ngữ, đặc biệt thiếu các chuyên gia về quản trị dự án, thiết kế giải pháp, marketing. Tháng 2/ 2006, Canon xây dưng nhà máy in phun lớn nhất thế giới ở Bắc Ninh. Bên cạnh Canon, nhiều công ty lớn khác cũng đầu tư vào Việt Nam: Panasonic, Fujitsu...Đầu năm 2006, InTel đã chính thức đầu tư vào khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh 300 triệu. Vào năm 2007, InTel tiếp tục đầu tư dự án nhà máy lắp ráp và kiểm định chip bán dẫn trị giá 1 tỉ USD vào khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh. Hàng loạt các dự án khác như Tập đoàn Foxconn, Compal( Đài Loan), Samsung( Hàn Quốc). Trong hai năm, kể từ 2006, nhu cầu kỹ sư phần mềm của IBM tại VN tăng gấp 10 lần. Công ty Havey Nash (Anh) đến VN năm 2001 và hiện sử dụng
1.500 kỹ sư phần mềm. Hãng Boeing đang tìm đối tác tại VN, yêu cầu mỗi hợp đồng cần tối thiểu 1.000 kỹ sư phần mềm.
Tập đoàn Hồng Hải (Đài Loan) chuyên sản xuất các sản phẩm liên quan đến điện thoại di động, linh kiện máy tính, viễn thông, điện tử và tiêu dùng, sẽ đầu tư khoảng 5 tỷ USD và cần trên 50.000 lao động.
Công ty Campal (Đài Loan) chuyên chế tạo máy tính xách tay và các thiết bị viễn thông đầu tư vào VN với số vốn ban đầu 500 triệu USD cũng đang cần tuyển
1.200 kỹ sư để đào tạo tiếp ở nước ngoài.
Tập đoàn IBM mở trung tâm dịch vụ phần mềm( GDC) tại Việt Nam, năm 2007 tuyển dụng 1000 kỹ sư, năm 2008 là 2000 kỹ sư và tiếp tục tăng trong những năm tới. IBM đang chủ trương mở rộng hoạt động hơn nữa ở Việt Nam và đang có nhu cầu tuyển dụng 30000 lập trình viên cao cấp. Công nghiệp CNTT có sự chuyển dich đầu từ từ Thái Lan, Malaisia sang Việt Nam.
Năm công ty lớn ( Intel, Renesas, Campal, Samsung và Foxcon) đã quyết định đầu tư gần 10 tỷ USD để thiết kế, sản xuất vi mạch, máy tính, điện thoại di động, thiết bị viễn thông… Đến năm 2012, doanh số của 5 công ty này có thể đạt 30 tỷ USD, tăng tổng mức xuất khẩu lên gấp rưỡi, chiếm 1/3 GDP của VN hiện tại.
Theo khảo sát của Kearney (Mỹ), Việt Nam đứng thứ 20 trong số 25 nước hấp dẫn nhất về Outsourcing. Tại Nhật, Việt Nam là đối tác hấp dẫn thứ 4 trong
năm 2006 và thứ 1 trong năm 2007 trên lĩnh vực này. Một tập đoàn Anh sẵn sàng ký đảm bảo việc làm tại châu Âu cho tất cả sinh viên tốt nghiệp đại học đủ trình độ tiếng Anh…
Với sự xuất hiện của các tập đoàn lớn như vậy, nhu cầu bức bách về nhân lực tại đây sẽ tạo nên động lực đẩy mạnh hoạt động đào tạo, nếu chúng ta không đáp ứng được nhu cầu này, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tìm đến thị trường khác, chúng ta sẽ mất đi cơ hội phát triển. Quá trình sử dụng lao động cũng tạo nên môi trường đào tạo nhân lực khổng lồ. Nguồn nhân lực này vận động liên tục: người được đào tạo tại tập đoàn đó sẽ mở ra công ty khác, và việc tuyển dụng nhân sự mới lại bắt đầu. Việc đào tạo, chuẩn bị lực lượng hết sức quan trọng để tạo niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài.
