Th Ực Trạng Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Theo Hướng Phát Tri Ển Bền V Ững V Ề Môi Trường Vùng Kinh T Ế Trọng Điểm B Ắc Bộ


vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng, nhất là trong các doanh nghiệp dệt may, da giày, chế biến thủy hải sản, sản xuất công nghiệp.

Trang bị phương tiện bảo hộ lao động: Nhiều doanh nghiệp có vốn FDI chưa thực hiện tốt các qui định về việc chấp hành an toàn vệ sinh, bảo hộ lao động. Nhiều vị trí lao động không được trang bị đúng, đủ các phương tiện bảo hộ lao động, ngay cả những phương tiện bảo hộ cần thiết như găng tay, ủng, khẩu trang, mặt nạ phòng độc,... Có 65,2% lao động trả lời đã được doanh nghiệp trang bị đúng và đủ các phương tiện bảo hộ lao động cá nhân, trong khi đó có 22,3% lao động không được trang bị đầy đủ và có 7,6% lao động không được trang bị bất kỳ phương tiện bảo hộ lao động nào khi làm việc [96].

+ Về đời sống vật chất và tinh thần của người lao động

Mặc dù trong những năm gầ n đây, mức tiền lương và thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI đã tăng lên đáng kể, song vẫn thấp hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác (xem phần tiền lương và thu nhập của người lao động). Trong khi đó, giá cả sinh hoạt tăng c ao cùng với nhiều khoản chi tiêu trong sinh hoạt, đặc biệt đối với lao động ngoại tỉnh còn phải trả tiền thuê nhà trọ,... thì có thể khẳng định cuộc sống vật chất của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI nói chung và ở vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riên g gặp phải rất nhiều khó khăn. Hầu hết lao động ngoại tỉnh trong các doanh nghiệp FDI nói chung và ở vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng không được bố trí nhà ở, mà phải thuê nhà . Theo kết quả điều tra của Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương (2009) thì công nhân tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn đại đa số là nguời của địa phương nên số người có nhà riêng chiếm tỷ lệ cao 67,6%, còn lại là công nhân ở xa phải tự thuê nhà trọ của nhân dân ở quanh khu, cụm công nghiệp. Những công nhân phải thuê nhà trọ do dân xây dựng đã không đảm bảo các điều kiện sinh hoạt tối thiểu như: diện tích chật hẹp, thiếu ánh sáng, nước sạch,.... Kết quả khảo sát cho thấy số công nhân ở chung phòng 2 người chiếm 11,8%, 3 người chiếm 4,9%, 4 người chiếm 3,5%, trên 5 người chiếm 4,1%. Về diện tích phòng trcó 17,2% phòng trọ có diện tích dưới 10m 2, trên 10m2 chiếm 35%,...

Với mức thu nhập thấp và cường độ làm việc cao như vậy, đời sống tinh thần

của người lao động trong các doanh nghiệp FDI rất nghèo nàn và thiếu thốn . Họ không có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và tham gia vào các hoạt động xã hội khác vì không có tiền. Kết quả điều tra của Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương (2009) cho thấy công nhân được tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa văn


nghệ thường xuyên chiếm có 36,9%, ít được tham gia chiếm 51% và doanh nghiệp không tổ chức chiếm 12,1%. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần của người lao động, ảnh hưởng đến khả năng tái sản xuất sức lao động và gián tiếp ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Đào tạo, nâng cao trình đtay nghcho người lao động

Không chỉ tạo việc làm, nhiều doanh nghiệp có vốn FDI trong vùng còn rất chú trọng đến công tác đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho người la o động. Nhiều lao động sau khi được tuyển dụng vào làm việc trong các doanh nghiệp có vốn FDI đã được đào tạo bổ sung, có điều kiện tiếp cận, học hỏi và tiếp thu kỹ thuật mới, công nghệ mới, cách thức điều hành doanh nghiệp và tác phong làm việc công nghiệp, từng bước góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Tại Hải Phòng, một số doanh nghiệp có vốn FDI đưa lao động chủ chốt trong doanh nghiệp đi đào tạo tại nước ngoài như Công ty LG -MEGA, Cơ khí Việt - Nhật, San Miguel Yamamura, LS-VINA.

Tại Vĩnh Phúc, các doanh nghiệp có vốn FDI cũng đã chủ động đào tạo và sử dụng lao động qua đào tạo. Kết quả là số lao động chưa qua đào tạo giảm từ 61,3% năm 2007 xuống còn 54,6% năm 2011. Do đó, trình độ của người lao động được tuyển dụng vào các doanh nghiệp có vốn FDI có sự thay đổi rõ rệt. Nếu như năm 2007, số lao động có trình độ Cao đẳng, Đại học trở lên là 873 người thì đến năm 2011, con số này đã tăng lên 2813 người (tăng 49,2% trong thời gian 5 năm). Số công nhân kỹ thuật tăng từ 6297 người năm 2007 lên 13980 người năm 2011 (tăng 122%) [61].

- Về ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tình hình an ninh trật tự

ở vùng KTTĐ Bắc Bộ

+ Nhiều doanh nghiệp có vốn FDI thực hiện chưa tốt pháp luật lao động, không đảm bảo quyền lợi cho người lao động làm nảy sinh những xung đột xã hội, là nguyên nhân của hàng loạt các cuộc đình công, lãn công

Theo thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, từ năm 2006 đến nay, Hải Phòng có 112 cuộc đình công, ngừng việc tập thể. Trong tổng số 112 cuộc đình công tại Hải P hòng thì 54% thuộc về các doanh nghiệp có vốn FDI, 41% thuộc các doanh nghiệp tư nhân và 5% còn lại xảy ra trong các DNNN. 6 tháng đầu năm 2011, số vụ tranh chấp lao động tập thể, đình công ở Hải Phòng đã là 18 vụ với gần 15.000 lao động tham gia, chiếm tỷ lệ 5% trên tổng số vụ của cả


nước (338 cuộc) [109]. Tại Vĩnh Phúc, từ năm 2007 đến tháng 9/2009 trên địa bàn tỉnh cũng đã xảy ra 47 vụ đình công tại 36 doanh nghiệp (trong tổng số 1958 doanh nghiệp), trong đó có 4 doanh nghiệp của Việt Nam và 32 doanh ngh iệp có vốn FDI, chiếm tỷ lệ 88,89% [60]. Tại Hải Dương , năm 2010, toàn tỉnh đã xảy ra 15 vụ đình công [59]. Tại Hà Nội, tính từ năm 2005 đến nay, đã xảy ra 114 vụ đình công, lãn công với 41.194 lượt người tham gia, vụ thấp nhất là 50 người, cao điểm là trên 3000 người, thời gian ngắn nhất là 2 ngày, dài nhất là gần 15 ngày. Tập trung chủ yếu tại các doanh nghiệp của Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản tại các KCN (Nội Bài, Thăng Long, Quang Minh I, Phú Nghĩa, Thạch Thất - Quốc Oai) [89].

Điều đáng nói, nếu như từ năm 2008 trở về trước, thời gian của các cuộc đình công, ngừng việc tập thể chỉ diễn ra từ 1-2,5 ngày, thì nay kéo dài 4-5 ngày, thậm chí có cuộc tới gần 1 tháng. Đơn cử như cuộc đình công của 1.200/1.500 công nhân Công ty TNHH Đỉnh Vàng (Hải Phòng) kéo dài 9 ngày; cuộc đình công của 2.500 công nhân Nhà máy giầy An Tràng thuộc Công ty TNHH Sao Vàng (Hải Phòng) kéo dài 10 ngày; vụ ngừng việc tập thể của 1.400 lao động tại Công ty may Việt Hàn (Hải Phòng) kéo dài tới 25 ngày mới kết thúc…

Nguyên nhân của các cuộc đình công đều xuất phát từ đời sống vật chất, trong đó tiền lương là nguyên nhân chính. Do giá cả một số mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, điện, nước và dịch vụ nhà trọ, tàu xe… tăng cao nên đã ảnh hưởng trực tiếp đời sống hàng ngày củ a người lao động. Thời gian qua, mặc dù thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp đã được cải thiện, song vẫn không theo kịp sự leo thang của giá cả. Một thực tế nữa là, Nhà nước quy định mức lương tối thiểu vùng để trả công người lao động tại các doanh nghiệp là chưa phù hợp so với sự phát triển chung của toàn xã hội.

Bên cạnh đó, sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, ảnh hưởng của lạm

phát khiến các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đều phải đối mặt với không ít khó khă n. Trước sức ép của lợi nhuận, không ít các doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm các quy định của Luật Lao động như không nâng lương, chậm trả lương, không cải thiện bữa ăn trưa, ăn ca; đóng BHXH, BHYT cho người lao động chưa đầy đủ về số lượng cũng như mức đóng BHXH, BHYT còn khiêm tốn…

Cá biệt, tại một số doanh nghiệp có vốn FDI, cường độ lao động cao, song việc xây dựng, ký kết các HĐLĐ, TƯLĐTT còn mang tính hình thức, chưa thực sự


quan tâm đúng mức tới quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Có nhữ ng doanh nghiệp ký HĐLĐ theo từng năm, hợp đồng thời vụ để trốn tránh việc tăng lương hàng năm của người lao động và trốn đóng BHXH. Thậm chí, có doanh nghiệp hàng tháng thu BHXH của người lao động nhưng lại không nộp cho cơ quan BHXH nên người lao động đã không thể thanh toán được chế độ ốm đau, thai sản như trường hợp Công ty TNHH Daewoo - STC (Vĩnh Phúc). Còn có những doanh nghiệp nợ BHXH nhiều như Công ty TNHH IK Han Việt Nam nợ 2,7 tỷ, Công ty Vina Kumyang nợ trên 2 tỷ đồng, Công ty quốc tế Hannam (Vĩn h Phúc) nợ 967 triệu đồng... Ngoài ra, vẫn còn hiện tượng không dân chủ, công khai, tăng lương cho cán bộ quản lý gấp nhiều lần so với công nhân là nguyên nhân cơ bản dẫn đến vụ đình công của công nhân làm việc tại Công ty Canon Việt Nam ở KCN Thăng Long (huyện Đông Anh, Hà Nội) [xem phụ lục 4]. Tiếp đến, cán bộ quản lý xúc phạm công nhân, cán bộ công đoàn “quay lưng” lại với người lao động, là bình phong của chủ doanh nghiệp dẫn đến tích tụ tranh chấp cá nhân và người lao động bất bình, thiếu lòng tin [xem phụ lục 5].

Tuy vậy, có thể nói, hầu hết các cuộc đình công, ngừng việc tập thể đều diễn ra một cách tự phát, không tuân thủ quy trình theo quy định của pháp luật. Không ít cuộc vừa kéo dài về thời gian, vừa có diễn biến phức tạp, quá trình thương lượng, giải quyết gặp nhiều khó khăn. Điều này có ảnh hưởng tiêu cực đến cả hai phía: người lao động và chủ doanh nghiệp. Doanh nghiệp thì sản xuất đình trệ, thiệt hại về mặt kinh tế, còn công nhân thì bị giảm thu nhập và ảnh hưởng xấu đến tâm lý, mối quan hệ giữa người sử dụng lao động - người lao động trong các doanh nghiệp cùng ngành nghề, ảnh hưởng xấu tới tình hình an ninh trật tự cũng như môi trường đầu tư của vùng KTTĐ Bắc Bộ.

+ Xuất hiện hiện tượng vi phạm qui chế xuất nhập cảnh của lao động nước ngoài với nhiều hình thức như: nhập cảnh trái phép, hoạt động trái mục đích nhập cảnh, tạm trú quá hạn, khai không đúng sự thật để được cấp thị thực,... Đáng chú ý là hiện tượng người nước ngoài nhập cảnh hoạt động trái mục đích vào làm việc tại các doanh nghiệp có vốn FDI có xu hướng gia tăng, tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp có vốn FDI của nhà đầu tư Trung Quốc và Hàn Quốc. Hiện tượng này không những gây ra cuộc cạnh tranh về việc làm giữa lao động trong nước, lao động địa phương với lao động nước ngoài, khiế n cho lao động trong nước có nguy cơ bị mất việc làm ngay trên chính địa phương mình, bị đối xử bất công bằng mà còn gây khó khăn cho công tác quản lý lao động người nước ngoài, làm mất ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương [xem phụ lục 6].


3.2.2.3. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững vmôi trường vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Do chưa có cuộc điều tra mang tính toàn diện đối với tình hình thực hiện pháp luật BVMT của khu vực doanh nghiệp FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ, nên tác giả luận án chọn tỉnh Vĩnh Phúc làm đại diện cho vùng KTTĐ Bắc Bộ và sử dụng các báo cáo của Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc để minh họa và phân tích, đánh giá FDI theo hướng PTBV về môi trường ở vùng KTTĐ Bắc Bộ.

- Về tình hình thực hiện pháp luật BVMT

Tính đến tháng 5 năm 2012, trên địa bàn tỉnh có 105/119 doanh nghiệp có vốn FDI, chiếm tỷ lệ là 88%, đã lập các thủ tục về bảo vệ môi trường (bao gồm: Báo cáo đánh giá tác động môi trường - ĐTM, Bản đăng ký đạt c huẩn môi trường, cam kết BVMT, Đề án BVMT) [62].

Trong số các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp của Nhật Bản thường thực hiện tốt hơn công tác BVMT, đều đã xây dựng hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, hạn chế tối đa mức độ ô nhiễm môi trường; còn lại đa số các doanh nghiệp khác chưa thực hiện nghiêm túc pháp luật BVMT như: hệ thống xử lý chất thải không có hoặc có nhưng không đảm bảo, có doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng chưa có đầy đủ hồ sơ về BVMT, c hưa có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, chưa lập sổ Đăng ký quản lý chủ nguồn thải chất thải nguy hại, chưa thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện chưa đúng các nội dung trong hồ sơ BVMT đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đa số những doanh nghiệp có vốn FDI vi phạm pháp luật BVMT là doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ của Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc. Đó là Công ty TNHH Seuol Print Vina buộc phải dừng hoạt động và chuyển đến địa điểm mới, Công ty TNHH Dệt Hiếu Huy Vĩnh Phúc (trước đây là Côn g ty TNHH Dệt len Lantian Việt Nam) đã buộc phải dừng hoạt động xưởng nhuộm để xây dựng hệ thống xử lý nước thải mới. Công ty TNHH Piaggio Việt Nam gây ô nhiễm khí thải (mùi) buộc công ty phải đầu tư 7,5 tỉ đồng xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải [63].

Công ty TNHH Dệt len Lantian của Trung Quốc tại khu công nghiệp Lai Sơn thuộc phường Đồng Tâm, thị xã Vĩnh Yên: Mặc dù đã lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường và được Bộ Khoa học, công nghệ và Môi trường phê duyệt năm 2000, nhưng Công ty chưa thực hiện đúng các nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trong quá trình hoạt động, các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa


phương đã nhiều lần kiểm tra, xử lý nhưng đến nay Công ty vẫn chưa xây xong hệ thống xử lý nước thải, trong nước thải c òn nhiều chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn cho phép. Trung bình một ngày đêm, Công ty xả vào nguồn nước 300 m 3 nước thải nhưng chưa có giấy phép xả nước thải. Nước thải của Công ty đã gây ô nhiễm nguồn nước sông Bến Tre, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của các hộ dân trong vùng, gây nên sự phản ứng bức xúc của người dân đối với Công ty [xem phụ lục 1].

Năm 2011, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp có vốn FDI và đã phát hiện 14 d oanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật BVMT [xem phụ lục 7]. Cơ quan chức năng đã xử phạt và đề xuất mức xử phạt với số tiền là 528,75 triệu đồng [62].

Ngoài ra, trên địa bàn vùng KTTĐ Bắc Bộ còn có không ít những doanh nghiệp FDI vi phạm pháp luật về BVMT. Hiện tượng này ngày càng trở nên nghiêm trọng bởi nhiều nguyên nhân, kể cả khách quan và chủ quan, trong đó có nguyên nhân quan trọng là việc xử phạt còn quá nhẹ, chưa đủ mức răn đe. Nhiều doanh nghiệp FDI biết vi phạm luật BVMT, song vẫn cố tình tái diễn nhiều lần, chấp nhận nộp phạt để hoạt động. Bởi vì, việc đầu tư hệ thống thiết bị xử lí chất thải cần nguồn vốn lớn, thậm chí lên đến nhiều tỷ đồng đối với doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, trong khi mức xử phạt hành chính chỉ là mấy chục triệu, cao nhất cũng chỉ trên 100 triệu đồng. Mặt khác, hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường xảy ra quanh năm (song hành với quá trình sản xuất) còn việc xử phạt chỉ là hạn hữu, năm một vài lần để gọi là có xử lí.

Đơn ctrường hợp vi phạm pháp luật BVMT tại Công ty Cổ phần công nghiệp Tung Kuang (tại Hải Dương). Công ty này có hành vi cố ý xả chất thải độc hại ra môi trường từ 2007 đến nay và đã hai lần bị Bộ Tài nguyên & Môi trường xử phạt. Cuối năm 2007, đơn vị này đã từng bị xử phạt hành chính hơn 100 tri ệu đồng. Tiếp đó, cuối 2009, Phòng cảnh sát môi trường thuộc Công an Hải Dương xử phạt doanh nghiệp này 7,5 triệu đồng. Mặc dù vậy, công ty này vẫn tiếp tục xả thải chưa qua xử lý ra môi trường thông qua hệ thống cống ngầm. Hành vi vi phạm luật BVMT của Tung Kuang, do đó, không thể coi là vô tình mà rõ ràng đó là sự tính toán của chủ ĐTNN. Bởi vì, nếu lắp đặt thiết bị xử lí ô nhiễm môi trường, với khối lượng nước thải lớn, mỗi ngày doanh nghiệp tốn thêm khoản kinh phí gần 100 triệu đồng. Ngược lại, vì không đầu tư thiết bị xử lí ô nhiễm môi trường, xả thải ra môi trường và chỉ bị chịu phạt ở mức thấp, doanh nghiệp này mỗi ngày “tiết kiệm” được gần 100


triệu đồng. Khoản thu lợi của doanh nghiệp vì thế là quá lớn so với số tiền bị phạt. Hành vi sai phạm tại công ty cổ phần công nghiệp Tung Kuang mang tính cố ý và đây cũng là hiện trạng chung tại các doanh nghiệp đang là “thủ phạm” gây ô nhiễm môi trường.

- Về tình hình đầu tư cho BVMT của các doanh nghiệp có vốn FDI

Với lợi thế về vốn, khoa học công nghệ và kinh nghiệm quản lý, có thể nói, phần lớn các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động áp dụng các biện pháp xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường và đầu tư đổi mới công nghệ trong sản xuất, công nghệ xử lý chất thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường như: Công ty HONDA Việt Nam, Công ty TOYOTA Việt Nam, Công ty TNHH EXEDY Việt Nam, Công ty TNHH MEISEI Việt Nam (Vĩnh Phúc),....

Mặc dù chưa có số liệu điều tra thống kê để đánh giá toàn diện vốn đầu tư công trình xử lý môi trường cũng chư chi phí vận hành hệ thống xử lý chất thải trong các dự án FDI. Tuy nhiên, qua quá trình quản lý các dự án FDI, có thể thấy rằng các doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất trong lĩnh vực gia công cơ khí (sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy...), dệt nhuộm, sản xuất giấy... thường có chi phí đầu tư cho công trình xử lý chất thải lớn hơn so với lĩnh vực điện - điện tử, may mặc. Dưới đây là số liệu thống kê vốn đầu tư công trình xử lý chất thải của một số doanh nghiệp có vốn FDI điển hình trên địa bàn tỉnh Vĩnh Ph úc: [63]

Công ty HONDA Việt Nam:

+ Đầu tư 50 tỷ đồng xây dựng các công trình xử lý, trong đó 40 tỷ đồng dành cho xây dựng và lắp đặt lò đốt chất thải nguy hại và 10 tỷ đồng dành cho xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

+ Chi phí để vận hành trạm xử lý nước thải, thu gom, xử lý rác thải, chất thải

nguy hại, hoạt động quan trắc định kỳ (gọi tắt là chi phí hoạt động BVMT hàng năm) là 40 tỷ đồng.

Công ty Ô tô TOYOTA Việt Nam:

+ Đầu tư 20 tỷ đồng xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

+ Chi phí hoạt động BVMT hàng năm là 13 tỷ đồng.

Công ty TNHH PIAGGIO Việt Nam:

+ Đầu tư 7,5 tỷ đồng xây dựng hệ thống xử lý nước thải và khí thải

+ Chi phí cho hoạt động BVMT hàng năm là 3,3 tỷ đồng.

- Vtrình độ công nghệ sử dụng trong các dự án FDI: được đánh giá thông qua chỉ tiêu về mức độ trang bị vốn/lao động trong khu vực FDI


Bảng 3.2: Mức trang bị TSCĐ và đầu tư dài hạn cho một lao động và doanh nghiệp của khu vực FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003-2010 phân theo địa phương


Địa phương


Giá trị TSCĐ&đầu tư dài hạn (tỷ đồng)


Tổng số lao động trong các DN FDI (người)

Mức trang bị giá trị TSCĐ&đầu tư dài hạn bình quân/LĐ

(tỷđồng/người)


Tổng số DN FDI

Mức trang bị giá trị TSCĐ&đầu tư dài hạn bình quân/DN

(tỷ đồng/DN)

Hải Phòng

100.164,7

356.378

0,281

1240

80,77

Vĩnh Phúc

40.681

175.811

0,231

371

109,65

Hải Dương

60.734,3

335.418

0,181

621

97,80

Hưng Yên

14.855,2

155.651

0,095

436

34,07

Quảng Ninh

14.693,6

71.925

0,204

223

65,89

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - 14

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Tổng Cục thống kê và [85]

Số liệu bảng 3.2 cho thấy, trong giai đoạn 2003 -2010, khu vực FDI trên địa bàn thành phố Hải Phòng có mức trang bị TSCĐ và đầu tư dài hạn bình quân/lao động cao nhất với 281 triệu đồng/người và mức trang bị TSCĐ và đầu tư dài hạn bình quân/doanh nghiệp là 80,77 tỷ đồng/doanh ngh iệp. Khu vực FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc có mức đầu tư tương ứng là 231 triệu đồng/lao động và 109,65 tỷ đồng/doanh nghiệp. Thấp nhất là các doanh nghiệp ĐTNN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, với các con số lần lượt là 204 triệu đồng/lao động và 34,07 tỷ đồng/doanh nghiệp. Kết quả này cho thấy, khu vực FDI tại Hải Phòng và Vĩnh Phúc có sử dụng trình độ công nghệ vào mức khá hơn so với các tỉnh còn lại. Khu vực FDI tại Hưng Yên và Hải Dương có mức đầu tư TSCĐ và đầu tư dài hạn bình quân/lao động thấp nhất. Điều này cho thấy, các dự án FDI tại hai tỉnh này tập trung đầu tư nhiều vào những ngành có công nghệ thấp, cần ít vốn, sử dụng nhiều lao động.

Ngoài ra, trình độ công nghệ được sử dụng trong các dự án FDI cũng rất

khác nhau trong những ngành, nghề khác nhau. Kết qu ả điều tra năm 2010 và năm 2011 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc về "Thực trạng công nghệ các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc" cho thấy, trong 6 lĩnh vực điều tra là sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí; chế biến nông lâm sản, thực phẩm; dệt may, da giầy, giấy; điện, điện tử và lĩnh vực khác của 43/120 doanh nghiệp FDI hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, cho thấy mức độ tiến tiến của công nghệ của lĩnh vực chế

Xem tất cả 187 trang.

Ngày đăng: 25/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí