được và luôn biết rằng hành vi đó là hành vi trái pháp luật, vì hơn bất kỳ một ngành kinh tế nào lĩnh vực tài chính ngân hàng có lịch sử phát triển lâu đời với những quy định theo thông lệ được áp dụng có tính toàn cầu, nên thường có tính chặt chẽ, chính vì lý do này để rút được một đồng ra khỏi ngân hàng phải có một số nhận thức nhất định với óc phán đoán và sự tính toán vận trù vô cùng chính xác và minh mẫn, nên có một điều chắc chắn rằng khi hành vi phạm tội được thực hiện chủ thể của nó luôn ở trong trạng thái tâm lý vô cùng sáng suốt, nhận thức được đầy đủ sự vật xung quanh nhất là việc khoản tiền đó sẽ được đưa đến chỗ mình bằng con đường nào, và bằng cách nào. Có những trường hợp khi bị xét hỏi và phải chịu trách nhiệm hình sự thì người đó đang ở trong tình trạng bệnh lý, nhưng khi thực hiện hành vi sai trái thì hoàn toàn ngược lại.
Như vậy, rất ít trường hợp tội phạm ngân hàng là do vô ý, thường là cố ý, cố ý làm trái các quy trình, quy định được các cơ quan có thẩm quyền ban hành và buộc phải tuân thủ, cố ý làm sai lệch số liệu để có lợi cho bản thân, cố ý thông đồng, dàn dựng để rút được tiền của ngân hàng, mưu lợi cho bản thân.
Trong hoạt động kinh tế, nhất là trong lĩnh vực ngân hàng rất hiếm các nghiệp vụ mà chỉ dựa vào bản thân một mình có thể rút được một khoản tiền dù là nhỏ ra khỏi ngân hàng, ngay cả khi cán bộ tín dụng tự mình cho mình vay một khoản tiền thì cũng phải có người ký thay, có người trình chứng minh thư để rút tiền. Như vậy, tính chất của tội phạm ngân hàng là tội phạm có tổ chức, có sự bàn bạc, thống nhất từ trước khi phạm tội, có sự phân công nhiệm vụ và thực hiện từng công đoạn một cách rõ ràng để đi qua được các quy trình nghiệp vụ. Vì vậy, tội phạm ngân hàng thường là tội phạm có tổ chức và mang tính đồng phạm rõ nét, nên sẽ hiếm các vụ án về tội phạm ngân hàng lại chỉ
định tội có một bị cáo mà thường là từ hai người trở lên cùng thực hiện một hành vi phạm tội với cùng mục đích.
Hiện nay trong thực tiễn xét xử các vụ án kinh tế, không chỉ riêng trong lĩnh vực ngân hàng, tòa thường đưa ra phán quyết buộc tội “Thiếu trách nhiệm
gây hậu quả nghiêm trọng”. Điều luật này chưa có tính thuyết phục, thực tế công tác cho thấy chỉ có người hoặc là có trách nhiệm hoặc là vô trách nhiệm, nếu là người có trách nhiệm thì không bao giờ họ lơi là nhiệm vụ, luôn đốc thúc, đôn đốc cán bộ công nhân viên hoặc có những kiến nghị đề đạt với cấp trên để xử lý tình huống và vụ việc cụ thể khi phát sinh và ngược lại, nhưng nếu họ đã nhắc nhở đã xử lý cán bộ công nhân viên vẫn không làm, không thực thi đúng nhiệm vụ dẫn đến họ không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ bảo quản tài sản của nhà nước thì đó không phải là thiếu trách nhiệm, cũng tương tự như vậy với việc cho vay các chương trình dự án theo công văn (lệnh của Chính phủ) chẳng hạn dự án mía đường, xi măng, người có trách nhiệm biết rõ rằng dự án đó không mang lại hiệu quả kinh tế mà chỉ có ý nghĩa danh nghĩa về mặt xã hội đã có công văn trình Chính phủ xem xét, có kiến nghị với cấp trên nhưng vẫn phải đặt bút ký quyết định cho vay, cả hai trường hợp này
đều đã dẫn tới thiệt hại về tài sản không nhỏ cho ngân hàng, cho Nhà nước và bất lợi vô cùng cho cán bộ (mặc dù Luật Các tổ chức tín dụng đã quy định về
điều này). ë con người họ không hề thiếu trách nhiệm với trọng trách được giao, song bản thân một người có chức trách không thể nào một mình làm thay được cán bộ, làm trái mệnh lệnh cấp trên nên đã để hậu quả xấu xảy ra. Nếu những trường hợp này không bị chịu một hình thức kỷ luật thì cũng sẽ là một lỗ hổng trong công tác phòng chống tội phạm, nhưng nếu quy họ vào trường hợp “thiếu trách nhiệm” thì chưa hoàn toàn thuyết phục, vì nó đánh
đồng người có trách nhiệm với người vô trách nhiệm và nhiều khi chưa phản
ánh đúng tội trạng.
Có thể bạn quan tâm!
- Đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng - 1
- Đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng - 2
- Đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng - 3
- ,699 Triệu Đồng Chiếm 89,8% & 921,360 Usd Chiếm 94,5%
- Đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng - 6
- Đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng - 7
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
Như vậy, thực tiễn các quy định pháp luật về phòng chống, ngăn ngừa tội phạm cần tiếp tục được bổ sung và chỉnh sửa để hạn chế và xét xử người phạm tội có tính thuyết phục hơn là điều cần thiết.
1.3- Các nhân tố tác động đến vấn đề tội phạm trong ngân hàng
1.3.1-Các nhân tố chủ quan:
1.3.1.1- Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tài chính, ngân hàng.
Trong cơ chế đã có nhiều thay đổi song việc xây dựng thể chế pháp luật vẫn không theo kịp, mặt khác vẫn chưa phản ánh và điều chỉnh kịp thời những vấn đề đang đặt ra trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường. Cơ chế chính sách pháp luật trong thời kỳ đổi mới chưa được hoàn thiện, thiếu cụ thể còn sơ hở và thiếu nhất quán
1.3.1.2- Hệ thống ngân hàng chậm đổi mới, hoạt động chưa theo kịp sự phát triển của các quan hệ kinh tế trên thị trường.
Thực tế các quan hệ kinh tế vô cùng phong phú và đa dạng nhưng hoạt
động ngân hàng với những hạn chế nhất định đã không bắt kịp các nghiệp vụ phát sinh này, nên nhiều ngân hàng đã tự đề ra quy trình nghiệp vụ trên cơ sở có sự tham khảo, đối chiếu với các quan hệ có tính chất tương tự nhưng chưa
được thực tế kiểm nghiệm nên dễ dẫn đến những thiếu sót, tạo kẽ hở bị kẻ gian lợi dụng, gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế.
1.3.1.3- Phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ bị suy thoái, công tác quản lý, giáo dục cán bộ yếu kém
Trước tác động mặt trái của cơ chế thị trường, nhiều cán bộ, đảng viên do không tự giác rèn luyện, tu dưỡng đã chạy theo lợi ích trước mắt dẫn đến vi phạm pháp luật. Đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính” nhiều lúc bị chủ nghĩa thực dụng cá nhân lấn át. Công tác giáo dục, kiểm tra cán bộ bị buông lỏng, yếu kém, không theo kịp với tình hình. Việc sử dụng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ nhiều trường hợp không đúng năng lực, phẩm chất. Cán bộ chưa được thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi phẩm chất chính trị.
Trong công tác phòng chống các sai phạm trong kinh doanh ngân hàng còn tình trạng e dè, nể nang hoặc vì lợi ích cục bộ mà không dám đấu tranh với các vi phạm của cán bộ, vẫn còn những vụ việc có biểu hiện trên nhẹ, dưới nặng. Thậm chí có những vụ việc làm thất thoát số tiền lớn nhưng không được
đưa ra xét xử công minh. Không xử lý hoặc xử lý không nghiêm về trách nhiệm đối với người đứng đầu nơi xảy ra sai phạm lớn.
1.3.2- Các nhân tố khách quan.
1.3.2.1- Trình độ quản lý lạc hậu, pháp luật chưa hoàn thiện
Thực tế cho thấy, tội phạm thường phát triển mạnh tại những nước kém phát triển do không có sự kiểm soát chặt chẽ. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của mình, Nhà nước đại diện cho xã hội quản lý lĩnh vực kinh tế. Nếu có sự quản lý sát sao sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, ít kẽ hở cho tội phạm hình thành và phát triển.
1.3.2.2- Quá trình chuyển đổi cơ chế, tồn tại và đan xen giữa cái mới và cái cũ.
Quá trình chuyển đổi là một giai đoạn đòi hỏi phải có thời gian, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện. Các chuẩn mực đánh giá đang
được hình thành, có những quy định đánh giá không rõ ràng, đã khiến không ít người lợi dụng danh nghĩa đổi mới, vượt rào, năng động, sáng tạo để đục khoét tài sản Nhà nước, lợi dụng chủ trương của Nhà nước để thu lợi ích tối đa cho cá nhân hoặc một nhóm người. Tình trạng tranh tối, tranh sáng là đất để các hành vi vi phạm pháp luật phát triển.
1.3.2.3- ¶nh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường.
Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, chúng ta đã áp dụng việc quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đã
đạt được những thành tựu rất đáng tự hào. Tuy nhiên, cơ chế thị trường đã bộc lộ mặt trái của nó. Đó là sự cạnh tranh khốc liệt, sự ngự trị của đồng tiền làm cho người sản xuất kinh doanh có xu hướng tối đa hoá lợi nhuận bằng mọi giá, tìm cách hối lộ để tạo lợi thế trong kinh doanh. Trong xã hội sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ nét, các giá trị xã hội bị đảo lộn người ta tôn trọng và ngưỡng mộ những người tích cực tiêu tiền, nên các thành phần kinh tế đều bị sức ép của việc kiếm thật nhiều tiền, tâm lý mọi việc đều có thể giải quyết nếu
có tiềm lực tài chính. Đây là điều đã được dự báo từ trước nhưng lại chưa có biện pháp kịp thời để hạn chế ngay từ đầu, đã dẫn đến mối lo về kinh tế chuyển thành hành động phạm tội.
1.3.2.4- ¶nh hưởng của tập quán văn hoá.
Các giá trị văn hoá của người Việt đều đáng được tôn trọng và gìn giữ, song một số truyền thống đã bị lợi dụng, biến thành công cụ tiếp tay cho tội phạm như tệ quà cáp, thăm hỏi “miếng trầu là đầu câu chuyện”, “một người làm quan cả họ được nhờ” đã khiến cho một số người đứng đầu các cơ quan vì nể nang, vì sĩ diện đã bỏ qua các sai phạm của cấp dưới, hành động ngược lại lợi ích của tập thể của xã hội.
1.4- MộT Số VĂN BảN Về PHòNG CHốNG TộI PHạM TRONG LĩNH VựC NGÂN HàNG
Với công cuộc cải cách kinh tế, chuyển hướng phát triển của nền kinh tế sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, xóa bỏ cơ chế hạch toán quan liêu, bao cấp đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI tổ chức từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 12 năm 1986 thông qua. Bước sang năm 1987 nền kinh tế của nước ta đã chuyển từ mệnh lệnh sang tự do thoả thuận, từ chỗ lương thực còn khó khăn, thiếu thốn, mọi thứ được lưu thông qua tem phiếu, thực phẩm và các vật dụng luôn phải tích trữ, người dân sẵn sàng mua thứ gì mà Nhà nước (các cửa hàng quốc doanh) bán ra thì trong thời kỳ đổi mới việc hướng tới thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu, chế độ tem phiếu hoàn toàn bị xoá bỏ, cảnh xếp hàng mua nhu yếu phẩm đã trở nên xa lạ, mọi hàng hoá, mọi dịch vụ mà người tiêu dùng mong muốn đều được nhà cung cấp đáp ứng chỉ với điều kiện duy nhất là người mua có khả năng chi trả, mức tăng trưởng kinh tế đạt hai con số trong ba năm liên tiếp, các hoạt động của thị trường bùng nổ mạnh mẽ, cơ hội kinh doanh phong phú hơn bao giờ hết và hoạt động ngân hàng cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Hoạt động của bốn ngân hàng thương mại quốc doanh chỉ thực sự khởi sắc sau năm 1988, còn hoạt động của các ngân hàng tư nhân thực sự bắt đầu từ năm 1993.
Ngay từ thời điểm đó, hoạt động của các ngân hàng đã được đặt dưới sự kiểm soát của Chính phủ, vì hơn ai hết Nhà nước hiểu được tầm quan trọng, tính phức tạp, đa dạng của hoạt động tài chính ngân hàng trong sự nghiệp đổi mới.
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được ban hành ngày 12 tháng 12 năm 1994 và được sửa đổi, bổ sung một số điều vào ngày 17 tháng 6 năm 2003.
Ngày 26 tháng 12 năm 1997 Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký lệnh công bố Luật Các tổ chức tín dụng, có hiệu lực ngày 01/10/1998 và được sửa đổi, bổ sung một số điều vào ngày 15/6/2004.
Bộ Luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1999 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2000 đã phân loại tội phạm tại phần các tội phạm trong đó có các điều luật hoàn toàn mới quy định cụ thể các tội phạm phát sinh trong hoạt động ngân hàng như điều 178,179,251.
Bộ Luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995, được sửa đổi bổ sung ngày 14/6/2005 có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 đã ghi nhận các giao dịch kinh tế phát sinh giữa cá nhân, tổ chức và giữa tổ chức với tổ chức để tạo hành lang pháp lý an toàn cho các quan hệ dân sự trong thời kỳ mới.
Năm 1998 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 về tăng cường công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới.
Đến ngày 10/02/1999 Thủ tướng Chính phủ ban hành tiếp “Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm” theo Quyết
định số 138/1998/QĐ-TTg. Triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ và
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, Ban chỉ đạo chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm (gọi tắt là Ban chỉ đạo 138) đã ban hành kế hoạch số 01/BCĐ 138/CP ngày 10/02/1999 về việc này.
Để thực hiện tốt các văn bản trên, ngày 24/7/1999 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành công văn số 680/CV-NHNN3 đề ra kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 09/1998.
Đến ngày 27/02/2002 Thống đốc NHNN có Quyết định số 140/QĐ- NHNN về việc thành lập Ban chỉ đạo chống tham nhũng và phòng chống tội phạm của ngành ngân hàng. Để hoạt động của Ban chỉ đạo có hiệu quả, Thống
đốc NHNN có Quyết định số 669/2002/QĐ-NHNN, ban hành Quy chế hoạt
động của Ban chỉ đạo chống tham nhũng và phòng, chống tội phạm của ngành ngân hàng.
Gần đây nhất, ngày 07 tháng 6 năm 2005 Chính phủ ban hành Nghị
định số 74/2005/NĐ- CP về Phòng, chống rửa tiền.
Để thực hiện các giao dịch ngân hàng ngày càng an toàn Ngân hàng Nhà nước, các Tổ chức tín dụng đã ban hành nhiều văn bản trong phạm vi thẩm quyền để quy định các lĩnh vực hoạt động cho phù hợp với từng thế mạnh của từng ngân hàng như quy định hạn mức, danh mục hồ sơ tín dụng, hồ sơ khách hàng, quy trình thẩm định, quy trình cho vay, song tình hình các sai phạm vẫn tái diễn không ở loại hình này thì ở loại hình khác song đều dẫn tới kết quả giống nhau là đem lại những khoản lợi cho một số cá nhân và gây thất thoát mỗi năm hàng trăm tỉ đồng đối với nền kinh tế và dù đã được kiểm tra, thanh tra nhiều theo chương trình quý, chương trình năm, cùng hệ thống giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước song kết quả là chưa khả quan, số tiền thất thoát qua các vụ việc liên quan đến hoạt động ngân hàng vẫn có xu hương tăng cao, nhiều loại hình tội phạm mới đã nảy sinh.
Chương 2
Thực trạng tình hình tội phạm trong hoạt động ngân hàng từ năm 2000 - 2006
2. 1- Tì nh hì nh tội phạm ngân hàn g qua cá c nă m:
2.1.1- Sự hình thà nh hệ thống ngân hàng ở Việt Nam:
Các ngân hàng chuyên doanh bao gồm bốn ngân hàng quốc doanh: Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thành lập ngày 26/03/1988 theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Sau năm 1993 có sự tham gia của nhiều ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài cùng các hoạt động tiết kiệm bưu
điện.
Qua quá trình hình thành và phát triển, cả bốn hệ thống lớn với hàng nghìn chi nhánh trải dài trên toàn quốc cùng sức mạnh của các ngân hàng khác đã khẳng định được vai trò không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân như công cuộc xoá đói, giảm nghèo, từng bước giảm dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị qua các chương trình dự án với Tổng Công ty Điện lực, tham gia sự nghiệp phát triển kinh tế bằng cách cấp vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay cá nhân, có chính sách ưu đãi
đối với từng đối tượng vay. Với nghiệp vụ cấp tín dụng của mình, ngân hàng
đã tạo điều kiện tiền đề cho nhiều doanh nghiệp phát triển cũng như cứu thoát nhiều doanh nghiệp ra khỏi tình trạng khó khăn về tài chính. Nhờ có ngân hàng mà việc kiểm soát tiền tệ trong lưu thông được quản lý có hiệu quả hơn, tỉ giá giữa nội tệ và các ngoại tệ khác có trạng thái cân bằng tạo điều kiện cho các giao dịch trong nước với nước ngoài được ổn định, tạo lòng tin cho giới doanh nghiệp và người dân vào công cuộc đổi mới của đất nước.