Các DNPM Việt Nam được đánh giá không thấp trên thị trường quốc tế, thể hiện ở mức độ tăng trưởng không ngừng của doanh thu xuất khẩu phần mềm. Hiện có khoảng 35000 lao động trực tiếp trong các DNPM( trên 95% có chuyên môn CNTT), hơn 20000 lao động trong các doanh nghiệp nội dung số và dịch vụ CNTT( khoảng 65% có chuyên môn CNTT hoặc điện tử, viễn thông, gần 100.000 lao động trong các doanh nghiệp điện tử, phần cứng máy tính ( khoảng 70% có chuyên môn về điện tử, viễn thông hoặc CNTT), gần 100.000 lao động trong các doanh nghiệp viễn thông ( 60% có có chuyên môn về điện tử, viễn thông hoặc CNTT) và ước tính 90.000 nhân lực chuyên trách ứng dụng CNTT trong các tổ chức, doanh nghiệp thuộc các ngành khác, Tuy vậy, hệ thống đào tạo lại không đáp ứng được nhu cầu đó. Một DNPM thông thường chỉ tuyển được tối đa 20% số ứng viên sau vòng sơ loại và phải thải hồi trung bình 10% số nhân viên tuyển được sau thời gian thử việc. Chẳng hạn như Viesoftware, nhu cầu về nhân lực rất lớn nhưng chỉ tuyển dụng được 1/5 đến 1/3 số ứng viên. Tháng 7/2004, TP.HCM khảo sát gần 200 doanh nghiệp phần mềm và cơ sở đào tạo CNTT và tổng số "cung" (gồm ĐH, CĐ, kỹ thuật viên trung cấp chuyên nghiệp) trong 6 tháng cuối năm 2004 vượt "cầu" 5 lần, năm 2005 vượt gần 40 lần. Nhưng công ty TMA tuyển được 14%, công ty Global Cybersoft chọn được 10%, công ty PSV là 5%
số ứng viên so với yêu cầu. Những người được tuyển hầu hết cần đào tạo thêm về kiến thức, kỹ năng và ngoại ngữ. Sau khi đầu tư dự án 1 tỷ USD tại TP.HCM, Công ty Intel cần tuyển dụng khoảng 1.000 kỹ sư chủ yếu thuộc các lĩnh vực điện, điện tử, CNTT, tự động hoá. Kiểm tra gần 2.000 SV năm cuối, có 320 em đạt trung bình và chỉ có 90 SV đạt yêu cầu tuyển dụng. Một trong những công ty hàng đầu thế giới về thiết kế, sản xuất vi mạch là Renesas (Nhật) năm 2007 đã triển khai xây dựng trung tâm thiết kế tại TP.HCM, cần tuyển khoảng 1.000 kỹ sư về thiết kế bán dẫn. Suốt 2 năm tìm kiếm khoảng 500 kỹ sư cho giai đoạn đầu, công ty này chỉ tuyến được… 60 người trong số hơn 1.000 hồ sơ.
Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện Việt Nam còn rất ít chuyên gia CNTT giỏi có trình độ tư vấn, thiết kế các hệ thống lớn, cung cấp giải pháp tổng thể…; thiếu lao động giỏi ngoại ngữ, thành thạo chuyên môn đạt chuẩn quốc tế .
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang có cơ hội lớn để trở thành một trung tâm đào tạo và cung ứng nhân lực PM của thế giới. Rất nhiều thị trường CNTT hàng đầu thế giới như Mỹ, Nhật, Đức, Anh... đang thiếu hụt nghiêm các chuyên gia CNTT. Đây là cơ hội lớn để Việt Nam đầu tư phát triển nguồn nhân lực này.
2.2 Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam
2.2.1 Hệ thống đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin
Số lượng đầu mối về đào tạo CNTT đã tăng nhanh, các loại hình đào tạo được đa dạng hoá, các chính sách ưu đãi cũng được ban hành. Trong 5 năm qua, số cơ sở đào tạo chính quy đã tăng 2 lần, chỉ tiêu đào tạo tăng 5 lần ( từ 2000 người năm 2000 lên 10.000 người năm 2004) , chưa kể số liên kết với nước ngoài
.
- Các trường đào tạo kỹ sư CNTT hệ đại học và sau đại học
Hiện nay, hê thống đào tạo CNTT mang tính chuyên nghiệp ở Việt Nam được phân thành 5 cấp độ: đào tạo trên đại học( tiến sỹ, thạc sỹ); đào tạo đại học( chính quy, văn bằng 2 và tại chức); đào tạo cao đẳng; đào tạo trung cấp/kỹ thuật viên( chính quy hoặc phi chính quy). Cả nước hiện có 250 trường đại học, cao
đẳng có đào tạo chuyên ngành CNTT với chỉ tiêu tuyển sinh không dưới 10.000. Đào tạo khác( các trung tâm bồi dưỡng tin học, lớp tập huấn chuyên sâu ở các công ty tin học). Trên thực tế, một trung tâm đào tạo ở mức cao có thể tham gia đào tạo cấp thấp hơn như Đại học Công nghệ - Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Khoa học tự nhiên TP Hồ Chí Minh đào tạo cả trên đại học, đại học, cao đẳng CNTT; Đại học Văn Lang đào tạo cả đại học, cao đẳng và trung cấp. Tại các thành phố lớn ở nước ta đang có hiện tượng “bùng nổ” các cơ sở đào tạo tin học.
Từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2007, có 12 trường đại học công lập được thành lập trên cơ sở nâng cấp các trường cao đẳng hoặc các cơ sở đào tạo trước – trong đó có trường Đại học CNTT thuộc Đại học Quốc gia Tp HCM(tháng 6/2006) trên cơ sở nâng cấp Trung tâm Phát triển CNTT. 19 trường mới này đều tham gia đào tạo các ngành liên quan đến CNTT, nâng số trường đại học đào tạo cử nhân/kỹ sư CNTT lên 98. Các trường cao đẳng giảm, nhưng được bổ sung các trường cao đẳng nghề nên vẫn tăng. Năm 2006-2007 mở thêm được 12 trung tâm đào tạo CNTT liên kết với nước ngoài đào tạo và cấp bằng Diploma.
Bảng 2.1: Số trường đào tạo CNTT (từ Diploma trở lên), 2002-2007
Đại học | Cao đẳng (cả CĐ nghề) | Diploma (nước ngoài | |
2002 | 55 | 69 | 35 |
2003 | 57 | 40 | 72 |
2004 | 62 | 74 | 45 |
2005 | 70 | 85 | 53 |
2006 | 80 | 103 | 60 |
2007 | 99 | 105 | 72 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam - 2
- Nguồn Nhân Lực Cntt Và Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Cntt
- Thực Trạng Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Công Nghệ Thông Tin Ở Việt Nam
- Tình Hình Đào Tạo Cntt Và Tmđt Trong Doanh Nghiệp Qua Các Năm
- Tỷ Lệ Doanh Nghiệp Có Cán Bộ Chuyên Trách Về Cntt Và Tmđt Qua Các Năm
- Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam - 8
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Nguồn: Toàn cảnh CNTT 2007 – Hội tin học TP Hồ Chí Minh
Hình2.1: Số sinh viên nhập học/năm
sinh viên nhập học/năm
36
30000
25000
20000
15000
10000
5000
0
4
1000
1500
4000
6
2000
000
7000
1
000
9000
1
000
300
200
Diploma
Degree
1
0
0
1
0
0
500
1999 2000 2001 2002 2003 2004
Nguồn: Toàn cảnh CNTT 2007 – Hội tin học TP Hồ Chí Minh
Riêng thành phố Hồ Chí Minh từ năm từ 2001-2005 đào tạo được 15.000 chuyên viên CNTT ( trong đó có 3000 trình độ đại học, cao đẳng, 200 thạc sĩ).
Ngoài các trường đại học, cao đẳng đào tạo chuyên ngành CNTT, TP. HCM còn mới xây dựng Đại học RMIT-VN do trường RMIT Australia xây dựng. Đại học Quốc tế trực thuộc ĐH Quốc gia TP. HCM cũng có ngành đào tạo chuyên sâu về CNTT. Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo phi chính quy liên kết với nước ngoài như Aptech, NIIT, Informatics VN, Informatics Singapore, KENT, SaigonCTT, AITCV, QTSC-ITA... cũng được mở ra ở các TP lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng... Ngoài ra, còn một số lượng lớn các cơ sở liên kết với các trường đại học lớn ở nước ngoài được các trường ĐH ở các thành phố lớn triển khai. Đó là chưa nói đến các trung tâm tin học đào tạo các khoá ngắn hạn, đào tạo theo chuyên ngành, đào tạo từ xa và đào tạo trong doanh nghiệp...
Từ 2004 đến nay, việc đào tạo CNTT có rất nhiều đổi mới. Bộ GD & ĐT xây dựng kế hoạch triển khai đào tạo ngành CNTT theo chương trình chuẩn quốc tế bằng Tiếng Anh.
* Đào tạo sau đại học:
Theo Vụ Sau đại học( Bộ GD & ĐT), cả nước có 8 trường đại học và bốn viện nghiên cứu tham gia đào tạo trên đại học chuyên ngành CNTT: Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Công nghệ- Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Hà Nội, Bách khoa TP Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học tự nhiên TP Hồ Chí Minh, Đại học Đà Nẵng, Học viện Bưu chính – Viễn thông và Học viện Kỹ thuật quân sự. Bốn Viện nghiên cứu là Viện kỹ thuật quân sự, Viện Công nghệ thông tin, Viện Toán và Viện Điện tử – Tự động hóa – Tin học. Năm 2000 các cơ sở đào tạo này đã tuyển đào tạo 286 học viên cao học và 16 nghiên cứu
sinh.
Việt Nam đã ký kết công nhận văn bằng của Trung tâm ĐH Pháp( PUF) tương đương hệ thống văn bằng đào tạo của Việt Nam, Pháp và EU công nhận giá trị của văn bằng này ở 27 nước thành viên EU. Đào tạo thạc sỹ CNTT theo chuẩn Châu âu( PUF) được triển khai tại ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia Hồ Chí Minh. Các đối tác chính gồm bộ Ngoại giao Pháp( Hỗ trợ 3 triệu Euro trong 3 năm); Bộ GD & ĐT Việt Nam( hỗ trợ mỗi ĐH Quốc gia 6 tỷ đồng trong năm 2007); ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia Hồ Chí Minh và các đại học có danh tiếng được tuyển chọn của Pháp. Đào tạo thạc sỹ mạng và công nghệ phần mềm là chương trình của PUF được triển khai tại TP Hồ Chí Minh từ năm 2006. Học viên học xong năm đầu có thể chuyển sang học tiếp năm thứ 2 ở các trường thuộc EU có chương trình đào tạo tương đương, Sau khi tốt nghiệp, các tân thạc sỹ có thể học tiếp lên Tiến sỹ tại EU. Chương trình học này cũng đã thu hút được khá nhiều học viên và góp 1 phần lớn vào việc nâng cao chất lượng đào tạo thạc sỹ chuyên ngành CNTT ở Việt Nam.
* Hệ đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp và các trung tâm:
Số trường đào tạo chuyên ngành CNTT tăng lên nhanh chóng, sinh viên có rất nhiều cơ hội để lựa chọn nơi học để nhận được tấm bằng cử nhân: cử nhân CNTT, cử nhân tin học, cử nhân tin học quản lý, cử nhân tin học xây dựng,
Năm 2006 là năm đầu tiên thực hiện Luật Giáo dục mới, cũng là đầu tiên bắt đầu thực hiện các chính sách phát triển giáo dục quan trọng, trong đó phải kể đến Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ ngày 02/11/2005 về Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt nam, cùng chủ trương chuyển đổi 19 trường đại học dân lập sang tư thục với thời hạn cuối là ngày30/6/2007. Các trường cao đẳng nghề được thành lập và bắt đầu định hình – nhập vào đội hình đào tạo nhân lực trình độ Diploma.
Một chủ trương quan trọng là cam kết của Việt Nam khi tham gia WTO mở cửa cho giáo dục quốc tế và chấp nhận cơ chế thị trường trong đào tạo nhân lực, đặc biệt là nhân lực khoa học công nghệ. Các trường đại học nước ngòai đã
chính thức được phép liên kết mở cơ sở tại Việt nam, và từ tháng 1/2009 được phép mở trường với 100% vốn đầu tư từ nước ngòai.
Năm 2006 là năm đầu tiên thực hiện Quy chế Đại học Tư thục được ban hành năm 2005. Trong năm 2006, có 6 trường đại học tư thục được thành lập (Bà rịa Vũng tàu, Tây đô, Chu Văn An, FPT, Kiến trúc Đà nẵng và Hoa sen) - trong đó một trường nâng cấp đồng thời chuyển đổi lọai hình từ cao đẳng bán công. Trong 6 tháng đầu năm 2007 chỉ thêm một trường đại học tư thục mới được thành lập là Đại học Kinh tế Công nghiệp Long an.
Để đảm bảo điều kiện tốt cho việc đào tạo CNTT ở hệ thống nhà trường từ phổ thông đến đại học thuộc bộ GD&ĐT quản lý, Bộ đã tìm nhiều cách tạo ra được những dự án đầu tư trong nước cũng như nước ngoài với số tiền không phải nhỏ (so với những đầu tư khác cho CNTT). Dự án Giáo dục đại học: “Cải cách
,củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam” ( 103,3 triệu USD) trong đó có 4,3 triêu USD để làm phần mềm quản lý giáo dục đại học. Dự án này được chuẩn bị từ năm 1995, nhưng đến quý I/2000 mới thực sự đi vào hoạt động. Tuy đây là một dự án chung cho giáo dục đại học (trong đó có ngành cntt) nhưng với 4,3 triệu USD để làm phần mềm quản lý là một ước mơ cho những kỹ sư CNTT ở nước ta.
Một đề án lớn khác của Bộ GD&ĐT là đề án phát triển mạng và các dịch vụ giáo dục trên internet, gọi tắt là Edunet. Tháng 12/2001 đề án Edunet được Bộ GD&ĐT duyệt ( quyết định số 7063/QĐ-BGD&ĐT-KHCN). Trung tâm CNTT- Bộ GD&ĐT được giao là cơ quan chủ trì triển khai dự án. Dự chi 445 triệu USD, lớn gấp 10 lần tổng kinh phí dự trù của chương trình phát triển nguồn nhân lực đến năm 2005 của Bộ GD&ĐT.
Dự án thực hành phát triển nghiệp vụ - PDL (Professional Development Laboratory) được ký giữa Bộ GD&ĐT và IBM nhằm đẩy mạnh ứng dụng cntt trong giảng dạy ở bậc tiểu học và trung học cơ sở , lấy mô hình lớp học tích cực ( Active Learning) làm nội dung chính của dự án. Trường Cao đẳng Sư phạm Hà nội là một đầu mối chính thực hiện dự án. Dự án được đánh giá có kết quả tốt,
nhưng không triển khai rộng ra được cho các trường khác. Tham gia dự án còn có 10 trường ở Hà nội và một số trường ở các nơi : tpHCM, Đà nẵng, Nghệ An, Hòa Bình, Ninh Bình, Nam Định, Thái nguyên.
Intel, một tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực CNTT đã có các chương trình đào tạo rất riêng phối hợp với các trường của Việt Nam , chẳng hạn: Intel Higher Education Program và Intel Teach To the Future Program. Chúng tôi phối hợp đào tạo các kỹ sư và chuyên gia CNTT tại các trường Đại học Bách khoa của Việt Nam. Tại đây, Intel chuyển giao cho các trường Việt Nam các giáo trình CNTT mà Intel đã tạo ra với các trường đại học ở Mỹ. Các giáo trình này rất đa dạng và bao gồm nhiều lĩnh vực công nghệ cao như: thiết kế chip, thiết kế bo mạch, sản xuất chip với số lượng lớn... Ngoài ra, Intel cũng chuyển giao chương trình đào tạo các chuyên gia kỹ thuật cho các trương đại học, cao đẳng Việt Nam.
Intel cũng phối hợp với Bộ GDĐT, các trường đại học sư phạm và các trường trung học phổ thông đào tạo giáo viên phương pháp dạy học theo nhóm và theo dự án, đồng thời ứng dụng CNTT trong lớp học. Đến nay, Intel đã đào tạo hơn 25.000 giáo viên trên toàn quốc và dự kiến sẽ đào tạo đến 5.000 giáo viên vào năm 2009.
Dưới sự ủng hộ của Chính phủ VN và Bộ GDĐT, Intel đang đàm phán với một số trường ĐH CNTT của Mỹ để mở chi nhánh trực tiếp của các trường ĐH này ở . Sinh viên VN sẽ có thể học và lấy bằng ĐH chính quy của các trường ĐH Mỹ ở Việt Nam, không tốn kém chi phí sang Mỹ du học. Các trường ĐH Mỹ sẽ mở "campus" tại VN trước để đào tạo kỹ sư CNTT, sau đó mới mở rộng ra đào tạo các ngành nghề khác như: kinh tế, khoa học, xã hội, ngoại ngữ...
Một số trường đã áp dụng các phương pháp đào tạo mới như: đào tạo trực tuyến. Khoa CNTT Đại học Mở Hà Nội là đơn vị đầu tiên đào tạo trực tuyến có cấp bằng đại học cho sinh viên. Từ năm 2001, Trung tâm Công nghệ đào tạo trực tuyến của Khoa đã thành lập một nhà trường ảo: “FIHOU CYBERSCHOOL” đặt trên website: www.fithou.net.vn, bắt đầu tuyển sinh viên ngành CNTT. Khóa đầu tiên có 150 sinh viên, đến 2005, trường có 1000 sinh viên, với mức học phí bằng 1/3 so với học trực tiếp. Sinh viên được cung cấp các bài giảng qua mạng, các PM,