Động Thái Fdi Từ Hoa Kỳ Vào Việt Nam


1.3.3 Kinh nghiệm của Singapore

Tuy là một đất nước có quy mô diện tích, dân số nhỏ, ít tài nguyên thiên nhiên, nhưng Singapo lại là một trong những quốc gia thành công trong việc hội nhập ở mức độ cao với các thị trường quốc tế (kể cả mậu dịch hàng hóa và thị trường vốn).

Sau khi giành được chính quyền 1959, các nước láng giềng thi hành chính sách bảo hộ và hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô vào Singapo, các nước phương Tây giảm xuất khẩu hàng công nghiệp sang Singapo, nhập cư tăng tạo nên một đội quân thất nghiệp khổng lồ, chiếm tới 13,5% dân số [17, tr88]. Trong khi đó, tài nguyên trong lòng đất còn nghèo nàn, diện tích đất nhỏ hẹp. Do đó, lối thoát duy nhất là tiến hành công nghiệp hóa, chuyển nền kinh tế chuyên nhập khẩu sang sản xuất hàng hóa công nghiệp.

Giai đoạn 1961-1964 Singapo đưa ra các chiến lược như: Khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào những ngành công nghiệp non trẻ, sử dụng nhiều lao động, tạo ra nhiề sản phẩm đồng thời Chính phủ quan tâm tạo dụng các kết cấu hạ tầng phát triển công nghiệp sau này như xây dựng nhà ở cho người lao động, tìm kiếm đất đai cho các xí nghiệp mới, mở rộng hệ thống đường sá, bến cảng và phổ cập giáo dục. Ngay từ đầu Singapo đã chủ trương thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và xem đó là động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nước. Singapo khẳng định không quốc hữu hóa các xí nghiệp của người nước ngoài.

Giai đoạn 1966-1979, Singapo điều chỉnh chiến lược phát triển bằng việc ưu tiên sản xuất công nghiệp dành cho xuất khẩu và tham gia chặt chẽ vào phân công lao động quốc tế. Năm 1967, một động lực tài chính được đưa ra để phát triển kinh tế là thời gian miễn thuế có thể lên tới 8-10 năm cho những hoạt động có tính chất mở đường, đột phá trong các lĩnh vực. Chính nhờ môi trường đầu tư


trực tiếp tăng nhanh 157 tỷ USD Singapo trong những năm 1960-1965 tăng lên 2,3 tỷ USD Singapo năm 1973.

Những công ty nước ngoài đầu tư với những công nghệ tiên tiến, sản xuất những sản phẩm có hàm lượng khoa học - kỹ thuật cao còn được hưởng thêm các chế độ ưu đãi như: Chính phủ cho vay vốn, bảo hiểm đầu tư, tăng thời gian miễn thuế… tăng cường kết cấu hạ tầng cơ bản, nhất là nâng cao thể lực và tay nghề cho công nhân, mở rộng hệ thống các đại diện xúc tiến đầu tư và đổi mới công nghệ tại các nước tư bản phát triển… Điều này đã thu hút đầu tư nước ngoài tăng từ 6 tỷ 3 50 triệu USD Singapo năm 1979 lên 13 tỷ USD Singapo năm 1985 và 19 tỷ USD Singapo năm 1989.

Giai đoạn 1997-1999, trong thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Đông Nam Á, các nhà hoạch định chính sách Singapo đã xác nhận sự cần thiết phải xây dựng một nền tảng mới cho việc duy trì khả năng cạnh tranh trong tương lai. Singapo đã thành lập Ủy ban thế kỷ XXI với nhiệm vụ biến Singapo thành một thành phố toàn cầu. Singapo đã thực hiện đẩy mạnh đổi mới công nghệ, chú trọng đầu tư vào giáo dục, nghiên cứu và triển khai, xây dựng nguồn năng lực chủ đạo như các trung tâm kỹ thuật, viện nghiên cứu… Để thu hút các nguồn vốn đầu tư vào các ngành nghề xác định, Chính phủ đã thực hiện chính sách ưu tiên hóa R&D công cộng, đặc biệt là thu hút những công ty sản xuất và dịch vụ tầm cỡ quốc tế.[17,tr92]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Hiện nay Singapo tập trung 6.000 công ty xuyên quốc gia và tập đoàn lớn trên thế giới.

Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam - 7

Qua kinh nghiệm thu hút và sử dụng vốn FDI của các nước trong khu vực Châu Á có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Một là: Kinh nghiệm của các nước cho thấy chính sách minh bạch, rõ ràng, ổn định có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thu hút vốn FDI. Các nước


đang phát triển cần tiếp thu kinh nghiệm này trong qúa trình hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình, đặc biệt là khi xây dựng các chính sách liên quan đến FDI như:

- Miễn giảm thuế thu nhập, thuế công ty, thuế tài sản cho những nhà đầu tư nước ngoài nếu họ tham gia vào những dự án đáp ứng một trong những yêu cầu có khả năng cải thiện cán cân thanh toán, đòi hỏi kỹ thuật – công nghệ cao, khối lượng vốn lớn…

- Chính sách tài chính cởi mở tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư hoạt động sản xuất - kinh doanh.

- Chính sách thương mại: Kinh nghiệm của Singapo tạo điều kiện để chế độ tự do hóa thương mại nhanh chóng đi vào cuộc sống. Các công ty trong nước và liên doanh được phép xuất khẩu và nhập khẩu các mặt hàng mà luật pháp không cấm, với biểu thuế xuất nhập khẩu hàng hóa là 0%. Do đó, kích thích được một khối lượng vốn lớn hàng năm của TNCs đổ về.

- Chính sách xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn kinh tế lớn. Chính phủ Singapo không ngừng tằng cường đầu tư cho giáo dục đào tạo

- Không ngừng bổ sung, sửa đổi kịp thời các cơ chế, chính sách ưu đãi giảm nhanh chi phí đầu tư và cải thiện mạnh mẽ các thủ tục hành chính nhằm tạo ra sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Trung Quốc đã thực hiện giảm nhanh cước phí viễn thông, giá điện, giá vận tải, giá thuê đất…

- Đa dạng hóa các hình thức đầu tư, các đối tác đầu tư nhằm tạo điều kiện thu hút ngày càng nhiều hơn FDI. Trung Quốc đã tăng dần tỷ trọng của các nhà đầu tư từ Mỹ, EU, Nhật Bản đồng thời tranh thủ đầu tư của Hoa Kiều từ Hồng Kông, Đài Loan và các nước trong khu vực.

- Tổ chức và thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư với các hình tức đa dạng như quảng cáo, tuyên truyền, chủ động kêu gọi các nhà đầu tư; Tạo điều


kiện cho hoạt động của các nhà đầu tư trong nước có hiệu quả nhằm kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài.

Hai là: Xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ

Singapo đã thành công trong việc xây dựng các nhà thầu phụ cho TNCs. Ban đầu các công ty địa phương nhận làm đại lý, tiêu thụ hàng hóa, liên doanh, liên kết với TNCs để lắp ráp các sản phẩm, dần dần họ đã trưởng thành và trở thành các nhà thầu phụ, sản xuất các linh kiện, phụ tùng và cuối cùng trở thành công ty con của TNCs.

Ba là: Xây dựng kết cấu hạ tầng

Kết cấu hạ tầng vững chắc là một yếu tố hết sức quan trọng khi các nhà đầu tư quyết định bỏ vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Việc phát triển các khu chế xuất, khu công nghệ cao là hết sức cần thiết. Đây chính là nơi hội tụ và kết hợp năng lực, chất xám của các nhà khoa học trong và ngoài nước nhằm phát triển công nghệ tiên tiến. Kinh nghiệm của Chính phủ Trung Quốc là luôn quan tâm đẩy mạnh và xây dựng cải tạo hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật. Theo thống kê, phần lớn trong số vốn đầu tư vào tài sản cố định giai đoạn 1990-1995 là được đầu tư vào xây dựng kết cấu hạ tầng, và giai đoạn 1997-2000 Trung Quốc tiếp tục huy động 1.000 tỷ nhân dân tệ đầu tư và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng trong cả nước [30]. Thái Lan rất coi trọng xây dựng hệ thống giao thông, sân bay, bến cảng, các khu công nghiệp, kho bãi, nhà xưởng… Năm 1990, Thái Lan chỉ có 55% số kilomet đường được trải nhựa, nhưng đến năm 1996 đã trải nhựa 98% số đường bộ của cả nước. Sân bay quốc tế Bangkốc của Thái Lan là sân bay quốc tế lớn trong khu vực, được trang bị hiện đại và là đầu mới mới nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt, mạng lưới thông tin bưu điện và viễn thông của Thái Lan được bao phủ trên cả nước và quốc tế.

Bốn là: Vai trò quản lý của nhà nước


Kinh nghiệm của Trung Quốc là đã tiến hành các cải cách lớn đối với bộ máy Chính phủ, cải tổ một bước các đơn vị kinh tế tổng hợp thành đơn vị điều hành vĩ mô, điều chỉnh và giảm bớt những đơn vị kinh tế chuyên môn, tăng cường những đơn vị hành pháp, giám sát và quản lý. Xác định chức năng chủ yếu của nhà nước là điều tiết kinh tế, giám sát và quản lý thị trường, quản lý xã hội phục vụ cộng đồng. Dựa vào đó Trung Quốc đã tiến hành cải cách chế độ thẩm duyệt hành chính các dự án đầu tư, Quốc vụ viện đã xóa bỏ

1.195 điều kiện thẩm duyệt hành chính, các cấp chính quyền địa phương cũng đã xóa bỏ một loạt các điều kiện thẩm duyệt hành chính.

