục tiêu kiểm toán cụ thể | |
Hiện hữu | Số dư tài khoản tiền vào ngày lập báo cáo là có thực. |
Đầy đủ | Tất cả các nghiệp vụ liên quan tới tiền đều được ghi chép, tất cả các loại tiền đều được ghi chép. |
Tính giá | Tiền các loại phải được tính giá đúng đắn theo các nguyên tắc được qui định trong hạch toán tiền. |
Chính xác số học | Số tiền dư tại khoản tiền mặt phải được tính toán, ghi sổ và chuyển số chính xác. |
Phân loại và trình bày | Tiền phản ánh trên báo cáo bao gồm tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển theo đúng cách phân loại đối với tiền qui định. |
Quyền và nghĩa vụ | Tiền của doanh nghiệp phải phản ánh đúng là tài sản của doanh nghiệp. |
Tương tự như đối với các chu trình kiểm toán khác, khi kiểm toán tiền một vấn đề quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sai phạm về tiền là hệ thống kiểm soát nội bộ đối với tiền. Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với tiền hoạt động hiệu quả đồng nghĩa với việc hệ thống này phát hiện, ngăn chặn và sửa chữa kịp thời những sai sót và vì vậy hạn chế được các sai sót trọng yếu đối với báo cáo tài chính và ngược lại.
7.2. Kiểm soát nội bộ đối với tiền
7.2.1. Nguyên tắc hạch toán tiền
Do đặc điểm của tiền, để quản lí tốt đối với tiền trên nhiều khía cạnh khác nhau kế toán đối với tiền có nhưng điểm đặc biệt. Trước hết điều này thể hiện ở các nguyên tắc hạch toán được áp dụng đối với tiền đó là:
- Nguyên tắc tiền thống nhất: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi chép theo một đồng tiền thống nhất được qui định là tiền Việt Nam đồng (VND). Điều này có nghĩa là các nghiệp vụ có liên quan tới các loại ngoại tệ khác nhau khi hạch toán phải qui đổi theo tiền Việt Nam đồng theo tỷ giá thực tế liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Theo luật kế toán hiện hành, điều này đã được mở rộng hơn đối với một số loại hình doanh nghiệp có thể sử dụng nguyên tệ để hạch toán. Tuy nhiên qui định này vẫn có ý nghĩa lớn đối với hoạt động hạch toán và kiểm soát đối với tiền tệ đặc biệt là tiền ngoại tệ.
- Nguyên tắc cập nhật thường xuyên: Các nghiệp vụ liên quan tới tiền đều phải cập nhập, ghi chép thường xuyên. Nguyên tắc này cũng bao hàm cả việc ghi chép hạch toán nghiệp vụ tiền phải đúng thời điểm phái sinh nghiệp vụ. Trong hạch toán tiền, nguyên tắc này được xem như là một mắt xích kiểm soát quan trọng ngăn chặn khả năng dùng tiền của doanh nghiệp sử dụng sai mục đích, phát sinh sớm các sai phạm đối với tiền.
Với khả năng sai phạm tiềm tàng đối với khoản mục tiền cao, cùng với nguyên tắc trong quản lí và hạch toán tiền thì kiểm soát nội bộ đối với tiền chi hiệu quả trong trường hợp kiểm soát nội bộ phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:
+ Thu đủ: Tất cả các khoản tiền thu được đều phải nộp vào két tiền mặt hoặc vào tài khoản tiền gửi ngân hàng đúng thời gian theo qui định.
+ Chi đúng: Tất cả các khoản chi tiền đều phải thực hiện đúng với mục đích, được phê chuẩn và phải được ghi chép đúng đắn.
+ Duy trì số dư tiền hợp lí trên cơ sở từng loại tiền để đảm bảo khả năng chi trả những nhu cầu kinh doanh cũng như là khoản nợ đến hạn thanh toán. Một tỉ lệ dự trữ hợp lí là rất cần thiết trong khi dự trữ thiếu hay thừa đều ảnh hưởng không tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và có thể làm tăng mức rủi ro đối với tiền mặt.
Xuất phát từ yêu cầu đối với kiểm soát nghiệp vụ tiền, các thủ tục kiểm soát tiền phải được xây dựng tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản sau đây: