Đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng - 2

vận dụng các quy luật khách quan để đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu của bản thân và các lợi ích mà mình mong muốn, vì vậy trong cùng một tình huống tại cùng một hoàn cảnh thì vẫn có nhiều cách lựa chọn hành động khác nhau hoặc là xử sự không trái pháp luật hoặc xử sự trái pháp luật. Chính điều này đã tạo nên ranh giới giữa người phạm tội và vô tội.

Con người với khả năng nhận biết ở trình độ tư duy cao đã góp phần cải tạo thế giới trên cơ sở ổn định, bền vững và phát triển đã đề ra các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung như tính phải chịu trách nhiệm đối với hành vi. Mỗi con người là một cá thể độc lập, hoàn toàn được tự chủ trong suy nghĩ, trong việc làm bằng hành động hoặc không hành động, được hưởng các lợi ích từ chính hoạt động đó đem lại, đồng thời không tránh khỏi trách nhiệm đối thiệt hại do hành vi đó gây ra. Trong kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực hoạt

động ngân hàng trước khi hành động hay đặt bút ký vào bất kỳ chứng từ nào thì những người có trách nhiệm luôn có ý thức và sự cẩn trọng cần thiết đối với chữ ký của mình vì chữ ký đó gắn liền với quyền lợi và trách nhiệm đối với tài sản do mình quản lý, vì vậy phải luôn “có sự đối chiếu động cơ của mình với toàn bộ tính chất phức tạp của hành vi, dự tính hậu quả của những hành động đó và trong khi đó vẫn tuân theo những tiêu chuẩn hành vi xã hội, thông qua kinh nghiệm của bản thân”3.

Nhưng thực tế với muôn hình muôn vẻ đã chứng minh rằng, không phải tất cả mọi người đều thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ mà xã hội và luật pháp yêu cầu. Bao giờ cũng có hai xử sự trái ngược nhau, có người xử sự đúng pháp luật, nhưng cũng có người đã vì lợi ích trước mắt đã lựa chọn xử sự đi ngược lại với lợi ích của xã hội và lương tâm nghề nghiệp và việc những người thực hiện hành vi đó phải chịu trách nhiệm là điều không tránh khỏi.

Nhà nước và xã hội đảm bảo cho mọi công dân được hưởng các quyền và lợi ích như nhau. Trong khả năng của mình Nhà nước đã luôn tạo điều kiện


3 Côvaliốp. Tâm lý học cá nhân. NXB Giá dục. Hà Nội, 1997, tr50

để mọi cá nhân tổ chức được tự do thể hiện năng lực kinh doanh, năng lực sáng tạo thì Nhà nước cũng buộc mọi cá nhân, tổ chức khi thể hiện khả năng kinh doanh đều phải có nghĩa vụ tuân thủ các thiết chế mà Nhà nước quy định, nếu vi phạm và làm trái các quy định thì phải bị lên án đồng thời phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm đó. Nhà nước khuyến khích việc phát triển kinh tế, coi trọng lợi ích của cá nhân tổ chức nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật, tự do cạnh tranh và mở cửa thị trường không có nghĩa là muốn làm gì thì làm, làm thế nào cũng được không tuân thủ bất kỳ một quy luật nào. Tự do kinh doanh hay tự do thực hiện các giao dịch của bản thân luôn phải trên cơ sở nhận thức được tính tất yếu, nhận thức được các quy luật khách quan. Xã hội có các quy luật của xã hội, trong hoạt động kinh tế cũng vậy, mọi cơ hội hay thành công sẽ chỉ đến khi nó được vận hành tuân thủ các quy luật kinh tế mà thị trường đã đề ra. Thêm vào đó để có được sự phát triển kinh tế và ổn

định thì luôn cần có sự điều tiết của Nhà nước ở tầm vĩ mô, vì vậy không có trường hợp ngoại lệ nào, không có sự ưu tiên nào đối với các hành vi đi ngược lại lợi ích của sự nghiệp phát triển kinh tế và sự ổn định xã hội. Mọi khả năng kinh doanh, cũng như năng lực của mỗi cá nhân chỉ có thể phát huy tối đa trong một môi trường pháp lý, môi trường xã hội ổn định. Để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mọi cá nhân tổ chức, Nhà nước đã quy định những hành vi bất hợp pháp, được luật hình sự ghi dưới tên gọi chung là tội phạm.

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội cao hơn các hành vi vi phạm khác, việc ghi nhận các hành vi này ngoài luật hình sự đã không thể hiện được tính răn đe, phòng ngừa có hiệu quả buộc nhà làm luật phải ghi nhận trong Bộ luật hình sự với hình thức chế tài và tính chịu trách nhiệm cao hơn, mang tính trừng phạt rõ nét, tăng cường biện pháp răn đe để mọi cá nhân buộc phải cân nhắc kỹ càng trước khi có hành vi vi phạm các điều luật được quy định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Một người bị coi là tội phạm khi và chỉ khi thoả mãn bốn yếu tố CTTP

sau:

Đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng - 2

Về khách thể của tội phạm: đó phải là hành vi xử sự xâm hại tới các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Do vậy, khi đề cập đến tội phạm thì trước tiên cần phải xác định hành vi xử sự trái pháp luật đó có phải là khách thể của tội phạm hay không.

Mặt khách quan của tội phạm: là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, bao gồm hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụ, phương tiện và hoàn cảnh phạm tội. . . . Thông qua biểu hiện bên ngoài của mặt khách quan của tội phạm có thể đánh giá được tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm đó.

Chủ thể của tội phạm: là người thực hiện hành vi phạm tội, có năng lực trách n hiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định mà pháp luật hình sự quy định.

Cuối cùng, mặt chủ quan của tội phạm: đây là một phạm trù thuộc ý thức của người phạm tội, là mặt bên trong của tội phạm, nó gắn liền với mặt khách quan của tội phạm, tạo thành một thể thống nhất. Tuy nhiên ý thức của con người vẫn là cái chủ yếu, cái quyết định hành vi của cá nhân. Hoạt động tâm lý của con người luôn gắn với những biểu hiện bên ngoài như hành vi, hậu quả, mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả của tội phạm. Hoạt động phạm tội là một dạng hoạt động đặc biệt của con người nhưng cũng không thể khác

được những quy luật chung và được biểu hiện ra bên ngoài dưới hình thức lỗi cố ý hoặc vô ý.

1.1.2- Tội phạm trong hoạt động ngân hàng


Tội phạm kinh tế nói chung và tội phạm ngân hàng nói riêng đều có nét tương đồng đó là đều thỏa mãn đầy đủ bốn yếu tố của CTTP, xâm phạm hoặc

đe dọa gây thiệt hại tới các lợi ích được luật hình sự bảo vệ, đều do những chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự, đều xuất phát từ nhu cầu lợi ích của cá nhân. Hành vi này được một số cá nhân hoặc một số người có chức vụ quyền hạn thực hiện. Hàng năm loại hình tội phạm này đã ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam gây thiệt hại hàng tỉ đồng, chỉ tính riêng trên lĩnh vực

ngân hàng và tổ chức tín dụng đứng vị trí thứ ba trong chín hạng mụcđược xếp hạng, chịu đứng sau lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý đất đai4.

Như vậy, với tư cách là một phần quan trọng trong các tội phạm kinh tế, hoạt động ngân hàng đã có tên trong danh sách những lĩnh vực có tỉ lệ tham nhũng lớn, đồng thời là ngành có tỉ lệ dẫn đầu về lãng phí khi đầu tư vốn cho các dự án lớn không mang lại hiệu quả kinh tế.

Tội phạm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng luôn được sự quan tâm của dư luận xã hội là do ngành có những đặc thù riêng mà không một ngành kinh tế nào có thể có được đã tạo ra tính khác biệt với các tội phạm kinh tế khác.

Sự khác biệt đầu tiên là hàng hóa dùng trong kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ- hàng hóa đặc biệt, thông qua tiền tệ là phương tiện thanh toán mà người ta có thể mua bất kỳ một hàng hóa nào, ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Ngay cả trong các nền kinh tế không sử dụng tiền mặt thì việc mua bán, trao

đổi hàng hóa cũng chỉ có thể được thực hiện thông qua việc chuyển tiền qua tài khoản của người mua sang người bán. Như vậy, tiền tệ là phương tiện thanh toán không thể thiếu đối với mọi cá nhân, mọi giao dịch, mọi quốc gia, mọi nền kinh tế. Vì vậy, việc kiếm được ngày càng nhiều các khoản tài chính là đích hướng tới của hầu hết các cá nhân, các tổ chức và các thiết chế nhà nước nhất là khi chính bạn là người có cơ hội hàng ngày tiếp cận với khoản tiền đó.

Một đặc điểm nữa của giao dịch ngân hàng là các sản phẩm dịch vụ ngân hàng không chỉ có hiệu lực trong phạm vi quốc gia mà còn mang tính quốc tế rộng rãi, thông qua các nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu giữa các ngân hàng, các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong và ngoài nước đã khiến cho tội phạm ngân hàng mang tính đa quốc gia, tính chất của tội phạm trở nên tinh vi, phức tạp và đa dạng hơn bất kỳ tội phạm nào khác. Khi tham gia các giao dịch quốc tế ngoài việc tuân thủ luật pháp quốc gia của nước người bán, người



4Thạc sĩ Đinh Văn Minh “Một số vấn đề về tệ nạn tham nhũng và những nội dung cơ bản của Luật Phòng chống tham nhũng” năm 2005, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội-2006, tr21

mua, thì cả hai bên đều phải cùng nhau tuân thủ các chuẩn mực, các thông lệ quốc tế do Phòng Thương mại quốc tế ICC ban hành. Hai bên tham gia giao dịch thường cách xa nhau về mặt địa lý, nên không gặp trực tiếp để đám phán, mọi thông tin và thủ tục được tiến hành qua fax và các phương tiện thông tin liên lạc khác, chỉ thông qua bộ chứng từ được ngân hàng cung cấp mà việc mua bán có sự đảm bảo, hai bên tin tưởng nhau hơn và việc thanh toán được tiến hành thuận lợi, nhưng qua việc cấp bộ chứng từ ngân hàng đã phải đối mặt với rủi ro trong thanh toán, nếu người mua không chấp nhận hàng, không chịu thanh toán do hàng không đúng chất lượng, còn người bán thì xuất trình

đầy đủ bộ chứng từ để yêu cầu thanh toán thì ngay cả khi người mua ký quỹ 100% ngân hàng vẫn có nguy cơ bị mất uy tín trong thanh toán quốc tế, đó là chưa kể đến trường hợp bị khách hàng lừa đảo nhằm thực hiện hay che giấu việc rửa tiền, thực hiện các giao dịch ảo để chuyển tiền bất hợp pháp.

Ngoài ra sự khác biệt thể hiện ngay ở tính nhanh chóng của các dòng chu chuyển tiền tệ, nếu là tội phạm kinh tế khác thì hành vi trục lợi, hay việc rút tiền ra khỏi các giao dịch kinh tế phải có thời gian nhất định, nhưng đối với hoạt động ngân hàng chỉ cần bấm nút trên máy tính qua đường truyền số liệu được thông suốt 24/24 và chỉ trong tích tắc số tiền hàng tỉ đồng sẽ được chuyển từ tài khoản này sang tài khoản khác và trong cùng lúc có thể thực hiện được nhiều giao dịch khác nhau. Khi chủ tài khoản phát hiện ra việc tài khoản bị mất tiền thì thủ phạm đã cao chạy xa bay và việc truy tìm tội phạm gặp không ít khó khăn.

Hoạt động của ngân hàng ngoài rủi ro thanh toán quốc tế, còn gặp rủi ro trong các thanh toán nội địa như rủi ro lãi suất và rủi ro tỉ giá đặc điểm riêng này cũng là một trong những con đường dẫn tới hành vi phạm tội của các cá nhân và một số người trong lĩnh vực ngân hàng, thông qua việc điều chỉnh lãi suất cho vay, lãi suất tín dụng theo thỏa thuận giữa ngân hàng và các cá nhân, tổ chức cùng các thay đổi về tỉ giá đã khiến một số người được giao trọng trách nhận thấy rằng việc đưa tiền ra khỏi ngân hàng vào túi cá nhân có khả

năng trở thành hiện thực nên đã bằng mọi cách cố tình thực hiện hành vi làm giả chứng từ, sổ sách hoàn thiện đầy đủ hồ sơ để rút khoản chênh lệch.

Tội phạm ngân hàng phát sinh từ chính những sản phẩm dịch vụ đa năng mà nó cung cấp cho khách hàng như các loại thẻ thanh toán và các công nghệ ngân hàng.

Mặc dù chỉ là một phần trong các tội phạm kinh tế, nhưng tác hại tới nền kinh tế lại vô cùng trầm trọng, nhất là khi các giao dịch tại Việt Nam là thanh toàn chủ yếu bằng tiền mặt, khi tiền đã ra khỏi ngân hàng thì việc kiểm soát sự chu chuyển là không thể, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch sân sau, giúp che giấu các khoản chênh lệch qua các khoản vay. Song hành với nó là tình trạng tham ô, cố ý làm trái, lừa đảo, nhận hối lộ xảy ra ở nhiều ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần. Một bộ phận lãnh đạo, nhân viên các ngân hàng thương mại bị thoái hóa, biến chất

được các doanh nghiệp móc nối, hối lộ đã cho vay trái nguyên tắc, vượt quá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, thông đồng với đối tượng vay nhận hồ sơ thế chấp không hợp lệ, hồ sơ giả đề vay tiền dẫn đến hàng nghìn tỉ đồng bị thất thoát, “hàng trăm cán bộ, nhân viên ngành ngân hàng và giám đốc các doanh nghiệp phải vào tù”5. Điển hình như các vụ Lý Hóc Lỷ ở Sóc Trăng, vụ Trần Xuân Hoa, vụ Tamexco, vụ Epco-Minh Phụng ở thành phố Hồ Chí Minh, vụ Lã Thị Kim Oanh- Giám đốc Công ty đầu tư tiếp thị- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và hàng trăm vụ án khác đã được điều tra xử lý. Một số

đối tượng lợi dụng nhiệm vụ được giao như quản lý kho, quỹ đã vay tiền ngân hàng để đánh bạc, chơi xổ số, số đề hoặc cho vay với lãi suất cao hơn dẫn đến thu bạc, thua đề, bị lừa đảo, mất khả năng thanh toán, khả năng trả nợ, gây thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng”6 khiến lòng tin của người dân vào các chính sách phát triển kinh tế, xã hội bị giảm sút, nền kinh tế ngày càng chứa đựng nhiều


5Thạc sĩ Đinh Văn Minh “Một số vấn đề về tệ nạn tham nhũng và những nội dung cơ bản của Luật Phòng chống tham nhũng” năm 2005, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội-2006, tr22

6Thạc sĩ Đinh Văn Minh “Một số vấn đề về tệ nạn tham nhũng và những nội dung cơ bản của Luật Phòng chống tham nhũng” năm 2005, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội-2006, tr22

giao dịch bất hợp pháp và nằm ngoài khả năng năng kiểm soát. Việc trả lại sự minh bạch cho các giao dịch tài chính ngân hàng và sự ổn định cùng khả năng tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ cấp bách không chỉ đối với mỗi ngân hàng, mà đã trở thành nhiệm vụ của toàn Đảng toàn dân, huy động mọi nguồn lực tham gia công tác phát hiện và phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm ngân hàng nói riêng.

1.2- chủ thể của TộI PHạM TRONG LĩNH VựC NGÂN HàNG


Nhìn chung, tội phạm trong ngân hàng chỉ có thể phát sinh do khách hàng rắp tâm lừa ngân hàng, do chính cán bộ ngân hàng và do sự kết hợp giữa khách hàng và cán bộ ngân hàng.

1.2.1-Từ phía khách hàng


Khách hàng có tính toán trước việc lừa đảo ngân hàng, làm giả các chứng từ cần xuất trình để rút tiền ngân hàng.

Hình thức sơ khai nhất của tội phạm thông qua hoạt động ngân hàng là hành vi rút tiền của ngân hàng thông qua hệ thống chứng từ giả như séc giả, hối phiếu giả, giả mạo hồ sơ tín dụng vay vốn, làm giả bảo lãnh thanh toán và giả mạo chữ ký của người có thẩm quyền để rút tiền, lập các chứng từ khống

để rút tiền bất hợp pháp, hình thức này đến nay vẫn khá phổ biến.


Việc rút tiền ra khỏi ngân hàng luôn để lại sau nó một hệ thống chứng từ được ngành và pháp luật quy định, song bất kỳ một hệ thống pháp luật nào cũng có những thiếu sót nhất định dễ bị kẻ gian lợi dụng. Bằng chứng ghi nhận tiền đã đi ra khỏi ngân hàng là chứng từ thể hiện số tiền, nguồn tiền đó xuất xứ từ đâu và đích đến của nguồn tiền đó cùng chữ ký xác nhận hoặc con dấu riêng của người rút tiền, đây là nguyên tắc truyền thống song vẫn luôn có hiệu quả, việc đối chiếu và chứng thực chứng từ đó là thật hay giả, chữ ký của người nhận có đúng với hồ sơ gốc không là nhiệm vụ chuyên trách của cán bộ ngân hàng. ë trình độ bình thường, việc giả mạo chứng từ hay chữ ký rất dễ phát hiện, vì chất liệu giấy để in chứng từ cùng các họa tiết thường có ký hiệu

riêng, chất liệu khác biệt với loại giấy thông thường, số liệu trên sổ sách và thực tế phải khớp đúng với nhau. Còn chữ ký bao giờ cũng phải là chữ ký bằng bút mực và phải ký trước sự chứng kiến của cán bộ ngân hàng, nhưng với với sự tính toán thận trọng, óc quan sát tỉ mỉ của người có dự mưu lừa đảo thì tội phạm bao giờ cũng biết rõ phải làm giả ra sao để các chứng từ, mẫu hoa văn có vẻ ngoài giống thật, các số liệu giả không bị phát hiện. Với sự phát triển vượt bậc của khoa học, công nghệ ngày càng hiện đại thì tội phạm sẽ dễ dàng phân tích được đường nét, các chi tiết, chất liệu giấy của chứng từ, từng nét uốn của chữ ký để nâng cao khả năng làm giả, như vậy việc phát hiện chứng từ hay chữ ký đó là giả đã trở nên khó khăn. Càng khó khăn hơn nữa khi hoạt

động kiểm soát chứng từ và chữ ký đều là do con người đảm nhận, con người với khả năng làm việc nhất định, hoạt động theo cơ chế của đồng hồ sinh học sẽ có lúc làm việc không được minh mẫn, sáng suốt như bản chất của chính người đó, thêm vào đó các giao dịch trong ngân hàng tương đối lớn nên việc kiểm soát chứng từ sẽ có lúc mắc lỗi, sơ xuất này dễ dàng bị kẻ gian lợi dụng.

Không dừng lại ở việc làm chứng từ giả, hồ sơ giả, kẻ gian đã lưu thông tiền giả qua hệ thống ngân hàng kể cả tiền nội tệ (VNĐ) và ngoại tệ mệnh giá lớn được các cá nhân nước ngoài dùng hộ chiếu mang vào Việt Nam với mục

đích tiêu thụ thông qua hình thức đổi tiền tại các NHTM, ngoại tệ được tiêu thụ thường là ngoại tệ mạnh với giá trị quy đổi lớn.

Hiện nay, việc thanh toán qua thẻ tín dụng và sử dụng thẻ tín dụng ngày càng trở nên thông dụng như thẻ tiền mặt, thẻ ATM, thẻ ghi nợ (Visa debit) có tính năng hoạt động 24/24. Nhìn chung các loại thẻ tín dụng đều rất tiện lợi và an toàn cho người sử dụng với điều kiện các thông tin về mật khẩu và dữ liệu của chủ thẻ được bảo mật và không ai ngoài chủ thẻ biết được thông tin đó. Nhưng cái khó là ở chỗ bản thân khách hàng không biết rằng mã thẻ, mã pin của mình bị kẻ gian đánh cắp lúc nào, nên việc bị mất cắp tiền trên tài khoản chỉ được biết khi tiến hành kiểm tra số dư. Bản thân ngân hàng cũng khó nắm rõ giao dịch nào là của chủ thẻ và đâu là tội phạm, vì chỉ cần nhập đúng mã số

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023