Cơ C Ấu Ầu Đầu Tư Trực Tiếp Của Hàn Quốc Trong Lĩnh Vực Bất Động Sản Bđs Tại Việt Nam


lại ở đó Hàn Quốc còn tiến hành một loại sửa đổi “đạo luật đất đai dành cho người nước ngoài”- Alien Land Act đạo luật này cho người nước ngoài những quyền và nghĩ vụ như người Hàn Quốc trong việc sở hữu đất đai. Chính những sửa đổi cải cách của chính phủ Hàn Quốc đã làm cho thị trường BĐS Hàn Quốc thay đổi sâu sắc từ một thị trường đóng nhất trở thành một thị trường BĐS mở nhất trên thế giới. Cũng chính vì vậy mà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực BĐS Hàn Quốc tăng lên nhanh chóng từ những năm 1998, 1999. Đất đai Hàn Quốc tăng giá nhanh chóng. Đây có thể được coi là nguyên nhân mà Hàn Quốc không đầu tư vào BĐS năm 2000 và giai đoạn mấy năm sau đó là giai đoạn 2000-2003. Giai đoạn này cũng chính là giai đoạn sốt đất ở trên thị trường BĐS Việt Nam như đã phân tích và trình bày ở trên.

Bắt đầu từ năm 2003, Hàn Quốc mới quay trở lại đầu tư vào lĩnh vực BĐS Việt Nam, giai đoạn 2003- 2005 giai đoạn thị trường BĐS VIệt Nam cực kỳ trầm lắng, đầu tư của Hàn Quốc vào lĩnh vực BĐS Việt Nam có tăng lên về số lượng các dự án nhưng tổng vốn đầu tư vào cũng không tăng đột biến

Giai đoạn 2005-nay

Năm 2005 là năm đánh dấu nhiều mốc quan trọng, Luật đầu tư của Việt Nam ra đời, thay thế những luật đầu tư và đầu tư nước ngoài trước đó, với những cải cách rất thông thoáng, tạo điều kiện hết sức cho nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời cũng kể từ năm này chính sách đầu tư của Hàn Quốc cũng thay đổi chuyển từ tập trung đầu tư trong nước sang đầu tư ra nước ngoài. Chính từ hai nguyên nhân quan trọng này mà tình hình đầu tư của Hàn Quốc vào BĐS Việt Nam có những khởi sắc rõ rệt. Và đến 2006 thì Hàn Quốc mới thực sự quan tâm vầ đầu tư mạnh mẽ vào thị trường BĐS Việt Nam, cũng như nhiều nhà đầu tư nước ngoài khác, nhà đầu tư Hàn Quốc nhìn thấy triển vọng phát triển tươi sáng, rực rỡmàu mỡ của lĩnh vực này vào Việt Nam nên đầu tư rất tích cựclớn. Bên cạnh đó họ tự tin với những kinh nghiệm có được do đã trải qua đầu tư thực tế ở chính đất nước mình cũng vào giai đoạn phát triển,


tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như ở Việt Nam hiện nay nên họ càng thêm niềm tin đầu tư vào lĩnh vực BĐS Việt Nam. Hai năm liền liên tiếp là nhà đầu tư số một vào Việt Nam, Hàn Quốc đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực BĐS. Năm 2006 với 10 dự án tổng số vốn đầu tư đạt gần 900 triệu USD, trung bình mỗi dự án đạt gần 100 triệu USD một dự án, đến năm 2007 với 19 dự án nhưng vốn đầu tư đã đạt hơn 2,6 tỷ USD, nghĩa là hơn trung bình hơn 100 triệu USD một dự án. Như vậy sự vận động vốn của Hàn Quốc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam đang ngày càng tăng về số lượng dự án cũng như quy mô vốn của các dự án cũng ngày càng tăng.

c, 1.3Quy mô đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào lĩnh vực bất độngsảnBĐSViệt Nam theo quy mô dự án

* 20 dự án hàng đầu đầu tư vào lĩnh vực BĐS VN tính từ 1/1/1988- 29/4/2008 (Xem phụ lục 2)

Trong số 20 dự án đầu tư FDI vào BĐS lớn nhất Việt Nam, dự án khu đô thị Nam Thăng Long là dự án bất động sản lớn nhất Việt Nam với tổng vốn đầu tư khoảng 2,1 tỷ USD do liên doanh giữa Công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị và Công ty Development Planning Investment PTE. (một công ty thuộc Tập đoàn Ciputra của Indonesia) thực hiện. Ngoài các khu chung cư cao tầng, khu đô thị Nam Thăng Long sẽ có 3 loại nhà được thiết kế cho hộ gia đình, bao gồm nhà chia lô chất lượng cao, nhà bán độc lập và biệt thự. Các khu này có diện tích sử dụng 260-300 m², được thiết kế phù hợp với cuộc sống hiện đại. Dự kiến, khu đô thị này được xây dựng từ năm 2002 và sẽ hoàn thành vào năm 2010.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Trong số 20 dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam lớn nhất Hàn Quốc có 4 dự án trong top 20 dự án lớn nhất này, trong đó xếp ở vị trí cao nhất vị trí thứ 10 là dự án Hanoi Landmark Tower của tập đoàn Keangnam có vốn đầu tư 500 triệu. Sáng 25/8/2007, dự án tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower 70 tầng, cao 336m tại đường Phạm Hùng,


Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam - 9

Hà Nội đã được Tập đoàn Keangnam (Hàn Quốc) khởi công. Đây là tòa tháp cao nhất ở Việt Nam và cao thứ 17 trên thế giới. Trên diện tích 46.000m2, chủ đầu tư sẽ xây một tòa nhà tổng hợp 70 tầng và 2 tòa nhà chung cư 47 tầng. Trong đó, 910 căn hộ cao cấp và 36 tầng dùng làm văn phòng. Khách sạn được bố trí trên tầng cao để người ở được ngắm không gian xung quanh. Trên tầng 70 có đài quan sát để mọi người có thể ngắm cảnh toàn thành phố. "Ngoài việc mở rộng hướng kinh doanh của Keangnam, còn là việc chứng minh sự hợp tác và giao lưu kinh tế của hai nước Việt – Hàn nhân kỷ niệm 15 năm tình hữu nghị giữa hai nước”, ông Sung Woan Jong - Chủ tịch Tập đoàn Keangnam, ông cũng khẳng định quyết tâm hoàn thành công trình vào năm 2010, nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Dự án này thể hiện niềm tự hào của Keangnam Hàn Quốc tại Việt Nam, ngoài mục đích kinh doanh, nhằm đáp ứng cầu về văn phòng, căn hộ, và phòng của khách sạn cao cấp ở Hà Nội vừa tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.

Tiếp đến, dự án lớn thứ hai mà Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam là dự án của Công ty TNHH phát triển T.H.T. Công ty này là công ty 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc, là chủ dự án xây dựng khu đô thị Tây Hồ Tây. Đây sẽ là khu đô thị hiện đại, mang phong cách Hàn Quốc nằm bên bờ hồ Tây, có tổng diện tích hơn 210 ha. Dự án khu đô thị Tây Hồ Tây được chia thành nhiều giai đoạn, trong đó giai đoạn một có tổng mức đầu tư là 300 triệu USD, bao gồm toàn bộ cơ sở hạ tầng (như đường xá, hệ thống ngầm, hệ thống cấp thoát nước, thông tin liên lạc...). Trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây sẽ bao gồm các trung tâm tài chính, ngân hàng, thương mại, dịch vụ quốc tế, khách sạn cao cấp, văn phòng giao dịch, nhà ở, quảng trường trung tâm, trục đi bộ trung tâm, cây xanh, mặt nước...

Dự án lớn thứ ba của Hàn Quốc ở vị trí thứ 17 trong 20 dự án có tổng vốn đầu tư cao nhất vào lĩnh vực BĐS Việt Nam là dự án của một nhà đầu tư nước ngoài là Công ty TNHH công nghiệp Taekwang Vina với dự án xây


dựng Khu dân cư (KDC) 50 hécta tại KDC Long Tân - Phú Hội...trong số 44 dự án KDC vào Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai (Gọi là khu dân cư chứ không phải khu đô thị Long Tân- Phú Hội vì Long Tân và Phú Hội là hai xã thuộc Nhơn Trạch, Nhơn Trạch hiện đang là vùng nông thôn, tức có tỷ lệ lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu. Còn khu đô thị thì có điều kiện là tỷ lệ dân cư làm ở lĩnh vực phi nông nghiệp tối thiểu là 65% , điều này tương

đương vớitức làtỷ lệ làm nông nghiệp cao nhất là 35%. Đâylà điều kiện cần để gọi là đô thị-theo như quy định trong nghị định 72/2001/NĐ-CP về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị). Công ty Taekwang là công ty công nghiệp chuyên sản xuất xuất khẩu các loại giày thể thao, chuyên gia công các loại giày cho Nike nhưng lại đăng ký vào đầu tư vào khu dân cư Long Tân- Phú Hội những 290 triệu USD nhưng số vốn pháp định chỉ là con số lẻ 90 triệu USD. Nguyên nhân Taekwang chọn đầu tư vào KDC Long Tân-Phú Hội tỉnh Đồng Nai chứ không phải tỉnh nào khác vì Taekwang là công ty 100% vốn Hàn Quốc có trụ sở ở thành Phố Biên Hoà tỉnh Đồng Nai, có lẽ Teakwang có kinh nghiệm làm việc với dân cư cũng như chính quyền cũng tỉnh này, đầu tư vào KDC Long Tân-Phú Hội cũng vừa để tìm kiếm lợi nhuận-đây là khu du lich tiềm năng vừa tạo hình ảnh tốt nâng cao chất lượng cuộc sống cho những cư dân ở đây.

Dự án thứ tư trong 20 dự án hàng đầu vào BĐS Việt Nam của Hàn Quốc là công ty cổ phần Việt-Hàn đầu tư vào sân golf ở Long An. Cả nước hiện mới có 16 sân golf hoạt động, thì riêng Long An chỉ trong 2 năm rưỡi, từ tháng 9/2004 đến tháng 3/2007 đã có 13 dự án sân golf được chấp thuận đầu tư, và 5 dự án đang xem xét? Sau khi xem xét UBND tỉnh quyết định rgút xuống chọn 3 dự án đầu tư: Dự án sân golf xã Tân Mỹ - huyện Đức Hoà rộng 200ha do Công ty cổ phần (CTty CP) C.S.Q làm chủ đầu tư; dự án xã Mỹ Phú

- huyện Thủ Thừa rộng 280ha do Cty Hyoil Invesment làm chủ đầu tư; dự án xã Long Hậu - Phước Lại - huyện Cần Giuộc rộng 260ha do Cty CP Việt Hàn


làm chủ đầu tư. Ngoài lĩnh vực sản xuất cáp truyền thông, Việt Hàn Corporation (VHC) đã có nhà máy sản xuất cáp dồng với các sản phẩm cáp quang, cáp điện lực, cáp đặc chủng, nhựa. Bên cạnh đó, Công ty đã và đang xây dựng kế hoạch đầu tư gần 100 triệu USD triển khai các dự án bất động sản như cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, hạ tầng khu công nghiệp, dịch vụ du lịch... Mặc dù vốn đăng ký của CTCP Việt Hàn lên tới gần 300 triệu USD nhưng vốn thực hiện vào dự án xây dựng sân golf ở tỉnh Long An chỉ hơn 50 triệu USD, gần thấp nhất trong top 20 dự án hàng đầu này về vốn thực hiện.

Các loại hình BĐS cao cấp vẫn sẽ tiếp tục "sốt" cả về giá lẫn nhu cầu. Sự hấp dẫn này đang thu hút hàng loạt nhà đầu tư trong và ngoài nước vào cuộc với những dự án quy mô hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ USD. Hàn Quốc tiếp tục là nhà đầu tư chiến lược vào Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực BĐS. Phong cách đầu tư của các nhà đầu tư Hàn Quốc vào lĩnh vực BĐS Việt Nam thường là thành lập các công ty 100% vốn Hàn Quốc. Cũng có các doanh nghiệp liên doanh như Việt Hàn nhưng sau đó Việt Hàn trở thành công ty đại chúng khi niêm yết chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán thành phố HCM (HOSE) vào tháng 1/2008. Tình hình thu hút FDI của Hàn Quốc vào lĩnh vực BĐS Việt Nam chắc chắn sẽ còn nhiều đổi thay nhưng Hàn Quốc vẫn là đối tác chiến lược quan trọng trong sự phát triển của kinh tế Việt Nam nói chung, của BĐS Việt Nam nói riêng.

Theo các số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2007, Hàn Quốc vẫn tiếp tục đứng đầu danh sách các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với 403 dự án và tổng vốn đăng ký gần 4,2 tỷ USD. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Hàn Quốc giữ ngôi vị đầu bảng này. Và cũng theo phân tích trên bảng 3 cho thấy Hàn Quốc là nhà đầu tư trực tiếp lớn thứ ba vào lĩnh vực BĐS Việt Nam tính đến tháng 4 năm 2008. Vậy nên, Hàn Quốc là một trong các đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam.


2.2 Cơ c ấuầu đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc trong lĩnh vực bất động sản BĐS tại Việt Nam

a,2.1Cơ cấu đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam, từ đó cho thấy tỷ trọng thu hút đầu tư trực tiếp của lĩnh vực BĐS so với các lĩnh vực quan trọng khác trong nền kinh tế giai đoạn 1/1/1988- tháng 4/2008


Biểu đồ 21: Phân bổ nguồn vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam, từ 1988- tháng 4/ 2008

Phân bổ nguồn vốn đầu tư FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam (1988- T4/2008)

Lĩnh vực

khác 17%

CN nhẹ

22%

BĐS 29%

Khách sạn- Du lịch 5%

Nông lâm ngư nghiệp

1%

CN nặng

26%

1

2

3

4

5

6


(Nguồn: Tổng hợp số liệu Cục đầu tư nước ngoài-Bộ kế hoạch đầu tư)


Nhìn vào biểu đồ phân bổ nguồn vốn FDI của Hàn Quốc từ khi đầu tư vào VN( 1988) đến tháng 4/2008 thì Hàn Quốc đầu tư mạnh vào lĩnh vực BĐS Việt Nam. Tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực BĐS của Hàn Quốc là chiếm tới 29% cao hơn cả các ngành công nghiệp nhẹ (22%), công nghiệp nặng (26%), đó là còn chưa kể đến Hàn Quốc đầu tư vào khách sạn và du lịch chiếm tới 5% tổng vốn đăng ký đầu tư FDI vào Việt Nam. Mặc dù số dự án đầu tư vào lĩnh vực BĐS chỉ là 41 dự án còn các lĩnh vực công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng gấp 20, 10 lần thế mà số vốn đầu tư vẫn ít hơn vốn đầu tư mà lĩnh vực bất động sản thu hút được. Hai năm trở lại đây( năm 2006 và 2007) Hàn Quốc luôn dẫn đầu danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Các nhà đầu tư Hàn Quốc rất quan tâm đến thị trường BĐS Việt Nam.

Ông Liew Mun Leong - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn bất động sản hàng đầu châu Á - CapitaLand nhận xét: Việt Nam đang có một nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất tại Đông Nam Á. Trong 3 năm qua, Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng GDP trên 8% và quá trình đô thị hoá hiện đang diễn ra với tốc độ chóng mặt, đạt trên 25%. Với tốc độ đô thị hoá và mức độ giàu có đang tăng lên, nhu cầu về nhà ở, văn phòng chất lượng cao, các trung tâm bán lẻ, cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu đi lại và sinh hoạt rất lớn. Đối với một đất nước đang phát triển như Việt Nam, nguồn cung cho những lĩnh vực này đang thiếu. Vì vậy Việt Nam đã trở thành thị trường trọng điểm của nhiều tập đoàn bất động sản lớn tại châu Á chỉ sau Trung Quốc.

Theo Công ty quản lý và tiếp thị bất động sản CBRE Vietnam, thị trường văn phòng, trung tâm thương mại (TTTM), khách sạn và nhà ở cao cấp… tại các đô thị của Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại vẫn luôn trong tình trạng “cháy hàng”. Trong khi đó, nguồn cung cho thị trường, từ nay đến 2010 là rất ít, không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển. “Điểm chính của thị trường BĐS Việt Nam, đặc biệt là về văn phòng, TTTM, khách sạn và nhà ở cao cấp những năm tới là nhu cầu vẫn ở mức cao trong khi nguồn cung vẫn


hạn chế. Do vậy giá đất, giá cho thuê văn phòng, khách sạn và căn hộ ở Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa” – ông Marc Townsend, chuyên gia CBRE khẳng định.

Hàn Quốc là nhà đầu tư rất có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng cao ốc, văn phòng và đặc biệt là xây dựng khu đô thị mới và khách sạn ở Việt Nam. Chúng ta ai cũng biết hoặc nghe qua cái tên DAEWOO, khách sạn năm sao Daewoo nằm ngay giữa thủ đô Hà Nội. Tập đoàn Daewoo cũng triển khai một loạt dự án mở rộng đầu tư ở Việt Nam: Daewoo là một trong năm nhà đầu tư Hàn Quốc chủ đầu tư dự án xây dựng khu đô thị Tây Hồ Tây ven sông Hồng, với vốn đăng ký đầu tư là 314 triệu USD. Tập đoàn LG Engineering & Construction đang đàm phán về kế hoạch xây dựng một khu đô thị mới rộng 360 ha tại huyện Nhà Bè và một số dự án bất động sản ở các nơi khác. Ông Thái Văn Rê, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cho biết, công ty này dự kiến sẽ xây dựng 14 km đường cao tốc Tân Sơn Nhất - Bình Lợi, trị giá 318 triệu USD. Đổi lại, TP.HCM sẽ cho Công ty thuê diện tích đất có giá trị tương đương để đầu tư khu đô thị và các dự án bất động sản. Năm 2007, tại Hà Nội, Tập đoàn Keangnam (Hàn Quốc) đã làm lễ động thổ dự án Keangnam Hanoi Landmark Tower với số vốn 500 triệu USD, tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower sẽ là tòa nhà cao nhất Việt Nam với quy mô 578.957 m2 tổng diện tích xây dựng, một cao ốc 70 tầng và hai cao ốc chung cư 47 tầng với khách sạn 910 căn hộ cao cấp và 36 tầng làm văn phòng. Ông Park Sam Koo, Chủ tịch Tập đoàn Kumho Asiana - một trong 7 tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc và đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam - cho biết tập đoàn này có kế hoạch đầu tư thêm 4 tỷ USD cho một số dự án tại Việt Nam. Trong số đó, đáng kể nhất là dự án xây dựng Trung tâm Văn hóa Thương mại Giảng Võ và khu triển lãm Mễ Trì (Hà Nội), với tổng vốn 2,5 tỷ USD. Hiện Kumho Asiana đã có 1 tỷ USD vốn đầu tư tại Việt Nam.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí