Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện liên quan đến Hoa Kỳ thậm chí cao hơn so với số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong báo cáo thông thường trước đây. Số liệu về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong báo cáo nước ngoài thực hiện liên quan đến Hoa Kỳ là bằng chứng hùng hồn cho thấy đầu tư của các doanh nghiệp Hoa Kỳ cao hơn đáng kể so với con số trong các báo cáo thông thường trước đây và phản ứng mạnh mẽ hơn nhiều sau khi Hiệp định Thương mại được thực hiện. Từ năm 1995 đến tháng 6 – 2006, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện liên quan đến Hoa Kỳ gần gấp bốn lần so với số vốn đầu tư nước ngoài thực hiện của Hoa Kỳ trong các báo cáo thông thường trước đây. Có nghĩa là, cứ mỗi đô la đầu tư trực tiếp nước ngoài được ghi nhận là của Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam thì sẽ có 4 đô la vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện nữa được đầu tư vào Việt Nam thông qua các doanh nghiệp Hoa Kỳ đóng tại các nước thứ 3 [4]. Một điều rõ ràng là doanh nghiệp Hoa Kỳ đã đầu tư mạnh vào Việt Nam trong thập kỷ cuối của thế kỷ XX và thập niên đầu của thế kỷ XXI.
Vốn đầu tư trực tiếp liên quan đến Hoa Kỳ đã tăng đặc biệt nhanh kể từ khi thực hiện Hiệp định Thương mại vào năm 2001. Trung bình vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện hàng năm liên quan đến Hoa Kỳ tăng gấp đôi trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2006, so với giai đoạn từ năm 1996 đến 2001. Cho tới năm 2005 và 2006, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện liên quan đến Hoa Kỳ chiếm 20% trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài rót vào Việt Nam. §ầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ 6 tháng đầu năm 2008 đạt
1.327 triệu USD [4]. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan đến Hoa Kỳ tăng kể từ khi có Hiệp định Thương mại cũng là một yếu tố góp phần làm tăng tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trong các năm qua.
Bảng 2.1: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện từ Hoa Kỳ trước và sau khi có Hiệp định thương mại
Đơn vị: Triệu USD
ĐT của Hoa Kỳ qua nước thứ 3 | ĐT của Hoa Kỳ không qua nước thứ 3 | Tỷ lệ FDI thực hiện liên quan đến Hoa Kỳ trong tổng vốn FDI thực hiện vào Việt Nam. | |
1996 | 220 | 75 | 8% |
1997 | 266 | 133 | 9% |
1998 | 271 | 89 | 11% |
1999 | 274 | 52 | 12% |
2000 | 196 | 62 | 8% |
2001 | 258 | 90 | 11% |
TB 1996-2001 | 248 | 84 | 10% |
2002 | 169 | 65 | 7% |
2003 | 449 | 136 | 17% |
2004 | 531 | 27 | 19% |
2005 và 6 /2006 | 1007 | 261 | 20% |
TB 2002 – 2006 | 479 | 109 | 16% |
Tổng | 3.641 | 991 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Chủ Yếu Tác Động Đến Thu Hút Fdi Nói Chung Và Fdi Từ Hoa Kỳ Nói Riêng
- Kinh Nghiệm Của Một Số Nước Châu Á Về Thu Hút Fdi Từ Hoa Kỳ
- Động Thái Fdi Từ Hoa Kỳ Vào Việt Nam
- Fdi Từ Hoa Kỳ Vào Việt Nam Theo Hình Thức Đầu Tư
- Các Dự Án Đầu Tư Lớn Qua Nước Thứ 3 Của Hoa Kỳ Từ Năm 1991 Đến Tháng 6 Năm 2008
- Năng Lực Của Các Đối Tác Trong Nước Còn Nhiều Hạn Chế
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Nguồn:Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Số liệu trong hình này chưa được điều chỉnh để thể hiện các dự án đã hết hạn và các dự án đã giải thể.
Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ chính thức có hiệu lực ngày 10 tháng 12 năm 2001 đã đưa quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ lên một bước mới. Khi hiệp định có hiệu lực, Hoa Kỳ áp dụng quy chế tối huệ quốc (MFN) đối với Việt Nam. Sau khi được hưởng quy chế này, thuế suất cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ giảm trung bình từ 40% xuống còn 4%. Điều này cũng có nghĩa là Hiệp định đã mở cửa thị trường
khổng lồ của Hoa Kỳ cho các nhà xuất khẩu Việt Nam trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng với các nước khác. Ngoài ra, theo Hiệp định thương mại, Việt Nam cam kết thực hiện theo lộ trình trong vòng 10 năm các thay đổi về luật pháp, chính sách, quy định và cải cách hành chính, chủ yếu theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thương mại thế giới WTO và các thông lệ quốc tế. Các cam kết toàn diện trong Hiệp định thương mại của hai quốc gia sẽ không chỉ thúc đẩy thương mại hai chiều giữa hai nước mà còn tăng thêm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam đối với các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Trên thực tế sau hơn 6 năm thực thi hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, cho tới nay (15/6/2008) tổng vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam (kể cả qua nước thứ 3) là 2,457,382,323 USD [4]. Chiếm 20% trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện được rót vào Việt Nam, gấp đôi tỷ lệ trước khi có hiệp định thương mại. Theo số liệu thống kê, riêng 6 tháng đầu năm 2008, tổng số vốn Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam là 1,327,614,000 USD trong khi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là 31,6 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan đến Hoa Kỳ tăng kể từ khi có Hiệp định thương mại cũng là một yếu tố góp phần làm tăng tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trong những năm gần đây. Tuy nhiên khoản đầu tư này lại quá nhỏ chỉ chiếm khoảng 0,72% đầu tư của Hoa Kỳ vào châu Á. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này xuất phát từ quy mô thị trường của Việt Nam còn nhỏ, chưa đáp ứng đòi hỏi của các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Các nhà đầu tư còn chờ thị trường Việt Nam mở cửa khu vực dịch vụ và một số lĩnh vực khác theo lộ trình gia nhập WTO, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, ngân hàng. Tuy nhiên môi trường đầu tư của Việt Nam làm cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ ngần ngại, bởi họ rất quan tâm đến chính sách đầu tư của Việt Nam có minh bạch và nhất quan hay không. Tuy nhiên, cho dù lý do gì đi nữa thị thực tế đầu tư thấp của Hoa Kỳ ở Việt Nam cũng khiến cho cả hai nước đề chịu thiệt thòi, bởi
Hoa Kỳ là nước có công nghệ nguồn, có tiềm lực tài chính mạnh, nhiều tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia hàng đầu thế giới. Các dự án đầu tư của họ thường gấp hơn nhiều lần so với các đối tác từ các nước khác và thường tập trung vào mảng công nghệ cao - là lĩnh vực mà nước ta đang có nhu cầu lớn. Bảng số liệu thống kê về đầu tư của Hoa Kỳ trước và sau khi có hiệp định Thương mại đã phần nào phản ánh tác động của Hiệp định thương mại tới đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam.
2.1.2 Về tình hình phân bổ FDI
2.1.2.1 FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam theo ngành kinh tế
Cơ cấu FDI theo ngành nghề phản ánh chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, phản ánh mức độ phù hợp giữa đầu tư và yêu cầu cân đối các ngành trong nền kinh tế. Từ khi Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm vận Việt Nam, đặc biệt là từ sau khi Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực tới nay, các dự án đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam được thực hiện trên nhiều lĩnh vực nhưng với mức độ khác nhau ở mỗi ngành khác nhau. (bảng 2.2)
Bảng 2.2 Đầu tư trực tiếp nước từ Hoa Kỳ theo ngành
Từ ngày: 01/01/1988 đến ngày: 15/6/2008
Đơn vị: Triệu USD
Ngành | Kể cả qua nước thứ 3 | Không kể qua nước thứ 3 | |||||
SDA | VĐK | VTH | SDA | VĐK | VTH | ||
I | Công nghiệp | 33 | 2,681 | 2,259 | 246 | 1,252 | 484 |
CN dầu khí | 4 | 661 | 1,376 | 5 | 85 | 169 | |
CN nặng | 15 | 1,206 | 181 | 129 | 746 | 254 | |
CN nhẹ | 5 | 92 | 62 | 79 | 265 | 22 | |
CN thực phẩm | 5 | 605 | 517 | 18 | 68 | 11 | |
Xây dựng | 4 | 114 | 120 | 15 | 86 | 25 | |
II | Nông, lâm nghiệp | 3 | 90 | 29 | 36 | 175 | 61 |
Nông-lâm nghiệp | 3 | 90 | 29 | 30 | 153 | 48 | |
Thủy sản | 6 | 21 | 12 | ||||
III | Dịch vụ | 27 | 725 | 169 | 114 | 2,703 | 199 |
Dịch vụ | 7 | 7 | 5 | 62 | 70 | 20 | |
GTVT – Bưu điện | 2 | 22 | 14 | 9 | 189 | 24 | |
Khách sạn-Du lịch | 6 | 201 | 18 | 13 | 2,161 | 74 | |
Tài chính-ngân hàng | 7 | 48 | 65 | 9 | 150 | 38 | |
Văn hóa-y tế-giáo dục | 2 | 74 | 8 | 20 | 113 | 35 | |
XD văn phòng-căn hộ | 3 | 371 | 56 | 1 | 16 | 7 | |
Tổng số | 63 | 3,479 | 2,457 | 396 | 4,130 | 746 |
Nguồn:Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Qua bảng ta thấy phần lớn đầu tư của Hoa Kỳ được thực hiện bởi các công ty con của Hoa Kỳ tại nước ngoài. Đầu tư được thực hiện bởi các công ty con của Hoa Kỳ vào Việt Nam chỉ chiếm 16% số lượng dự án nhưng chiếm
tới 84% lượng vốn đăng ký và gấp 3 lần vốn thực hiện của tổng vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam.
Công nghiệp
* Đầu tư qua nước thứ 3
Vốn đầu tư của Hoa Kỳ chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp. Đầu tư của ngành này chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về số lượng dự án lẫn tổng vốn đầu tư. Các dự án của Hoa Kỳ qua nước thứ 3 đầu tư vào công nghiệp và xây dựng chiếm 52% tổng số dự án, chiếm 77% tổng số vốn đăng ký và chiếm tới 92% vốn đầu tư thực hiện. Trong đó gồm có:
Công nghiệp dầu khí: thu hút 4 dự án nhưng vốn đăng ký là 661 triệu USD và vốn thực hiện lên tới 1,376 tỷ USD chiếm tới 61% tổng lượng vốn đầu tư thực hiện vào ngành công nghiệp. Trong đó có các tập đoàn dầu khí danh tiếng như Conoco đầu tư từ Anh Quốc với tổng vốn đầu tư là 30 triệu USD năm 1996. Hợp đồng hợp tác kinh doanh Petronas Carigali Overseas đầu tư từ Mauritius năm 1991 với tổng vốn đầu tư là 65 triệu USD [4]
Công nghiệp nặng: Ngành này thu hút 15 dự án với tổng vốn đầu tư là 1,206 triệu USD, vốn thực hiện là 181 triệu USD chiếm 8% tổng lượng vốn đầu tư thực hiện vào ngành công nghiệp. Trong đó đáng kể nhất là dự án của Intel Products năm 2006, 395 triệu USD qua Hồng Kông. Cty TNHH Procter & Gamble Việt Nam đầu tư 83 triệu USD từ Singapo năm 1996. Cũng năm 1996 Công ty Ameritech đầu tư từ Thụy Sỹ với tổng vốn đầu tư là 10 triệu USD
Công nghiệp nhẹ: có 5 dự án với tổng số vốn đăng ký là 92 triệu USD, vốn thực hiện là 62 triệu USD chiếm 2,7% tổng lượng vốn đầu tư thực hiện vào ngành công nghiệp. Công ty liên doanh TNHH Crown Hà Nội được đầu tư bởi công ty Crown Swire Investment Co. Ltd, Bermuda với tổng vốn đầu tư là 49 triệu USD năm 1994. Dự án được đầu tư từ Đài Loan của Cty
Mahattan Enterprise; Cty BochangTowels MFG với tổng vốn đầu tư là 32 triệu USD
Công nghiệp thực phẩm: có 5 dự án với tổng vốn đăng ký là 605 triệu USD, vốn thực hiện là 517 triệu USD chiếm 23% tổng lượng vốn đầu tư thực hiện vào ngành công nghiệp. Cty Pepsi Vietnam Hà Lan năm 1991 đầu tư với tổng số vốn là 180 triệu USD. năm 2002 công ty Coca-Cola Indochine Pte.Ltd., Singapore đầu tư với số vốn là 359 triệu USD [4]
Công nghiệp xây dựng: thu hút 4 dự án với 114 triệu USD vốn đăng ký và 120 triệu USD vốn đầu tư thực hiện, chiếm 5% tổng lượng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp. Năm 1994 công ty Ceramic Sanitaryware Pte.Ltd.Singapore đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 25 triệu USD. Công ty Indochina Ceramic Inc, Singapore đầu tư 46 triệu USD năm 1994 [4].
* Đầu tư không kể qua nước thứ 3
Đầu tư vào ngành công nghiệp không kể qua nước thứ 3 của Hoa Kỳ vào Việt Nam là 246 dự án (chiếm 62%) với tổng vốn đầu tư là 1,252 (chiếm 30%) tỷ USD và vốn đầu tư thực hiện là 484 triệu USD (chiếm 65%).
Công nghiệp dầu khí: thu hút 5 dự án với tổng vốn đầu tư là 85 triệu USD và tổng vốn đầu tư thực hiện là 169 triệu USD. Chiếm 34% tổng lượng vốn đầu tư thực hiện. Tập đoàn Mobil Explo + Product đầu tư 55 triệu USD năm 1994, tập đoàn dầu khí nổi tiếng của Hoa Kỳ là Unocal đầu tư 61 triệu USD năm 1996. Tập đoàn Chevron & MOECO Hoa Kỳ đầu tư 31 triệu USD. Tập đoàn POGO Producing năm 2006 đầu tư 24 triệu USD.
Công nghiệp nặng: Đây là ngành thu hút được nhiều dự án 129, với tổng vốn đầu tư là 746 triệu USD, vốn thực hiện là 254 chiếm 52% tổng lượng vốn thực hiện. Global Equipment Services & Manufacturing, Inc 2007, 36 triệu USD. California Waste Solution đầu tư 90 triệu USD năm 2005. Công ty sao Việt (Lemna International, Inc-Hoa Kỳ) đầu tư 36 triệu USD.
Công nghiệp nhẹ: Ngành này thu hút được số lượng lớn các dự án 79, nhưng số lượng vốn đầu tư là 265 triệu USD và vốn thực hiện thấp là 22 triệu USD. Công ty Colgate - Palmolive đầu tư 39 triệu USD năm 2007, cũng năm 2007 công ty Xerium Technologies đầu tư 40 triệu USD
Công nghiệp thực phẩm: Có 18 dự án, số vốn đầu tư là 68 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện là 11 triệu USD chiếm 2% tổng lượng vốn đầu tư thực hiện. Tập đoàn Dor Shing International năm 1996 đầu tư 12 triệu USD.
Công nghiệp xây dựng: ngành này thu hút được 15 dự án với tổng vốn đầu tư là 86 triệu USD và vốn đầu tư thực hiện là 25 triệu USD, chiếm 5% tổng lượng vốn đầu tư thực hiện vào ngành công nghiệp. Với các dự án lớn của các tập đoàn: 29 triệu USD của Point Enterprises International, LLC. Hensel Construction đầu tư 15 triệu USD. V-TRAC Holdings Ltd, New Markets PTE đầu tư 26 triệu USD năm 1994 [4].
Nông lâm ngư nghiệp
Lĩnh vực nông lâm nghiệp tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng là lĩnh vực được các nhà đầu tư Hoa Kỳ quan tâm. Với 3 dự án đầu tư qua nước thứ 3 và 36 dự án không đầu tư qua nước thứ 3. Tổng lượng vốn đầu tư là 90 triệu USD qua nước thứ 3 chiếm 2,6% tổng lượng vốn đầu tư vào Việt Nam và 175 triệu USD không qua nước thứ 3 chiếm 4%. Tổng lượng vốn thực hiện qua nước thứ 3 là 29 triệu USD chiếm hơn 1%, không qua nước thứ 3 là 61 triệu USD chiếm 8%. Các dự án lớn nhất trong lĩnh vực này là Cargill Asia Pacific Ltd, đầu tư từ Hoa Kỳ với 79 triệu USD 1995 vào khu công nghiệp Đồng Nai, và đầu tư 38 triệu USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu năm 1997 [4].
Trên thực tế ta thấy Hoa Kỳ đầu tư vào ngành này với vốn không lớn song các dự án lại tập trung vào một số lĩnh vực quan trọng như chế biến nông sản, thức ăn gia súc…góp phần tạo công ăn việc làm, phát triển nguồn nhiên liệu, thúc đẩy sản xuất hàng hóa ở nông thôn, đặc biệt là mở rộng thị trường cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam.