Mục Tiêu Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Vùng Kinh Tế Trọng Điể M Bắc Bộ Giai Đo Ạn 2011 -2020 [82]


- Bối cảnh trong nước

+ Thuận lợi:

Tình hình chính trị xã hội ổn định, vị thế quốc tế của Việt N am đang được nâng cao cùng với sự gia nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới đã và đang tiếp tục củng cố lòng tin và làm gia tăng mối quan tâm của các nhà ĐTNN đối với nước ta trong thời gian tới.

Tình hình kinh tế trong nước đang di ễn biến theo chiều hướng tích cực; các chính sách về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đã bước đầu phát huy hiệu quả.

Môi trường pháp lý và thể chế kinh tế thị trường của Việt Nam tiếp tục được hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với khu vực và thế giới. Đâ y cũng là yếu tố góp phần cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam nó i chung và vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng.

Nhận thức về vai trò của FDI trong bối cảnh mới đã thay đổi theo xu hướng coi trọng chất lượng FDI hơn số lượng. Những tác động tiêu cực của FDI đối với vấn đề xã hội và BVMT đã được nhìn nhận một cách đầy đủ và khách quan hơn. Đây chính là cơ sở để Việt Nam cũng như vùng KTTĐ Bắc Bộ làm căn cứ trong việc xây dựng chiến lược thu hút và quản lý hoạt động FDI đảm bảo theo yêu cầu PTBV.

+ Khó khăn, thách thức:

Hệ thống pháp luật chậm đổi mới và quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển đất nước.

Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm nghẽn cản trở sự phát triển. Nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

Nền kinh tế phát triển chưa bền vững: chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; các cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc. Tăng trưởng kinh tế còn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu.

Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều hạn chế. Tổ chức thực hiện còn nhiều yếu kém, chưa tạo được chuyển bi ến mạnh trong việc giải quyết có hiệu quả những khâu đột phá, then chốt và những vấn đề xã hội bức xúc. Nạn tham nhũng, lãng phí còn là những vấn đề nghiêm trọng, chưa được đẩy lùi.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - 17

Như vậy, tình hình đất nước và bối cảnh quốc tế nêu trên tạo ra cho nước ta nói chung và vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng những thuận lợi và cơ hội to lớn cùng những khó khăn và thách thức gay gắt trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ trong thời kỳ chiến lược tới. Bối cảnh đó cũng đặt ra những thách thức cho Việt Nam và vùng KTTĐ Bắc


Bộ trong việc định hướng thu hút và quản lý hoạt động FDI nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

4.1.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điể m Bắc Bộ giai đoạn 2011-2020 [82]

- Các chỉ tiêu về kinh tế

+ Tốc độ tăng trưởng GDP bì nh quân hàng năm giai đoạn 2011-2020 khoảng 1,25 lần mức tăng trưởng bình quân của cả nước.

+ Tỷ trọng đóng góp trong GDP của cả nước giai đoạn 2011 -2020 khoảng 28-29%.

+ Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người đạt khoảng 9200 USD/người vào năm 2020.

+ Tốc độ đổi mới công nghệ đạt khoảng 70 -75% vào năm 2020.

+ Mức đóng góp của vùng trong thu ngân sách nhà nước vào khoảng 29% năm 2020.

- Các chỉ tiêu về xã hội

+ Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 0,5% vào năm 2020 theo chuẩn nghèo của giai đoạn phát triển 2016-2020.

+ Giảm tỷ lệ lao động không có việc làm xuống khoảng 4% vào năm 2020 và

duy trì tỷ lệ đó ở những năm tiếp theo.

+ Đảm bảo 100% dân số thành thị được dùng nước máy; k hoảng 90 - 95% dân số nông thôn được dùng nước sạch; 100% hộ gia đình nông dân có hố xí hợp vệ sinh; nhân dân được chăm sóc sức khoẻ tốt, mọi người được đi học, trình độ học vấn cao và đi lại thuận tiện, dễ dàng.

+ Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống 0,8 % vào năm 2020. Kiểm soát tỷ lệ tăng dân số trung bình của vùng (bao gồm cả tác động di dân cơ học) ở mức 1,5%.

- Các chỉ tiêu về môi trường

+ Hiện nay còn khoảng 35% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, đến năm 2020 đạt 100% các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh có hệ thống xử lý nước thải trước khi đổ ra môi trường.

+ Đầu tư mới và đổi mới công nghệ cũ sang công nghệ sạch, không có khí thải cácbon.

