Đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng - 3

mật khẩu là giao dịch được chấp nhận không phân biệt đó có phải là chính chủ thẻ hay người được chủ thẻ ủy quyền hay tội phạm.

Ngân hàng bị lừa đảo trong tình trạng thiếu thông tin: khi cá nhân trong doanh nghiệp (DN) cũ lợi dụng thời gian pháp nhân cũ không còn tồn tại, pháp nhân mới đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng chưa có con dấu mới, cố ý dùng các chứng từ ký trước theo tên chủ tài khoản cũ và con dấu cũ để rút tiền ra khỏi tài khoản tiền gửi của DN cũ tại NH hoặc thông đồng với bên thứ 3 để làm các thủ tục nhận tiền vay NH. Điều này có thể làm cho giao dịch bị vô hiệu; khi xảy ra tranh chấp, NH không có đủ căn cứ pháp lý để thu hồi lại số tiền đã chuyển đi hoặc đã giải ngân.

Trong xu thế hội nhập, các giao dịch ngân hàng đã vượt qua biên giới quốc gia, việc thanh toán qua tài khoản cá nhân giữa các nước trở nên thuận tiện và nhanh chóng, lợi dụng chính sách mở cửa trên lĩnh vực ngân hàng, nhiều cá nhân nước ngoài đã dùng hộ chiếu giả để mở tài khoản cá nhân để nhận tiền bất chính từ ngân hàng nước ngoài chuyển vào. Sau khi chuyển tiền một thời gian thì các ngân hàng nước ngoài mới phát hiện ra và đề nghị ngân hàng thương mại Việt Nam thoái hối lại số tiền đã chi trả vì lý do giao dịch bị giả mạo, các giao dịch này thường được các đối tượng gốc Phi sử dụng.

Một loại hình tội phạm nữa thông qua hoạt động ngân hàng là hoạt

động rửa tiền, vì sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đưa ra công chúng là tiền tệ nên tiền đi qua ngân hàng và đến tay người nhận vẫn cứ là tiền tệ. Một ưu

điểm và lợi thế của ngân hàng là tiền từng tham gia các giao dịch ngân hàng trở nên có nguồn gốc rõ ràng và được công nhận tính hợp pháp.

Hành vi rửa tiền được hiểu là một quá trình mà qua đó, những tội phạm che giấu ngụy trang hay tìm cách xóa bỏ nguồn gốc thật sự của các khoản thu nhập có được từ các hoạt động phạm pháp bằng cách gửi vào hệ thống ngân hàng, tài chính để sau đó nhận lại các khoản thu nhập này với danh nghĩa hợp pháp. Chính vì đặc điểm riêng ưu việt này mà ngay từ những năm 1935, tại các nước Châu Mỹ Latinh đã xuất hiện loại hình tội phạm mới. Về sau loại

tội phạm này đã lan tới châu Âu như các nước: Italia, Anh, Pháp, đến khoảng năm 1970 loại tội phạm này đã xuất hiện ở Mỹ và được gọi là “Money laundering”7.

Theo Interpol, tại các ngân hàng Việt Nam đã từng có hoạt động rửa tiền, như vụ Lê Thị Mai sử dụng tiền thu được từ hoạt động buôn bán ma túy

đầu tư dưới danh nghĩa của Công ty Viet-Can Resorts & Plantation vào tỉnh Khánh Hòa là một ví dụ. Rồi còn rất nhiều các khoản tiền thu được từ các hành vi tội phạm như tham nhũng, trốn lậu thuế . . . .đều là nguồn gốc phát sinh cho các hoạt động rửa tiền. Chính vì vậy, cần nhìn nhận một thực tế rằng chừng nào các loại tội phạm này còn có “đất” để phát triển thì đồng nghĩa với việc chúng ta đang phải đối mặt với tội phạm rửa tiền8.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Nhưng hầu như chưa có quy định chính thức về chống rửa tiền ở Việt Nam, dù rằng trên thực tế pháp luật hình sự đã ghi nhận tội danh này tại Điều 251 Bộ Luật hình sự nước ta với tên gọi “Tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có” và ngày 07 tháng 6 năm 2005 Chính phủ đã ban hành Nghị

định số 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền, song chưa có một đạo luật nào điều chỉnh hành vi này.

Đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng - 3

Hành vi tẩy rửa tiền đang có khuynh hướng gia tăng trên thế giới, ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế tài chính của các nước nói chung, của Việt Nam nói riêng. Tiến tới quá trình hội nhập với các nền kinh tế phát triển trên thế giới thì Việt Nam cần sớm ban hành các thiết chế để phòng ngừa tội phạm này, nếu không sẽ khiến chính chúng ta và các doanh nghiệp của chúng ta thiệt. Đơn cử như hiện nay có đến ba ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển và Ngân hàng Thương mại cổ phần ¸ Châu xin lập Văn phòng đại diện tại Hòa Kỳ đều bị từ chối, nguyên nhân duy nhất là do Việt Nam chưa có luật về


7 GSTS Nguyễn Xuân Yêm-Phòng chống các loại tội phạm ở Việt Nam thời kỳ đổi mới- tr 256 Phòng chống tội phạm rửa tiền- NXB Công an Nhân dân 2005

8 Thông tin từ báo điện tử Vietnamnet 9h 03phút ngày 05/3/2006: Việt Nam đẩy mạnh hoạt động chống rửa tiền

chống rửa tiền. Đây là một yêu cầu bắt buộc của Cục Dự trữ liên bang Mỹ mà các ngân hàng của chúng ta không thể giải trình và cũng không thể tự mình vượt khó được, bởi rõ ràng chúng ta chưa có một văn bản pháp luật riêng biệt về chống rửa tiền.

Việc khách hàng chủ tâm thực hiện các giao dịch bất hợp pháp qua ngân hàng dưới nhiều hình thức, trên nhiều lĩnh vực từ tín dụng, kế toán, thanh toán quốc tế, ký hậu chứng từ, kho quỹ đều nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của ngân hàng, lợi dụng giao dịch ngân hàng hoàn tất công đoạn chuyển tiền từ tiền bất chính thành “tiền sạch” như vậy ngân hàng đã tiếp tay cho các hoạt

động tài chính của thế giới tội phạm, huỷ hoại nền kinh tế và việc các cán bộ ngân hàng như: thanh toán viên, giao dịch viên và lãnh đạo ngân hàng phải chịu trách nhiệm là việc không tránh khỏi.

1.2.2- Hình thức phạm tội do cán bộ ngân hàng thực hiện:


Nếu như hình thức tội phạm trên xuất phát từ chính khách hàng, còn cán bộ ngân hàng chỉ là người phải chịu trách nhiệm do sự vô ý, sự cẩu thả của mình gây ra, thì ngay trong chính bản thân ngân hàng cũng có những cán bộ sẵn sàng vì lợi ích của bản thân và một số lợi ích khác sẵn sàng biến mình thành tay trong thông đồng với nhau hoặc thông đồng với khách hàng cố ý làm trái pháp luật dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Trong hoạt động ngân hàng, mảng nghiệp vụ mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng theo quan điểm truyền thống và vẫn đang được nhiều ngân hàng áp dụng đó là nghiệp vụ tín dụng với kỹ năng chính là cấp tín dụng và công tác cho vay là nghiệp vụ phái sinh từ việc cấp tín dụng.

Việc cấp tín dụng là việc TCTD thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác.

Cho vay được hiểu là một hình thức cấp tín dụng qua đó TCTD giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất

định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi vay.


Chính ở khâu này dễ nảy sinh nhiều sai phạm, đây là nghiệp vụ chuyển tiền hay nói cách khác là tài sản của ngân hàng của Nhà nước được chuyển giao đến tay cá nhân hoặc tổ chức để nảy sinh lợi nhuận, phát triển kinh tế. Vì như bất kỳ một giao dịch kinh tế đơn thuần nào hoạt động đầu tư bao giờ cũng phải đảm bảo tính sinh lời, có tính đến các điều kiện phát triển kinh tế.

Để được cấp một khoản tín dụng, cán bộ tín dụng cần có giai đoạn phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp dựa trên các báo cáo tài chính, các số liệu trong hai năm gần nhất mà người vay cung cấp, bên cạnh đó ngân hàng còn thẩm định dự án đầu tư, các hạng mục công trình để xét duyệt rằng dự án

đó có khả thi không, có khả năng sinh lời không. Ngoài ra cán bộ tín dụng cần xác nhận thu nhập, nguồn tài chính của người vay để đảm bảo rằng trong khả năng xấu nhất việc hoàn trả nợ vay vẫn được tuân thủ đúng thời hạn. Không chỉ dừng lại ở việc cấp tín dụng, sau khi khoản tiền đã được chuyển giao cho người sử dụng (người vay) thì cán bộ tín dụng vẫn phải có quá trình kiểm tra trong và sau khi cho vay để xác minh việc sử dụng vốn vay là đúng mục đích,

đúng hạng mục công trình đầu tư.


Để nhận được một khoản tiền từ ngân hàng thông qua việc vay vốn là không hề đơn giản, việc này cần có một thời gian nhất định tùy theo quy định của từng ngân hàng, tính xác thực của các báo cáo luôn được kiểm tra tính

đúng đắn, hợp pháp, hợp lệ thì khoản vay mới được giải ngân. Việc cho vay luôn phải tuân thủ đúng quy trình nghiệp vụ và như vậy sẽ không có sai sót hay bất kỳ vi phạm nào xảy ra

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ ngân hàng, nhưng nhìn chung có hai nguyên nhân chính khiến tình hình tội phạm trong lĩnh vực này ngày càng gia tăng đó là sự hám lợi và bệnh thành tích, mà trong đó lợi ích luôn được đề cao.

Khoản tiền kiếm được qua các khoản cho vay dễ dàng được nhận ra, thường thì các khoản giải ngân cho các dự án, các công trình xây dựng là rất lớn, một phần rất nhỏ phần trăm trong tổng số tiền đó cũng là đáng kể. Chính

điều này đã tác động tới tâm lý, tới lòng tham và hành động của cán bộ ngân hàng và đây là nguồn gốc của tội tham nhũng, sách nhiễu đối với đối tác vay vốn để đòi tiền hoa hồng hoặc bằng mọi cách buộc khách hàng phải chi tiền cho mình.

Xuất phát từ chính phẩm chất, tư cách của cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng biết rằng, chắc chắn rằng chương trình đầu tư của khách hàng không mang lại bất cứ một lợi ích kinh tế nào cho ngân hàng, cho nền kinh tế, cũng như không mang lại một ý nghĩa xã hội nào, nhưng vì được đối tác vay vốn trích lại một khoản thù lao không nhỏ nên vẫn cứ thẩm định, vẫn làm theo

đúng quy trình và quyết định cho vay. Người thực hiện hành vi này không hề bị ép buộc, hay bị đẩy vào những tình thế không còn lựa chọn nào khác. ë hoàn cảnh này, cán bộ tín dụng có thể lựa chọn việc bỏ qua khoản tiền trích lại, quyết định không cho vay nhưng người đó lại chọn cho mình xử sự trái pháp luật dù đang trong tình trạng lý trí bình thường, nhận biết rõ ràng làm như vậy là sai trái, nhìn thấy được hậu quả mà hành vi đó mang lại ngay khi chưa cho vay, nhưng vẫn quyết định cho vay để được nhận một phần từ khoản tiền đã xuất.

Cán bộ tín dụng trong phạm vi thẩm quyền của mình đã có nhiều trường hợp bỏ qua một phần các hạng mục thẩm định để có lợi cho khách hàng, chẳng hạn như tỉ lệ vốn tham gia hạng mục công trình của nhà đầu tư trên vốn tự có để nhà đầu tư được vay vốn, dẫn đến khả năng hoàn trả gặp khó khăn, việc thu hồi vốn bị kéo dài gây ảnh hưởng tới nền kinh tế.

Lại có những trường hợp cán bộ tín dụng thu hồi được nợ của người vay nhưng không hoàn trả ngay ngân hàng mà mang số tiền đó đi tiều xài, đầu tư thua lỗ không có khả năng hoàn trả.

Các giao dịch của ngân hàng có khả năng thông suốt và xử lý kịp thời một lúc nhiều số liệu khác nhau là đều nhờ vào công nghệ tin học, có thể nói máy tính là linh hồn của các hoạt động ngân hàng, máy tính lưu trữ hết các giao dịch phát sinh của ngân hàng, ghi nhớ hết các mã tài khoản, thông tin về số dư về tình hình biến động của tài khoản, các dòng tiền vào ra của từng tài khoản chi tiết và của cả hệ thống với các giao dịch bù trừ, bộ nhớ của máy tính lưu giữ mã khách hàng cũng như các thông tin cá nhân, thậm chí cả số mật khẩu của khách hàng. Điều này ai cũng biết và tội phạm cũng biết, với

điều kiện phát triển như hiện nay, số người am hiểu về máy tính là không nhỏ và am hiểu về mạng của ngân hàng cũng không hề ít, do đó an ninh mạng của ngân hàng đã trở thành vấn đề sống còn đối với từng ngân hàng Việt Nam. Tại Việt Nam đã có trường hợp chính cán bộ ngân hàng Ngoại thương thông qua các thao tác trên mạng tài khoản của Chi nhánh để rút tiền cá cược trị giá hàng tỷ đồng.

Hoạt động ngân hàng với tính quốc tế hóa rộng rãi, việc tham gia vào mạng thanh toán SWIFT của các hệ thống tài chính toàn cầu đã chu chuyển các loại ngoại tệ mạnh trên thế giới từ nước này sang nước khác chỉ qua các

đường truyền số liệu và sự xuất hiện của tỉ giá là điều kiện bắt buộc, thông qua việc tỉ giá lên xuống mà ngân hàng có thể kinh doanh ngoại tệ có lãi hay thua lỗ. Việc mua bán ngoại tệ của ngân hàng dựa trên nguyên lý mua cao bán thấp, nghĩa là tỉ giá mua ngoại tệ của ngân hàng cao hơn thị trường tự do, còn tỉ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thấp hơn giá trên thị trường tự do, đây là cơ hội cho những nhà đầu cơ trong ngân hàng, họ sẵn sàng đưa ra những lệnh mua ngoại tệ để mua được ngoại tệ với giá thấp từ đó bán ra thị trường tự do

để kiếm lời, việc làm như vậy đã vi phạm tới các quy định về quản lý ngoại hối của NHNN ban hành và làm cho lượng ngoại tệ giao dịch mua bán trong nước khó kiểm soát.

Tội phạm ngân hàng không chỉ hình thành qua các giao dịch mà còn

được thực hiện trong chính việc phục vụ cho chính bộ máy của ngân hàng hoạt

động như mua sắm tài sản cố định, thanh lý trang thiết bị làm việc, đấu thầu các chương trình xây dựng cơ bản, các hợp đồng mua máy móc, công cụ, dụng cụ không tuân thủ đúng quy trình pháp luật, số tiền quyết toán lớn hơn số tiền mời thầu ban đầu, trong công tác đấu thầu có biểu hiện cố ý làm trái và gian lận trong việc lựa chọn nhà thầu và thanh toán các chi phí cho nhà thầu.

1.2.3- Tội phạm được hình thành trên cơ sở có sự kết hợp giữa cán bộ ngân hàng và khách hàng

Đã có nhiều trường hợp cán bộ tín dụng thông đồng với khách hàng để tuồn vốn ra ngoài bất hợp pháp, vì một quy tắc bất di bất dịch là cán bộ tín dụng không được vay vốn nên để lách luật đã xuất hiện hình thức tên trên hồ sơ vay là khách hàng cụ thể nhưng người thực tế sử dụng vốn không ai khác chính là cán bộ tín dụng của TCTD đó. ë đây cán bộ tín dụng đóng vai của hầu hết các nhân vật, vừa là người thẩm định chương trình vay đó có hiệu quả, tự đưa ra hạn mức cho vay, vừa là người ký cán bộ tín dụng phụ trách, vừa là người đề nghị lãnh đạo phê duyệt và cuối cùng chính là người thụ hưởng số tiền vay đó. Sau đó, chính cán bộ tín dụng này lại là người kiểm tra tình hình hoạt động của khoản vay này cũng như có quyền quyết định có gia hạn hay ân hạn cho khoản vay này hay không. Khi đưa ra quyết định lựa chọn hành vi này, rõ ràng cán bộ tín dụng đó nhận thức được đây là hành vi trái pháp luật, có khả năng biết và phải biết việc làm này có nguy cơ đưa đến hậu quả xấu

đối với bản thân, hành vi đó đã xâm hại đến các quy định về quản lý trật tự kinh tế của ngành, của Nhà nước, việc xử sự như vậy đã được luật hình sự điều chỉnh nhưng vẫn cố ý thực hiện vì nghĩ rằng, hy vọng rằng bản thân có khả năng trả nợ đúng hạn, thậm chí trước hạn nên mọi chuyện sẽ kết thúc có hậu.

Không chỉ dừng lại ở việc câu kết với người ngoài để giúp mình có

được một khoản vay, cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng đã kết hợp với nhau để khách hàng có được khoản vay ưu đãi hoặc được xóa nợ không đúng quy định. Để thực hiện được điều này, dưới sự tư vấn cẩn thận của cán bộ tín dụng, cùng sự cộng tác nhiệt tình của khách hàng các hồ sơ, chứng từ đã được

lập một cách đồng bộ, hoàn chỉnh, đúng thủ tục, đúng quy định pháp lý chỉ không đúng với thực tế. Chẳng hạn, Nhà nước có chính sách cho vay đối với hộ nghèo và xóa nợ đối với những gia đình bị thiệt hại sau các cơn bão lớn, chủ trương đúng đắn của Nhà nước của ngân hàng đã bị một số cán bộ ngân hàng cố tình làm sai, sai đối tượng cho vay, sai đối tượng xóa nợ, sai số tiền, sai thực tế để làm lợi cho bản thân hoặc mưu lợi cho người thân trong gia đình mình và bàng quan đối với những gia đình thực sự có nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế gia đình với lãi suất ưu đãi, không thực hiện xóa nợ đối với một số gia đình không thể khắc phục được hậu quả sau bão, khiến kinh tế gia đình

đã khó khăn càng thêm kiệt quệ.


Vì nhờ được cán bộ tín dụng mà nhiều cá nhân, doanh nghiệp, hộ gia

đình được vay đảo nợ, vay nợ mới để trả nợ cũ và hậu quả tất yếu là mất khả năng thanh toán.

Xuất phát từ cán bộ cùng với người ngoài kết hợp mà trong ngân hàng

đã có các vụ thụt két “giả”- thủ quỹ báo mất tiền trong két và đúng là tiền thì mất thật nhưng không phải do thủ phạm bên ngoài vào lấy mà chính là thủ quỹ tiếp tay cho người ngoài hoặc tự tạo hiện trường giả để lấy cắp một số tiền lớn. Theo đánh giá của Tổng cục Cảnh sát, chỉ tính trong các tháng đầu năm 2006 đã xuất hiện một số vụ do cán bộ, viên chức trong ngành Ngân hàng có hành vi tiếp tay hoặc tạo hiện trường giả, gây ra các vụ thụt két với số tiền lớn9.

Qua một số phân tích trên ta thấy rằng, hành vi đi ngược lại các quy

định của ngành của pháp luật để chiếm đoạt tiền- tài sản của Nhà nước dẫn tới nguy cơ đổ vỡ các chương trình, chính sách kinh tế của Nhà nước, là hành vi nguy hiểm cho xã hội và cần có biện pháp ngăn chặn, trừng trị. Về mặt chủ thể, thủ phạm gây ra các tội phạm ngân hàng luôn thỏa mãn yếu tố của cấu thành tội phạm, đó là những chủ thể có độ tuổi trên 18 tuổi, đều có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ, khi thực hiện hành vi phạm tội đều nhận thức

9 CV số 646/NHNN-HAN8 ngày 29/8/2006 thông tin về một số rủi ro trong hoạt động ngân hàng được các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải, tr 1

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023