những rào cản khiến cho người dân khu vực nông thôn e ngại khi tiếp cận và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.
Tuy nhiên, tại khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội, với ưu thế tiệm cận thành phố Hà Nội sẽ có nhiều cơ hội để người dân tiếp cận được với những tri thức mới, vì vậy mà lao động nông thôn khu vực này thường có trình độ học vấn cao hơn > 50% là đã tốt nghiệp các trường nghề hoặc trung cấp. Đây cũng là ưu điểm để phát triển mạnh hơn các DVNH đòi hỏi có nhiều kỹ năng trong sử dụng như các dịch vụ cần sử dụng các công cụ hiện đại như Internet banking, mobibanking….
Cùng với những ưu thế về trình độ văn hóa, những lợi thế về nhu cầu của khách hàng và hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông thông tin liên lạc tại khu vực nông thôn Hà Nội được gắn kết với cơ sở hạ tầng của thủ đô cũng sẽ tạo được những thuận lợi để các tổ chức tín dụng phát triển dịch vụ của mình ở khu vực này.
Trong nhiều thập kỷ qua các nghiên cứu về ý định chấp nhận và sử dụng DVNH được các nhà nghiên cứu thực nghiệm ở hầu hết các lĩnh vực đời sống con người với hàng nghìn các đề tài nghiên cứu khác nhau dựa trên những nền tảng lý thuyết của các nhà khoa học được thế giới đánh giá và ứng dụng với hiệu quả cao. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng ở nhiều lĩnh vực trong số đó có những yếu tố chưa được khám phá đầy đủ. Đặc biệt, trong môi trường kinh tế nông thôn, người tiêu dùng phải đối mặt trực tiêp với nhiều thách thức mới như tình trạng trình độ học vấn còn thấp, thông tin quá tải, lo lắng về những rủi ro của sự lựa chọn, thiếu tin tưởng, nguy cơ mất tiền … khi lựa chọn sử dụng những sản phẩm dịch vụ mới, công nghệ cao.
Rõ ràng cần phải có hệ thống các tổ chức tín dụng nông thôn vững mạnh đáp ứng nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ cho khu vực này nhằm góp phần phát triển hoạt động kinh tế và nâng cao đời sống gia đình ở nông thôn. Nắm bắt nhu cầu khách hàng, đánh giá được những ý định trong việc chấp nhận và sử dụng DVNH sẽ giúp các ngân hàng phát triển các sản phẩm dịch vụ phù hợp để nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường hiện nay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này Luận án đã trình bày những nội dung sau:
Một là, hệ thống lại các quan điểm nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng, đặc biệt những quan điểm liên quan đến nghiên cứu ý định chấp nhận và sử dụng sản phẩm/dịch vụ đây là một lĩnh vực nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng.
Hai là, trên cơ sở những nghiên cứu của các nhà khoa học về mối liên hệ giữa ý định của người tiêu dùng với việc chấp nhận và sử dụng các dịch vụ. Luận án sẽ trình bày một số mô hình lý thuyết quan trọng nghiên cứu ý định chấp nhận và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của khách hàng để làm nền tảng xây dựng mô hình nghiên cứu của Luận án.
Ba là, phân tích và đánh giá vai trò quan trọng khu vực nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là chính sách xây dựng phát triển một thị trường cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng để thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn ở Việt Nam. Luận án đã tổng hợp số liệu và đánh giá hoạt động của các ngân hàng thương mại khu vực nông thôn cũng như đánh giá nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khu vực này, từ đó cho thấy việc nghiên cứu các yếu tố tác động tới ý định chấp nhận và sử dụng các sản phẩm DVNH khu vực nông thôn nhằm tìm ra các giải pháp giúp các nhà quản lý xây dựng được chính sách phù hợp phát triển dịch vụ trong khu vực này là rất cần thiết.
Những lý thuyết và nghiên cứu tổng quan này là cơ sở để Luận án xây dựng mô hình nghiên cứu ý định chấp nhận và sử dụng dịch vụ ngân hàng khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội ở chương sau.
CHƯƠNG 2:
GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN.
2.1. Các nghiên cứu về ý định chấp nhận và sử dụng dịch vụ/công nghệ mới trong lĩnh vực ngân hàng.
Dịch vụ ngân hàng không giống như các hàng hóa hữu hình khác- không phải chỉ sử dụng một lần rồi kết thúc mà bao gồm hàng loạt sự tương tác của một mối quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng. Các dịch vụ ngân hàng đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng dựa trên các công nghệ hiện đại như thanh toán qua ngân hàng, các sản phẩm đầu tư tài chính…đang được các ngân hàng thương mại nghiên cứu và cung cấp những sản phẩm với tiện ích cao nhất cho khách hàng. Chấp nhận và sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng là cơ sở quan trọng để phát triển các dịch vụ ngân hàng trong tương lai của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên đo lường ý định chấp nhận và sử dụng dịch vụ ngân hàng là rất phức tạp. Trong nhiều thập kỷ qua các nghiên cứu về ý định chấp nhận và sử dụng dịch vụ/sản phẩm/công nghệ mới được các nhà nghiên cứu thực nghiệm ở hầu hết các lĩnh vực đời sống con người với hàng nghìn các đề tài nghiên cứu khác nhau dựa trên những nền tảng lý thuyết của các nhà khoa học được thế giới đánh giá và ứng dụng với hiệu quả cao.
Trên cơ sở những nhu cầu và những đặc trưng của dịch vụ ngân hàng, nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành người tiêu dùng trong lĩnh vực ngân hàng đã được nghiên cứu và khám phá. Mô hình lý thuyết EKB (1978); mô hình nghiên cứu hành vi người tiêu dùng của Kotler (2004), là những mô hình lý thuyết quan trọng trong nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng và phân tích ý định chấp nhận và sử dụng dịch vụ của khách hàng ở các nội dung sau: xem xét toàn bộ yếu tố bên ngoài cũng như yếu tố liên quan đến đặc điểm cá nhân của người tiêu dùng. Thêm vào đó cùng với những nghiên cứu của các nhà khoa học về mối liên hệ giữa hành vi tiêu dùng với ý định chấp nhận và sử dụng các dịch vụ mới, đặc biệt là trong lĩnh vực tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ gắn với công nghệ thông tin đã được kiểm định ở các mô hình nghiên cứu Lý thuyết hành động hợp lý - TRA, Lý thuyết hành vi có kế hoạch – TPB, mô hình chấp nhận công nghệ - TAM, tích hợp các mô hình nghiên cứu khác như IDT, UTAUT… các nhân tố đã được xây dựng trong các mô hình nghiên cứu trên đã được các nghiên cứu qua nhiều thập kỷ minh chứng tác động đến ý định chấp nhận và sử dụng của khách hàng đó là: nhận thức dễ sử dụng, nhận thức sự hữu ích, niềm tin, động cơ của khách hàng, ảnh hưởng của xã hội.
Sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là trong ngành công nghiệp dịch vụ, đã có tác động khác biệt đáng kể trong hành vi của người tiêu dùng. Với thói quen sử dụng của người tiêu dùng đối với điện thoại thông minh, máy tính cá nhân trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, các ngân hàng đã và đang đẩy mạnh các dịch vụ của mình với các phiên bản di động hoàn chỉnh và đã có những hiệu quả lớn. Các nhà nghiên cứu đã áp dụng các mô hình nghiên cứu ý định chấp nhận và sử dụng một dịch vụ/sản phẩm/công nghệ mới để tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận và sử dụng những dịch vụ ngân hàng.
Nhận thức sự hữu ích, nhận thức dễ dàng sử dụng các sản phẩm/dịch vụ/công nghệ mới của ngân hàng được cho là một trong những yếu tố quyết định cơ bản tác động đến thái độ và hành vi để khách hàng chấp nhận và sử dụng những sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Có rất nhiều nghiên cứu đã sử dụng mô hình TAM, TRA và kết hợp với các mô hình khác đã chứng minh được điều này:
Bảng 2. 1- Các nghiên cứu về nhân tố nhận thức sự hữu ích, nhận thức dễ sử dụng sản phẩm/dịch vụ/công nghệ mới.
Mô hình nghiên cứu áp dụng | Kết quả nghiên cứu | |||
Taylor & Todd, (1995). | TPB và TAM | Các yếu tố sự hữu ích, dễ sử dụng, chuẩn chủ quan, nhận thức khách hàng, sự tin tưởng là những yếu tố quan trọng tác động đến ý định chấp nhận và sử dụng một công nghệ mới. | ||
Pikkarainen & cộng sự (2004) | TAM mở rộng | Sự hữu ích và truyền thông về ngân hàng trực tuyến trên trang web của ngân hàng là những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự chấp nhận của khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng ở Finland. | ||
Han (2002) | TAM mở rộng | Dễ sử dụng và sự hữu ích là hai yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến thái độ khách hàng từ đó tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Hàn Quốc. | ||
Laforet (2005) | & | Li | Các nhân tố nhận thức cá nhân, bảo mật và an ninh, kinh nghiệm trong quá khứ với máy tính và công nghệ mới là những yếu tố nổi bật ảnh hưởng đến việc chấp nhận dịch vụ ngân hàng điện tử ở Trung Quốc. | |
Luarn (2005) | & | Lin | TAM mở rộng | Các nhân tố nhận thức sự hiệu quả, chi phí tài chính, uy tín, sử dụng dễ dàng của dịch vụ và tính hữu ích của sản phẩm ảnh hưởng tới ý định áp dụng dịch vụ ngân hàng di động tại Đài Loan. |
Yiu & cộng sự (2007) | TAM | Kết quả phân tích khẳng định: nhân tố sự hữu ích, dễ sử dụng, rủi ro ảnh hưởng đến ý định chấp nhận và sử dụng |
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chấp nhận và sử dụng dịch vụ ngân hàng khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội - 2
- Lý Thuyết Hành Động Hợp Lý (Tra- Theory Of Reasoned Action)
- Tổng Quan Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại
- Các Nghiên Cứu Chính Về Nhân Tố Truyền Thông Về Sản Phẩm/dịch Vụ/công Nghệ Mới.
- Quy Trình Thực Hiện Nghiên Cứu Của Luận Án
- Thang Đo Ý Định Chấp Nhận Và Sử Dụng Dịch Vụ Ngân Hàng
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Mô hình nghiên cứu áp dụng | Kết quả nghiên cứu | |
Internet Banking tại Hồng Koong | ||
Sara Naimi (2007) | TAM và TPB | Nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến chấp nhận dịch vụ Internet Banking ở Iran là sự tin tưởng, nhận thức sự hữu ích và dễ sử dụng dịch vụ. |
Ming – Chi Lee (2008) | TAM và TPB | Nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến chấp nhận dịch vụ Internet Banking tại Hồng Kông là sự tin tưởng, nhận thức sự hữu ích và dễ sử dụng dịch vụ. Ngoài ra nhân tố chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi cảm nhận là hai nhân tố tiếp theo ảnh hưởng đáng kể đến chấp nhận Internet Banking. |
Amin & cộng sự (2008,2009) | TAM và TAM mở rộng | Các nhân tố nhận thức hữu ích của dịch vụ, dễ dàng sử dụng, uy tín, số lượng thông tin, và tác động của xã hội ảnh hưởng đến ý định chấp nhận dịch vụ các ngân hàng di động ở Malaysia. |
Yu (2008) | TAM | Nghiên cứu khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng ở Đài Loan cho thấy nhân tố dễ sử dụng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng. |
Liao & Cheung (2008) | Nghiên cứu khách hàng sử dụng IB tại Hồng Koong cho thấy yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm là: sự hữu ích, dễ sử dụng, đảm bảo an ninh và có trách nhiệm đối với khách hàng. | |
Sudeep (2008) | TAM mở rộng | Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chấp nhận sử dụng IB tại Ấn Độ là: dễ sử dụng, tính hữu ích, sự tin tưởng, chuẩn chủ quan và sự tin tưởng của khách hàng. |
Clegg & cộng sự (2010) | TAM | Khẳng định yếu tố nhận thức dễ sử dụng, nhận thức sự hữu ích của sản phẩm dịch vụ là yếu tố quan trọng tác động đến ý định chấp nhận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ E- banking. |
Pham & các cộng sự, (2010) | TAM | Yếu tố nhận thức dễ sử dụng, nhận thức sự hữu ích của sản phẩm dịch vụ là yếu tố quan trọng tác động đến ý định chấp nhận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ E-banking. |
Riquelme & Rios (2010) | TAM và IDT | Các nhân tố nhận thức hữu ích, chuẩn mực xã hội và nhận thức rủi ro (theo thứ tự ảnh hưởng) là ba yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng di động tại Singapore. |
Koenig-Lewis & cộng sự (2010) | TAM và IDT | Nhân tố nhận thức sự hữu ích, khả năng tương thích, nhận thức rủi ro sẽ ảnh hưởng đến ý định của người tiêu dùng khi chấp nhận các dịch vụ ngân hàng di động tại tại Đức. |
Mô hình nghiên cứu áp dụng | Kết quả nghiên cứu | |
Venkatesh & Zang (2010) | UTAUT | Nhân tố sự hữu ích, dễ dàng sử dụng dịch vụ, tác động của xã hội và sự nỗ lực của bản thân tác động mạnh đến ý định chấp nhận và sử dụng dịch vụ/ công nghệ. |
Safeena & cộng sự (2011) | TAM mở rộng | Nhận thức sự hữu ích, dễ sử dụng sản phẩm và nhận thức về rủi ro là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng tại Ấn Độ. |
Sripalawat & cộng sự (2011) | TAM và TPB | Nhân tố dễ dàng sử dụng là yếu tố có ảnh hưởng nhất, cảm nhận tính hữu ích là yếu tố ảnh hưởng thứ hai, và nhận thức hiệu quả là yếu tố ảnh hưởng thứ ba trong việc chấp nhận và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng di động. |
Dasgupta, & cộng sự (2011) | TAM mở rộng | Sáu yếu tố có tác động là hình ảnh, nhận thức sự hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, chi phí , nhận thức về hiệu quả, uy tín ngân hàng, và tác động về mặt xã hội đã ảnh hưởng đáng kể đến khuynh hướng hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng ở Ấn Độ. |
Muneer & cộng sự (2012) | Nghiên cứu khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng online ở Jordan cho thấy yếu tố dễ sử dụng dịch vụ và trình độ học vấn của khách hàng là các yếu tố quan trọng tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ. | |
Chitungo & Munongo (2013) | TAM mở rộng | Nghiên cứu được thực hiện với khách hàng khu vực nông thôn tại Zimbabwe đã khẳng định yếu tố cảm nhận sự hữu ích, cảm nhận dễ sử dụng, tính sáng tạo cá nhân và chuẩn mực xã hội có ảnh hưởng đáng kể đến thái độ người sử dụng do đó ảnh hưởng đến ý định chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng di động. |
Kazemi & cộng sự (2013) | TRA và TPB | Nghiên cứu khách hàng sử dụng ngân hàng di động ở Iran cho thấy yếu tố nhận thức sự hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, sự tin tưởng của khách hàng là yếu tố quan trọng tác động đến ý định chấp nhận và sử dụng dịch vụ ngân hàng. |
Nguyễn Duy Thanh & Cao Hào Thi (2014) | TRA và TAM | Các yếu tố hiệu quả mong đợi, khả năng tương thích, nhận thức dễ dàng sử dụng, nhận thức kiểm soát hành vi, chuẩn chủ quan, rủi ro trong giao dịch, hình ảnh ngân hàng và yếu tố pháp luật có tác động đến ý định chấp nhận sử dụng ngân hàng điện tử. |
Ảnh hưởng của xã hội đến ý định chấp nhận và sử dụng dịch vụ ngân hàng cũng là một nhân tố đã được kiểm định trong nhiều mô hình nghiên cứu. Ảnh hưởng của xã hội là những tác động của cộng đồng, những người xung quanh như: những thành viên có quan hệ thân mật và có sự tác động qua lại thường xuyên như gia đình, bạn bè, láng giềng và người đồng sự… đến ý định thực hiện một hành vi cụ thể của con người.
Theo Venkatesh và cộng sự (2003) cho rằng ảnh hưởng của xã hội là mức độ mà những người khác quan trọng tin rằng anh/cô ấy nên sử dụng công nghệ này và ảnh hưởng đến ý định của cá nhân của người đó. Trong nghiên cứu của Kotler (2004) cũng đã khẳng định ảnh hưởng của xã hội đến hành vi mua của khách hàng. Và có rất nhiều nghiên cứu tiếp theo đã chứng minh vấn đề này:
Bảng 2. 2- Các nghiên cứu chính về nhân tố ảnh hưởng của xã hội.
Mô hình nghiên cứu áp dụng | Kết quả nghiên cứu | |
Taylor & Todd, (1995). | TPB và TAM | Các yếu tố chuẩn chủ quan, nhận thức khách hàng, sự tin tưởng là những yếu tố quan trọng tác động đến ý định chấp nhận và sử dụng một công nghệ mới. |
Venkatesh & cộng sự (2003) | UTAUT | Nhân tố ảnh hưởng của xã hội có tác dụng tích cực đối với ý định của người tiêu dùng đối với việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử. |
Liu & cộng sự (2008) | UTAUT | Ảnh hưởng của xã hội tác động mạnh đến ý định chấp nhận dịch vụ ngân hàng điện tử. |
Amin & các cộng sự (2008) | UTAUT | Ảnh hưởng của xã hội và sự tin tưởng là những yếu tố quan trọng tác động đến ý định chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. |
Sudeep (2008) | TAM mở rộng | Một trong các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chấp nhận sử dụng IB tại Ấn Độ là: những ảnh hưởng của xã hội, những người xung quanh và bạn bè, người thân. |
Reeti & cộng sự (2009) | Nghiên cứu khách hàng sử dụng dịch vụ IB tại Ấn độ cho thấy bạn bè hoặc người thân là yếu tố quan trọng nhất trong việc tăng mức độ nhận thức của họ về IB và ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ của họ. | |
Singh & cộng sự (2010) | UTAUT | Quyết định cá nhân chấp nhận các dịch vụ thương mại di động bị ảnh hưởng bởi bạn bè và các thành viên gia đình. Người sử dụng công nghệ cũng là một phần của mạng xã hội, vì vậy những ảnh hưởng xã hội tác động đến ý định cá nhân sử dụng công nghệ. |
Puschel &cộng sự (2010) | Ảnh hưởng xã hội là một ảnh hưởng nổi bật tác động đến ý định chấp nhận và sử dụng dịch vụ sản phẩm. | |
Riquelme & Rios (2010) | TAM và IDT | Nhân tố chuẩn mực xã hội một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng di động tại Singapore. |
Al- Majali (2010) | TPB | Chuẩn chủ quan và hành vi kiểm soát là hai nhân tố tác động mạnh đến ý định và chấp nhận sử dụng Internet Banking |
Venkatesh & | UTAUT | Nhân tố tác động của xã hội tác động mạnh đến ý định |
Mô hình nghiên cứu áp dụng | Kết quả nghiên cứu | |
Zang (2010) | chấp nhận và sử dụng dịch vụ/ công nghệ. | |
Dasgupta & cộng sự (2011) | TAM mở rộng | Yếu tố tác động về mặt xã hội đã ảnh hưởng đáng kể đến khuynh hướng hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng ở Ấn Độ. |
Foon & Fah (2011) | UTAUT | Các nhân tố ảnh hưởng mạnh đến ý định chấp nhận Internet Banking tại Kuala Lumper (Malaysia) là các yếu tố: kỳ vọng hiệu suất, nỗ lực bản thân, ảnh hưởng xã hội, sự tin tưởng. |
Yu (2012) | UTAUT | Nghiên cứu khách hàng taị Đài Loan cho thấy yếu tố ảnh hưởng của xã hội là yếu tố tác động mạnh nhất đến ý định chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng di động. |
Saibaba & cộng sự (2013) | UTAUT | Nhân tố ảnh hưởng mạnh đến ý định hành vi sử dụng và chấp nhận Internet Banking tại Ấn Độ là: ảnh hưởng của xã hội và sự tin tưởng của khách hàng. |
Kazi & Mannan (2013) | TAM | Nghiên cứu những khách hàng có thu nhập thấp ở Pakistan cho thấy yếu tố ảnh hưởng của xã hội là yếu tố quan trọng nhất tác động đến ý định chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng khu vực này. Ngoài ra thông tin tuyên truyền từ các khách hàng sẽ tác động đến xu hướng sử dụng dịch vụ trong xã hội từ đó ảnh hưởng đến ý định chấp nhận và sử dụng dịch vụ ngân hàng. |
Chitungo & Munongo (2013) | TAM mở rộng | Nghiên cứu được thực hiện với khách hàng khu vực nông thôn tại Zimbabwe đã khẳng định yếu tố chuẩn mực xã hội có ảnh hưởng đáng kể đến thái độ người sử dụng do đó ảnh hưởng đến ý định chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng di động. |
Nguyễn Duy Thanh & Cao Hào Thi (2014) | TRA và TAM | Yếu tố chuẩn chủ quan có tác động đến ý định chấp nhận và sử dụng ngân hàng điện tử. |
Niềm tin là yếu tố rất quan trọng trong nhiều mối quan hệ kinh doanh, quyết định sự phát triển của nhiều doanh nghiệp và trật tự xã hội. Nghiên cứu Jarvenpaa và cộng sự (2000) cho thấy ngoài việc lo ngại về mất tiền, người tiêu dùng cũng rất ngại về thông tin an ninh và sự riêng tư của mình bị xâm hại.
George (2002); Earp và Baumer (2003) cũng chỉ ra rằng người tiêu dùng đã nhận thức được những hậu quả tiêu cực của việc thông tin cá nhân rơi vào tay đối thủ cạnh tranh, và họ bảo vệ bản thân bằng cách rất cẩn thận về thông tin cá nhân của họ.
Vì vậy, những thông tin này cần được các nhà cung cấp dịch vụ bảo vệ, người tiêu dùng sẽ vượt qua rào cản tâm lý của họ để sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
Điều tra thái độ của khách hàng đối với các dịch vụ ngân hàng, các nghiên cứu đã được thực hiện trong nhiều thập kỷ qua, các kết quả đạt được đã chứng minh nhận định trên.
Bảng 2. 3- Các nghiên cứu chính về nhân tố niềm tin của khách hàng.
Mô hình nghiên cứu áp dụng | Kết quả nghiên cứu | |
Taylor & Todd, (1995). | TPB và TAM | Các yếu tố nhận thức khách hàng và sự tin tưởng là những yếu tố quan trọng tác động đến ý định chấp nhận và sử dụng một công nghệ mới. |
Wang & cộng sự (2003) | TAM | Khách hàng cảm nhận sự tín nhiệm từ các nhận thức các rủi ro và phòng chống rủi ro của ngân hàng vì vậy sự tin tưởng ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ. |
Han (2002) | TAM mở rộng | Sự tin tưởng là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Hàn Quốc. |
Laforet & Li (2005) | Yếu tố bảo mật và an ninh là hai yếu tố đánh giá nhận thức nguy cơ khi khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng và khẳng định rằng sự tin tưởng của khách hàng là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng các dịch vụ dịch vụ ngân hàng trực tuyến. | |
Luarn & Lin (2005) | TAM mở rộng | Kết luận rằng sự tín nhiệm ảnh hưởng đáng kể đến ý định của người sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến |
Bauer & cộng sự (2005) | Khẳng định an ninh và sự tin tưởng vào các dịch vụ là yếu tố quan trọng tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Đồng thời các dịch vụ hỗ trợ khách hàng trong giao dịch là nhân tố tác động quan trọng thứ hai đến ý định sử dụng dịch vụ. | |
Amin & các cộng sự (2008) | UTAUT | Ảnh hưởng của xã hội và sự tin tưởng là những yếu tố quan trọng tác động đến ý định chấp nhận sử |
Mô hình nghiên cứu áp dụng | Kết quả nghiên cứu | |
dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. | ||
Cheng & cộng sự (2008) | UTAUT | Sự tin tưởng là yếu tố quan trọng để khách hàng chấp nhận và sử dụng dịch vụ mobile banking tại Hồng Kông. |
Yu (2008) | Nghiên cứu khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng ở Đài Loan cho thấy nhân tố đảm bảo an ninh, đáp ứng sự tin cậy sẽ tăng chất lượng dịch vụ từ đó tăng ý định chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng. | |
Ajay & Garima (2008) | Nghiên cứu khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng ở Ấn Độ cho thấy yếu tố đảm bảo an ninh và sự tin tưởng tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. | |
Kamadkodi & cộng sự (2008) | Khẳng định yếu tố quan trọng nhất trong 10 yếu tố quan trọng tác động đến sự lựa chọn sử dụng dịch vụ của ngân hàng tại Ấn Độ là: đảm bảo an toàn, an ninh và sự bảo mật | |
Sudeep (2008) | TAM mở rộng | Một trong các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chấp nhận sử dụng IB tại Ấn Độ là sự tin tưởng của khách hàng. |
Sunayna (2009) | Yếu tố bảo mật thông tin giao dịch và sự tin tưởng của khách hàng tác động tới sự hài lòng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng tại Ấn Độ. | |
Joshua (2009) | Sự đảm bảo an ninh, lo sợ rủi ro là những yếu tố tác động đến thái độ khách hàng tại Ấn Độ khi tiếp cận IB từ đó ảnh hưởng đến quyết định sử dụng IB. | |
Zhou & cộng sự (2010, 2012) | UTAUT | yếu tố sự tin tưởng là yếu tố quan trọng để khách hàng chấp nhận và sử dụng dịch vụ mobile banking |
Foon & Fah (2011) | UTAUT | Một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh đến ý định chấp nhận Internet Banking tại Kuala Lumper (Malaysia) là sự tin tưởng của khách hàng vào sự bảo mật và an ninh của ngân hàng. |
Safeena & cộng sự (2011) | TAM mở rộng | Kiểm soát an ninh, đảm bảo an toàn để phòng chống rủi ro tạo ra sự tin tưởng cho khách hàng là nhân tố |
Mô hình nghiên cứu áp dụng | Kết quả nghiên cứu | |
quan trọng ảnh hưởng đến ý định chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng tại Ấn Độ. | ||
Kesharwani & cộng sự (2012) | TAM và TPB | Sự tin tưởng có mối quan hệ thuận tới sự cảm nhận rủi ro vì vậy sự tin tưởng có tác động mạnh tới ý định chấp nhận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ấn Độ. |
Saibaba & cộng sự (2013) | UTAUT | Nhân tố ảnh hưởng mạnh đến ý định hành vi sử dụng và chấp nhận Internet Banking tại Ấn Độ là: ảnh hưởng của xã hội và sự tin tưởng của khách hàng. |
Kazemi & cộng sự (2013) | TRA và TPB | Nghiên cứu khách hàng sử dụng ngân hàng di động ở Iran cho thấy yếu tố sự bảo mật trong việc cung cấp dịch vụ và sự tin tưởng của khách hàng là yếu tố quan trọng tác động đến ý định chấp nhận và sử dụng dịch vụ ngân hàng. |
Ali O. Al- Jaafreh (2014) | UTAUT | Sự tin tưởng là yếu tố quan trọng để khách hàng chấp nhận một sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử. |
Phát triển các mô hình nghiên cứu ý định chấp nhận và sử dụng dịch vụ, sản phẩm, các nhà nghiên cứu đã mở rộng, tích hợp các mô hình và đã tiến hành tìm hiểu thêm về yếu tố tính đổi mới của người tiêu dùng trong việc tiếp cận và chấp nhận sử dụng các sản phẩm mới đặc biệt trong lĩnh vực áp dụng công nghệ thông tin. Rogers, đã đi tiên phong xây dựng mô hình IDT giải thích sự đổi mới và khách hàng nhận ra được những lợi ích của sự đổi mới đó sẽ chấp nhận sản phẩm mới. Rogers (1995) đã nghiên cứu lý thuyết khuếch tán sự đổi mới trong nhiều trường hợp gồm cả việc áp dụng công nghệ. Ông cũng đã sử dụng lý thuyết này để nghiên cứu yếu tố về sự ưa thích sáng tạo, đổi mới ảnh hưởng đến ý định áp dụng công nghệ thông tin của người sử dụng. Trong nghiên cứu của mình năm 2003, Rogers đã cho thấy người tiêu dùng tích cực nhận thức công nghệ mới và tìm kiếm thông tin liên quan đến việc công nghệ đáp ứng nhu cầu hiện tại của họ. Lý thuyết về động cơ của Maslow (1943), Lý thuyết về động cơ của Herzberg (1959) đã cho thấy: “khi người ta có động cơ hành động, họ đồng thời cũng lĩnh hội được những kiến thức. Kiến thức là một nhân tố kích thích thúc đẩy hành động”. Như vậy, tính đổi mới là một yếu tố quan trọng của hành vi chấp nhận sản phẩm dịch vụ và thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học từ trước đến nay.
Qua nhiều thập kỷ với các nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh sự ưa thích sáng tạo, ưa thích sự đổi mới khách hàng sẽ rất tích cực tiếp cận với những sản phẩm mới của nhà cung cấp.
Bảng 2. 4- Các nghiên cứu chính về nhân tố sự đổi mới.
Mô hình nghiên cứu áp dụng | Kết quả nghiên cứu | |
Agarwal & Prasad (1998) | Sự ưa thích đổi mới của cá nhân là yếu tố quan trọng tác động đến ý định chấp nhận sử dụng một công nghệ mới. | |
Im & cộng sự (2003) | Tính cách sáng tạo, khuynh hướng hướng đổi mới, phong cách và nhận thức của một cá nhân ảnh hưởng đến việc tiếp nhận và sử dụng, tiêu thụ nhiều loại hàng sản phẩm. | |
Yeow & cộng sự (2008) | UTAUT | Nghiên cứu khách hàng tại Australia khẳng định nỗ lực bản thân là yếu tố quan trọng tác động đến hành vi chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng. |
Joshua (2009) | Khẳng định yếu tố nhận thức cá nhân và tính sáng tạo, ưa thích đổi mới của khách hàng tác động đến thái độ khách hàng tại Ấn Độ khi tiếp cận IB từ đó ảnh hưởng đến quyết định sử dụng IB. | |
Venkatesh & Zang (2010) | UTAUT | Nhân tố sự nỗ lực của bản thân tác động đến ý định chấp nhận và sử dụng dịch vụ/ công nghệ. |
Sentosa & cộng sự (2012) | Nghiên cứu khách hàng tại Malaysia khẳng định nỗ lực bản thân là yếu tố tác động mạnh đến ý định chấp nhận và sử dụng dịch vụ ngân hàng. | |
Chitungo và Munongo (2013) | TAM mở rộng | Nghiên cứu được thực hiện với khách hàng khu vực nông thôn tại Zimbabwe đã khẳng định khách hàng có tính sáng tạo cao sẽ ảnh hưởng đáng kể đến thái độ người sử dụng do đó ảnh hưởng đến ý định chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng di động. |