+ Chuyển các nhà máy, bệnh viện ở khu trung tâm đô thị, đông dân cư r a vùng ngoại ô và xây dựng hệ thống nước thải, khí thải, rác thải, nhất là rác thải độc hại.

+ Đến năm 2020 có khoảng 35 - 50% số rác thải sinh hoạt được thu gom, tái chế, số còn lại được chôn lấp với kỹ thuật tiên tiến, không gây ô nhiễm nguồn nước, đất môi trường sống xung quanh.


+ Hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng các hoá chất độc hại trong sản xuất nông nghiệp và chế biến, bảo quản lương thực, thực phẩm...

4.1.2. Định hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020

Một là, cần đổi mới tư duy về thu hút FD I vào vùng KTTĐ Bắc Bộ theo hướng tạo thuận lợi tối đa và tự do hóa hơ n nữa đối với dòng vốn này. Cùng với việc thực hiện các chính sách thu hút mạnh dòng vốn FDI vào vùng, cần chú trọng đến chất lượng của dòng vốn FDI như: trình độ công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, đảm bảo môi trường và có tác động lan tỏa sang các ngành, lĩnh vực khác trong vùng.

Hai là, các địa phương trong vùng KTTĐ Bắc Bộ cần tăng cường phối hợp xây dựng chiến lược thu hút và sử dụng có hiệu quả dòng vốn FDI, lồng ghép chiến lược này vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng và của cả nước phù hợp với từng giai đoạn, cũng như gắn liền với chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Chiến lược này phải giải các vấn đề như: quy hoạch tổng thể các ngành, lĩnh vực thu hút FDI, đặt ra ưu tiên cho việc thu hút FDI đối với từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương trong vùng, tránh những vấn đề bất cập trong phân cấp đầu tư, tránh sự manh mún và tản mạn trong xúc tiến đầu tư trong vùng, kết hợp có hiệu quả dòng vốn FDI với vốn ODA và vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FDI) trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Ba là, cùng với việc thu hút dòng vốn FDI từ các nước truyền thống, cần định hướng thu hút vốn FDI từ những nước có công nghệ nguồn như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản vào vùng KTTĐ Bắc Bộ, để có thể đi tắt đón đầu trong một số lĩnh vực công nghệ. Đặc biệt, cần có những chính sách xúc tiến và thu hút FDI từ những công ty đa quốc gia và những tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, vì công nghệ mà các công ty và tập đoàn này sử dụng và chuyển giao là công nghệ cao (mặc dù có thể không phải là mới nhất) và ít gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, các công ty và tập đoàn này giúp đào tạo nguồn nhân lực với kỹ năng cao, có thể giúp các địa phương trong vùng kết nối mạng lưới sản xuất, thị trường và nghiên cứu triển khai toàn cầu của họ; các công ty và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thường thực hiện những dự án với giá trị vốn lớn; giúp cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong vùng nắm bắt được những xu hướng sản xuất và kinh doanh đang diễn ra trên toàn cầu, những dự án đầu tư của các công ty và tập đoàn hàng đầu thường có tính khả thi cao và được thực hiện nhanh chóng.

Bốn là, các doanh nghiệp trong vùng cần tận dụng những lợi ích lan tỏa từ việc thu hút đầu tư của các công ty đa quốc gia và các tập đoàn kinh tế lớn, bằng cách xây dựng chiến lược phát triển để từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các


công ty này trên thtrường thế giới, cũng như trong nước với tư cách là nhà thầu phụ, nhà cung ứng các dịch vụ đầu vào và đầu ra, cung ứng nguồn lao động, đặc biệt là lao động có chất lượng cao. Chính phủ và chính quyền các địa phương trong vùng cũng cần có những chính sách riêng hỗ trợ cho các doanh nghiệp của vùng KTTĐ Bắc Bộ trong việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, kể cả trong việc liên doanh với nước ngoài.

Năm là, hướng dòng vốn FDI trong vùng vào các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Đây là những ngành, lĩnh vực mà vùng có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển. Đồng thời từng bước xây dựng các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại trong vùng hoạt động có hiệu qu ả và có khả năng cạnh tranh cao góp phần thúc đẩy quá trình CNH, HĐH vùng KTTĐ Bắc Bộ và cả nước.

Sáu là, phối kết hợp một cách chặt chẽ và nhịp nhàng hơn giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch của Chính phủ với các tổ chức của địa phương trong vùng. Việc phối kết hợp này sẽ khiến cho công tác xúc tiến và thu hút FDI trong vùng được tiến hành theo một hướng thống nhất, tránh việc lãng phí do chồng chéo cũng như tiết kiệm được nguồn lực. Sau khi xúc tiến đầu tư thành công nên có công tác hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, các địa phương trong Vùng cũng cần tìm hiểu cơ chế hoạt động và thông tin từ Tổ chức Xúc tiến Đầu tư Thế giới (WAIPA), nhằm nắm bắt được những xu hướng phát triển mới nhất của FDI trên thế giới và học hỏi các kinh nghiệm tốt nhất trong việc xúc tiến đầu tư.

4.2. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2020

Để thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và định hướng thu hút FDI vào vùng KTTĐ Bắc Bộ, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ phía Nhà nước và các giải pháp từ phía Chính quyền địa phương trong vùng.

4.2.1. Nhóm các giải pháp từ phía Nhà nước trung ương

4.2.1.1. Giải pháp tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách liên quan đến hoạt động FDI theo hướng phát triển bền vững

Đây là nhóm giải pháp chung cho việc đổi mới cơ chế, chính sách, pháp luật

trong hoạt động FDI cho cả nước.

Một là, hoàn thiện cơ chế quản lý và hệ thống pháp luật, chính sách cho phù hợp những cam kết với WTO của Việt Nam để WTO thừa nhận nước ta là nước có nền kinh tế thị trường hoàn hảo và được hưởng đầy đủ quyền lợi, nghĩa vụ như mọi thành viên khác của WTO. Để thực hiện giải pháp này, cần thực hiện những nhiệm vụ sau:


- Nghiên cứu một cách khách quan, khoa học về bản chất của nền kinh tế thế giới đang có biến động mạnh mẽ theo hướng suy thoái, nhất là khủng hoảng nợ công ở các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu và một số nước khác, nhiều nước có nguy cơ phá sản. Để hạn chế ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng đó, cần phải rà soát lại hệ thống pháp luật, chính sách để sửa đổi, điều chỉnh hoặc loại bỏ những điều luật và chính sách không phù hợp với sự vận động phát triển của nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, thực hiện CNH, HĐH và phát triển bền vững và phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Đẩy nhanh quá trình rà soát các điều luật và các văn bản pháp luật liên quan đến luật đầu tư, luật doanh nghiệp ban hành năm 2005 và các cam kết với WTO, mà các bộ, ngành và địa phương đang thực hiện. Đồng thời thúc đẩy quá trình sửa đổi Luật đất đai và soạn thảo các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện Luật lao động sửa đổi vừa mới được Quốc hội thông qua tháng 5/2012. Những bộ luật này liên quan trực tiếp đến đầu tư và đầu tư trực tiếp nướ c ngoài. Do đó, việc chậm trễ trong sửa đổi, bổ sung và loại bỏ những điều khoản không phù hợp với sự biến động của kinh tế trong nước và thế giới, cũng có nghĩa là chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước không đi vào cuộc sống. Hệ quả là đầu tư chậm t rễ, kinh tế trì trệ, thậm chí suy giảm, hệ luỵ là nguồn thu ngân sách giảm, việc làm ít, thất nghiệp tăng và các vấn đề xã hội cũng tăng theo. Để khắc phục sự chậm trễ đó, Nhà nước cần tăng cường giáo dục, siết chặt kỷ cương, kỷ luật công chức, trọng dụng các cán bộ có tư duy đổi mới, giỏi chuyên môn kỹ thuật, phẩm chất chính trị tốt, nghiêm túc thực thi công vụ. Đồng thời đầu tư kinh phí đúng mức cho nghiên cứu, triển khai pháp luật và chính sách vào cuộc sống.

Hai là, hoàn thiện các văn bản pháp luật, hướ ng dẫn thực hiện Luật đầu tư ban hành năm 2005

Luật đầu tư năm 2005 đã khắc phục được những hạn chế, vướng mắc trong các quy định của Luật ĐTNN ban hành năm 2002 và các văn bản pháp lý cũ về đầu tư, nhưng nó vẫn là luật khung nên cần có sự hướng dẫn cụ thể của Chính phủ, các bộ, ban, ngành; cần tập trung soạn thảo các văn bản hướng dẫn cụ thể hoá việc phân cấp về trách nhiệm, quyền hạn được giao cho các địa phương, các khu công nghiệp, khu kinh tế trong quá trình cấp phép đầu tư, thực hiện đầu tư và dự án đầu tư đã đi vào sản xuất kinh doanh.

- Ban hành các văn bản quy định rõ cơ chế phối hợp giữa các bộ, ban, ngành với các địa phương và giữa các địa phương với địa phương trong vùng KTTĐ. Nhất là trong hoạch định và triển khai chính sách khuyến khích đầu tư .


- Hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế về quyền kinh doanh bình đẳng của các nhà đầu tư; về cạnh tranh; về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; về tiêu chuẩn bảo vệ tài nguyên và môi trường; về các quy định hành nghề trong các ngành kinh doanh có điều kiện...

- Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt các khâu trung gian, chống phiền hà, minh bạch hoá quy trình, thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài, thực hiện cơ chế "một cửa liê n thông" trong giải quyết thủ tục đầu tư.

- Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành trong giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về quy trình đầu tư, sản xuất kinh doanh sau đầu tư, nhất là tác động của đầu tư đến các vấn đề xã hội và môi trường, mọi vi phạm phải được xử lý bằng pháp luật.

- Quy định rõ trách nhiệm và có chính sách khuyến khích thoả đáng đối với các cơ quan, đơn vị tổ chức thực thi nghiêm túc pháp luật về đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đồng thời quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc tuyên truyền, phổ biến luật đầu tư và các văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài đến mọi đối tượng trong cộng đồng dân cư và quảng bá thông tin, xúc tiến đầu tư ra nước ngoài.

- Từng bước sửa đổi, điều chỉnh hệ thống pháp luật, chính sách tạo ra mặt bằng

chung cho cả đầu tư trong nước và nước ngoài nhằm tạo môi trường kinh doanh ổn định, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh và minh bạch hoá những chính sách ưu đãi đối với từng đối tượng, từng lĩnh vực, từng thời kỳ.

- Luật hoá các văn bản dưới luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang được thực tế thừa nhận, bổ sung, sửa đổi các quy định liên quan đến tài chính, tiền tệ và đơn giản hoá các sắc thuế để tạo điều kiện c ho các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp dân doanh có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn từ các ngân hàng quốc doanh và các tổ chức tín dụng quốc tế.

- Đánh giá đúng mức vai trò của ĐTNN, kể cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư gián tiếp nước ngoà i là kênh thu hút ĐTNN quan trọng trong chính sách đầu tư của Nhà nước. Cho phép thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài cả chiều ra và chiều vào. Từ trước đến nay, chúng ta đã chú ý nhiều đến khuyến khích ĐTNN vào Việt Nam, nay cần chú ý đúng mức tới khuyến khích người Việt Nam đầu tư ra nước ngoài nhằm tạo nên sự cân đối động cho nền kinh tế quốc dân.

- Nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi các quy định quản lý nhà nước đối với các dự án ĐTNN, sau khi dán đã hoàn thành khâu đầu tư, bước vào hoạt động sản xuất kinh


doanh nhằm tăng khả năng kiểm soát của nhà nước, nhưng không tạo ra các thủ tục phiền hà, đồng thời nâng cao trách nhiệm và sự tôn trọng luật pháp Việt Nam của nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án.

Ba là, kiện toàn bộ máy và nâng cao năng lực của công chức đủ khả năng thực thi luật pháp và hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư một cách hữu hiệu

Những quan điểm, chủ trương, chính sách đầu tư hay đầu tư trực tiếp nước ngoài

chỉ được thực thi có hiệu quả khi có tổ chức bộ máy quản lý phù hợp và đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất chính trị tốt. Do đó, cần kiện toàn và đổi mới bộ máy quản lý đầu tư theo hướng liên ngành, chú trọng chuyên môn hoá sâu các cán bộ, công chức đảm đương từng loại công việc. Những vấn đề cần tập trung kiện toàn, đổi mới bộ máy quản lý gồm:

- Thống nhất các cơ quan quản lý đầu tư trong nước với cơ quan quản lý ĐTNN thành cơ quan quản lý đầu tư và phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cho từng bộ, ban, ngành và địa phương.

- Củng cố các bộ phận quản lý công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và thực hiện nghiêm túc quy trình kiểm tra, giám sát suốt trong quá trình từ cấp phép đầu tư, thực hiện đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh sau đầu tư. Thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm theo đúng pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.

- Tiếp tục cải cách hành chính, trước hết là loại bỏ các bộ phận hoạt động trùng

lặp, chồng chéo; từng bước xoá bỏ phiền hà, đơn giản hoá các thủ tục trong quản lý nhà nước đối với đầu tư.

- Áp dụng công nghệ thông tin, tin học hoá và các phương pháp đánh giá chất

lượng công tác hành chính theo chuẩn mực quốc tế nhằm đưa hoạt động quản lý đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài đi vào nề nếp, thống nhất, nhanh chóng, phù hợp với chuẩn mực chung của các quốc gia và vùng lãnh thổ.

4.2.1.2. Xây dựng chiến lượ c FDI và qui hoạch thu hút FDI cho cả nước đảm bảo theo hướng phát triển bền vững

Đây là yêu cầu cấp thiết bởi việc xây dựng chiến lược thu hút, sử dụng FDI sẽ là

cơ sở định hướng thu hút, sử dụng FDI theo ngành, lĩnh vực, vùng và địa phương, đối tác... cũng như định hướng chính sách phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển bền vững, chiến lược tăng trưởng xanh và đáp ứng yêu cầu của việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và bền vững.

Quy hoạch FDI phải đặt trong quy hoạch tổng thể các nguồn lực cả nước, gắn kết với các nguồn lực trong nước và nước ngoài khác để phát huy sức mạnh tổng hợp, nâng


cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế sâu rộng. Quy hoạch FDI phải cụ thể hoá các chiến lược liên quan theo ngành, vùng lãnh thổ, phù hợp với các quy hoạch ngành và sản phẩm chủ yếu, cũng như các cam kết quốc tế và đòi hỏi của các nhà đầu tư.

Để thực hiện mục tiêu của chiến lược và qui hoạch thu hút FDI, cần phải thay đổi quan điểm trong qui hoạch thu hút FDI theo hướng PTBV, cụ thể là:

Thứ nhất, phải chuyển từ quan điểm đầu tư theo chiều rộng sang đầu tư theo chiều sâu; chú trọng đến chất lượng của các dự án FDI; lựa chọn những ngành, lĩnh vực, sản phẩm có công nghệ cao, tạo ra nhiều giá trị gia tăng, đảm bảo chất lượng xuất khẩu và không gây tác hại đến môi trường sinh thái.

Thứ hai, có chính sách xúc tiến đầu tư phù hợp và có chính sách khuyến khích hợp lý để thu hút các nhà ĐTNN có tiềm năng lớn vvốn; có thị trường tiêu thụ sản phẩm; có công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, nhất là các tập đoàn kinh tế lớn ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển.

Thứ ba, có chính sách khuyến khích thỏa đáng đối với các nhà ĐTNN vào sản xuất vào chế biến nông – lâm – thủy sản, đặc biệt là nông nghiệp; các ngành y tế, giáo dục và kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; đầu tư vào các vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn.

Trên cơ sở quy hoạch FDI, cần xây dựng Danh mục quốc gia thu hút FDI với các dự án theo ngành, lĩnh vực quan trọng cùng các thông số kỹ thuật cụ thể để cung cấp những thông tin cơ bản cho các nhà đầu tư quan tâm; trong đó chú trọng những dự án cần ưu tiên áp dụng hình thức liên doanh.

4.2.1.3. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất, là người thực thi Hiến pháp, đảm bảo

duy trì sự ổn định chế độ chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo đảm phúc lợi xã hội ngày càng tăng, sự toàn vẹn lãnh thổ và an ninh, an toàn trật tự xã hội bằng hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách. Chính phủ sử dụng tổng hợp các phương pháp hành chính, kinh tế, giáo dục và các công cụ quản lý để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế nói ch ung và hoạt động đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng. Để thực hiện nhiệm vụ đó, cần có các giải pháp cụ thể sau:

Một là, đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước theo hướng gọn nhẹ, giảm bớt đầu mối và thực hiện nguyên tắc mỗi lĩnh vực chỉ có một tổ chức và người đứng đầu tổ chức đó chịu trách nhiệm. Các tổ chức khác trong hệ thống chỉ có nhiệm vụ phối hợp thực hiện để khắc phục tình trạng một việc có nhiều tổ chức, cá nhân cùng có

Xem tất cả 187 trang.

Ngày đăng: 25/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí