Tỷ Lệ Doanh Nghiệp Có Cán Bộ Chuyên Trách Về Cntt Và Tmđt Qua Các Năm

Theo số liệu điều tra, 39% doanh nghiệp cho biết có bố trí cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử, với mức trung bình là 2,7 người trong một doanh nghiệp, gần gấp đôi con số 1,5 người của năm 2006. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử không chuyển biến nhiều trong 3 năm gần đây, cho thấy việc tăng số cán bộ trung bình trên một đơn vị là kết quả của sự tăng cường đầu tư trong những doanh nghiệp đã triển khai ứng dụng thương mại điện tử từ những năm trước. Việc gia tăng nguồn lực này là dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp đã bắt đầu đánh giá được hiệu quả mà thương mại điện tử đem lại.


Hình 2.4: Tỷ lệ doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT qua các năm


39%

38%

37%

33%

40%


38%


36%


34%


32%


30%


28%


2004 2005 2006 2007


Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử 2007 – Bộ Công Thương


Có thể thấy việc bố trí nhân sự chuyên trách cho thương mại điện tử thường gắn liền với một số ứng dụng cụ thể và là hướng đi của những doanh nghiệp đã có chiến lược triển khai thương mại điện tử rõ ràng. Trong số doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về TMĐT, 58,9% đã xây dựng web- site, gấp hơn hai lần tỷ lệ website trong những doanh nghiệp chưa bố trí cán bộ chuyên trách(25,3%). 18,1% doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về TMĐT đã tham gia sàn giao dịch, so với 6,3% doanh nghiệp không có cán bộ chuyên trách triển khai được hoạt động này.

Các doanh nghiệp không chỉ phát triển ở thị trường trong nước mà muốn vươn ra thế giới. Các doanh nghiệp đang muốn hướng tới thị trường Nhật Bản. Hợp tác với Nhật Bản đòi hỏi phải có một số lượng lớn kỹ sư CNTT thông thạo Tiếng Nhật. Đa số các công ty Nhật ra điều kiện cho các đối tác phải giao tiếp bằng Tiếng Nhật.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp PM Việt Nam thâm nhập thành công thị trường này, Hiệp hội doanh nghiệp PM Việt Nam hàng năm đều tổ chức đoàn doanh nghiệp PM đi xúc tiến thương mại và tham dự Hội chợ gia công PM tại Nhật Bản. Vinasa cũng đã đón tiếp hơn 20 đoàn doanh nghiệp CNTT Nhật Bản đến thăm và làm việc với Vinasa để tìm cơ hội đầu tư và hợp tác với các doanh nghiệp PM Việt Nam. Vinasa là cơ quan đầu mối thực hiện chương trình kỹ sư phần mềm sang đào tạo tại Nhật Bản, theo học bổng của AOTS( Hiệp hội học bổng kỹ thuật Hải ngoại) do Chính phủ Nhật Bản tài trợ. Đây là chương trình đào tạo thực hành(OJT – On The Job Training), với 2 tháng đào tạo tập trung bằng Tiếng Nhật, văn hóa Nhật tại Yokohama và 4 tháng đào tạo tại các doanh nghiệp PM Nhật Bản. Sau 6 tháng đào tạo và thực tập tại các công ty Nhật Bản, họ trở về Việt Nam và là cầu nối cho sự hợp tác phần mềm giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản. Chính phủ Nhật tài trợ hoàn toàn tiền vé máy bay, ăn ở và học phí cho những kỹ sư này. Năm 2002, 21 kỹ sư thuộc các doanh nghiệp Vinasa được tuyển chọn gửi sang Nhật. Năm 2003 là 16, năm 2004 là 26( trong khi chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của Chính phủ Nhật Bản cho toàn Asean là khoảng 30 người). Điều này thể hiện sự ưu tiên số 1 của Chính phủ Nhật dành cho Việt Nam. Ngoài ra, Vinasa còn tổ chức rất nhiều khóa đào tạo ngắn hạn khác về Tiếng Nhật, quản trị dự án phần mềm, quản trị chất lượng,


kỹ năng giao tiếp...dành cho các kỹ sư phần mềm. Vào tháng 12 năm 2004, Vinasa đã ký thoả thuận với JETRO về việc JETRO cử chuyên gia CNTT Nhật Bản sang làm việc tại Vinasa trong 4 tuần để hỗ trợ đào tạo và tư vấn cho các doanh nghiệp PM thuộc Vinasa. Từ 4/1/2005 đến 4/2/2005, chuyên gia Nhật Bản đã sang và làm việc với 6 công ty PM thuộc Vinasa, trực tiếp giảng dạy 2 khóa đào tạo ngắn hạn cho gần 100 kỹ sư phần mềm.

Là một đơn vị đảm bảo nhân lực cho FPT Software phát triển xuất khẩu phần mềm sang thị trường Nhật Bản, FPT Đông Du chú trọng đến việc truyền tải những kiến thức về thuật ngữ chuyên ngành của CNTT, phong cách làm việc và văn hoá người Nhật, cho các học viên của mình bên cạnh vốn kiến thức Nhật ngữ. Những khoá học viên đầu đã sang Nhật làm việc và hội nhập rất nhanh trong môi trường mới. Năm 2006, FPT Đông Du dự kiến sẽ tiếp tục mở các khoá đào tạo tiếng Nhật miễn phí và đưa khoảng 200 lập trình viên sang Nhật làm việc với mức lương khởi điểm cam kết từ 1.800 đến 2.500 USD mỗi tháng, điều không dễ thực hiện đối với các doanh nghiệp phần mềm của Việt Nam.

Cũng với với mục đích đào tạo nhân sự làm việc tại Nhật từ 2-5 năm và trở thành kỹ sư cầu nối (Bridge SE) cho UK Brain, Unico Technos, Kobekara Japan, công ty liên doanh UK Brain được thành lập tháng 6/2005, chuyên hoạt động trong lĩnh vực gia công phần mềm, đào tạo - huấn luyện nguồn nhân lực, đã tuyển dụng 60 học viên khóa đầu tiên và cùng số lượng này cho khóa 2. Hiện tại, vòng sơ tuyển chọn được 150 trong số 580 thí sinh dự thi. Theo kế hoạch, 48 học viên đang theo học tại đây sẽ sang Nhật làm việc vào tháng 6/06, nhưng nhu cầu cần gấp nhân lực nên 28 học viên đầu tiên được đánh giá năng lực cao nhất, đáp ứng được yêu cầu của công ty sẽ sang Nhật làm việc. Học viên được hỗ trợ tài liệu học tập, tiền ăn, học bổng... và có thể ký hợp đồng tuyển dụng, được trả lương trong thời gian đào tạo. Sau khi hoàn thành khóa học, học viên được tuyển chọn thành nhân viên chính thức làm việc tại Nhật.

2.2.4 Đào tạo đội ngũ các nhà lãnh đạo CNTT ( CIO: Chief Information Officer)


CIO là nhân vật chịu trách nhiệm về toàn bộ hệ thống quản lý, sử dụng CNTT của một tổ chức nhằm triển khai hiệu quả nhất các nhiệm vụ của tổ chức, phát huy được vai trò của CNTT như một ưu thế trong chiến lược cạnh tranh.

Ở Việt Nam, CIO được hiểu theo hai nghĩa, là người chịu trách nhiệm tin học hóa hay sử dụng CNTT để phục vụ cho lãnh đạo, quản lý và sản xuất; tức là, người phụ trách CNTT trong tổ chức, xí nghiệp không phải người đi sửa máy hay lắp ráp máy mà là người dùng CNTT để tổ chức, thu thập, xử lý thông tin cho đơn vị mình( từ lãnh đạo cho đến các bộ phận ở phía dưới).

Trong doanh nghiệp, CIO phải là người thông thạo công việc của doanh nghiệp và hiểu biết về CNTT; nằm trong hệ thống lãnh đạo của doanh nghiệp.

Trong cơ quan hành chính, CIO là người đưa ra những ứng dụng CNTT triển khai trong công tác điều hành của cơ quan, nâng cao hiệu suất, chất lượng công tác, cải tiến lề lối làm việc, cái cách hành chính. Họ là người nằm trong hệ thống công chức, hệ thống lãnh đạo của tổ chức đó.

CIO phải là người có kinh nghiệm quản lý kiện toàn tổ chức và am hiểu những tiến bộ kỹ thuật. Việc học tập của người quản lý thông tin phải trở thành các yêu cầu bắt buộc khi mà phạm vi tri thức và kỹ năng mới đang ngày càng mở rộng.Tuy nhiên, nhiều cán bộ quản lý quá bận rộn với các công việc tác nghiệp hàng ngày không còn đủ thời gian tự học tập các yêu cầu nghiệp vụ quản lý mới. Trong cơ quan Nhà nước, những người phụ trách các trung tâm tin học, trung tâm CNTT, trung tâm PM thường là người đảm đương 1 phần vai trò chức năng của người quản lý thông tin. Tuy nhiên, họ vẫn chưa được coi là quan trọng đến mức được tham gia vào các quyết định chiến lược của tổ chức., vẫn bị coi như chuyên gia kỹ thuật phụ trách các vấn đề thuần tuý kỹ thuật. Việc đào tạo CIO là việc vô cùng cần thiết, Việt Nam cũng đã khá chú trọng đến vấn đề này.

Từ tháng 11/2001, Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ đã đào tạo tập trung ngắn ngày về CIO cho cấp thứ trưởng các Bộ, chủ tịch, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc các tổng công ty....Việc tổ chức đào tạo này gặp nhiều bất cập do thời gian quá gấp gáp, nội


dung chương trình giảng dạy chưa rõ ràng, đội ngũ giáo viên chưa được chuẩn bị...

Dự án Đào tạo về quản lý thông tin – CNTT giai đoạn 2001-2005 (thuộc dự án hỗ trợ chính sách CNTT) cũng góp phần tích cực trong việc đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống tổ chức, bộ máy của Đảng, Nhà nước, các cơ quan Trung Ương và cấp tỉnh trực tiếp phụ trách về CNTT. Từ 2001-2002, số lượng được đào tạo là 120 người, 2003-2005 có 150 người được đào tạo. Trường nghiệp vụ Quản lý thuộc Bộ khoa học, công nghệ và môi trường là nơi đầu tiên được đào tạo. Chương trình được giáo sư Viện Innotech giảng dạy trực tiếp bằng Tiếng Anh, giúp học viên nắm được những khái niệm không thể thiếu được trong quản trị CNTT, giúp đào tạo những CIO tương lai.

Kết quả điều tra từ 70 cán bộ CIO của các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho thấy:

- Về độ tuổi: cán bộ CIP có độ tuổi; từ 35 - 50 chiếm 32,9%; từ 51 - 60 chiếm 61,4%; trên 60 tuổi chiếm 5,7%.

Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý thông tin và CNTT đều có trình độ đại học và trên đại học, có kinh nghiệm lãnh đạo quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực; có kiến thức, kỹ năng tổ chức và triển khai các công việc ở tầm chiến lược.

Về thời gian lãnh đạo thông tin và CNTT: số người có thời gian lãnh đạo dưới

1 năm chiếm 15,7%; từ 1 - 3 năm chiếm 31,4%; trên 3 năm chiếm 52,9%. Những khó khăn chủ yếu khi thực hiện nhiệm vụ: do thiếu kiến thức về thông tin và CNTT; thiếu kỹ năng lãnh đạo hoặc kinh nghiệm lãnh đạo còn hạn chế trong lĩnh vực công tác này; do thiếu nguồn nhân lực để triển khai các hoạt động; cơ sở hạ tầng thông tin còn lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Theo kết quả điều tra, cán bộ CIO còn một số bất cập về kiến thức, kỹ năng cơ bản để có thể tạo dựng một kết cấu hạ tầng CNTT ổn định, phát triển đáp ứng yêu cầu quản lý một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và yêu cầu hội nhập quốc tế, Mặt khác, cán bộ CIO là người trực tiếp chỉ đạo, quản lý, kiểm soát quá trình triển khai ứng dụng CNTT để phục vụ công tác quản lý nhà nước, công tác chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành, lĩnh vực, lãnh thổ trong phạm vi trách


nhiệm được phân công, do đó cần phải được chú trọng việc nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành và chuyên môn, nghiệp vụ.

Về tự đánh giá mức độ hoàn thành công việc: số cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ:31,4%; hoàn thành nhiệm vụ: 61,4%; chưa hoàn thành nhiệm vụ chiếm 7,2%.

Một số nguyên nhân cơ bản của việc chậm triển khai và triển khai ứng dụng CNTT kém hiệu quả ở các Bộ, ngành và địa phương là:

- Cán bộ quản lý thông tin và CNTT chưa được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết về ứng dụng và phát triển thông tin và CNTT.

- Cơ sở hạ tẩng và nguồn nhân lực phục vụ cho công tác lãnh đạo, ứng dụng thông tin và CNTT của Bộ, ngành và địa phương còn yếu, kém.

Theo kết quả điều tra nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng về quản lý CNTT đối với cán bộ CIO cho thấy:


Bảng 2.2: Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng về quản lý CNTT đối với cán bộ CIO


STT

Nội dung

Nhu cầu rất

cần (%)

Nhu cầu cần(%)

Nhu cầu không

cần(%)

I

Nhu cầu về kiến thức




1

Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ CIO.

38,6%

48,6%

8,5%

2

Khái niệm cơ bản về mạng CNTT, hạ tầng cho CNTT, Intemet và vấn đề toàn cầu

hóa

42,8%

48,6%

8,6%

3

Khái niệm cơ bản về Chính phủ điện tử,

mô hình và các thành phần cơ bản của nó.

51%

44,3%

4,3%

4

Xây dựng tổ chức CNIT và việc hoạch định, quản lý triển khai chiến lược thông tin

và CNTT.


54,3%


45,7%


5

Quản trị dự án CNTT và việc triển khai

tổng thể các dự án trong chiến lược phát triển CNTT


4,8%


60%


4,8%

6

Nội dung, các hành động cơ bản, vai trò

của tin học hóa trong công cuộc CCHC và xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam.


52%


8%


52%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam - 7



II

Nhu cầu về kỹ năng




1

Kỹ năng hoạt động của cán bộ CIO

47%

35%

10%

2

Làm thế nào để trở thành cán bộ CIO tốt.

51,4%

44,3%

2,9%

Nguồn: Bộ nội vụ


Ngoài những kiến thức, kỹ năng nêu trên một số cán bộ CIO có nhu cầu đào tạo bồi dưỡng về các nội dung: Chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển CNTT của Việt Nam và các giải pháp thực hiện; Bảo vệ, bảo mật, quản trị các cơ sở dữ liệu, các hệ điều hành và công nghệ thông tin ứng dụng trong an ninh quốc phòng; và có yêu cầu thường xuyên được bồi dưỡng, cập nhật CNTT mới.

2.2.4 Đào tạo nhân lực triển khai ứng dụng CNTT

Số lượng nguồn nhân lực này tăng lên nhanh chóng, việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT được triển khai tích cực và đẩy mạnh.

* Trong các cơ quan Nhà nước và trong các cơ quan Đảng

Việc đào tạo ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính nhà nước đã đạt được những thành tựu nhất định.

+ Một trong những nơi ứng dụng CNTT rất thành công đó là UBND Quận 1 TP Hồ Chí Minh. Việc đầu tư vào nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công của Quận 1. Quận 1 đã có những đầu tư rất hiệu quả. Từ những năm 1990, cán bộ, công nhân viên, đặc biệt là những người trực tiếp khai thác hệ thống máy tính, phụ trách công văn giấy tờ của từng phòng ban được cử đi học tập, bồi dưỡng về nghiệp vụ máy tính. Lực lượng công an, cảnh sát khu vực cũng được đào tạo. Đây là sự chỉ đạo rất đúng hướng, không chỉ cung cấp kiến thức- kỹ năng về tin học phục vụ cho công tác mà còn tăng cường sự nhận thức của việc ứng dụng CNTT trong nền hành chính hiện đại.

Quận đã đào tạo được 1500 lượt cán bộ công chức, gồm cả lãnh đạo quận và các phòng ban tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức về tin học. Quận cũng mời các công ty tin học báo cáo về từng lĩnh vực chuyên môn để nhằm nâng cao khả năng


sử dụng và vận hành trên máy.

Thành công bước đầu trong việc ứng dụng CNTT của Quận 1 cho thấy vai trò quan trọng của cấp lãnh đạo đã mạnh dạn đi đầu, cùng với sự quyết tâmvà nhất trí của đội ngũ cán bộ, chuyên viên cấp dưới.

Đào tạo tin học cho cán bộ công chức nhà nước, tạo khả năng tiếp cận, sử dựng công nghệ mới trong công việc thường xuyên, nhằm đáp ứng yêu cầu cao vì hiệu quả và chất lượng công việc… là một trong ba mục tiêu chính mà Đề án 112 Đề án Tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước) đặt ra. Cụ thể là phổ cập thông tin cho cán bộ lãnh đạo, chuyên viên và cán bộ nghiệp vụ của các cơ quan hành chính cấp huyện trở lên để có đủ khả năng sử dụng máy tính và mạng máy tính trong xử lý công việc thường xuyên, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.

+ Đào tạo cán bộ, công chức hành chính nhà nước là nhóm đề án thứ tư nằm trong sáu nhóm đề án chính được triển khai, bên cạnh việc xây dựng hệ thống thông tin, tin học hoá các loại dịch vụ công như đăng ký, cấp giấy phép.., tin học hoá quản lý hành chính nhà nước từ Trung ương tới các địa phương, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ tin học hoá quản lý, điều hành..

Ban điều hành Đề án 112 đã tổ chức được các khoá học đào tạo và quản trị mạng cho các kỹ sư và chuyên viên công nghệ thông tin đang công tác tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương các đoàn thể, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đề án đã mở được 2651 lớp học về tin học, đào tạo được 51.305 học viên.

Công tác đào tạo cán bộ tin học còn nhiều thiếu sót, lãng phí, hiệu quả thấp. Công tác đào tạo dồn vào các năm 2005-2006, triển khai ồ ạt, do đó công việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng đào tạo gặp nhiều khó khăn. Đến đầu tháng 4-2005, Ban điều hành đề án 112 Chính phủ ra văn bản hướng dẫn xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo tin học cho cán bộ công chức. Về nguyên tắc, giai đoạn 1 của đề án 112 sẽ kết thúc vào năm 2005. Có lẽ vì thời gian còn lại không nhiều nên Ban điều hành 112 đã phải gấp rút huy động người đi đào tạo. Và hầu như khắp các tỉnh,

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 23/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí