Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp Việt Nam - 13

năng suất lao động một trong các cách là nâng cao trình độ người lao động. Đứng trước yêu cầu tất yếu đó Đảng và Nhà nước ta coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu“. Để nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp trong thời gian tới Nhà nước cần biến khẩu hiệu này thành hành động mạnh mẽ hơn nữa.

Giải pháp then chốt là đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong giáo dục và đào tạo; cải cách giáo dục toàn diện nhằm làm cho hệ thống giáo dục gắn kết với yêu cầu phát triển kinh tế. Đẩy mạnh đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo theo hướng hiện đại. Gắn lý luận với thực tiễn, gắn đào tạo với thực hành, chương trình giảng dạy phải được sự tham gia của các đối tượng tương lai sẽ sử dụng lao động vì đối tượng này hiểu rõ hơn ai hết người lao động trước khi được nhận vào các đơn vị kinh tế cần phải trang bị những kiến thức kỹ năng gì cần thiết cho công việc.

Nhà nước tiến hành rà soát lại các trường đạo tạo, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý tiến tới cơ cấu các đơn vị đào tạo, ngành theo hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp. Các biện pháp cụ thể, thứ 1: xác định rõ ràng các lĩnh vực ngành nghề hiện đang thiếu nhân công, thiếu người lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề để tăng cường đầu tư, hỗ trợ; thứ 2: tiêu chuẩn hoá các tiêu chuẩn đánh giá kết quả đào tạo của các đơn vị đào tạo hướng tới việc các đơn vị đào tạo thừa nhận kết quả của nhau; thứ 3: phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các bên tham gia thị trường lao động.

Sau khi đã xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá các đơn vị đào tạo Nhà nước hàng năm tiến hành xếp hạng các đơn vị đào tạo, bảng xếp hạng này phải được công bố công khai rộng rãi để các đơn vị đào tạo cạnh tranh lành manh. Nhà nước dần dần trao quyền tự chủ (tài chính, tuyển sinh, khung chương trình đào tạo...) và tiến tới tự chủ hoàn toàn cho các đơn vị đào tạo.

Khi nền kinh tế phát trển cao, nhân lực dần trở lên khan hiếm và nhu cầu chuyển đổi ngành nghề ngày càng cao, Nhà nước khuyến khích các tỉnh thành lập các trường cộng đồng chuyên đào tạo nghệ ngắn hạn, chuyển đổi nghề cho người lao động để tăng thu nhập cho người lao động đồng thời giải quyết vấn đề ngành thiếu ngành thừa lao động.

Tăng cường hợp tác với nước ngoài và thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực đào tạo một cách có chọn lọc tránh biến thị trường giáo dục Việt Nam là nơi chứa chất thải giáo dục của các nước phát triển. Trong thời gian vừa qua tồn tại hiện tượng: Nắm bắt được nhu cầu thích ngoại nhiều trường nước ngoài đưa các chương trình đào tạo lại hậu, ít có tính tương thích với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam, giảng viên không phải là những người thực sự giỏi,

Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục. Kêu gọi kiều bào ở hải ngoại về nước giúp đỡ chuyển giao công nghệ, giáo dục tuỳ theo khả năng mỗi người.

Nhà nước tiến tới giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhà nước trong việc sử dụng lao động, có quyền điều chỉnh chế độ cho người lao động căn cứ vào sự đóng góp cho doanh nghiệp của người lao động.

3.3.4. Phát triển khoa học công nghệ

Đẩy mạnh nhu cầu đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Tiếp tục cải cách cơ cấu công nghiệp theo hướng hiện đại, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo hướng tạo môi trường pháp lý kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, nhằm tạo sức ép cạnh tranh trên thị trường, để doanh nghiệp chú ý tới đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất.

Tiến hành cổ phẩn hoá doanh nghiệp Nhà nước, kiên quyết giảm bao cấp, giảm bảo hộ độc quyền đối với doanh nghiệp nhà nước, tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.

Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp Việt Nam - 13

Nhà nước cần xây dựng lộ trình bắt buộc, khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đổi mới công nghệ, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam.

Nhà nước xây dựng quỹ đầu tư mạo hiểm, dùng quỹ này đầu tư nắm quyền kiểm soát các doanh nghiệp đầu tư, nghiên cứu, phát triển công nghệ mới, sản phẩm mới. Những công nghệ có tính cách mạng trong sản xuất trong tương lai.

Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ thông qua các biện pháp hỗ trợ vốn, nhân lực (chuyên gia tư vấn, hướng dẫn), giảm thuế.

Thông tin tuyên truyền về xu hướng công nghệ, thị trường công nghệ đến được với các doanh nghiệp.‌

Thành lập các trung tâm chuyển giao công nghệ đặc biệt các công nghệ cốt lõi, công nghệ sạch.

3.3.5. Gắn tăng trưởng công nghiệp với bảo vệ môi trường

Công nghiệp giai đoạn (1991 – 2005) tăng trưởng mạnh, sản lượng hàng hoá làm ra càng tăng nhưng bên cạnh đó để lại trong dân cư rất nhiều tiếng phàn nàn về hiện tượng ô nhiễm môi trường nước, không khí, tiếng ồn, trong các khu dân cư gần khu công nghiệp, nhà máy công nghiệp, làng nghề. Ngay từ bây giờ phải đặt vấn đề môi trường trong các chiến lược phát triển công nghiệp, lựa chọn giải pháp thiết thực làm chúng ta vẫn có được tốc độ tăng trưởng công nghiệp ở mức cao nhưng môi trường vẫn được đảm bảo và cải thiện. Để làm được điều đó chúng ta phải yêu cầu lựa chọn công nghệ phù hợp, kiên quyết loại bỏ công nghệ tiêu hao nhiều nguyên liệu (giảm dần tỷ trọng công nghệ sử dụng nguyên liệu hoá thạch trong các xí nghiệp), bố cục hợp lý, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, tăng cường khả năng sử dụng năng lượng sạch, xử lý nước thải, tích cực thay đổi tình trạng thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường như hiện nay.

Các dự án, công trình công nghiệp mới phải đánh giá tác động môi trường một cách tỷ mỷ, chính xác, tính khả thi làm căn cứ cấp giấy phép.

Nhà nước sớm thành lập Công an môi trường để kiểm tra, kiểm soát các hoạt động gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp. Cơ quan quản lý môi trường phạt nặng các đơn vị cố tình phớt lờ những quy định về bảo vệ môi trường.

Nhà nước nên phát triển sử dụng các công cụ kiểm soát chất thải ra môi trường như thu phí thải và lệ phí thải cho mỗi đơn vị chất thải ra môi trường. Cho ra đời thị trường trao đổi giấy phép thải để các doanh nghiệp có thể trao đổi cho nhau, doanh nghiệp nào thải nhiều chất thải nhưng chưa có điều kiện đầu tư giảm thải thì có thể mua giấy phép này trên thị trường. Với việc phát hành giấy phép thải, cơ quan quản lý môi trương có nguồn thu cho hoạt động tái tạo lại môi trường đồng thời kiểm soát được lượng chất thải thải ra môi trường.

3.3.6. Cải thiện môi trường chính sách, pháp luật, đầu tư

3.3.6.1. Đổi mới công các kế hoạch

Đổi mới, nâng cao công tác kế hoạch từ công tác xây dựng chiến lược ngành công nghiệp, chương trình phát triển ngành công nghiệp, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, cần sớm ban hành nghị định về công tác quy hoạch khắc phục tình trạng thiếu thống nhất giữa quy hoạch chung của cả nước, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh, quy hoạch ngành và quy hoạch vùng; rà soát việc quy hoạch và xây dựng các khu công nghiệp, chú trọng xây dựng các khu, cụm khu công nghiệp vừa và nhỏ phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.

Giảm và tiến tới chấm dứt tình trạng quy hoạch treo các khu công nghiệp. Xây dựng và cung ứng các dịch vụ khu công nghiệp chỉ được giao cho các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế thực sự có tiềm lực kinh tế và phù hợp với quy hoạch phát triển ngành.

3.3.6.2. Cải cách hành chính

Nâng cao chất lượng lập pháp, bộ Công nghiệp với tư cách là bộ chủ quản cho ngành công nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban pháp luật của Quốc hội, Quốc hội xây dựng ban hành các văn bản pháp quy phạm pháp luật có tính ổn định cao, phù hợp với điều kiện từng giai đoạn phát triển để thúc đẩy sự phát triển công nghiệp.

Đẩy mạnh đồng bộ cải cách hành chính nhà nước, trọng tâm là điều chỉnh để làm rõ và thực hiện đúng chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước trong điều kiện phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao; đi sâu cải cách thể chế, đẩy mạnh việc phân cấp quản lý để nâng cao tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của ngành; xoá bỏ bao cấp; đề cao trách nhiệm của từng cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thạo việc, chí công vô tư; áp dụng các cơ chế, biện pháp ngăn chặn và xử lý, khắc phục các trường hợp cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ để nhũng nhiễu, gây bất bình cho nhân dân, doanh nghiệp; cương quyết đưa ra khỏi bộ máy công quyền những cán bộ, công

chức thoái hoá, biến chất, sách nhiễu và thay thế kịp thời những người đáp ứng được yêu cầu công việc.

Cần cải tạo tư duy cho một bộ phận cán bộ quản lý ngại đổi mới, ngại đấu tranh, cạnh tranh trong điều kiện mới.

Thực hiện triệt để việc tách quản lý hành chính nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh.

3.3.7. Giáo dục tính tự tôn dân tộc

Tâm lý chung của người dân Việt Nam hiện nay vẫn còn mạng nặng xính ngoại; thích sử dụng hàng hoá và dịch vụ, công nghệ, dây chuyền máy móc của nước ngoài.

Nhiều sản phẩm công nghiệp Việt Nam sản xuất ra có chất lượng không thua kém gì hàng hoá có xuất xứ từ nước ngoài mà giá thành lại hạ hơn mà người tiêu dùng vẫn thờ ơ.

Dây chuyền công nghệ, máy móc sản xuất tại trong nước có thể sản xuất được cũng đảm bảo chất lượng, giá thành thì tốt hơn nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn mất công nhập khẩu từ nước ngoài.

Nhà nước cần có chương trình quảng bá, nâng cao tính tự tôn dân tộc, khuyến khích người tiêu dùng với phương châm “Người Việt dùng hàng Việt“.


KẾT LUẬN


Trong 15 năm (1991 – 2005) tăng trưởng và phát triển, nền kinh tế Việt Nam đạt được rất nhiều thành tựu trong đó có sự đóng góp to lớn của ngành

công nghiệp. Ngành công nghiệp luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao (bình quân hàng năm giai đoạn này là 13,5%/năm), gia tăng đóng góp vào GDP của đất nước, tạo ra nhiều công ăn việc làm, nhiều hàng hóa công nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước, thay thế hàng nhập khẩu và đang tiến tới sản xuất để xuất khẩu. Bên cạnh những thành tựu lớn đó không thể che dấu hết những yếu kém của ngành công nghiệp trong giai đoạn vừa qua, chất lượng tăng trưởng còn thấp mới chỉ tăng trưởng theo chiều rộng (tăng quy mô sản xuất, tăng các yếu tố đầu vào), tăng trưởng theo chiều sâu chưa được chú trọng vì vậy năng suất lao động ngành tăng trưởng chậm hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng ngành, nhiều sản phẩm công nghiệp mới chỉ xuất khẩu thô, gia công thuê cho các đối tác nước ngoàiNgành công nghiệp còn thiếu những sản phẩm có công nghệ mũi nhọn có tính đột phát. Với những đánh giá trên tác giả thấy rằng ngành công nghiệp nếu muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao là đầu tàu cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì ngành công nghiệp còn rất nhiều việc phải làm để nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp trong thời gian tới.

Sau một thời gian nghiên cứu một cách nghiêm túc, luận văn bước đầu đã đạt được một số kết quả:

Thứ nhất: Hệ thống hóa lý thuyết về tăng trưởng và phát triển; quan điểm, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tăng trưởng ngành.

Thứ hai: Đánh giá thực trạng chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp, các nhân tố tác động và làm nên chất lượng tăng trưởng ngành công trong thời gian (1991 – 2005). Từ những đánh giá đó rút ra bài học cho ngành công nghiệp trong thời gian tới.

Thứ ba: Từ những quan điểm, mục tiêu phát triển ngành công nghiệp giai đoạn (2006 – 2020), tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp.

Trên đây là toàn bộ nội dung của bản luận văn, mong muốn thì nhiều nhưng do tính chất phức tạp của vấn đề nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu cũng như khả năng hạn chế của tác giả nên chắc chắn luận văn sẽ không thể tránh

khỏi những sai sót. Với tư cách là người cầu thị, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý, cũng như những ai quan tâm đến lĩnh vực này để luận văn được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

HN, ngày .. tháng 3 năm 2008


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ công nghiệp Việt Nam, “60năm Công Nghiệp Việt Nam", NXB Lao đông - Xã hội, Hà Nội - 2005.

2. Bộ công nghiệp Việt Nam, "Số liệu Công Nghiệp Việt Nam 1989 - 1993", NXB Thống kế, Hà Nội - 1994.

3. Báo cáo chung của các nhà tài trợ cho Việt Nam, Báo cáo Phát triển Việt Nam 2005.

4. Báo cáo chung của các nhà tài trợ cho Việt Nam, Báo cáo Phát triển Việt Nam 2006.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Nam, Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội 2006.

7. TS.KH. Nguyễn Văn Quý, Hệ thống tài khoản quốc gia- ứng dụng trong phân tích kinh tế và trong công tác kế hoạch, NXB Thống kê, năm 2000.

8. Tổng cục thống kê, “Số liệu Công Nghiệp Việt Nam 1986 – 1991", NXB Thống kế, Hà Nội - 1992.

9. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 2005, NXB thống kê - 2006 10.Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 2006, NXB thống kê - 2007 11.Trần Văn Tùng (chủ biên), Mô hình tăng trưởng kinh tế, NXB Đại học

Quốc Gia Hà Nội, 2002.

12. Tổng cục thống kê, Công nghiệp Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển (Viet Nam Industry in 20 years of Renovation Development), NXB Thống kê, 2006.

13.Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp, “Công Nghiệp Việt Nam 1945 - 2010", NXB Thống kế, HN – 2001.

14. Website:

http://www.mpi.gov.vn http://www.undp.org.vn

http://www.gso.gov.vnhttp://www.nea.gov.vn http://www.vietnam.gov.vn

Ngày đăng: 25/01/2023