Các Dự Án Đầu Tư Lớn Qua Nước Thứ 3 Của Hoa Kỳ Từ Năm 1991 Đến Tháng 6 Năm 2008


Standards được đầu tư từ Singapo; Intel được đầu tư từ chi nhánh tại Hồng Kông; Conoco, Semtech, Cty TNHH Trung tâm thương mại VinaCapital được đầu tư từ Vương quốc Anh; và Pepsi lại được đầu tă từ chi nhánh các công ty Hoa Kỳ đóng tại Hà Lan. Petronas Carigali Overseas lại được xuất phát từ Mauritius, công ty Crown lại được đầu tư từ Bermuda, Dầu khí 16.2 Conoco Phililips lại được đầu tư từ Hàn Quốc.

Bảng 2.5 Các dự án đầu tư lớn qua nước thứ 3 của Hoa Kỳ từ năm 1991 đến tháng 6 năm 2008

Đơn vị tính triệu USD


Stt

Năm

Tên dự án

TVDT

TVDT

VPĐ

FDKKD


1


1991

Kinh doanh Petronas

Carigali Overseas


65


65


65


Mauritius

2

1991

Cty Pepsi Viet Nam

3,4

180

90

Hà Lan


3


1994

Cty TNHH nước giải

Coca - Cola Ngọc Hải


20


151


45


Singapore


4


1994

CTLD TNHH Crown

Hanoi


41


49


25


Bermuda


5


1994

Cty TNHH Procter &

Gamble Việt Nam


14


83


83


Singapore


6


1996


Dầu khí Conoco


30


30


30

BritishVir

gin Islands


7


1998

Cty TNHH Caltex Việt

Nam


19


19


10


Singapore


8


2000

Dầu khí 16.2 Conoco

Phililips


22


22


22


Hàn Quốc


9


2002

Cty TNHH nước giải

khát Coca-Cola Việt Nam


224


358


163


Singapore


10


2006

Cty TNHH Intel

Products Việt Nam


605


605


106

Hồng

Kông


11


2007

Chi nhánh Pepsico Bình

Dương


40


40


40


Hà Lan


12


2007

Cty TNHH Trung tâm thương mại VinaCapital


325


325


65

BritishVir gin Islands


13


2008

Công ty Semtech Ltd B.V.I


538


538


538

BritishVir gin Islands

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam - 10

Nguồn:Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.


Tuy nhiên, cũng có rất nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài của doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn đã được đầu tư trực tiếp từ Hoa Kỳ. Ví dụ, các khoản đầu tư lớn của Ford, Citibank, Cargill, Colgate và Unocal. Mặc dù nhiều hơn đáng kể so về con số so với các khoản đầu tư được thực hiện thông qua các công ty con đặt tại nước ngoài, các dự án đầu tư được thực hiện trực tiếp từ Mỹ, theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, thường có quy mô nhỏ hơn và có tỷ lệ thất bại cao hơn các dự án đầu tư qua nước thứ 3

2.2 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ FDI TỪ HOA KỲ VÀO VIỆT NAM

2.2.1 Những kết quả đạt được

Trong suốt 20 năm kể từ khi thực hiện Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đặc biệt từ năm 1995 đến nay nguồn vốn FDI từ Hoa Kỳ đã tạo dựng những cơ sở ban đầu quan trọng và đóng góp một phần đáng kể vào thành công của công cuộc đổi mới ở Việt Nam.

2.2.1.1 FDI của Hoa Kỳ đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển tại Việt Nam.

Đối với Việt Nam, thu hút FDI là nhu cầu khách quan, xuất phát từ cả hai phía: khả năng tận dụng lợi thế phát triển sẵn có của đất nước (tài nguyên, lao động, môi trường chính trị - xã hội ổn định…) và những ưu thế, cơ hội to lớn mà thời đại tạo ra (vốn, công nghệ, kỹ thuật, thị trường…) để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Đến nay chúng ta đã có 82 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, nguồn vốn FDI năm 2004 chiếm 14,2%, năm 2005 chiếm 14,9%, năm 2006 chiếm 15,9%, năm 2007 chiếm 16% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong số các nhà đầu tư lớn đó Hoa Kỳ xếp thứ 1 nếu tính cả đầu tư qua nước thứ 3 với 3,2 tỷ USD vốn thực hiện cho đầu tư phát triển tại Việt Nam, đóng góp tích cực cho việc giải quyết nhu cầu vốn của nền kinh tế. Thông qua vốn đầu tư của Hoa Kỳ, nhiều nguồn lực trong nước được khai


thác và sử dụng tương đối hiệu quả, đồng thời góp phần tạo tốc độ tăng trưởng hợp lý ở các địa phương, đặc biệt là ở các tỉnh và thành phố lớn.

2.2.1.2 Việc tăng cường thu hút vốn FDI từ Hoa Kỳ đã tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam.

Đến nay nước ta có quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới, quan hệ đầu tư với 82 nước và vùng lãnh thổ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi để nước ta tham gia sâu rộng hơn vào các hoạt động kinh tế, góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

Bằng việc đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã góp phần phát triển mạnh khối lượng và chất lượng các dự án đầu tư, từ đó có thể giúp Việt Nam tăng cường xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ, NICs… đồng thời còn gắn liền với việc nhập khẩu máy móc, thiết bị và công nghệ từ Hoa Kỳ. Công ty Nike sản xuất giầy dép thể thao khoảng 20 triệu đôi giầy mỗi năm, chiếm 12% tổng giầy dép Nike trên toàn thế giới và chiếm tới 7% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Công ty Cargill cùng Vinacafe xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ khoảng 120 triệu USD/năm. Nhiều mặt hàng trong nước nhờ thương hiệu của các tập đoàn lớn có chi nhánh hoạt động tại Việt Nam mà tiêu thụ được sản phẩm ở nước ngoài nhiều hơn và ổn định hơn. Tuy nhiên số liệu này chưa phản ánh hết được tác dụng tích cực rõ rệt của các dự án đầu tư nước ngoài đối với việc “xuất khẩu tại chỗ”, như những doanh thu và lợi nhuận từ kinh doanh khách sạn, du lịch, dịch vụ; bán các nguyên vật liệu hàng hóa và dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để lấy ngoại tệ... Nguồn ngoại tệ thu được từ bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ này là đáng kể song chưa được thống kê và đánh giá đầy đủ.

Với nguồn vốn đầu tư của mình, các nhà đầu tư của Hoa Kỳ đã phần nào thúc đẩy quá trình mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển như dầu khí, công nghiệp nặng, các ngành dịch vụ như:


Giao thông vận tải - bưu điện, khách sạn – du lịch, tài chính – ngân hàng. Bên cạnh đó còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế trong nước tiếp cận ngày càng nhiều hơn với thị trường quốc tế và thực hiện quá trình hội nhập quốc tế.

2.2.1.3 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đầu tư của Hoa Kỳ tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Cơ cấu đầu tư theo ngành của Hoa Kỳ theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp hóa và dịch vụ. Nhiều công nghệ mới, hiện đại đã được các nhà đầu tư Hoa Kỳ đưa vào Việt Nam như công nghệ khai thác dầu khí ngoài khơi, lắp đặt tổng đài kỹ thuật số… Nhìn chung phần lớn các trang thiết bị đồng bộ, có trình độ cao hơn hoặc ít nhất là bằng các thiết bị tiên tiến đã có trong nước đã góp phần nâng cao năng lực công nghệ của nền kinh tế Việt Nam. Cơ cấu ngành của FDI dịch chuyển dần qua các năm tương đối phù hợp với yêu cầu định hướng của đất nước.

Bên cạnh đó, những kinh nghiệm quản lý tiên tiến và phương thức kinh doanh hiện đại đã được phổ biến góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đổi mới tư duy, cách thức quản lý, công nghệ để nâng cao được chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.

2.2.1.4 Nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, tăng sức cạnh tranh cho nhiều sản phẩm và doanh nghiệp.

Nguồn vốn FDI của Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam, đã được bổ sung, phát triển nhiều ngành nghề, sản phẩm mới làm phong phú, đa dạng hơn thị trường trong nước. Trong đó đáng chú ý là các ngành công nghiệp quan trọng như ô tô Ford, tin học Intel, viễn thông Motorola... các dự án FDI còn có tác dụng lan toả ảnh hưởng, thúc đẩy cạnh tranh, hình thành các xí nghiệp để tăng


thêm giá trị của sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, tạo ra những bước ngoặt đáng ghi nhận trong sự phát triển của nước ta.

Hiện nay ngành công nghiệp chiếm tới 84% tổng vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Trong đó, chiếm đa số là ngành công nghiệp ô tô, máy giặt, tủ lạnh, thiết bị điện tử, da giày. .... Đầu tư nước ngoài đã góp phần làm tăng đáng kể năng lực của các ngành công nghiệp Việt Nam.

Nhờ được trang bị công nghệ mới, kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến nên sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá, của doanh nghiệp đã nâng lên đáng kể. Nhiều sản phẩm đã có chỗ đứng và chiếm thị phần tương đối cao không những trên thị trường nội địa mà cả ở thị trường ngoài nước. Sự cạnh tranh về nhiều mặt của các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước đã thúc đẩy tính cạnh tranh của nền kinh tế và làm cho sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung ngày càng được nâng lên.

2.2.1.5 Góp phần ổn định về mặt kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Nhờ mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và tham gia trực tiếp và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chúng ta đã học hỏi, đúc kết được nhiều kinh nghiệm về quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp, phong cách làm việc của các nhà đầu tư, nhà quản lý ở nước bạn. Một số doanh nghiệp của Hoa Kỳ đã tạo điều kiện cho lao động Việt Nam được tiếp cận với kỹ năng, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến ngay tại doanh nghiệp hoặc gửi đi đào tạo ở nước ngoài. Nguồn lao động cũng được rèn luyện về kỹ thuật, tác phong lao động công nghiệp và thích ứng dần với cơ chế quản lý mới. Công ty Nike có khoảng 40.000 công nhân làm việc trong các xưởng liên doanh, công ty Coca Cola đã thu hút được gần 1.000 lao động, công ty nước giải khát quốc tế IBC thu hút gần 1.300 lao động

Ở những địa phương có nhiều dự án thu hút FDI của Hoa Kỳ như Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Định... đã thu


hút một số lượng lớn lao động, cả lao động kỹ thuật và lao động giản đơn. Không chỉ tạo việc làm cho khu vực đô thị mà cả lao động từ nông thôn, làm quan hệ cung cầu về lao động chuyển từ cung lớn hơn cầu sang ngang bằng hoặc thậm chí cầu lớn hơn cung. Tại Bình Dương, Đồng Nai đã xuất hiện tình trạng thiếu lao động tại chỗ.

Cùng với sự phát triển của khu vực FDI, một số khu vực sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ cho khu vực sản xuất này thuộc các thành phần kinh tế khác cũng phát triển theo. Các thành phần kinh tế phát triển sẽ nâng cao tạo việc làm cho người lao động. Hiện nay, với chính sách tăng dần tỷ lệ nội địa hóa trong các doanh nghiệp có vốn FDI như công nghiệp chế tạo ô tô, giày da, nước giải khát, thức ăn gia súc…đã hình thành một số doanh nghiệp vệ tinh cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho các doanh nghiệp FDI. Việc hình thành các doanh nghiệp vệ tinh sẽ nảy sinh tuyển dụng thêm lao động, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Doanh nghiệp American Feed tạo việc làm trực tiếp cho 130 lao động nhưng lại tạo việc làm cho 3.010 lao động gián tiếp. Công ty nước giải khát Coca Cola tạo việc làm cho 1.500 lao động trực tiếp và

18.030 lao động gián tiếp [33, tr196]

Như vậy ngoài khả năng thu hút lao động trực tiếp thì khu vực FDI đã đóng vai trò rất quan trọng đối với việc thu hút lao động gián tiếp của các doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế.

Các doanh nghiệp FDI của Hoa Kỳ đang góp phần tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường lao động, thu hút chất xám từ khu vực kinh tế trong nước, thúc đẩy lực lượng lao động trẻ tự đào tạo một cách tích cực. Các công ty này đã

tạo ra tác phong làm việc kiểu công nghiệp, có kỷ luật.

̉̉̉̉̉̉̉̉̉̉̉̉ ̉̉̉̉̉̉

2.2.1.̉̉̉̉̉̉6̉̉̉̉̉̉ Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại

Với vai trò là một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, việc các nhà đầu tư Hoa Kỳ đầu tư vốn FDI vào Việt Nam đã có tác động mạnh mẽ tới các


nhà đầu tư nước ngoài khác trong khu vực và trên thế giới, khiến họ thêm tin tưởng vào đường lối chính sách của Việt Nam cũng như tăng thêm sự hấp dẫn của thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng này. Với hơn 80 triệu dân và chi phí nhân công rẻ, khuyến khích và tạo điều kiện cho các luồng vốn từ các nước chuyển vào cùng với công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ nói riêng và đầu tư trực tiếp của các nước, vùng lãnh thổ nói chung vào Việt Nam đã góp phần tăng cường thế và lực của nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới.

Qua phân tích trên có thể thấy những tác động của nguồn FDI Hoa Kỳ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Hoa Kỳ luôn khẳng định là đối tác quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Việt Nam. Tuy vậy, ngoài những tác động tích cực này cũng có những tồn tại hạn chế cần phải xem xét và đánh giá.

2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân trong thu hút FDI từ Hoa Kỳ

Trong những năm qua, mặc dù hoạt động FDI của Hoa Kỳ tại Việt Nam đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và thành tựu thu hút vốn FDI nói riêng. FDI từ Hoa Kỳ đã đầu tư vào hầu hết các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Song dòng vốn FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam vẫn còn chưa tương xứng với tiềm lực kinh tế của Hoa Kỳ cũng như nhu cầu thực tế của Việt Nam. FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam trong những năm qua chỉ chiếm một phần không đáng kể trong tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Hoa Kỳ. Những khó khăn, hạn chế trong việc thu hút vốn FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam là:

2.2.2.1 Nền kinh tế Việt Nam chưa thực sự phát triển để có thể thu hút mạnh được vốn và công nghệ từ Hoa Kỳ

Mặc dù Hoa Kỳ có tiềm lực rất mạnh về tài chính và công nghệ nhưng kinh tế của Việt Nam lại chưa thực sự phát triển đủ mạnh để có thể hấp thu


được những công nghệ hiện đại từ Hoa Kỳ. Rất nhiều công nghệ của Hoa Kỳ chưa tương thích với trình độ phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam, bởi việc sử dụng công nghệ đòi hỏi một đội ngũ lao động lành nghề, mà Việt Nam chưa thể đáp ứng được trong ngắn hạn. Thêm nữa, giá cả công nghệ lại quá đắt, mặt khác việc sử dụng công nghệ ở Việt Nam vẫn phải gắn với vấn đề giải quyết việc làm. Trong thời gian qua không thể phủ nhận sự hỗ trợ của Hoa Kỳ trong việc chuyển giao công nghệ mới, hiện đại cho Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vì chạy theo lợi nhuận mà chủ đầu tư đã không ngần ngại nhập vào Việt Nam những công nghệ rẻ tiền và đang trở nên lạc hậu với thế giới, nhưng lại khai giá công nghệ cao lên để vừa chứng tỏ tính hiện đại của công nghệ, vừa làm tăng tỷ lệ góp vốn nhằm tăng lãi suất sau này. Do đó, Việt Nam vẫn còn hạn chế trong tiếp cận công nghệ, kỹ thuật tiên tiến và phải chịu rủi ro sau khi dự án kết thúc, hiệu quả của công nghệ không cao hoặc không nghệ không thể sử dụng được.

Đặc biệt, một số lĩnh vực mà Hoa Kỳ có ưu thế về công nghệ và Việt Nam cũng rất cần cho sự phát triển kinh tế như xây dựng, nông - lâm nghiệp…thì công nghệ hiện đại chuyển giao vào Việt Nam rất hạn chế.

Bên cạnh đó các sản phẩm của các công ty Hoa Kỳ còn quá cao không thích hợp với người tiêu dùng Việt Nam với mức thu nhập còn thấp.

Có thể nói trình độ phát triển kinh tế thị trường và quy mô thị trường của nền kinh tế Việt Nam đang ở trình độ thấp đã dẫn đến tình trạng trên. Hơn nữa xuất phát từ phía Hoa Kỳ, các tập đoàn kinh tế lớn của họ lại chú ý tới những thị trường tiềm năng lớn, tính cạnh tranh cao, thông thoáng về thủ tục hành chính và tính minh bạch của chiến lược thu hút đầu tư trong khi đó thể chế thu hút đầu tư của Việt Nam còn rất nhiều hạn chế.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí