Dịch vụ
Đầu tư qua nước thứ 3 thu hút 27 dự án với tổng vốn đầu tư là 725 triệu USD chiếm 20% và vốn đầu tư thực hiện là 169 triệu USD chiếm 7%. Trong đó có công ty PKMG Đầu tư qua Hà Lan ở lĩnh vực tài chính ngân hàng với số vốn 3 triệu USD 12/5/1998. Ở lĩnh vực khách sạn có công ty Air Residence đầu tư từ BritishVirginIslands với số vốn 12 triệu USD. Năm 2006 công ty Megastar đầu tư 16 triệu USD từ British VirginIslands trong lĩnh vực văn hóa - y tế - giáo dục. Trong lĩnh vực ngân hàng tập đoàn City Bank đầu tư 20 triệu USD; tập đoàn The Chase Manhattan Bank đầu tư 15 triệu USD tại TP Hồ Chí Minh. Good Choice USA đầu tư 1,3 tỷ USD vào Bà Rịa – Vũng Tàu [4].
Qua phân tích ở trên cho thấy đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam có xu hướng tập trung vào các ngành cần nhiều vốn và tri thức, người ta có thể dự đoán trên cơ sở các thế mạnh cạnh tranh tương đối so với Việt Nam. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan đến Hoa Kỳ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong các lĩnh vực khai khoáng, dầu khí, lương thực và đồ uống và kim loại chế tác. Nhìn chung cơ cấu đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ theo ngành thời gian qua vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý như: Các nhà đầu tư Hoa Kỳ luôn muốn thu hồi vốn nhanh và có lợi nhuận cao nên thường tập trung vào những ngành đáp ứng được yêu cầu này. Trong khi đó các ngành như chế biến nông sản và thực phẩm là thế mạnh của Việt Nam song rất ít dự án và vốn đầu tư cho một số dự án thường nhỏ; Các lĩnh vực cần thiết như văn hóa, giáo dục, y tế… cũng chưa thu hút được nhiều các dự án đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ.
2.1.2.2 FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam theo hình thức đầu tư
Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam hiện nay có 4 hình thức là: 100% vốn nước ngoài, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, công ty cổ phần. Thực tế trong những năm qua, khi tham gia liên doanh phía Việt Nam thường tỏ ra yếu về vốn đóng góp lẫn năng lực quản lý của cán bộ. Trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài muốn độc lập hơn khi họ ngày càng hiểu biết hơn
về luật pháp, chính sách, cách thức hoạt động sản xuất kinh doanh ở Việt Nam. Do vậy, trong vài năm gần đây, hình thức 100% vốn nước ngoài đã thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trong đó đặc biệt là các nhà đầu tư từ Hoa Kỳ. Điều này được trình bày ở đồ thị 2.2
Đồ thị 2.2: Đầu tư trực tiếp từ Hoa Kỳ theo HĐHT
Từ ngày: 01/01/1988 đến ngày: 22/6/2008
Đơn vị: Triệu USD
3,219
2,336
1,000
697
110 123
105 78
3,500
3,000
2,500
2,000
1,500
1,000
500
0
100% VNN Liên doanh HĐHTKD CTCP
Đầu tư không kể qua nước thứ 3 Đầu tư qua nước thứ 3
Nguồn:Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (chỉ tính dự án còn hiều lực) Qua đồ thị 2.2 cho thấy, nếu tính cả đầu tư qua nước thứ 3 thì hình thức
100% vốn nước ngoài có 358 dự án với tổng vốn đăng ký lên tới 5,6 tỷ USD chiếm tới 74% tổng vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam
Tiếp theo là hình thức liên doanh với 75 dự án có tổng vốn đăng ký là 1,7 tỷ USD chiếm 20%.
Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có 10 dự án với tổng vốn đăng ký là 332 triệu USD chiếm 4% đáng chú ý là mọi khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ về dầu khí được thực hiện thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức duy nhất được phép cho hoạt động khai thác dầu khí.
Công ty cổ phần có 16 và tổng vốn đầu tư là 183 triệu USD chiếm 3%.
Hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm đa số chứng tỏ tiềm lực của các nhà đầu tư và hình thức này có thể mang lại lợi nhuận cao hơn hình thức liên doanh. Điều này cho thấy khả năng góp vốn của các tổ chức kinh tế Việt Nam có hạn. Tuy nhiên, nếu không có sự quản lý chặt chẽ, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài có thể đưa lại hậu quả xấu, như: Phía nước ngoài có thể thao túng một số lĩnh vực mà nước ngoài Việt Nam khó có khả năng kiểm soát và làm cho Việt Nam phải lệ thuộc vào phía nước ngoài; Các doanh nghiệp Việt Nam có thể bị đè bẹp do không đủ khả năng cạnh tranh; do được tự chủ trong điều hành doanh nghiệp, phía nước ngoài có thể không đảm bảo các quy định về lao động, bảo vệ môi trường… Do đó, tăng cường quản lý một cách phù hợp là yêu cầu đặt ra với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Hình thức như BOT vẫn chưa được các nhà đầu tư Hoa Kỳ quan tâm, điều này khác với nhà đầu tư nước ngoài khác: Tuy đầu tư vào hình thức này chưa nhiều song vẫn có một vài dự án nhỏ. Hình thức công ty cổ phần sẽ tăng trong tương lai cùng với việc thi hành Luật Đầu Tư và Luật Doanh nghiệp mới. Qua nghiên cứu các hình thức đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam, ta thấy: Các hình thức đầu tư nước ngoài hiện này chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư của Hoa Kỳ nói riêng. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu mở rộng, bổ sung thêm các hình thức đầu tư mới như cho phép thành lập các công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài…
2.1.2.3 FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam theo địa phương
Cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư ảnh hưởng lớn đến trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, bởi vì nó tạo ra sự hài hòa giữa các vùng, các địa phương, do đó quyết định sự tăng trưởng chung của cả nước, quyết định khoảng cách phân hóa giàu nghèo, mức độ bình đẳng, ổn định xã hội. Nhà nước đã có quy hoạch đầu tư vào các vùng, địa phương sao cho đảm bảo
hài hòa, cân đối, có trọng điểm vào một số vùng để làm đầu tầu tăng trưởng. FDI là nguồn vốn lớn, vì vậy dòng chảy của nó vào đâu sẽ ảnh hưởng lớn đến cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư theo địa phương của Việt Nam. Hoa Kỳ là một nước có nguồn vốn FDI lớn đổ vào Việt Nam. Do vậy cơ cấu đầu tư của Hoa Kỳ vào các địa phương cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư theo địa phương của Việt Nam. Đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam cũng dàn trải trên nhiều tỉnh, có cả những tỉnh mà từ trước đến nay nguồn vốn FDI không cao như Hưng Yên, Thái Bình, Đắc Lắc…Tuy nhiên vốn đầu tư của Hoa Kỳ chỉ tập trung ở những địa bàn thuận lợi nhất. Đây cũng là tình hình chung nhất của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Gần một nửa vốn đầu tư trực tiếp được thực hiện liên quan đến Hoa Kỳ theo báo cáo là trong lĩnh vực dầu khí, không phân biệt theo tỉnh. Ngoài đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí thì đa phần đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ được thực hiện ở 5 tỉnh thành sau: Bà Rịa - Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Định, Hà Nội chiếm 80% tổng vốn đầu tư (qua nước thứ 3) 62% nếu tính không qua nước thứ 3. Tuy Hải Phòng hiện nay chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư, song đây là một nơi có sức mạnh tiềm tàng, hội tụ rất nhiều yếu tố thuận lợi, đặc biệt hải cảng Hải Phòng còn là đầu mối giao thông quan trọng lưu dẫn trong và ngoài nước. Do đó, nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ nhằm phát huy lợi thế để tăng nguồn vốn FDI của Hoa Kỳ vào Hải Phòng từ năm 2005 đến năm 2020.
Nhìn vào bảng thống kê ta thấy đầu tư của Hoa Kỳ chủ yếu tập trung vào các tỉnh phía Nam – nơi có môi trường đầu tư thông thoáng, cơ sở hạ tầng và điều kiện sản xuất kinh doanh tốt hơn tỉnh thành khác trong cả nước. Cả số dự án và tổng vốn đầu tư đều chiếm 2/3 so với tổng số dự án và tổng vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam.
Qua việc xem xét, đánh giá tình hình FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam theo địa phương ta thấy vấn đề còn tồn tại lớn nhất là vấn đề cơ cấu đầu tư theo vùng miền. Nhiệm vụ đặt ra là cần phải thực hiện công tác quy hoạch và các chính sách hợp lý để điều chỉnh cơ cấu FDI nói chung và FDI của Hoa Kỳ nói riêng theo đúng định hướng pháp huy triệt để thế mạnh từng vùng phục vụ công cuộc phát triển đất nước.
Bảng 2.3: Đầu tư trưc
tiếp từ Hoa Kỳ theo đia
phương
Từ ngày: 01/01/1988 đến ngày: 22/6/2008
Đơn vị: Triệu USD
Tỉnh thành | Kể cả qua nước thứ 3 | Không kể qua nước thứ 3 | |||||
SDA | TVĐT | ĐTTH | SDA | TVĐT | ĐTTH | ||
1 | Bà Rịa-Vũng Tàu | 11 | 1,796 | 16 | 3 | 82 | 57 |
2 | TP Hồ Chí Minh | 136 | 556 | 75 | 18 | 1,633 | 600 |
3 | Đồng Nai | 34 | 341 | 109 | 5 | 139 | 91 |
4 | Bình Dương | 68 | 311 | 47 | 7 | 205 | 160 |
5 | Bình Định | 1 | 250 | 65 | |||
6 | Hà Nội | 46 | 163 | 55 | 9 | 111 | 68 |
7 | Đà Nẵng | 5 | 135 | 2 | 4 | 438 | 1 |
8 | Quảng Ninh | 4 | 121 | 3 | |||
9 | Hải Dương | 3 | 113 | 148 | |||
10 | Dầu khí | 5 | 85 | 169 | 3 | 124 | 1,377 |
11 | Phú Yên | 7 | 27 | 3 | |||
12 | Hà Tây | 4 | 26 | 31 | 1 | 49 | 52 |
13 | Tây Ninh | 10 | 24 | 2 | 1 | 0,5 | 0,2 |
14 | Huế | 10 | 23 | 178 | 1 | 0,8 | - |
15 | Bình Thuận | 5 | 20 | - | 3 | 77 | 15 |
16 | Thái Bình | 2 | 18 | - |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Của Một Số Nước Châu Á Về Thu Hút Fdi Từ Hoa Kỳ
- Động Thái Fdi Từ Hoa Kỳ Vào Việt Nam
- Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Thực Hiện Từ Hoa Kỳ Trước Và Sau Khi Có Hiệp Định Thương Mại
- Các Dự Án Đầu Tư Lớn Qua Nước Thứ 3 Của Hoa Kỳ Từ Năm 1991 Đến Tháng 6 Năm 2008
- Năng Lực Của Các Đối Tác Trong Nước Còn Nhiều Hạn Chế
- Dự Báo Triển Vọng Thu Hút Fdi Từ Hoa Kỳ.
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Đồng Tháp | 1 | 14 | - | ||||
18 | Vĩnh Phúc | 3 | 12 | 1 | 1 | 5 | - |
19 | Long An | 6 | 11 | - | 1 | 26 | 5 |
20 | Bạc Liêu | 1 | 10 | 10 | |||
21 | Bắc Ninh | 2 | 9 | - | |||
22 | Hải Phòng | 7 | 9 | 1 | 2 | 22 | 27 |
23 | Cần Thơ | 3 | 7 | 1 | 1 | 538 | - |
24 | Quảng Trị | 3 | 7 | 1 | |||
25 | Bình Phước | 2 | 6 | 3 | |||
26 | Vĩnh Long | 3 | 4 | - | |||
27 | Lâm Đồng | 3 | 4 | 1 | |||
28 | Hòa Bình | 3 | 4 | - | |||
29 | Kiên Giang | 1 | 4 | 2 | |||
30 | Nghệ An | 1 | 3 | - | |||
31 | Hưng Yên | 1 | 2 | 0,1 | |||
32 | Ninh Thuận | 1 | 2 | - | |||
33 | Khánh Hòa | 1 | 1 | 0.3 | |||
34 | Sóc Trăng | 1 | 0,5 | - | |||
35 | An Giang | 1 | 0,3 | 0,3 | |||
36 | Cà Mau | 1 | 0,1 | - | |||
37 | Quảng Nam | 3 | 47 | 4 | |||
Tổng số | 396 | 4,134 | 716 | 63 | 3,498 | 2,457 |
Nguồn:Cục đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (chỉ tính dự án còn hiệu lực)
Các dự án dầu khí không được phân chia theo tỉnh thành.
2.1.2.4 FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam qua nước thứ 3 theo đối tác
Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam không qua nước thứ 3 là 4,1 tỷ USD còn nếu qua nước thứ 3 là 4,5 tỷ USD. Để giải thích cho điều này có rất nhiều lý do.
Đầu tư của Hoa Kỳ từ các công ty con đặt tại một nước thứ 3 chủ yếu là từ các nước có chế độ thuế rất ưu đãi như: Bermuda, Cayman Islands, Mauritius. Hoặc là những nước là đại bản doanh tại khu vực cho các công ty đa quốc gia như: Hồng Kông, Singapo, những nước khác như Hà Lan là những quốc gia có các hiệp định thuế có hiệu lực với Việt Nam. Một phần không đáng kể vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan đến Hoa Kỳ được xuất phát từ Đài Loan, Thái Lan (bảng 2.4)
Giải thích tại sao các doanh nghiệp Hoa Kỳ lại chọn đầu tư vào Việt Nam thông qua các công ty con đặt tại nước ngoài, đặc biệt là các đại bản doanh châu Á. Thứ nhất, Hiệp định thương mại áp dụng không chỉ đối với các nguồn đầu tư có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, mà còn áp dụng trên cơ sở như vậy đối với các khoản đầu tư của các công ty con của Hoa Kỳ đóng tại nước thứ 3. Thứ hai, và cũng là một yếu tố rất quan trọng là nhiều người công tác tại các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang hoạt động tại Việt Nam cho rằng pháp luật thuế của Hoa Kỳ khuyến khích doanh nghiệp Hoa Kỳ cấp vốn tại các công ty con đặt tại nước ngoài. Thứ ba, có thể có những lợi ích về quản lý và về hoạt động kinh doanh khác khi một khoản đầu tư vào Việt Nam được quản lý bởi một đại bản doanh khu vực ở gần Việt Nam, đặc biệt là do hầu hết các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan đến Hoa Kỳ tại Việt Nam đều có quy mô tương đối nhỏ.
Bảng 2.4 FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam qua nước thứ 3 theo đối tác
Từ ngày: 01/01/1988 đến ngày: 22/6/2008
Đơn vị: Triệu USD
Đối tác | Số dự án | TVĐT | ĐTTH | |
1 | Hồng Kông | 7 | 1,116 | 74 |
2 | BritishVirginIslands | 11 | 950 | 33 |
3 | Singapore | 13 | 588 | 641 |
4 | Hà Lan | 6 | 318 | 677 |
5 | Cayman Islands | 3 | 136 | 46 |
6 | Bermuda | 3 | 80 | 137 |
7 | Mauritius | 1 | 65 | 794 |
8 | Thụy Sỹ | 2 | 60 | 0,6 |
9 | Cook Islands | 2 | 55 | - |
10 | Saint Kitts & Nevis | 1 | 40 | 11 |
11 | Đài Loan | 4 | 35 | 10 |
12 | Vương Quốc Anh | 2 | 31 | 20 |
13 | Ukraina | 1 | 16 | 12 |
14 | Hoa Kỳ | 4 | 6 | - |
15 | Australia | 1 | 1 | - |
16 | Thái Lan | 1 | 0,4 | 0,7 |
17 | Canada | 1 | 0,3 | 0,1 |
Tổng số | 63 | 3,498 | 2,457 |
Nguồn:Cục đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (chỉ tính dự án còn hiệu lực)
Nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ đứng đầu hoạt động tại Việt Nam đã thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam từ một nước thứ ba. Ví dụ, American Home, Coca Cola, Procter and Gamble, Caltex, American