Vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu - 2

chịu. Công trình nghiên cứu này sẽ giúp chúng tôi hoàn thiện thêm đề tài khóa luận của mình.

Tóm lại, nhìn một cách khái quát, hầu hết chưa có nhiều công trình nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề hôn nhângia đình trong tiểu thuyếtThời xa vắng của Lê Lựu. Các bài viết, công trình nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở mức độ khái quát. Vì vậy, lựa chọn đề tài Vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu, chúng tôi hy vọng sẽ góp thêm một cái nhìn, hướng tiếp cận khác về vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu. Qua đó, khẳng định tài năng, vị thế của Lê Lựu trong dòng chảy văn học sau 1975.

3. Mục đích nghiên cứu

Từ tên gọi của đề tài, chúng tôi hướng tới những mục đích sau:

- Tìm hiểu và lí giải những đổ vỡ, mất mát và bi kịch trong vấn đề hôn nhân và gia đình qua tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu.

- Qua đó khẳng định tài năng, phong cách và những đóng góp to lớn của Lê Lựu với nền văn học Việt Nam đương đại

4. Nhiệm vụ nghiên cứu nghiên cứu

Khoá luận này hướng đến những nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu ở một số phương diện nội dung: Sự đổ vỡ, mất mát trong hôn nhân; sự vênh lệch, khập khiễng trong hôn nhân, gia đình.

- Tìm hiểu vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắngở một số phương diện nghệ thuật: Ngôn ngữ, giọng điệu, không gian, thời gian nghệ thuật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.

- Đóng góp thêm cái nhìn mới mẻ về đề tài hôn nhân và gia đình cho văn học Việt Nam sau 1975.

5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu - 2

5.1 Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề hôn và gia đình trong tiểu thuyết

Thời xa vắng của Lê Lựu

5.2 Phạm vi nghiên cứu: Thời xa vắng, Lê Lựu (1998), Nxb Hội nhà văn. Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi có thể so sánh với các tác phẩm viết về vấn đề hôn nhân và gia đình như: tiểu thuyết Hai nhà (Lê Lựu)

6. Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê, phân loại

- Phương pháp so sánh, tổng hợp

- Phương pháp phân tích, bình giảng

- Phương pháp liên ngành

7. Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận bao gồm 3 chương:

Chương 1: Tiểu thuyết Lê Lựu trong dòng chảy Văn học Việt Nam thời kì đổi mới

Chương 2: Một số phương diện nội dung thể hiện vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu

Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật thể hiện vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu.

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TIỂU THUYẾT LÊ LỰU TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI

1.1 Khái quát về vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới

1.1.1 Thời kì trước 1975

Gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Chính vì thế đề tài hôn nhân và gia đình được rất nhiều nhà văn quan tâm, đề cập tới. Do mỗi thời kì có bối cảnh lịch sử khác nhau nên vấn đề hôn nhân và gia đình cũng được nhìn nhận, đánh giá ở các mức độ khác nhau.

Từ những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà văn thuộc nhóm Tự lực văn đoàn đã khai thác thành công mảng đề tài này. Có thể kể đến Nhất Linh, Khái Hưng với các tác phẩm thuộc thể loại văn học lãng mạn như: Lạnh lùng, Đời mưa gió, Đoạn tuyệt, Nửa chừng xuân…Các tác phẩm đã thể hiện xung đột giữa cái cũ và cái mới, sự đấu tranh giải phóng cá nhân, hôn nhân tự do, quyền sống của người phụ nữ chống lại những ràng buộc, khắt khe của lễ giáo phong kiến. Ở Lạnh lùng, Nhất Linh viết về những khổ đau, bất hạnh của Nhung- một người phụ nữ bất hạnh, lấy chồng nhưng không nhận được tình yêu thương từ chồng, bị giam hãm tuổi trẻ của mình ở nhà chồng do những định kiến xã hội. Hay trong tiểu thuyết Đời mưa gió, Nhất Linh và Khái Hưng lại lên án quan điểm phong kiến cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, xinh đẹp, đảm đang, hiền lành nhưng Tuyết lại bị cha mẹ ép lấy một ông chồng dốt nát, ngờ nghệch.

Bên cạnh các sáng tác của nhóm Tự lực văn đoàn, vấn đề hôn nhân và gia đình còn được các nhà văn hiện thực phê phán đề cập tới. Có thể kể đến các tác phẩm như Số đỏ, Giông tố của Vũ Trọng Phụng đã lên án những mặt tiêu cực của gia đình tư sản. Ở đó mọi giá trị thang bậc trong gia đình đều bị đảo

lộn: bố cướp vợ của con, phụ nữ có gia đình nhưng vẫn ngang nhiên đi ngoại tình, chồng bị vợ lừa dối, anh em con cháu chỉ mong bố chết, ông chết để chiếm lấy gia tài, tiểu thuyết Lá ngọc cành vàng của Nguyễn Công Hoan cũng khai thác những bi kịch gia đình, với những phép tắc, hủ tục lạc hậu ép duyên con cái để rồi gây ra những bi kịch xót thương. Viết về đề tài hôn nhân và gia đình chắc hẳn người đọc không thể không nhắc đến truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Giữa lúc người chết như ngả rạ, nạn đói bủa vây khắp xóm làng thì nhân vật Tràng lại đưa được một người phụ nữ về làm vợ chỉ bằng vài câu nói bông đùa và một chầu bánh đúc. Hóa ra giữa lúc đói khổ ấy con người vẫn ánh lên thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.

Sau Cách mạng tháng Tám, đất nước vừa trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp. Các nhà văn lúc này trở thành những người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn học họ hướng ngòi bút của mình đến cách mạng, ca ngợi nhân dân, ca ngợi những người anh hùng với chiến công vang dội. Vì thế đề tài hôn nhân và gia đình tạm được gác lại thay vào đó là đề tài gia đình Cách mạng như: Người mẹ cầm súng, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Ở thời kì này các tác giả miêu tả tình yêu hôn nhân gắn liền với lợi ích cách mạng, những người vợ người chồng phải hi sinh hạnh phúc cá nhân để làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ với dân tộc. Vì tiếng gọi của Tổ quốc nhiều người vợ, người chồng phải tạm gác lại niềm vui gia đình để lên đường đi chiến đấu. Nhưng càng trong khói lửa đạn bom thì tình yêu thủy chung son sắc càng mãnh liệt. Bom đạn có thể tàn phá được nhà cửa, ruộng vườn nhưng không thể tàn phá được tình cảm gia đình, sự gắn kết giữa gia đình và cộng đồng xã hội.

1.1.2 Thời kì sau 1975

Sau 1975 đất nước hòa bình, miền Bắc đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa kéo theo sự thay đổi trong việc trong việc khám phá, phản ánh và tái hiện hiện

thực. Chiến tranh lùi xa, người nghệ sĩ không phải cầm súng ra trận, thay vào đó họ có điều kiện để suy ngẫm và khám phá mọi mặt của đời sống đặc biệt là thân phận con người. Hình ảnh những người anh hùng không phải là đối tượng chủ yếu của các nhà văn nữa mà đối tượng ở đây đã có sự thay đổi con người được nhìn nhận từ góc độ đa chiều: số phận, tính cách và bi kịch của nhân vật được các tác giả phản ánh rõ nét.

Năm 1975 với thắng lợi vẻ vang của toàn dân tộc, đây cũng là thời kì mở ra chặng đường mới cho sáng tác văn học. Cảm hứng chủ đạo của các nhà văn vẫn mang cảm hứng ngợi ca, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Sau Đại hội Đảng lần VI, không khí đổi mới - dân chủ tác động mạnh mẽ đến đời sống văn học nghệ thuật. Giới văn nghệ sĩ được tự do, thoả sức sáng tác, cảm hứng lãng mạn lúc này chìm xuống dần nhường chỗ cho cảm hứng thế sự. Đề tài gia đình một lần nữa trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của đông đảo thế hệ các nhà văn. Văn học thời kì này xuất hiện với mật độ khá lớn các tác phẩm viết về đề tài hôn nhân và gia đình. Trong đó có nhiều tác phẩm xuất sắc đạt giải thưởng cao của Hội Nhà văn và để lại nhiều dư âm trong lòng độc giả như: Mùa lá rụng trong vườn, Côi cút giữa cảnh đời, Nợ đời, Gái có con…( Ma Văn Kháng), Thời xa vắng, Hai nhà, Sóng ở đáy sông…( Lê Lựu), Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp), Gia đình bé Mọn ( Dạ Ngân)…

Có thể thấy các tác phẩm viết về đề tài hôn nhân và gia đình sau năm 1975 đi sâu vào khai thác mối quan hệ phức tạp, đa chiều của gia đình Việt Nam thời kì đổi mới. Nhà văn tập trung phản ánh cuộc sống cá nhân trong mối quan hệ với gia đình và toàn xã hội. Khác với văn học giai đoạn 1945-1975 thường ca ngợi những người anh hùng kháng chiến, ca ngợi cách mạng thì thời kì sau 1975 các tác giả lại tập trung thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân và gia đình.

1.2 Tác giả Lê Lựu

1.2.1 Cuộc đời

Lê Lựu sinh ngày 12-12-1942, tại một làng ngoại đê sông Hồng thuộc xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, Lê Lựu sớm gắn bó với đồng đất quê hương, cái đói, cái nghèo đã ám ảnh cả một tuổi thơ của nhà văn. Lớn lên giữa lúc “Dân có ruộng dập dìu hợp tác” cho nên mọi niềm vui hay nỗi buồn ở làng quê ông đều chứng kiến.Với bản chất là một người nông dân áo lính ông luôn hướng về quê hương chú ý đến những gì về người nông dân và nông thôn.

Rời ghế nhà trường, Lê Lựu bước vào quân đội từ đầu những năm 60- lúc phong trào “Ba nhất” đang hừng hực khí thế. Tuổi trẻ háo hức, từ một cậu bé làng quê xa phủ, xa huyện nay được hòa mình vào không khí thi đua của công- nông- binh miền Bắc. Đến những năm 70, ông chuyển về tạp chí Văn nghệ Quân đội và làm nhiều công việc khác nhau như biên tập viên văn xuôi, thư kí tòa soạn.Hiện nay, Lê Lựu đang giữ chức Giám đốc Trung tâm Văn hóa Doanh nhân tai Hà Nội. Ngày 25 tháng 2 năm 2014, Ông thành lập Quỹ văn học Lê Lựu. Đây được coi là quỹ văn học đầu tiên mang tên một nhà văn còn sống, nhằm khích lệ sáng tác cuả thế hệ nhà văn trẻ, tạo điều kiện cho văn nghệ sĩ cống hiến những tác phẩm có giá trị.

Trong cuộc sống đời thường Lê Lựu chân thực, hồn nhiên, đôi lúc có phần lôi thôi, lếch thếch, luộm thuộm nhưng ông sống vô cùng chân thật, cởi mở. Đó chính là nguồn lực khiến ông không khô khan trong cuộc sống văn chương.

1.2.2 Sự nghiệp sáng tác

Lê Lựu là một trong những nhà văn tiêu biểu trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Ông sáng tác ở rất nhiều thể loại: truyện ngắn, kí, tiểu thuyết... Lê Lựu vốn khởi nghiệp từ nghề báo nhưng lại hướng ngòi bút của mình sang lĩnh vực văn chương. Truyện ngắn đầu tay của ông là Tết làng Mụa

(1964) sáng tác khi mới 21 tuổi. Tiếp theo đó là hàng loạt tác phẩm khác ra đời: Trong làng nho Người cầm súng (1967). Đặc biệt với truyện ngắn Người cầm súng đã giúp Lê Lựu giành giải nhì trên báo văn nghệ năm 1968, đánh dấu tên tuổi Lê Lựu trong sự nghiệp sáng tác văn học.

Thành công và để lại dấu ấn với độc giả phải kể đến lĩnh vực tiểu thuyết. Với cuốn tiểu thuyết đầu tiên Mở rừng (1973) đã đánh dấu sự xuất hiện của Lê Lựu trong làng tiểu thuyết Việt Nam, được nhà thơ Trần Đăng Khoa đánh giá cao: “Theo tôi, đây là cuốn tiếu thuyết vào loại khá của văn học Việt Nam những năm 70”. Năm 1984, tiểu thuyết Thời xa vắng ra đời đã gây xôn xao dư luận và tạo được tiếng vang lớn với bốn lần xuất bản và

80.000 bản in. Với tiểu thuyết Thời xa vắng Lê Lựu đã vinh dự nhận về giải A Hội nhà văn Việt Nam (1986). Năm 1990, Lê Lựu viết tác phẩm Đại tá không biết đùa tác phẩm ra đời đã khẳng định ngòi bút tài năng của ông trên văn đàn. Ngoài ra còn phải kể đến hàng loạt các tiểu thuyết khác của Lê Lựu như: Chuyện làng Cuội (1991); Sóng ở đáy sông (1994); Hai nhà (2000); Thời loạn (2009). Cảm hứng chủ đạo ở các cuốn tiểu thuyết này là cảm hứng bi kịch, trong đó tác giả tập trung khai thác những góc khuất trong tâm hồn con người.

Ngoài hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết, Lê Lựu còn có sáng tác kí với hai tác phẩm gây tiếng vang trên văn đàn: Một thời lầm lỗi (1988), Trở lại nước Mĩ (1989). Tóm lại, với gần nửa thế kỉ cầm bút, Lê Lựu đã có một khối lượng tác phẩm tuy không nhiều nhưng đã để lại dấu ấn đối với độc giả. Từ những tác phẩm đầu tay đến những tác phẩm để lại dấu ấn trong văn chương. Lê Lựu đã cho chúng ta thấy một hành trình lao động miệt mài, không ngừng nghỉ, một cây bút quân đội xông xáo, một người nghệ sĩ luôn trăn trở với nghề. Ông từng tâm sự về nghề văn: “Tôi là người ít học, ít đọc vì lười nghĩ ngợi. Toàn bộ những trang viết của tôi chỉ theo đuổi một nguyên tắc là thật. Tôi không thể viết được nếu không bám vào sự thật. Tôi chỉ là người

chép chuyện, có gì viết nấy”. Lê Lựu là nhà văn đã khẳng định được vị trí của mình trong dòng chảy văn học Việt Nam thời kì đổi mới, nhất là từ khi cuốn tiểu thuyết Thời xa vắng chính thức ra mắt độc giả.

1.2.3 Vị trí tiểu thuyết Thời xa vắng trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới

Tiểu thuyết Thời xa vắng ra đời đã chiếm một vị trí quan trọng trong dòng chảy văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Tác phẩm đã tốn không ít giấy mực của giới nghiên cứu, phê bình, mang ý nghĩa bước ngoặt trong sự nghiệp của Lê Lựu, giúp nhà văn khẳng định vị thế của mình trong hàng ngũ thế hệ nhà văn sau 1975. Tiểu thuyết đã giúp Lê Lựu nhận giải A hội nhà văn Việt Nam (1986). Đạo diễn Hồ Quang Minh của hãng phim Giải phóng đã chuyển thể thành phim truyện nhựa, ra mắt công chúng vào năm 2004, được đông đảo công chúng đóng nhận.

Tiểu thuyết Thời xa vắng gồm mười ba chương, được chia làm hai phần. Lê Lựu đã tập trung khắc họa nhân vật Giang Minh Sài tài năng, giỏi giang nhưng phải sống một cuộc sống đầy o ép, chật chội. Sài bị ép lấy vợ từ rất sớm khi anh mới hơn mười tuổi, anh sợ phải giáp mặt với Tuyết, thậm chí từ lúc kết hôn đến khi đi bộ đội Sài chưa từng ngủ chung giường với vợ mình một ngày nào. Chính sự kiện làng Hạ Vị mênh mông nước lũ đã gắn kết cuộc đời Sài với Hương- một cô gái xinh đẹp, tài năng. Để trở thành đảng viên, Sài buộc phải yêu thương Tuyết theo sự chỉ đạo của cấp trên. Để chạy trốn khỏi Tuyết, Sài đã lên đường đi bộ đội, những lúc rảnh rỗi trong quân ngũ anh thường ghi lại cảm xúc của mình và tưởng tượng ra khung cảnh tươi đẹp cùng Hương. Hòa bình lập lại, Sài đã giải phóng cho cuộc đời mình và Tuyết. Tưởng cuộc đời bước sang trang mới nhưng Sài lại tiếp tục vướng vào bi kịch đó là cuộc hôn nhân với Châu- cô gái Hà Nội xinh đẹp, sắc sảo, đám cưới rình rang được tổ chức. Từ lúc lấy vợ, Sài từ bỏ ước mơ học tập của mình, anh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/01/2024