Tóm lại, những bài học kinh nghiệm của các quốc gia nêu trên đã cho chúng ta thấy sự nỗ lực của họ trong thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư nói chung cũng như đầu tư nước ngoài nói riêng. Việt Nam là nước đi sau nên chúng ra có thể học hỏi nhiều kinh nghiệm quý báu, vận dụng vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nước mình nhằm thu hút ngày càng nhiều vốn FDI phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG FDI TỪ HOA KỲ VÀO VIỆT NAM TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY


2.1 ĐỘNG THÁI FDI TỪ HOA KỲ VÀO VIỆT NAM‌

2.1.1 Nhịp đô ̣đầu tư

Kể từ khi Việt Nam ban hành Luật đầu tư nước ngoài tháng 12/1987 đến hết ngày 22/6/2008, Hoa Kỳ đứng thứ 7/82 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam với 385 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 4,1 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 746 triệu USD, chiếm 18% tổng vốn đăng ký [2]. Tuy nhiên, con số này còn chưa phản ánh hết luồng vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Nam do một số công ty Hoa Kỳ như Tập đoàn Coca cola, Procter & Gamble, Unocal, Conoco… đầu tư vào Việt Nam thông qua các chi nhánh, công ty con của mình đăng ký tại một số nước khác như Hồng Kông, Bristish Virgin Island, Singapore… Lượng vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam qua nước thứ 3 là 63 dự án với vốn đăng ký là 3,479 tỷ USD và 2,457 tỷ USD vốn thực hiện. Con số trên đây cho chúng ta thấy được con số đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam là rất lớn nếu tính cả đầu tư qua nước thứ 3 thì tổng vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam là 7,6 tỷ USD [4].

Năm 2002 đánh dấu sự gia tăng đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Từ sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được thông qua, các nhà đầu tư Việt Nam đã tích cực chuẩn bị các điều kiện nhằm thu hút đầu tư từ đối tác quan trọng này, ngược lại, nhiều đoàn khảo sát Hoa Kỳ đã đến Việt Nam và kết quả là cuối năm 2002 có tới 41 dự án đầu tư với tổng số vốn là 182 triệu USD đã đầu tư vào Việt Nam (số lượng dự án năm 2001 là 28 tổng vốn đầu tư là 128 triệu USD).


Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, trong năm 2007 các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đầu tư 63 dự án mới vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 450 triệu USD. Đến tháng 6/2008 tổng số dự án Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam là 7 với tổng vốn đầu tư là 1,3 tỷ USD. Kết quả này đã đưa Hoa Kỳ đứng ở vị trí 7/82 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam (không kể qua nước thứ 3), nếu tính cả đầu tư qua nước thứ 3 thì Hoa Kỳ dẫn đầu trong số 82 nước đầu tư vào Việt Nam. [4]

2.1.1.1 FDI của Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam theo năm

Mặc dù các nhà đầu tư Hoa Kỳ có mặt sớm ở Việt Nam (từ năm 1988) và hoạt động rất tích cực nhưng nhịp độ đầu tư chưa ổn định, dung lượng vốn chưa tương xứng với tiềm lực kinh tế của đất nước này. Từ năm 1988, ngay năm đầu tiên Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam có hiệu lực, nhiều công ty xuyên quốc gia lớn của Hoa Kỳ như Ford Motor, Chrysler, IBM, General Electric, Mobil, Boeing… Đã cử đại biểu sang Việt Nam để nghiên cứu, thăm dò thị trường, kết nối và tìm kiếm cơ hội kinh doanh, xúc tiến bán hàng và hợp tác đầu tư. Cũng trong năm này, Hoa Kỳ đã có dự án đầu tư đầu tiên vào Việt Nam, dự án đầu tư của công ty Thái Bình Glass Enamed J.V với số vốn là 280 nghìn USD. Đến năm 1989, các công ty của Hoa Kỳ đã có thêm 2 dự án đầu tư ở Việt Nam, với số vốn nhiều gấp 6 lần dự án đầu tiên. Cuối năm 1993, cơ quan kiểm soát tài sản nước ngoài của Hoa Kỳ (OFAC – Office of foreign Assests Control) đã thông qua cơ chế kiểm soát cấp phép cho từng trường hợp và đã cấp giấy phép cho 160 công ty của Hoa Kỳ được vào hoạt động tại Việt Nam [4].


Đồ thị 2.1 FDI củ a Hoa Kỳ đầu tư theo năm

Từ năm 1988 đến 22/6/2008

Đơn vị: Triệu USD



1,600,000,000


1,400,000,000


1,200,000,000


1,000,000,000


800,000,000


600,000,000


400,000,000


200,000,000


0

1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 200J7un-08


Vốn đầu tư


Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (tính cả các dự án đầu tư qua nước thứ 3). Đơn vị tính triệu USD.

Từ sau 1995, khi hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao, quan hệ đầu tư giữa hai nước đã được đẩy lên một bước với việc Hoa Kỳ chính thức ký quyết định về đầu tư tư nhân ở nước ngoài (Hiệp định OPIC) và cho phép OPIC hoạt động tại Việt Nam bắt đầu từ ngày 19/3/1998. OPIC (Overseas Private Investment Corporation) hoạt động nhằm trợ giúp các nhà đầu tư Hoa Kỳ trong việc đầu tư ra nước ngoài thông qua các hoạt động xúc tiến đầu tư và giảm thiểu rủi ro trong đầu tư.

Sau Hiệp định Thương mại Việt Mỹ (BTA) có hiệu lực vào ngày 10/12/2001 FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam được mở rộng thực sự (bảng 2.1).

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí