Các Nhân Tố Chủ Yếu Tác Động Đến Thu Hút Fdi Nói Chung Và Fdi Từ Hoa Kỳ Nói Riêng


Đối với Quốc gia I, tương tự như Quốc gia II để có lợi đã đánh thuế vào thu nhập chuyển về nước của các khoản đầu tư nước ngoài, dẫn đến tình trạng hạn chế xuất khẩu vốn đầu tư ra nước ngoài.

Như vậy, cả hai quốc gia cần phải xem xét lại chính sách thuế của mình, để làm sao có một chính sách thuế hợp lý nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Đồ thị 1.4 Học thuyết lợi nhuận cận biên của vốn



Học thuyết Kojima D o Giáo sư Kojima – người Nhật đưa ra Nội dung của học 1

* Học thuyết Kojima

Do Giáo sư Kojima – người Nhật đưa ra. Nội dung của học thuyết cho rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài đi kèm với dịch chuyển vốn, chuyển giao công nghệ và chuyển giao kỹ năng quản lý từ nước đi đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư. Giáo sư Kojima phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài thành hai loại: đầu tư hướng vào xuất khẩu và đầu tư không hướng vào xuất khẩu.

Đầu tư hướng vào xuất khẩu giúp nền kinh tế dư cầu nhập khẩu và dư cung xuất khẩu, làm cho phúc lợi của cả nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư tăng lên với điều kiện nước đi đầu tư phải đầu tư vào ngành công nghiệp có

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.


lợi thế so sánh. Điều này dẫn đến phát triển hoạt động thương mại không chỉ ở hai quốc gia mà còn góp phần thay đổi cơ cấu sản xuất công nghiệp ở cả hai nước. Đầu tư không hướng vào xuất khẩu có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động thương mại giữa hai quốc gia, không khuyến khích và cải thiện cơ cấu ngành kinh tế của nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. [33,tr51]

Ngoài các học thuyết kinh tế nêu trên còn có các học thuyết về kinh tế khác như: học thuyết chiết trung của nhà kinh tế học Dunning; học thuyết toàn cầu hóa của Coase…

1.1.5. Các nhân tố chủ yếu tác động đến thu hút FDI nói chung và FDI từ Hoa Kỳ nói riêng

1.1.5.1 Tình hình ổn định chính trị

Có thể nói, ổn định chính trị là nhân tố hấp dẫn hàng đầu đối với các nhà đầu tư. Yếu tố này lại càng đặc biệt quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Bởi vì, tình hình chính trị ổn định là điều kiện tiên quyết để đảm bảo các cam kết của chính phủ đối với các nhà đầu tư về sở hữu đầu tư, các chính sách ưu tiên đầu tư và định hướng phát triển của nước nhận đầu tư. Đồng thời, ổn định chính trị còn lại điều kiện tiên quyết để duy trì sự ổn định về tình hình kinh tế - xã hội. Đây là nhân tố quan trọng tác động đến rủi ro của các hoạt động đầu tư.

An toàn vốn đầu tư là nguyên tắc hàng đầu của các nhà đầu tư và đặc biệt đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Vì hoạt động trong môi trường xa lạ, vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài nên các nhà đầu tư nước ngoài rất lo sợ tài sản của họ bị nước chủ nhà tịch thu (quốc hữu hóa).

Tình hình chính trị bất ổn đất ổn định thường dẫn tới đường lối phát triển không nhất quán. Có thể chính phủ đương nhiệm cam kết không quốc hữu hóa tài sản của người nước ngoài, nhưng sau khi đảo chính hoặc thay đổi, chính phủ mới chưa chắc đã đảm bảo những cam kết này hoặc lại đưa ra


những sửa đổi làm đe dọa đến an toàn sở hữu tài sản của các nhà đầu tư nước ngoài. Ngược lại, tình hình chính trị ổn định là điều kiện tiên quyết đảm bảo đường lối phát triển nhất quán của nước chủ nhà. Nhờ đó, thực hiện được các cam kết về an toàn sở hữu và tài sản hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài.

Mặt khác, việc cam kết thực hiện các khuyến khích đầu tư của nước chủ nhà luôn là vấn đề quan trọng được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, điều đó làm tăng sự chủ động cho các nhà đầu tư nước ngoài trong tính toán các chương trình đầu tư dài hạn của họ.

Một vấn đề khác cũng được các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm, đó là định hướng đầu tư của nước chủ nhà. Vì các nhà đầu tư nước ngoài (chủ yếu là TNCs) thường có chiến lược kinh doanh dài hạn nên họ rất cận sự rõ ràng và ổn định trong định hướng đầu tư của nước chủ nhà. Chẳng hạn, phần lớn TNCs không thể hào hứng quyết định đầu tư vào một nước mà ở đó luôn thay đổi định hướng ưu tiên đầu tư, trong đó đặc biệt là khuyến khích đầu tư vào các ngành không phải lợi thế cạnh tranh của họ. Hơn nữa, sự thay đổi không rõ ràng và thiếu ổn định giữa định hướng đầu tư thay thế nhập khẩu và hướng vào xuất khẩu sẽ làm cho các nhà đầu tư nước ngoài lúng túng, không chủ động trong việc thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình.

Tình hình chính trị có liên quan chặt chẽ với sự ổn định của kinh tế - xã hội. Đây là yếu tố tác động trực tiếp và có tính toàn diện làm tăng hoặc giảm khả năng rủi ro trong đầu tư. Các nhà đầu tư không thể quyết định chuyển vốn đầu tư vào thị trường có nền kinh tế khủng hoảng hoặc đang chứa đựng nhiều tiềm năng bùng phát khủng hoảng vì ở đó có độ mạo hiểm cao.

Như vậy, sự ổn định tình hình chính trị ở nước chủ nhà không chỉ là điều kiện quan trọng đảm bảo an toàn vốn đầu tư mà còn có vai trò to lớn để đảm bảo sự ổn định nền kinh tế - xã hội, nhờ đó giảm được khả năng rủi ro đầu tư. Đây là những mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài.


1.1.5.2 Chính sách, pháp luật

Quá trình đầu tư có liên quan đến rất nhiều các hoạt động của các tổ chức, cá nhân được tiến hành trong khoảng thời gian dài, ở nơi xa lạ nên các nhà đầu tư nước ngoài rất cần môi trường pháp lý vững chắc, có hiệu lực. Môi trường này bao gồm một hệ thống đầy đủ các chính sách, quy định cần thiết, đảm bảo sự nhất quán, không mâu thuẫn chồng chéo với nhau và có hiệu lực trong thực hiện. Các nhà đầu tư nước ngoài luôn tôn trọng các quy định về chính sách, luật pháp của nước nhận đầu tư.

Các hoạt động đầu tư nước ngoài chịu tác động bởi nhiều chính sách của nước nhận đầu tư, trong đó có các chính sách tác động trực tiếp như: Quy định về lĩnh vực được đầu tư, mức sở hữu của nước ngoài… miễn giảm thuế đầu tư, quy định các tỷ lệ xuất khẩu, tư nhân hóa, cạnh tranh, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ… và các chính sách có ảnh hưởng gián tiếp như: Chính sách về tài chính tiền tê, thương mại, văn hóa - xã hội, an ninh, đối ngoại…Mức độ đầy đủ và hợp lý của các chính sách này có ảnh hưởng mạnh đến dòng vốn đầu tư vào nước nhận đầu tư.

Các quy định của nước nhận đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài là những rào cản đối với dòng lưu chuyển FDI. Các quy định thường là các thủ tục hành chính đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong việc đi lại, xin giấy phép đầu tư, giải quyết các khiếu kiện và các vấn đề khác trong cuộc sống của họ. Việc ban hành quá nhiều các quy định đối với các nhà đầu tư nước ngoài thường dẫn đến tình trạng “cửa quyền, sách nhiễu” của các cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài. Tình trạng này làm nản lòng các nhà đầu tư và góp phần làm tăng rủi ro trong công cuộc đầu tư của họ. Trái lại, nếu nước chủ nhà chỉ cần có những qui định cần thiết, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư thì sẽ góp phần tạo ra môi trường đầu tư minh bạch, bình đẳng và vì thế hấp dẫn được các nhà đầu tư nước ngoài.


Một vấn đề nữa thường gây nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài và đẩy họ vào cảnh thua lỗ là các chính sách, quy định đối với đầu tư nước ngoài không thống nhất với nhau, dẫn đến các nhà đầu tư không biết phải theo chính sách hoặc quy định nào là đúng. Hiện tượng này dễ đẩy họ lâm vào tình trạng vi phạm pháp luật của nước chủ nhà. Mặt khác, việc sửa đổi các chính sách luật pháp đối với đầu tư nước ngoài không nhất quán sẽ làm cho các nhà đầu tư lúng túng trong thực hiện. Vì thế họ không yên tâm làm ăn dài hạn ở nước nhận đầu tư.

Tính hiệu lực trong thực hiện chính sách pháp luật của nước nhận đầu tư là mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư nước ngoài. Do làm ăn ở nơi xa lạ, không có người thân thích, với lượng tài sản lớn, nên các nhà đầu tư nước ngoài phải dựa vào pháp luật của nước nhận đầu tư để bảo đảm quyền lợi cho họ. Vì thế nếu việc thực hiện pháp luật không nghiêm, kém hiệu lực thì quyền lợi của họ sẽ bị đe dọa. Bởi vậy, các nhà đầu tư nước ngoài rất lo sợ đầu tư vào nơi có môi trường pháp lý nhiều rủi ro này

1.1.5.3 Đặc điểm phát triển văn hóa - xã hội

Đặc điểm văn hóa - xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động đầu tư nước ngoài. Nó bao gồm các yếu tố chủ yếu về ngôn ngữ, tôn giáo, giá trị đạo đức và tinh thần dân tộc, phong tục tập quán, thị hiếu thẩm mỹ và giáo dục. Các yếu tố này có thể là những cản trở kìm hãm hoặc khuyến khích các hoạt động đầu tư nước ngoài.

Một trong những khó khăn nhất cho các nhà đầu tư khi kinh doanh ở nước ngoài là sự bất đồng về ngôn ngữ. Sự khác biệt về ngôn ngữ không chỉ phát sinh thêm chi phí (học ngoại ngữ, thuê phiên dịch…) mà còn có thể gây ra những hiểu nhầm nhau trong kinh doanh và khó khăn trong sinh hoạt của các nhà đầu tư. Bởi vậy, nếu ngôn ngữ của nước chủ nhà được nhiều nước sử


dụng (Anh, Pháp, Trung Quốc…) hoặc gần với ngôn ngữ này thì rất thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Tôn giáo là một thành tố quan trọng của nền văn hóa, nó phản ảnh tín ngưỡng của con người vào một đấng siêu nhiên. Tín ngưỡng có tác động mạnh đến các quan niệm sống của con người về các giá trị cá nhân và xã hội, qua đó ảnh hưởng đến thái độ đối với các nhà kinh doanh, tập quán tiêu dùng và thuần phong mỹ tục. Mỗi tôn giáo có cái nhìn khác nhau về giá trị đạo đức cá nhân và xã hội. Đặc điểm khác nhau này đã tạo ra những ráo cản trong giao lưu giữa các nền văn hóa.

Giá trị đạo đức và tinh thần dân tộc của nước chủ nhà cũng ảnh hưởng đến thu hút đầu tư nước ngoài. Nếu một xã hội không phân biệt đối xử, coi trọng lòng tin, thương yêu đùm bọc lẫn nhau thì sẽ giảm được tình trạng bạo loạn và tệ nạn xã hội. Hơn nữa, tính tự trọng dân tộc cao nhưng không có thái độ bài ngoại thì sẽ có thái độ thân thiện bạn bè với các nhà đầu tư nước ngoài.

Phong tục tập quán của nước chủ nhà có ảnh hưởng lớn đến thu hút đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư không muốn đầu tư vào một nơi mà có quá nhiều các tập tục khác lạ như ăn kiêng, nhiều lễ hội, tôn giáo và các cấm đoán trong giao tiếp với người nước ngoài. Trái lại, nếu nước chủ nhà có nhiều phong tục tập quán gần với các nhà đầu tư thì không chỉ tạo thuận lợi cho họ trong công việc kinh doanh mà còn giúp họ dễ hòa nhập với cuộc sống của nước sở tại.

Mỗi nền văn hóa có đặc trưng riêng về thị hiếu thẩm mỹ. Nó có cách nhìn riêng về cái đẹp trong màu sắc, hình khối, âm nhạc…Các đặc điểm này ảnh hưởng đến thiết kế nhãn hiệu, quảng cáo và kiểu dáng của sản phẩm.

Trình độ phát triển giáo dục - đào tạo đóng vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động đầu tư nước ngoài. Trình độ giáo dục và cơ cấu đầu tư hợp lý sẽ là cơ sở quan trọng để cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài đội ngũ


lao động có tay nghề cao, thích ứng với tác phong lao động có kỷ luật. Nhờ đó, giảm được chi phí đào tạo nhân lực và đáp ứng yêu cầu sản xuất của họ.

1.1.5.4 Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung, kinh tế đối ngoại nói riêng. Do vậy, kết cấu hạ tầng kinh tế

- xã hội càng hiện đại, đồng bộ thì càng thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, góp phần khắc phục đói nghèo lạc hậu. Trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, do vậy yêu cầu kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội càng đóng vai trò quan trọng và chất lượng ngày càng cao. Trong đó, đặc biệt chú trọng kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, nó được coi là khâu đột phá dể thu hút nguồn vốn cả trong và ngoài nước nhằm phát triển nền kinh tế

- xã hội.

1.2 ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA HOA KỲ VÀ QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM - HOA KỲ

1.2.1. Đầu tư ra nước ngoài của Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ là một cường quốc lớn, để duy trì vị trí của mình Hoa Kỳ luôn củng cố sức mạnh và tăng cường vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế toàn cầu, sắp đặt hệ thống thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, định ra luật lệ mới tạo ra cho những thách thức trong thế kỷ 21. Hoa Kỳ đã định ra chiến lược toàn cầu hóa kinh tế đối ngoại hướng tới thế kỷ 21 với mục đích chính là nhằm điều động và khai thác nguồn tài nguyên của toàn thế giới phục vụ cho lợi ích quốc gia. Để làm được điều này Hoa Kỳ lấy sức mạnh quốc gia để thúc đẩy kinh tế đối ngoại và các tập đoàn kinh tế của Hoa Kỳ sẽ là những công cụ để mở rộng tầm ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở các nước đầu tư.

Các cơ quan và dịch vụ hỗ trợ nhằm thúc đẩy các công ty trong nước đầu tư ra nước ngoài cũng được thành lập. Các tổ chức này thành lập để đảm


bảo các nhà đầu tư Hoa Kỳ có thể mua bảo hiểm đặc biệt, giúp các công ty xuyên quốc gia phát hiện các rủi ro chính trị nghiêm trọng ở nước nhận đầu tư, đặc biệt là những nước đã nhận sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, nay lại quay lại chiếm bất động sản do Hoa Kỳ kiểm soát mà không có bồi thường thiệt hại. Bên cạnh các chính sách thương mại quốc tế, Hoa Kỳ còn có các tổ chức hỗ trợ như: Ngân hàng xuất nhập khẩu (Eximbank), cơ quan phát triển quan hệ quốc tế (AID), Công ty đầu tư tư nhân nước ngoài (OPIC), tổ chức thương mại và phát triển Hoa Kỳ (TDA). Các công ty xuyên quốc gia của Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU có những điểm tương đồng. Họ đều quan tâm đến khả năng tiếp cận thị trường của các nước nhận đầu tư và coi đó là nền tảng để xây dựng chiến lược đầu tư của mình. Trong khi đó các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản lại lấy nguồn lao động rẻ và các tài nguyên thiên nhiên là mục tiêu quan tâm khi đầu tư vì đó là yếu tố làm cho chi phí sản xuất thấp hơn. Các công ty của Hoa Kỳ lại quan tâm đến thị trường và khả năng tiêu thụ của thị trường đó, vì thế chiến lược của đầu tư của các công ty Hoa Kỳ là sản xuất và bán hàng hóa ngay tại nước nhận đầu tư và xuất khẩu ra ngoài. Đối với các chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở nước ngoài, 67% giá trị hàng hóa bán ra được thực hiện trện thị trường nước sở tại, 23% chuyển sang thị trường thứ 3 và chỉ có 10% chuyển về Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ tham gia thành lập các khối kinh tế như APEC, NAFTA… Hoa Kỳ còn ký các hiệp định song phương với các đối tác như: Hiệp định thương mại, hiệp định bảo hộ đầu tư… tham gia ký kết các hiệp định đa phương như GATT, WTO, hiệp định đảm bảo đầu tư đa phương (MIGA). Tóm lại Hoa Kỳ đã thực hiện nhiều chính sách, biện pháp để tạo môi trường kinh tế thuận lợi, tránh các rủi ro tài chính cho các công ty của Hoa Kỳ ở nước ngoài. Hoa Kỳ là một trong những nước tiếp nhận đầu tư và tiến hành đầu tư lớn nhất trên thế giới. Trong những năm vừa qua đặc biệt từ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023