Kinh Nghiệm Của Một Số Nước Châu Á Về Thu Hút Fdi Từ Hoa Kỳ


năm 1994 đến nay, nguồn vốn FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam ngày càng tăng, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

1.2.2 Quan hệ hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ

Việt Nam là một đất nước ở quá xa và nhỏ bé so với Hoa Kỳ cả về quy mô và tiềm năng kinh tế. Diện tích của Việt Nam chỉ bằng 1/30 diện tích của Hoa Kỳ, dân số Việt Nam bằng khoảng 1/4 dân số Hoa Kỳ. Tổng sản phẩm quốc dân của Hoa Kỳ gấp khoảng 360 lần của Việt Nam, GDP của Hoa Kỳ gấp 100 lần so với Việt Nam. Điều này chứng tỏ dung lượng thị trường Việt Nam quá nhỏ bé so với thị trường Hoa Kỳ. Hơn nữa, nhìn từ góc độ lịch sử, trong cuộc chiến tranh xâm lược của Hoa Kỳ tại Việt Nam, mối quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ là thù địch. Quan hệ kinh tế thương mại cũng như đầu tư hoàn toàn không có. Vậy những cơ sở thực tiễn nào có thể gắn kết hai nền kinh tế của hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ? Có thể khẳng định đó chính là chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế của Việt Nam trên quan điểm “Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước”, là chính sách kinh tế của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm duy trì địa vị bá chủ toàn cầu mà Việt Nam lại nằm ở vị trí đặc biệt trong khu vực này. Bên cạnh đó, hơn hết là mong mỏi của nhân dân hai nước muốn sống trong hòa bình để hợp tác và phát triển kinh tế. Đó chính là những nền tảng để hình thành mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Hai nước đã tìm thấy cho mình những lợi ích trong mối quan hệ này và tiếp tục thúc đẩy nó phát triển.

Tháng 5/1964 Hoa Kỳ thực thi lệnh cấm vận chống miền Bắc Việt Nam và khi Việt Nam thống nhất năm 1975 Hoa Kỳ đã mở rộng lệnh cấm vận đối với toàn bộ lãnh thổ Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực thương mại, tài chính, ngân hàng… Đồng thời Hoa Kỳ khống chế các nước đồng minh và các tổ chức tài chính quốc tế cho Việt Nam vay tiền. Mặc dù bị cấm vận thông qua con đường trực tiếp và gián tiếp Việt Nam vẫn có quan hệ kinh tế và viện trợ


phát triển với nhiều nước, nhiều tổ chức kinh tế quốc tế và các tổ chức phi chính phủ. Ngay chính nhiều công ty của Hoa Kỳ qua con đường gián tiếp cũng đã có hàng hóa buôn bán tại Việt Nam. Nhưng khối lượng giao dịch không lớn.

Tháng 12/1994, tổng thống Bill Clinton đã bãi bỏ cấm vận buôn bán kéo dài ở Việt Nam và tuyên bố cho phép có những giao dịch tài chính, thương mại và giao dịch mới khác với Việt Nam và các công dân Việt Nam. Ngoài những vấn đề khác, việc bãi bỏ cấm vận có nghĩa là các giới kinh doanh Hoa Kỳ có thể sang thăm Việt Nam không hạn chế và đầu tư vào Việt Nam hoặc xí nghiệp của Việt Nam còn Việt Nam có thể mua các sản phẩm của Hoa Kỳ. Điều này đã thực sự mở ra cơ hội đầu tư và kinh doanh mới cho các công ty xuyên quốc gia của Hoa Kỳ tham gia vào thị trường Việt Nam.

Vào ngày 11/07/1995, Tổng thống Bill Clinton đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ thiết lập ngoại giao và trao đổi các đại sứ. Hành động này đã có nhiều hàm ý quan trọng đối với giới kinh doanh Hoa Kỳ. Thứ nhất, nó có nghĩa là các văn phòng liên lạc có số nhân viên hạn chế được mở ở Thủ đô mỗi nước thời gian trước sẽ chuyển thành các đại sứ với đầy đủ chức năng. Thứ hai, nó mở cửa cho nhiều chương trình quan trọng có tác dụng thuận lợi cho buôn bán giữa hai nước và mang lại cho các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ sự hỗ trợ và an toàn lớn hơn, nhờ đó các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ có cơ hội và yên tâm hơn để tìm hiểu và quyết định đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Ngày 10/03/1998, Tổng thống Clinton đã ký quyết định bãi bỏ việc áp dụng điều luật Jackson - Vanik đối với Việt Nam, cho phép Việt Nam tham gia vào các chương trình khuyến khích xuất khẩu và hỗ trợ đầu tư của Hoa Kỳ bao gồm:

- Hợp tác với USAID: Văn phòng USAID đã hoạt động tại Việt Nam và đã tài trợ cho dự án đầu tiên là hỗ trợ Đại học kinh tế quốc dân


đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh giai đoạn 2001 - 2004 (tổng viện trợ 1,5 triệu USD). USAID đang đề nghị một hợp tác kinh tế trị giá 6 triệu USD trong 2 năm nhằm hỗ trợ thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ (BTA) và đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý tiếp nhận về nguyên tắc.

- Hợp tác với TDA: Từ năm 1997 đến nay, TDA đã cam kết tài trợ cho 26 dự án với số tiền là 5,7 triệu USD. Dự án gần đây nhất là dự án hỗ trợ nghiên cứu khả thi hệ thống thông tin quản lý của EVN để thực hiện dự án sử dụng vốn vay của World Bank. Theo đánh giá của TDA, đến nay tỷ lệ thành công của các dự án hỗ trợ kỹ thuật chưa cao.

- Hợp tác với các NGO: các dự án của NGO chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nhân đạo như hỗ trợ trẻ em thiệt thòi, xây dựng ký túc xá cho sinh viên, phòng chống bệnh tật

- Hợp tác với EXIMBANK: Hoạt động của EXIMBANK chủ yếu nhằm cung cấp, bảo lãnh cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ trong các thương vụ tại nước ngoài và các chương trình hỗ trợ xuất khẩu của Hoa Kỳ, EXIMBANK và ngân hàng Nhà nước đã 2 hiệp định khuyến khích dự án về thỏa thuận bảo đảm quyền lợi các nhà đầu tư Hoa Kỳ tại Việt Nam, hiệp định bảo lãnh khung quy định về cơ chế cấp bảo lãnh theo đó Ngân hàng Nhà nước cấp bảo lãnh của Chính Phủ Việt Nam cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các chương trình tín dụng, bảo lãnh của EXIMBANK.

Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký ngày 13/7/2000 được quốc hội hai nước phê chuẩn và bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2001


1.3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á VỀ THU HÚT FDI TỪ HOA KỲ‌

1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là nước thứ hai sau Hoa Kỳ về thu hút FDI trên thế giới. Đạt được kết quả đó là do Trung Quốc có những điều chỉnh đúng đắn về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong hội nghị Trung ương 3 khóa 14 ngày 13/11/1993 như: “Tích cực thu nhận vốn, kỹ thuật, nhân tài và kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài. Cải thiện môi trường đầu tư, thu nhận và khai thác các lĩnh vực đầu tư, mở cửa hơn nữa thị trường trong nước. Tạo điều kiện và thực hiện chế độ đãi ngộ quốc dân đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, dựa vào luật pháp hoàn thiện khâu quản lý đối với các doanh nghiệp đó. Hướng dẫn vốn bên ngoài trọng điểm là vào các công trình cơ bản, ngành nghề cơ bản, ngành nghề kỹ thuật cao và kỹ thuật mới, cải tạo các xí nghiệp cũ, khuyến khích thành lập các xí nghiệp thuốc loại hình xuất khẩu, phát huy lợi thế của tài nguyên và thị trường trong nước…thu nhận vốn và kỹ thuật bên ngoài để thúc đẩy nền kinh tế phát triển”.

Về cơ cấu đầu tư: Trung Quốc tập trung thu hút đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực: Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ, bao gồm các ngành chủ chốt như giao thông, liên lạc, viễn thông, năng lượng vật liệu mới, bảo vệ nguồn nước. Củng cố và phát triển các ngành cơ khí, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô, các ngành kiến trúc xây dựng, làm trụ cột cho nền kinh tế. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp mới có trình độ kỹ thuật cao của thế giới như công nghiệp sinh học, vật liệu xây dựng mới… và đó cũng chính là lợi thế của Hoa Kỳ. Phát triển các khu công nghiệp mới như: Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Vũ Hán, Trùng Khánh là những khu chủ chốt tập trung nhiều máy móc và công nghệ đầu tư, chú trọng vào việc nâng cấp kỹ thuật, hướng dẫn các xí nghiệp này tập trung sản xuất các sản phẩm công nghiệp, thiết bị quan trọng và linh kiện điện tử. Riêng ngành tài sản đất đai những dự án khách sạn, du lịch,


những trang thiết bị phục vụ tiêu dùng cao cấp thì phát triển ở mức độ thích hợp và có sự hạn chế đối với việc thâm nhập của thương gia nước ngoài.

Về hình thức đầu tư: Đối với những trang thiết bị cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải, thông tin, cung cấp điện, cung cấp nước… là những ngành quy mô đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm, những rủi ro nhỏ, lợi ích tương đối ổn định. Trung Quốc khuyến khích các ngành này thu hút tiền vốn của thị trường tiền vốn quốc tế rồi cho các xí nghiệp trong nước đầu tư kinh doanh. Việc xây dựng đường sắt, bến cảng, hàng không, đường cao tốc, Trung Quốc khuyến khích hình thức phát hành cổ phiếu, trái khoán ở nước ngoài hoặc hình thức BOT. Để tập trung vốn cho các ngành công nghiệp cơ sở như năng lượng, nguyên vật liệu xây dựng, công nghiệp hóa chất… Trung Quốc khuyến khích các nhà đầu tư thông qua các hình thức phát hành chứng khoán, chuyển nhượng một phần vốn cổ phần để có được vốn. Với các ngành máy móc, điện tử, xe ô tô… Trung Quốc khuyến khích sử dụng hình thức liên doanh, đưa tiền vốn bằng hình thức “Quỹ đầu tư” hoặc ưu tiên cho phép ra nước ngoài phát hành trái khoán cổ phần. Đối với những ngành nghề kỹ thuật cao, khai thác phát triển nông - lâm nghiệp, thủy lợi, Trung Quốc khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài với những điều kiện ưu đãi: Dành cho đất đai sử dụng không phải đền bù, thuế chấp. Với những ngành công nghiệp gia công phục vụ, Trung Quốc tiếp tục khuyến khích các nhà đầu tư trực tiếp hoặc có thể đưa thêm hình thức khác.

Về quy mô đầu tư: Từ thu hút những dự án nhỏ, chuyển sang thu hút những dự án lớn và vừa, khuyến khích các tập đoàn tư bản lớn của Hoa Kỳ, đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia được xây dựng các công ty đầu tư và nới lỏng hơn phạm vi kinh doanh đối với các công ty này. Chỉ trong hai năm 1993-1994 đã có tới hơn 100 công ty xuyên quốc gia và các tập đoàn tài chính lớn của Mỹ, Nhật Bản, Anh … đầu tư vào Trung Quốc.


Cải thiện môi trường đầu tư thông qua sự ưu đãi ngành nghề, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào vùng ven biển đến nội địa, đặc biệt vào khu vực miền Trung và miền Tây. Miền Tây và miền Trung là những khu vực xa xôi hẻo lánh nhằm phát huy sức lao động tại chỗ để cùng khai thác tài nguyên.

Về cơ chế quản lý: Trung Quốc chuyển từ kiểu quản lý theo kiểu phân chia giai đoạn trước đây sang quản lý hệ thống cả quá trình nắm chắc quản lý vĩ mô đồng thời nắm chắc cả quản lý vi mô. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phải phối hợp nhịp nhàng với vận hành kinh tế vĩ mô và mục tiêu của cải cách hiện nay về khống chế lạm phát, phát triển nông nghiệp, cải các xí nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, khống chế đầu tư, cải thiện và tăng cường pháp chế.

Bảng 1.2 10 Nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Trung Quốc

Đơn vị tính: Nghìn tỷ USD


STT

Đất nước

Đầu tư năm 2006

Đầu tư năm 2007

1

Hồng Kông

21.31

27.70

2

Bristish Virgin Island

11.68

16.55

3

South Korean

3.99

3.68

4

Japan

4.76

3.59

5

Singapore

3.46

3.18

6

United State

3.00

2.62

7

Cayman Island

2.13

2.57

8

Westen Samoa

1.62

2.17

9

Taiwan

2.23

1.77

10

Mauritiuos

1.11

1.13

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam - 6

Nguồn: http://uschina.org/public/documents/2008/02/2008-foreign- investment.pdf


1.3.2 Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan là một trong những nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, tài nguyên…), về xã hội; một số tập quán nhân văn, dân số đông và phần lớn sống ở nông thôn, dung lượng thị trường tiềm năng lớn… và về trình độ phát triển kinh tế; có ưu thế phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, công nghiệp còn ở trình độ thấp.

Những năm gần đây, nền kinh tế Thái Lan đã đạt được sự phát triển nhanh chóng, trong sự phát triển đó, có sự đóng góp đáng kể của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khi đánh giá vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế của Thái Lan, nhiều học giả cho rằng nếu không có nguồn vốn FDI thì Thái Lan không thể xây dựng được nền tảng kinh tế như hiện nay

Để thu hút FDI, Thái Lan có những quy định thông thoáng trong việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng và áp dụng nhiều biện pháp ưu đãi như: Xét giảm thuế nhập khẩu đến 90% đối với nguyên liệu, 50% đối với máy móc, thiết bị mà Thái Lan chưa sản xuất được; miễn thuế nhập khẩu đối với linh kiện, nguyên liệu phục vụ sản xuất và lắp ráp hàng xuất khẩu.

Để kích thích các đối tác nước ngoài hăng hái đầu tư, Chính Phủ Thái Lan đã xác định mức bình thường của thuế thu nhập doanh nghiệp là 30%. Các tổ chức hiệp hội thanh toán từ 2 - 10% tổng thu nhập kinh doanh tùy thuộc vào loại hình hoạt động kinh doanh. Các công ty vận tải quốc tế phải thanh toán 3% tiền bán vé hoặc doanh thu vận tải… Riêng đối với giá trị gia tăng được áp dụng cho các loại hình kinh doanh ngân hàng thương mại, công ty tài chính, kinh doanh bất động sản, bảo hiểm, cửa hàng kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ và thị trường chứng khoán. Thuế chuyển lợi nhuận áp dụng với


mức 10% trên số lợi nhuận được chuyển ra. Tiền chuyển ra nước ngoài để mua nguyên liệu, thiết bị và thanh toán nợ không phải chịu thuế.

Trước khủng hoảng tài chính khu vực 1997, Thái Lan chỉ cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu 100% sản phẩm mới được thành lập theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Sau khủng hoảng tài chính - tiền tệ 1997, Thái Lan đã điều chỉnh chính sách trong việc thu hút FDI. Bộ luật khuyến khích đầu tư đã quy định chống quốc hữu hóa và độc quyền nhà nước, các nhà đầu tư nước ngoài được giao quyền sở hữu đất đai, được phép nhập cảnh cư trú và được chuyển ngoại tệ ra nước ngoài một cách thuận lợi. Đặc biệt cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 100% vốn đối với các dự án khuyến khích đầu tư và các dự án đầu tư vào những khu vực kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn.

Đến tháng 12/1998, Chính phủ Thái Lan tuyên bố cho phép hình thức sở hữu 100% vốn nước ngoài đối với các dự án đầu tư trong sản xuất công nghiệp, không phân biệt địa bàn. Hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài có thể giữ cổ phần đa số đối với các dự án sản xuất trong tất cả các khu vực đầu tư, có thể nắm giữ toàn bộ cổ phần đối với dự án khuyến khích đầu tư. Tuy nhiên, đối với các dự án nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, thủy sản, khai khoáng và dịch vụ, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa được phép nắm cổ phần đa số mà công dân Thái Lan nắm giữ tối thiểu 51% vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Chính phủ Thái Lan rất coi trọng xây dựng hệ thống giao thông sân bay, bến cảng, các khu công nghiệp, kho bãi, nhà xưởng…Thái Lan đã ưu tiên xây dựng hạ tầng tài chính với hệ thống ngân hàng, công ty bảo hiểm, tài chính cùng với hạ tầng xã hội bảo đảm về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội… Nhờ đó dòng vốn vào Thái Lan đã mang lại một sức mạnh cho sự phát triển kinh tế của đất nước này.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023