III . Hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời
1. Hiệu quả sử dụng tài sản (DTts)
Hệ số này cho thấy kết quả mà DN đạt được trong năm thông qua việc tạo thu nhập trên tổng tài sản đã đưa vào hoạt động SXKD.
DTts =
Doanh thu (MS 10+21+31KQHĐKD)
Tổng tài sản (MS 270BCĐKT)
Hệ số này phản ánh tính năng động của doanh nghiệp, cho biết tổng vốn đầu tư vào tài sản được chuyển đổi bao nhiêu lần thành doanh thu. Nếu hệ số này thấp, có nghĩa là vốn đang không được sử dụng hiệu quả; có khả năng DN đang thừa hàng tồn kho, sản phẩm hàng hoá không tiêu thụ được hoặc tài sản nhàn rỗi hoặc vay tiền quá nhiều so với nhu cầu vốn thực sự. (Lưu ý đối với doanh nghiệp có quy mô lớn thì hệ số này có xu hướng nhỏ hơn so với doanh nghiệp có quy mô nhỏ).
2. Vòng quay hàng tồn kho (V)
Hệ số vòng quay hàng tồn kho đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Giá trị vòng quay hàng tồn kho càng lớn cho biết DN sử dụng vốn lưu động càng hiệu quả.
Giá vốn hàng bán (MS 11KQHĐKD)
V =
Hàng tồn kho bình quân (MS 140BCĐKT)
3. Kỳ thu tiền bình quân (N)
N = Các khoản phải thu bình quân (MS 130BCĐKT) Doanh thu thuần (MS 10+21+31KQHĐKD)
x 360 ngày
mặt.
Hệ số này phản ánh số ngày cần thiết để chuyển các khoản phải thu thành tiền
Kỳ thu tiền bình quân đánh giá thời giá bình quân thực hiện các khoản phải thu
của DN. Kỳ thu tiền bình quân phụ thuộc vào quy mô của DN và đặc thù của từng ngành nghề SXKD. Kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ thì vòng quay của các khoản phải thu càng nhanh, cho biết hiệu quả sử dụng nguồn vốn của DN càng cao.
4. Tỷ suất lợi nhuận trên Tổng vốn sử dụng
LNnv =
Tổng lợi nhuận trước thuế (MS 50KQHĐKD) Tổng nguồn vốn bình quân (MS 440BCĐKT)
5. Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên Tổng vốn sử dụng
Tổng lợi nhuận thuần(MS 30KQHĐKD)
LNkd =
Tổng nguồn vốn bình quân (MS 440BCĐKT)
6. Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu
Tổng lợi nhuận trước thuế (MS 50KQHĐKD)
LNnv =
Vốn chủ sở hữu (MS 400BCĐKT)
7. Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên Vốn chủ sở hữu
Tổng lợi nhuận thuần(MS 30KQHĐKD)
LNkd =
Vốn chủ sở hữu (MS 400BCĐKT)
8 . Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tổng lợi nhuận trước thuế (MS 50KQHĐKD)
LN dt =
Doanh thu (MS 10+21+31KQHĐKD)
Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhận trên là những chỉ tiêu đánh giá tổng quát về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động SXKD của DN.
Các tỷ suất này càng lớn thì thì DN sản xuất kinh doanh càng có hiệu quả; ngược lại, cho thấy DN đang gặp khó khăn trong hoạt động SXKD, đòi hỏi DN phải có biện pháp khắc phục, tình hình này cảnh báo tiềm ẩn rủi ro trong việc cấp tín dụng cho DN.
IV. Sức tăng trưởng (TT)
Chỉ số sức tăng trưởng giúp cho người phân tích hiểu rõ mức độ tăng trưởng và sự mở rộng về quy mô của công ty. Chúng chỉ ra mức độ tăng trưởng hàng năm về doanh thu và lợi nhuận của DN. Trường hợp lý tưởng là tăng trưởng doanh thu đi liền với tăng trưởng lợi nhuận.
1. Sức tăng trưởng doanh thu
1.1. Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu
TTdt =
DThu năm sau (MS 10+21+31KQHĐKD) - 1
Doanh thu năm trước (MS 10+21+31KQHĐKD)
1.2. Tỷ lệ tăng tưởng doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính
TTdtc =
DThu từ HĐKD chính năm sau (MS 10+21KQHĐKD) - 1
DThu từ HĐKD chính năm trước (MS 10+21KQHĐKD)
Đây là chỉ số quan trọng phản ánh mức độ tăng trưởng về doanh thu của DN cần ghi nhận:
- So với chỉ tiêu lạm phát: nếu chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu tăng mà lạm phát giảm hoặc không tăng thì mức độ tăng trưởng theo chiều hướng tốt, số lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ tăng (và ngược lại).
- So sánh mức độ tăng trưởng của thị trường: nếu nhỏ hơn thì có nghĩa DN đang gặp khó khăn về khả năng cạnh tranh và thị phần trên thị trường.
2. Sức tăng trưởng lợi nhuận
2.1. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận
Tổng lợi nhuận năm sau (MS 50KQHĐKD)
TTln =
- 1
Tổng lợi nhuận năm trước (MS 50KQHĐKD)
2.2. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chính
Tổng lợi nhuận thuần năm sau(MS 30KQHĐKD)
TTlnt =
- 1
Tổng lợi nhuận thuần năm trước (MS 30KQHĐKD)
Đây là chỉ số để xem xét mức độ tăng trưởng về lợi nhuận của DN. Khi sức tăng trưởng của doanh thu được đánh giá mức tăng trưởng về mặt số lượng thì tỷ lệ này đáng giá mức độ mở rộng về mặt chất lượng.
Phụ lục 5. Hướng dẫn tính toán hiệu quả kinh tế tài chính của dự án
I. Tỷ suất chiết khấu của dự án (r)
Trong trường hợp dự án được đầu tư bằng các nguồn vốn khác nhau thì r được tính theo phương bình quân gia quyền:
V1r1+V2r2+….+Vtcrtc
r =
V1+v2+…+Vtc
Trong đó:
- V1,V2,.. Các nguồn vốn vay dài hạn
- Vtc : nguồn vốn tự có hay tự huy động của chủ đầu tư
- r1, r2,..: lãi suất tiền vay
- rtc : tỷ suất chiết khấu (tỷ suất chi phí vốn) mong muốn của chủ đầu tư
II. Hiện giá sinh lời của dự án
Là tỷ lệ giữa hiện giá dòng thu nhập và hiện giá dòng chi phí xác định trong dòng đời dự án . Dự án chỉ có hiệu quả khi chỉ số sinh lời >1.
1
ni=1 Bi
( 1 + r)i
B/C =
1
Trong đó:
ni=1 Ci
( 1 + r)i
* Bi: Tổng thu nhập của dự án ở năm i Bi = B + Tkh + Vb
Bao gồm : - B: Doanh thu hàng năm của dự án
- Tkh : Các khoản thu khác
- Vb: Giá trị còn lại chưa chiết khấu hết của TSCĐ vào năm tính toán cuối cùng
* Ci : Tổng chi phí của dự án ở năm i
Ci = It + Cot
Bao gồm: - It : Tổng chi phí đầu tư
- Cot : Chi phí hoạt động hàng năm của dự án Cot = Ct - (Dt + Lt ) + Tn
Bao gồm: - Ct : Chi phí giá thành hàng năm của dự án
- Dt Khấu hao TSCĐ hàng năm
- Lt : Lãi vay vốn có định tính vào giá thành sản phẩm
- Tn : Các khoản thuế (bao gồm: GTGT + Vk + Vtn)
* r: Tỷ suất chiết khấu được chọn
Ý nghĩa :Hiện giá sinh lời cho biết 1 đồng hiện giá chi phí bỏ ra trong dự án có khả năng thu được bao nhiêu đồng hiện giá thu nhập.
- Trường hợp B/C>1: Dự án có hiện giá sinh lời càng cao thì hiệu quả tài chính của dự án càng lớn.
- Trường hợp B/C<1: Dự án có hiệu quả tài chính yếu, thu nhập của dự án không đủ bù đắp chi phí bỏ ra.
III. Hiện giá thu nhập thuần (NPV)
Hiện giá thu nhập thuần của dự án là hiệu số giữa hiện giá lợi ích và hiện giá chi phí trong dòng đời dự án.
NPV =
ni=1 (Bi – Ci)
1
( 1 + r)i
* Ý nghĩa :Hiện giá thu nhập thuần biểu thị mối quan hệ so sánh giá trị thuyệt đối giữa hiện giá lợi ích và hiện giá chi phí.
- Trường hợp NPV(r) >0: Dự án có NPVcàng lớn thì hiệu quả tài chính của dự án càng cao.
- Trường hợp NPV(r) <0: Dự án có hiệu quả tài chính yếu, không có khả năng hoàn trả vốn vay theo quy định.
IV. Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (IRR)
Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ của dự án là tỷ suất chiết khấu mà với tỷ suất này hiện giá thuần của dự án =0.
NPV1
IRR = r1 + [ (r2 - r1)
NPV1 + NPV2
Trong đó:
* r1 : Tỷ xuất chiết khấu ban đầu để tính NPV1 sao cho NPV1 >0
* r2 : Tỷ xuất chiết khấu ban đầu để tính NPV2 sao cho NPV2 <0 ( với r2 > r1 )
* Ý nghĩa :Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (IRR) cho biết khả năng sinh lời của đồng vốn đầu tư vào dự án.
Trường hợp dự án có IRR > tỷ suất chi phí vốn thì dự án có hiệu quả về tài chính. Nếu IRR càng lớn thì dự án có hiệu quả tài chính càng cao.
Trường hợp dự án có IRR < tỷ suất chi phí vốn thì dự án có hiệu quả về tài chính thấp.
VII. Tính độ nhạy của dự án đầu tư
Hiệu quả của dự án phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố được dự báo trong khi lập dự án. Đã là dự báo thì có thể bị sai lệch nhất là những biến động xảy ra trong tương lai. Vì vậy cần phải đánh giá được sự ổn định của các chỉ tiêu hiệu quả của dự án.
Tuỳ thuộc từng dự án cụ thế có thể lựa chọn phân tích độ nhạy theo một hay nhiều chỉ tiêu. Những chỉ tiêu để phân tích là những chỉ tiêu (theo kinh nghiệm của cán bộ nghiệp vụ) thường hay có những biến động ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế (NPV,IRR,...) của dự án như :
- Giá các yếu tố đầu vào tăng ;
- Khả năng phát huy công suất thấp ;
- Khả năng tiêu thụ sản phẩm thấp;
- Lãi suất,…
Nếu các chỉ tiêu đó sau khi tính lại vẫn đạt yêu cầu thì dự án được coi là ổn định và được chấp thuận.
Phụ lục 6. Phiếu khảo sát
Đại Học Kinh Tế Mã số bảng hỏi: …
Đại Học Huế
PHIẾU KHẢO SÁT
Kính chào Ông (Bà). Tôi là sinh viên năm cuối đến từ lớp K43A – Kế Hoạch Đầu Tư - Trường Đại học Kinh Tế Huế. Hiện nay, tôi đang thực tập tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế với đề tài: “Công tác Thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước”. Đề tài được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu về công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Qua đó, đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Ông (Bà) theo mẫu bên dưới. Tôi xin cam kết mọi thông tin của Ông (Bà) sẽ được bảo mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn!
Xin Ông (Bà) vui lòng cho biết:
Câu 1: Loại hình (Lĩnh vực) của dự án:
Công nghiệp
Giao thông
Nông nghiệp – Lâm Nghiệp – Thuỷ Lợi – Thuỷ sản
Công trình công cộng
Quản lý nhà nước
Y tế- Giáo dục – Văn hoá – Xã hội – TDTT
An ninh quốc phòng
Sản xuất kinh doanh
Khác
Câu 2: Tổng mức đầu tư của dự án là bao nhiêu?
1 – 10 tỷ đồng
10 – 15 tỷ đồng
15 – 20 tỷ đồng
Trên 20 tỷ đồng
Câu 3: Tổng mức đầu tư được ngân hàng cho vay là bao nhiêu?
Dưới 30% tổng mức đầu tư
Từ 30% đến 50% tổng mức đầu tư
Từ 50% đến 70% tổng mức đầu tư
Trên 70% tổng mức đầu tư
Câu 4: Loại vay:
Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn
Câu 5: Hình thức đảm bảo
Thế chấp Tín chấp Cả thế chấp và tín chấp
Câu 6: Sử dụng vốn vay
Đúng mục đích Một phần sai mục đích Sai mục đích
Câu 7: Khả năng trả nợ gốc, lãi
Trả nợ trước hạn Trả nợ đúng hạn Trả nợ không đúng hạn
Câu 8: Hiệu quả sử dụng vốn vay
Rất tốt Tốt Trung bình Yếu
Câu 9: Ngoài việc vay vốn tại BDV Thừa Thiên Huế, khách hàng có vay vốn tại tổ chức tín dụng khác không?
Chỉ vay tại BDV Thừa Thiên Huế có vay ở các tổ chức khác
Câu 10: Thời gian thẩm định – phê duyệt tại Chi nhánh Thừa Thiên Huế
Dưới 10 ngày
10 – 20 ngày
20 – 40 ngày
Trên 40 ngày
Câu 11: Đánh giá thời gian thẩm định - phê duyệt tại Chi nhánh Thừa Thiên Huế theo Ông (Bà)?
Nhanh Bình thường Chậm Quá chậm
Câu 12: Ông (Bà) có phải chi thêm chi phí giao dich không?
Có Không
Câu 13: Sau khi tiến hành công tác thẩm định thì dự án có được Chi nhánh phê duyệt hay không? ( Nếu không thì nêu rõ lý do tại sao?)
Có
Không
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
......................................................................................................................
Câu 14: Hãy cho biết mức độ đồng ý theo đánh giá của Ông (Bà) về các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh ở dưới đây theo thang điểm từ 1-5
(1=rất không đồng ý, 2=không đồng ý, 3=trung lập, 4=đồng ý, 5=rất đồng ý)
Câu 14.1 | Công tác tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ thẩm định đơn giản, nhanh chóng. (Với hồ sơ hợp lệ) | | | | | |
Câu 14.2 | Hướng dẫn cụ thể, tận tình cho chủ đầu tư chỉnh sửa và hẹn ngày nộp lại cụ thể (Với hồ sơ chưa hợp lệ) | | | | | |
Câu 14.3 | Thời gian bố trí lịch họp thẩm định sau khi nhận đủ hồ sơ thẩm định nhanh chóng | | | | | |
Câu 14.4 | Thời gian thông báo kết luận thẩm định kể từ ngày họp thẩm định đúng như ngày ghi trong giấy hẹn | | | | | |
Thông tin | ||||||
Câu 14.5 | Thông tin thu thập đầy đủ và chính xác về dự án được thẩm định | | | | | |
Câu 14.6 | Quá trình thu thập, xử lý, phân tích thông tin nhanh chóng | | | | | |
Câu 14.7 | Quá trình lưu trữ thông tin đầy đủ, an toàn và bảo mật | | | | | |
Nội dung thẩm định và môi trường pháp luật | ||||||
Câu 14.8 | Có nội dung thẩm định khoa học phù hợp với tính chất của dự án | | | | | |
Câu 14.9 | Thẩm định tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ dự án và hồ sơ của chủ đầu tư. | | | | | |
Câu 14.10 | Hệ thống văn bản pháp luật được cập nhật đầy đủ cho công tác thẩm định cũng như việc ra quyết định đầu tư. | | | | | |
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Tả Về Yếu Tố “Quy Trình, Phương Pháp Thẩm Định Dự Án”
- Những Tồn Tại, Hạn Chế Và Nguyên Nhân Trong Công Tác Thẩm Định Tại Chi Nhánh Thừa Thiên Huế
- Cần Phải Nâng Cao Năng Lực Chuyên Môn Của Đội Ngũ Cán Bộ Thẩm Định Tại Nhpt-Huế
- Kiểm Định Bằng Phần Mềm Spss
- Công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tại ngân hàng phát triển Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế - 12
- Công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tại ngân hàng phát triển Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế - 13
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Cập nhật và thực hiện đúng các chủ trương, chính sách của nhà nước đối với hoạt động đầu tư (Phân cấp thẩm định và ra quyết định đầu tư, các ưu đãi đầu tư, khuyến khích đầu tư, các định hướng quy hoạch,…) | | | | | | |
Câu 14.12 | Sử dụng các tiêu chuẩn, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật hợp lý để đánh giá hiệu quả dự án (Tỷ lệ chiết khấu áp dụng cho từng loại dự án, thời gian hoàn vốn tiêu chuẩn, hệ số bảo đảm trả nợ, suất đầu tư hoặc suất chi phí cho các loại công trình, hạng mục công trình…) | | | | | |
Quy trình, phương pháp thẩm định dự án | ||||||
Câu 14.13 | Phân tích, đánh giá tính khả thi của dự án về công nghệ, kinh tế, xã hội, môi trường…đầy đủ, khách quan để chấp nhận hay không chấp nhận cho vay. | | | | | |
Câu 14.14 | Có phương pháp thẩm định khoa học, đúng quy trình và hiệu quả. | | | | | |
Câu 14.15 | Quy trình thẩm định đơn giản, hiệu quả, phân công rõ nhiệm vụ và sự phối hợp giữa các đơn vị thực hiện quá trình thẩm định. | | | | | |
Câu 14.16 | Thời gian thực hiện quy trình thẩm định nhanh chóng, đúng như quy định và cam kết; Lãi suất vay cạnh tranh. | | | | | |
Đội ngũ cán bộ nhân viên tại NHPT-Huế | ||||||
Câu 14.17 | Năng lực, trình độ và kinh nghiệm của cán bộ thẩm định chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản | | | | | |
Câu 14.18 | Tư cách đạo đức nghề nghiệp, thái độ của cán bộ thẩm định tốt, lịch thiệp, thân thiện đối với khách hàng | | | | | |
Câu 14.19 | Biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa kinh nghiệm từ thực tế và các quy định về thẩm định dự án | | | | | |
Câu 14.20 | Nhân viên hướng dẫn thủ tục cho khách hàng đầy đủ, dễ hiểu | | | | | |
Câu 15: Theo Ông/Bà cần có những giải pháp nào để nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế: 1..................................................................................................................................
2..................................................................................................................................
3..................................................................................................................................
Câu 16: Kiến nghị của Ông (Bà) (Chủ đầu tư) (nếu có) đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam Chi nhánh TTH để nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hiện nay: 1……………………………………………………………………………………..
2……………………………………………………………………………………..
3…………………………………………………………………………………….
-THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Họ và tên (Có thể không cung cấp):…………………………………................
2. Giới tính: Nam Nữ
3. Độ tuổi: Dưới 30 30 – 40 40 – 50 Trên 50
4. Vị trí đảm nhiệm:
Nhân viên bình thường Trưởng phòng các ban Giám đốc
5. Trình độ học vấn:
Trung học Trung cấp, Cao đẳng, Đại học Trên Đại học
6. Kinh nghiệm: Dưới 3 năm 3 – 5năm
5 – 7năm Trên 7 năm
Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của Quý Ông/Bà!