B¶ng sè 2: CƠ CẤU MỘT SỐ MẶT HÀNG XK TIÊU BIỂU CỦA CÔNG TY.
(Đơn vị: USD)
2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | ||||||
Thực hiện | Tỷ lệ | Thực hiện | Tỷ lệ | Thực hiện | Tỷ lệ | Thực hiện | Tỷ lệ | Thực hiện | Tỷ lệ | |
Hạt tiêu | 162,741 | 5.5 | 893,089 | 19.6 | 467,063 | 2.3 | 677,340 | 5.6 | 877,980 | 5.28 |
Quế | 285,826 | 9.6 | 377,404 | 8.3 | 157,004 | 0.71 | 168,000 | 1.4 | 201,349 | 1.21 |
Hoa hồi | 515,731 | 17.3 | 3,036 | 0.07 | ||||||
Chè | 317,399 | 10.7 | 33,526 | 0.74 | 379,903 | 1.79 | 993,233 | 8.1 | 1,023,142 | 6.15 |
Gạo | 222,936 | 7.5 | 192,060 | 4.2 | 82,500 | 0.4 | 2,538,366 | 20.9 | 2,842,124 | 17.1 |
Cà phê | 111,244 | 2.5 | 357,961 | 2.9 | 321,102 | 1.93 | ||||
Hàng m/mặc | 4,870 | 0.11 | 151,227 | 0.7 | 451,188 | 3.7 | 541,214 | 3.25 | ||
Hàng m/nghệ | 87,208 | 3 | 204,091 | 4.5 | 124,042 | 0.59 | 193,063 | 1.6 | 243,512 | 1.46 |
Hàng m/tre | 22,273 | 0.8 | 54,832 | 1.2 | 32,240 | 0.15 | 267,623 | 2.2 | 284,182 | 1.71 |
Thảm | 3,340 | 0.14 | 52,336 | 1.1 | 55,353 | 0.26 | 28,707 | 0.24 | 42,421 | 0.26 |
Hàng LTTP | 57,046 | 1.9 | 32,653 | 0.72 | 209,013 | 0.99 | 2,313,753 | 19.1 | 1,854,421 | 11.1 |
Hàng hải sản | 345,322 | 11.6 | 812,480 | 17.8 | 19,259,484 | 90.9 | 3,110,826 | 25.6 | 7,542,132 | 45.4 |
Hàng khác | 959,078 | 31.6 | 1,787,979 | 40.2 | 264,171 | 1.25 | 1,039,140 | 8.64 | 842,541 | 5.07 |
Tổng số | 2,978,900 | 100 | 4,559,600 | 100 | 21,191,000 | 100 | 12,139,200 | 100 | 16,616,120 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- / Chủ Thể Tham Gia Hoạt Động Ttqt Của Các Doanh Nghiệp.
- Khâu Tổ Chức Hoạt Động Thanh Toán Tại Doanh Nghiệp:
- / Đặc Điểm Về Phương Thức Tổ Chức Quản Lý:
- / Điều Kiện Về Phương Thức Thanh Toán:
- / Thực Trạng Về Những Rủi Ro Trong Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế :
- / Thực Trạng Giải Quyết Các Vấn Đề Tranh Chấp Phát Sinh Trong Quá Trình Thanh Toán Quốc Tế:
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
( Nguồn: Tổng hợp báo cáo của công ty qua các năm)
Như vậy, đối với một số mặt hàng xuất khẩu truyền thống của công ty như: hạt tiêu, quế, hàng mỹ nghệ, mây tre đan... vẫn luôn giữ được mức tăng trưởng khá ổn định. Đối với hàng may mặc, mặc dù mới trở lại nhưng đã bắt đầu có những bước tiến đáng kể. Tuy mức tăng trưởng của hàng may mặc là rất cao (298%) nhưng kim ngạch vẫn còn rất thấp và chưa tương xứng với tiềm năng vốn có.
Hai mặt hàng hải sản và lương thực thực phẩm cũng có mức tăng trưởng bình quân cao, và đều có bước nhảy vọt trong năm 2004, với kim ngạch xuất khẩu đều trên mức 2 triệu USD. Riêng mặt hàng hải sản, trong năm 2003 có mức tăng đột biến với kim ngạch xuất khẩu trên 19 triệu USD.
Về nhập khẩu: Các mặt hàng nhập khẩu của công ty cũng tương đối đa dạng, bao gồm: ôtô, xe máy, xe lu, máy xúc, các máy công nghiệp, hàng điện
tử điện máy, hóa chất, gỗ, bột giấy, dây điện, sắt, thép các loại, hàng tạp phẩm, hàng tiêu dùng… Cơ cấu hàng nhập khẩu của công ty được chia làm năm nhóm hàng sau: máy móc thiết bị và phụ tùng; ôtô, xe máy các loại; nguyên vật liệu phục vụ sản xuất; hàng phục cụ xuất khẩu tại chỗ; hàng tiêu dùng.
Bảng số 3: CƠ CẤU MỘT SỐ MẶT HÀNG NK TIÊU BIỂU CỦA CÔNG TY
(Đơn vị: USD )
2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | ||||||
Thực hiện | Tỷ lệ | Thực hiện | Tỷ lệ | Thực hiện | Tỷ lệ | Thực hiện | Tỷ lệ | Thực hiện | Tỷ lệ | |
Ôtô, xe máy các loại | 750,126 | 25.1 | 57,030 | 1 | 172,387 | 1 | 706,918 | 2.5 | 875,854 | 2.8 |
Máy móc, tbị và phụ tùng | 605,817 | 20.2 | 902,273 | 15.8 | 7,425,211 | 40.9 | 4,294,669 | 15.2 | 3,546,142 | 11.4 |
NVL phục vụ sản xuất | 1,550,808 | 51.8 | 4,603,665 | 80.7 | 10,372,787 | 57.2 | 17,271,446 | 61.2 | 19,654,124 | 63.2 |
Hàng phục vụ XK tại chỗ | 0 | 0 | 11,000 | 0.2 | 0 | 0 | 4,948,963 | 17.5 | 6,154,427 | 19.8 |
Hàng tiêu dùng | 87,318 | 2.9 | 130,665 | 2.3 | 167,283 | 0.9 | 989,046 | 3.6 | 875,154 | 2.8 |
Tổng số | 2,994,000 | 100 | 5,704,700 | 100 | 18,137,700 | 100 | 28,211,100 | 100 | 31,105,701 | 100.0 |
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của công ty qua các năm)
Về cơ bản, công ty chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng máy móc thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Hai mặt hàng này chiếm tỷ trọng lớn trên tổng giá trị nhập khẩu của công ty. Nguyên vật liệu là nhóm hàng có kim ngạch cao nhất và thường chiếm 50-60% tổng giá trị, tiếp đến là nhóm mặt hàng máy móc thiết bị chiếm 15-30%. Kim ngạch của các nhóm mặt hàng còn lại đều chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty, đó là mặt hàng ôtô, xe máy các loại (2-8%), nhóm hàng tiêu dùng (1-3%). Hàng phục vụ xuất khẩu tại chỗ chiếm tỷ trọng không đáng kể. Tuy nhiên, trong năm 2004, kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này có mức tăng trưởng đột biến đạt mức 989,046 USD và chiếm tới 17,5% trên tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty.
Trong lĩnh vực sản xuất, công ty sản xuất gia công chế biến hàng hóa xuất khẩu và hàng tiêu dùng trong nước, hàng may mặc, đồ chơi điện tử, hàng điện tử, điện lạnh, hàng nông lâm hải sản và dược liệu. Xí nghiệp sản xuất xuất khẩu Phú Diễn và Xí nghiệp Chè Thủ Đô trực thuộc công ty trong những năm gần đây đã và đang được tập trung nâng cấp cơ sở vật chất cả về nhà xưởng, trang thiết bị và tổ chức sản xuất nhằm mở rộng mặt hàng và chủ động nguồn hàng xuất khẩu cho công ty. Từ tháng 10-2003, sản phẩm của xí nghiệp Chè Thủ Đô đã được xuất khẩu sang một số nước, bước đầu sản phẩm chè xanh, chè đen của công ty đã được một số bạn hàng chấp nhận và đánh giá cao.
1.2/ Thị trường xuất nhập khẩu:
Công ty UNIMEX Hà Nội hoạt động kinh doanh ở cả trong và ngoài nước. Hiện tại, công ty có quan hệ làm ăn với khoảng hơn 40 nước trên thế giới. Tuy nhiên, Châu Á vẫn là thị trường hoạt động chủ yếu của công ty, với các bạn hàng truyền thống là Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Philippin…
Trong thời gian qua, hoạt động xúc tiến thương mại của công ty đã được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức như: tham gia các hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại ở cả trong và ngoài nước, tiến hành quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, quan hệ chặt chẽ với các tham tán ở nước ngoài… Chính vì vậy thị trường xuất khẩu của công ty trong những năm gần đây ngày càng được mở rộng, công ty đã từng bước thâm nhập vào được một số thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ, Canada… Bước đầu tạo dựng được hình ảnh và vị trí trên thị trường. Ngoài các bạn hàng truyền thống thì kim ngạch xuất khẩu của công ty vào các thị trường này đều có những bước tăng trưởng đáng khích lệ. So với năm 2001 thì kim ngạch xuất khẩu của công ty
vào thị trường Mỹ luôn có mức tăng trưởng rất cao, liên tục từ 340-360%.
Kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường khác như Ấn Độ, Nga, Trung Quốc đều có mức tăng trưởng cao và ổn định. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây. (bảng 4)
Bảng số 4: CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
(Đơn vị: USD)
2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | ||||||
Th.hiện | Tỷ lệ | Th.hiện | Tỷ lệ | Th.hiện | Tỷ lệ | Th.hiện | Tỷ lệ | Th.hiện | Tỷ lệ | |
Ấn Độ | 378,120 | 12.7 | 521,309 | 11.4 | 92,974 | 0.4 | 1,125,393 | 9.3 | 1,245,652 | 10.1 |
Anh | 87,056 | 2.9 | 43,700 | 0.9 | 80,000 | 0.4 | 54,740 | 0.5 | 48,524 | 0.39 |
Pháp | 76,167 | 2.6 | 29,606 | 0.6 | 459,772 | 2.2 | 645,187 | 5.3 | 584,234 | 4.73 |
Đức | 253,600 | 8.5 | 427,035 | 9.4 | 78,600 | 0.4 | 168,000 | 1.4 | 278,125 | 2.25 |
Nga | 465,317 | 15.6 | 572,615 | 12.6 | 16,578,145 | 78.2 | 212,062 | 1.8 | 312,451 | 2.53 |
Mỹ | 215,833 | 7.2 | 856,015 | 18.9 | 881,238 | 4.2 | 657,178 | 5.4 | 754,125 | 6.11 |
Canađa | 126,602 | 4.2 | 94,479 | 2.1 | 114,000 | 0.5 | 87,000 | 0.7 | 125,424 | 1.02 |
TQ | 647,094 | 21.7 | 894,900 | 19.6 | 1,249,500 | 5.9 | 1,876,742 | 15.5 | 2,124,542 | 17.2 |
Nhật | 139,099 | 4.7 | 190,470 | 4.2 | 143,182 | 0.7 | 1,084,282 | 8.9 | 875,421 | 7.09 |
Singapore | 70,685 | 2.4 | 135,038 | 3 | 33,636 | 0.2 | 104,388 | 0.8 | 125,421 | 1.02 |
Thái Lan | 74,560 | 2.5 | 118,201 | 2.6 | 22,450 | 0.1 | 19,940 | 0.2 | 42,651 | 0.35 |
Philippin | 265,803 | 8.9 | 227,590 | 5 | 133,849 | 0.6 | 179,500 | 1.5 | 142,584 | 1.16 |
TT khác | 178,964 | 6.1 | 448,642 | 9.8 | 1,323,645 | 6.2 | 5,924,828 | 4.9 | 5,684,154 | 46.1 |
Tổng | 2,978,900 | 100 | 4,599,600 | 100 | 21,191,000 | 100 | 12,139,200 | 100 | 12,343,308 | 100 |
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của công ty qua các năm)
Về thị trường nhập khẩu, công ty thường nhập khẩu hàng hóa với kim ngạch lớn chủ yếu từ các nước Châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore… Trong đó, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga (Châu Âu) là những thị trường nhập khẩu chính cuả công ty. Trong một vài năm trở lại đây, công ty đã chuyển hướng và nhập khẩu nhiều hơn từ các nước EU và Bắc Mỹ. Từ năm 2002, kim ngạch nhập khẩu của công ty từ các thị trường này khá lớn và có mức tăng trưởng tương đối cao và ổn định. Đặc biệt là thị trường EU, kim
ngạch nhập khẩu đã có bước tăng trưởng bình quân đạt mức 4,080,784 USD. (Xem bảng 5)
Bảng số 5: CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY.
(Đơn vị: USD)
2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | ||||||
Th.hiện | Tỷ lệ | Th.hiện | Tỷ lệ | Th.hiện | Tỷ lệ | Th.hiện | Tỷ lệ | Th.hiện | Tỷ lệ | |
Ấn Độ | 23,150 | 0.8 | 42,212 | 0.7 | 435,125 | 2.4 | 2,082,857 | 7.4 | 1,845,534 | 8.6 |
TQ | 120,633 | 4 | 976,230 | 17.1 | 2,044,889 | 11.3 | 6,164,857 | 21.9 | 7,452,135 | 34.7 |
Nhật | 436,964 | 14.6 | 1,002,754 | 17.6 | 3,978,500 | 21.9 | 2,946,700 | 10.5 | 2,354,164 | 11.0 |
Singapore | 381,499 | 12.7 | 736,144 | 12.9 | 1,381,800 | 7.6 | 1,288,673 | 4.6 | 884,124 | 4.1 |
Thái Lan | 254,837 | 8.5 | 249,560 | 4.4 | 23,275 | 0.1 | 32,560 | 0.1 | 54,216 | 0.3 |
EU | 368,500 | 12.3 | 798,430 | 14 | 3,040,800 | 16.8 | 4,080,784 | 14.5 | 2,451,641 | 11.4 |
Mỹ | 55,074 | 1.8 | 32,664 | 0.6 | 57,640 | 0.3 | 25,679 | 0.1 | 65,421 | 0.3 |
Nga | 364,760 | 12.2 | 684,025 | 12 | 4,437,200 | 24.5 | 4,887,213 | 17.3 | 2,154,875 | 10.0 |
TT khác | 998,583 | 33.4 | 1,182,681 | 20.7 | 2,738,471 | 15.1 | 6,702,364 | 23.8 | 4,216,542 | 19.6 |
Tổng | 2,994,000 | 100 | 5,704,700 | 100 | 28,211,100 | 100 | 28,211,100 | 100 | 21,478,652 | 100.0 |
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của công ty qua các năm)
Biểu đồ số 3: CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XNK CỦA CÔNG TY NĂM 2005
CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NĂM 2005 CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU NĂM 2005
Ên §é
§øc Cana®a Singapore
TT kh¸c
Anh Ph¸p
Nga Mü
Trung Quèc NhËt
Th¸i Lan Philippine
Ên §é
NhËt Th¸i Lan Mü
TT kh¸c
Trung Quèc
Singapore EU
Nga
Tæng
(Nguồn: Báo cáo của công ty qua các năm)
Nhìn chung, mặc dù đã có những bước tiến đáng kể nhưng cơ cấu thị trường của công ty vẫn chậm được cải thiện. Thị trường Châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn, trên 40% kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn công ty. Những thị trường lớn như: Mỹ, EU và Đông Âu vẫn giữ tỉ lệ khiêm tốn và chưa thực sự tương xứng với tiềm năng.
2/ Phân tích thực trạng hoạt động thanh toán XNK của công ty.
2.1/ Thực trạng ký kết và thực hiện điều khoản TTQT trong hoạt động XNK của công ty:
2.1.1/ Điều kiện tiền tệ:
Trong giai đoạn hiện nay, các đồng tiền trên thế giới thường xuyên biến động sụt giá hoặc tăng giá do ảnh hưởng của khủng hoảng thu chi quốc tế. Để tránh những tổn thất có thể xảy ra, các đồng tiền được công ty sử dụng trong thanh toán quốc tế chủ yếu là các ngoại tệ mạnh như: USD, EUR, JPY… Trên thực tế, công ty thường sử dụng đồng đô la Mỹ vì đây là một đồng tiền mạnh trên thế giới và là đồng tiền tương đối an toàn, có độ rủi ro thấp và ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, do đồng
USD gặp nhiều biến động, tỷ giá tăng giảm bất thường, vì vậy nên công ty đã chuyển hướng sử dụng đồng EUR đóng vai trò là đồng tiền thanh toán nhiều hơn, điều này cũng tạo thuận lợi cho công ty trong quá trình thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu, đặc biệt là với một số nước thuộc liên minh Châu Âu. Mặc dù vậy nhưng đồng USD vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn, chiếm đến 90% tổng giá trị các hợp đồng xuất khẩu, và chiếm tới 85,1% tổng giá trị các hợp đồng nhập khẩu. Hiện tại, các hợp đồng sử dụng đồng EUR làm đồng tiền thanh toán chủ yếu là các hợp đồng xuất hàng đi Châu Âu và nhập hàng từ Châu Âu về Việt Nam.
Trong thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu, công ty hầu như không sử dụng tiền mặt mà chủ yếu chỉ sử dụng tiền tín dụng. Tiền tín dụng là tiền tài khoản, tiền ghi sổ. Các phương tiện thanh toán quốc tế là hình thức tồn tại của tiền tín dụng mà công ty hay sử dụng trong thanh toán là: hối phiếu, séc và điện chuyển tiền. Cơ cấu sử dụng các đồng tiền thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty tính trung bình trong thời kỳ 2001 –2005 được dẫn ra qua biểu đồ sau:
Biểu đồ số 4: CƠ CẤU TIỀN TỆ SỬ DỤNG TRONG THANH TOÁN HÀNG HÓA XNK
EUR
6%
JPY
2%
Lo¹i kh¸c
2%
USD
90%
2.1.2/ Điều kiện về thời gian thanh toán:
Điều kiện về thời gian thanh toán được công ty áp dụng khá linh hoạt trong quá trình thanh toán. Tuỳ theo từng bạn hàng và các phương thức thanh
toán sử dụng, công ty lựa chọn điều kiện về thời gian thanh toán: trả tiền trước, trả tiền ngay và trả tiền sau.
Trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá, công ty chủ yếu áp dụng hình thức trả tiền ngay và trả tiền sau. Thông thường, thời hạn trả tiền sau thường không quá 60 ngày kể từ ngày công ty hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, còn thời gian từ lúc bạn hàng chấp nhận hối phiếu đến lúc tiến hành thanh toán tiền hàng vào khoảng 15 – 45 ngày.
Cũng như hoạt động xuất khẩu, trong hoạt động thanh toán tiền hàng nhập khẩu, công ty thường áp dụng hình thức thức: trả tiền ngay và trả tiền sau. Thông thường, khi người bán lập bộ chứng từ gửi hàng và chuyển đến ngân hàng Vietcombank (hoặc ngân hàng nông nghiệp), công ty sẽ tiến hành trả tiền ngay sau khi nhận chứng từ trong vòng từ 5 đến 7 ngày. Việc trả tiền ngay có thể được công ty tiến hành bằng cách trả toàn bộ tiền hàng ngay một lúc hoặc bằng cách trả từng phần tuỳ theo sự thoả thuận của hai bên trong hợp đồng.
Việc trả toàn bộ tiền hàng ngay một lúc đòi hỏi công ty phải trả toàn bộ giá trị hàng hoá khi nhận được toàn bộ chứng từ quy định trong hợp đồng, đối với một số bạn hàng thân thuộc thì công ty có thể thanh toán toàn bộ số tiền sau một số ngày hoặc một số giờ ưu huệ nhất định kể từ khi nhận được toàn bộ chứng từ quy định.
Việc trả ngay từng phần đòi hỏi công ty phải trả ngay tiền hàng trong một số đợt được thoả thuận trong hợp đồng, căn cứ vào các điều kiện giao hàng hoặc vào mức độ sẵn sàng của hàng hoá. Thông thường, công ty phải trả cho người bán một phần chủ yếu (80- 95%) của tiền hàng khi người bán đã gửi hàng hoặc đã gửi chứng từ hàng hoá, phần còn lại (5- 20%) sẽ được trả khi người mua đã nhận hàng hoặc khi chấm dứt thời gian bảo hành.
2.1.3/ Điều kiện về địa điểm thanh toán: