Bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 2

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1. Lịch sử nghiên cứu chung về bản sắc dân tộc trong thơ Việt Nam hiện đại

Qua tìm hiểu nghiên cứu, có thể thấy vấn đề bản sắc dân tộc không chỉ đến nay mới được đem ra bàn bạc, mà ở mỗi thời đại khác nhau, quá trình này diễn ra với mức độ và quy mô khác nhau. Chúng tôi xin được điểm qua một số công trình, bài viết tiêu biểu để thấy được tính hệ thống trong vấn đề mình đang nghiên cứu.

Tác giả Nguyễn Hữu Quýnh với bài Hai xu hướng thơ hiện nay đã chỉ ra sự khác biệt giữa cái mới của những thế hệ cầm bút trên thi đàn Việt Nam sau 1946. Tác giả bày tỏ thái độ trước những yêu cầu cách tân thơ hiện nay là: Để có một nền thơ thuần hậu, nhân văn, trong sáng và đa dạng cần đối xử công bằng với mọi nhà thơ. Đừng vì nhân danh đổi mới, hiện đại hay truyền thống mà bên trọng bên khinh. Hãy để cho các khuynh hướng thơ được bình đẳng tồn tại với nhau, đừng dạy dỗ, đừng áp đặt, đừng khắt khe và cũng đừng ôm ấp chiều chuộng thái quá ai cả. Tự thơ nói lên tất cả. Tự bạn đọc bầu chọn nhà thơ của họ. Tự cuộc sống lâu dài định danh cho thơ. Tóm lại cứ để cho thơ phát triển tự nhiên vì nó là thơ. Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại nhìn nhận một cách khái quát về xu hướng thơ hiện nay mà không đi vào nghiên cứu một tác giả, tác phẩm cụ thể nào.

Phạm Vĩnh trong bài Tính dân tộc trong thơ Việt Nam: vĩnh cửu và luôn luôn biến đổi đã nghiên cứu tính dân tộc trong thơ Việt Nam trong suốt chiều dài phát triển lịch sử thơ ca, để khẳng định: Người sáng tạo càng sâu sắc, độc đáo bao nhiêu thì càng đạt tính dân tộc, tính nhân loại ở độ cao bấy nhiêu. Đồng thời tác giả khẳng định, tính dân tộc phải có xu thế mở, tức là nói đến tính dân tộc không có nghĩa là nói đến một giá trị bất biến, khuôn khổ và cứng nhắc mà phải luôn kế thừa và sáng tạo tiếp.

Tác giả Trần Sáng với bài Thử tìm hiểu tính dân tộc trong thơ hôm nay đã ngợi ca cái mượt mà đằm thắm, cái chia sẻ, thấu hiểu mà thơ dân tộc đã có được. Những gì mang tính dân tộc trong thơ hôm nay “Đó là những lời từ trái tim, là chủ nghĩa nhân đạo cao cả của người Việt cũng là cái đích hướng đến của nhân loại. Những vần thơ đó đã chinh phục trái tim nhân loại trong khi nhà thơ vẫn đứng vững hai chân trên mảnh đất dân tộc mình”.

Ngoài những bài nghiên cứu trên, chúng tôi thấy đã có những bài nghiên cứu chung về thơ của các tác giả Trần Đình Sử, Mã Giang Lân, Lý Hoài Thu, Nguyễn Văn Long, Mai Hương, Bích Thu... trong đó ít nhiều đã đề cập đến yếu tố dân gian, chất dân gian trong thơ đương đại. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào vấn đề chung của thơ đương đại, chưa có điều kiện đi sâu vào bản sắc dân tộc trong thơ đương đại, đặc biệt của hai cây bút Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn.

2.2. Lịch sử nghiên cứu về bản sắc dân tộc trong thơ của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn.

2.2.1. Các công trình nghiên cứu về thơ Nguyễn Duy

Nguyễn Duy xuất hiện trên thi đàn và mang đến một tiếng nói riêng đầy bản sắc, thu hút sự chú ý của nhiều độc giả. Đã có khá nhiều bài viết đánh giá, thẩm bình về thơ ông. Mỗi công trình nhìn nhận thơ Nguyễn Duy từ một phương diện khác nhau, một khía cạnh nào đó trong đời thơ của ông. Để thấy rõ hơn quá trình thẩm bình đánh giá đó, luận văn chủ yếu đi vào khảo sát các công trình nghiên cứu liên quan tới bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Duy.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Ngay từ những sáng tác đầu tay, nhất là sau giải thưởng cuộc thi thơ của tuần báo Văn nghệ 1973, Nguyễn Duy đã nhanh chóng thu hút được sự mến mộ của đông đảo công chúng và gây được sự chú ý của các nhà nghiên cứu, phê bình. Trước hết phải kể đến ý kiến của Hoài Thanh về thơ Nguyễn Duy trong bài viết Đọc một số bài thơ của Nguyễn Duy [48] :…“đọc thơ

Nguyễn Duy thấy anh thường hay cảm xúc với những chuyện lớn, chuyện nhỏ quanh mình. Cái điều ở người khác có thể chỉ là chuyện thoảng qua thì ở anh nó lắng sâu và dường như dừng lại”. Những nhận xét của Hoài Thanh đã giúp chúng ta thấy được điểm riêng trong sáng tác của Nguyễn Duy. Bằng cảm nhận tinh tế, sắc sảo, ông đã nhận ra vị quê mùa đằm thắm, chân chất trong thơ Nguyễn Duy, “quen thuộc mà không nhàm”, là “khúc dân ca” vùng “đồng bằng miền Bắc đã cùng anh đi vào giữa đỉnh Trường Sơn”. Chất thơ đó “nhẹ nhàng hiền hậu”, “rất Việt Nam mà chúng ta vẫn giữ nguyên trong thử lửa”. Bài viết đã đề cập đến tư duy thơ của Nguyễn Duy, đó là sự kết hợp của cảm xúc, tình thơ với ý thơ và sự suy ngẫm.

Bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 2

Nhà phê bình Hà Minh Đức trong bài Về một số cây bút trẻ gần đây trong quân đội [20] đã viết về triết lí dân gian trong thơ Nguyễn Duy: “Thơ Nguyễn Duy mang nhiều màu sắc dân gian. Cách suy nghĩ và cảm xúc trên trực tiếp hay gián tiếp đều nằm trong mạch suy nghĩ quen thuộc của dân gian và tự nhiên là anh phải tìm đến một lối phô diễn, một giọng điệu thơ thích hợp”, “anh chú ý nhiều đến thể lục bát, đến sự mềm mại, nhịp nhàng của các làn điệu dân ca”. Cũng bàn về thơ lục bát, Lê Quang Trang nhận ra đây là thế mạnh của Nguyễn Duy “anh vốn là người sở trường về sử dụng thơ lục bát – một thể thơ có phần tĩnh và biến hóa không nhiều” [49].

Năm 1984, khi tập thơ Ánh trăng đoạt giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam (công bố 1986), Nguyễn Duy được người đọc biết đến nhiều qua hàng loạt bài viết của các tác giả: Từ Sơn, Tế Hanh, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Hữu Sơn, Ngô Vĩnh Bình, Lê Giang, Lê Quang Hưng, Nguyễn Quang Sáng… Những cây bút này đã có nhiều phát hiện mới mẻ, xác đáng về thơ Nguyễn Duy trong đó có đề cập tính dân gian ẩn chứa trong thơ Nguyễn Duy. Nhà thơ Tế Hanh với tâm hồn nhạy cảm luôn gắn bó với quê hương đã cảm nhận sâu sắc về hồn quê, tình quê trong thơ Nguyễn Duy: “Một điểm đáng

chú ý nữa là thơ Nguyễn Duy nói về ruộng đồng dù đó là Thanh Hóa quê anh hay Cà Mau quê bạn, có cái gì đó rất tha thiết” [24].

Lê Quang Hưng với bài Thơ Nguyễn Duy và Ánh trăng [25] đăng trên Tạp chí văn họcsố 3 năm 1986 có nhận định: “Những bài thơ trong Ánh trăng thật đậm đà tính ca dao, nhiều đoạn thơ nhuần nhụy ngọt ngào khiến cho người ta khó phân biệt được đâu là ca dao đâu là thơ…”. Ông cũng đã tìm ra cái đặc sắc riêng của tập thơ Ánh trăng trong đó chúng ta thấy cái bóng dáng của tính triết lí qua sự chiêm nghiệm suy tư của Nguyễn Duy về cuộc sống: “Với Cát trắng, người đọc thích một tâm hồn cảm nhận được ý nghĩa và bề sâu của cuộc sống từ sự vật, sự việc có vẻ bình thường. Giờ đây, Nguyễn Duy vẫn nhạy cảm, giàu suy tư như thế và từng trải sâu sắc hơn. Ý nghĩa phổ quát, sự suy nghĩ trong thơ Nguyễn Duy thường có điểm tựa từ một âm thanh, một sự vật đậm tính dân tộc”.

Viết về giọng điệu thơ của Nguyễn Duy, Lại Nguyên Ân trong bài Tìm giọng mới thích hợp với người của thời đại mình [2] đã làm rõ giọng điệu trữ tình trong tập thơ Ánh trăng, tác giả đã nêu bật được thành công của Nguyễn Duy khi “dệt nên những giai điệu trữ tình”. Bên cạnh đó, Lại Nguyên Ân khẳng định trong thơ lục bát của Nguyễn Duy: “Có cái gì đó bên trong như cãi lại vẻ êm nhẹ nuột nà của câu hát ru truyền thống”. Chính nhà thơ khi sáng tác đã “tạo nên cái tiếng cười khúc khích, giọng bông lơn bỡn cợt ngay giữa dòng trữ tình như là để phá bớt cái vẻ rưng rưng thống thiết cứ dâng trào…”. Chính giọng điệu trữ tình là yếu tố chủ đạo tạo nên bản sắc dân tộc độc đáo trong thơ Nguyễn Duy, đặc biệt từ sau năm 1975.

Năm 1987, Nguyễn Quang Sáng trong bài viết Đi tìm tiềm lực trong thơ Nguyễn Duy [45] cũng đã nhận định: “Nguyễn Duy vốn có ưu thế và trội hẳn lên trong thể thơ lục bát, loại thơ ngỡ như là dễ làm, ai cũng làm được, nhưng để đạt tới hay thì khó thay, nếu không nói là khó nhất. Thơ lục bát của Nguyễn Duy không rơi vào tính trạng quen tay, nó có sự biến đổi, chuyển

động trong câu chữ”. Thơ lục bát Nguyễn Duy “đượm tính dân tộc và nhuần nhuyễn ngôn ngữ dân gian. Lời thơ đơn sơ, gần với khẩu ngữ. Tư duy thơ thì hiện đại, hình thức thơ thì phảng phất hương vị cổ điển phương Đông…”.

Tác giả Đỗ Ngọc Thạch đi sâu vào hình ảnh Người vợ trong thơ Nguyễn Duy [50] và thấy rõ “hồn quê” có sức “lay động tận sâu thẳm tâm linh… đưa ta trở về với bản ngã, với những gì con người nhất”.

Vũ Văn Sỹ trong bài viết Nguyễn Duy – Người thương mến đến tận cùng chân thật [47] đánh giá: “Cái đáng quý nhất trong thơ Nguyễn Duy là anh viết về đất nước, về nhân dân, về đồng đội, về những người thân và về chính mình bằng tấm lòng “thương mến đến tận cùng chân thật” ”. Tác giả thấy được sự chân thành hết mực của tâm hồn thơ được thể hiện trong thơ lục bát của Nguyễn Duy đồng thời khẳng định tài năng của ông ở thể loại này.

Phạm Thu Yến nghiên cứu về đặc điểm thơ Nguyễn Duy mà chủ yếu là trên thể thơ lục bát đã đi sâu vào những biểu hiện trong mối quan hệ giữa ca dao và thơ hiện đại, cụ thể là tiếng vọng của ca dao trong thơ lục bát Nguyễn Duy: “Đọc thơ Nguyễn Duy, ta như được gặp một thế giới ca dao sinh động, phập phồng làm nền cho tiếng đàn độc huyền đầy sáng tạo của hồn thơ thi sĩ”. Tác giả cũng khẳng định “thể thơ lục bát – thể thơ đặc trưng của dân tộc được Nguyễn Duy sử dụng nhuần nhụy, giúp tác giả chuyển tải một cách nhẹ nhàng trong sáng những suy nghĩ và tình cảm sâu sắc của con người. Có lẽ, những bài thành công nhất của Nguyễn Duy là những bài làm theo thể lục bát” [55] và thơ Nguyễn Duy rõ ràng là phản ca dao qua việc khai thác các ý đối lập với những tứ quen thuộc trong ca dao để tạo nên những tứ mới khiến cho cả ca dao và thơ càng bay bổng hơn.

Chu Văn Sơn trong bài viết Nguyễn Duy – Thi sĩ thảo dân [46] đã có nhiều khám phá mới mẻ, mang tính hệ thống về thơ Nguyễn Duy. Tác giả đã đi vào khai thác nhiều khía cạnh trong thơ Nguyễn Duy từ quan niệm nghệ thuật, quan niệm thẩm mĩ đến cái tôi, thế giới nhân vật và giọng điệu thơ,

trong đó có đề cập đến triết lí mang đậm tính nhân sinh “Ta là dân vậy thì ta tồn tại” của thơ Nguyễn Duy. Tác giả đánh giá “Nguyễn Duy là thi sĩ thảo dân ngay từ quan niệm nhân sinh và nghệ thuật” và cũng chính quan niệm nghệ thuật này đã đồng hành cùng Nguyễn Duy suốt con đường sáng tạo nghệ thuật của ông và càng về sau thì nó càng rõ ràng và sắc nét hơn. Nguyễn Duy là nhà thơ “ham mê chiêm nghiệm triết lí” nhưng triết lí trong thơ của Nguyễn Duy là triết lí “thảo dân” nhưng chất “thảo dân” không chỉ mang tính ý thức xã hội mà đồng thời còn là ý thức thẩm mĩ được chuyển hóa trong hình tượng cái tôi thi sĩ.

Ngoài ra còn khá nhiều bài viết phân tích, bình giá về các bài thơ của Nguyễn Duy như: Vũ Quần Phương viết về Hơi ấm ổ rơm, Nguyễn Bùi Vợi viết về bài thơ Ánh trăng, tác giả Lê Trí Viễn, Chu Huy viết về bài Tre Việt Nam, Hoàng Nhuận Cầm viết về Tiếc thay áo trắng má hồng, Nhị Hà viết về bài Xuồng đầy. Bên cạnh đó, còn có nhiều bài viết của các tác giả Trần Hòa Bình, Trần Đăng Khoa, Văn Giá, Đoàn Minh Tuấn, Nguyễn Thị Bích Nga... Nhìn chung các tác giả đều nhận thấy ở thơ Nguyễn Duy có sự biến hóa sáng tạo, mang tính trí tuệ. Với sự cách tân linh hoạt, nhuần nhuyễn giữa lục bát truyền thống và hiện đại cùng với một tâm hồn thơ đầy cảm xúc, thơ của Nguyễn Duy đã chạm được vào sâu thẳm trái tim người đọc, đánh thức các giác quan để người đọc có thể thẩm thấu ý nghĩa thơ ông ở nhiều phương diện.

Bài Tre Việt Nam [53] đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu văn học. GS. Lê Trí Viễn đã chỉ ra phẩm chất con người Việt Nam thông qua hình ảnh cây tre, đồng thời thấy được giọng điệu quen thuộc của ca dao dân gian trong bài thơ: “Người ta gặp ở đây vừa âm hưởng của ca dao – dân ca ngọt ngào thân mật, vừa vang vọng của thơ ca bác học lắng sâu vào trí tuệ. Cách tân linh hoạt nhưng lại nhuần nhuyễn cả xưa lẫn nay, cả truyền thống lẫn hiện đại”. Cũng về bài thơ này, Chu Huy khẳng định “Tre Việt Nam

một trong những bài thơ hay của Nguyễn Duy. Bài thơ dào dạt cảm hứng cấu tứ sâu sắc, độc đáo kết tinh từ những hình ảnh cuộc sống dân dã đời thường mà ai đã đọc một lần thì nhớ mãi” [26].

Trần Hòa Bình trong Bình văn ấn tượng với “giai điệu thư thái lâng lâng” của bài thơ cất lên từ nhịp thơ lục bát thân quen trong bài Tiếng hát mùa gặt của Nguyễn Duy. Nguyễn Thị Bông lại mang cảm giác xốn xang khi phát hiện ra Điểm gặp nhau thú vị của Tú Xương với Nguyễn Duy [4] qua hai bài thơ Thương vợ Vợ ốm: “hai thi nhân của hai thời đại, một thì ngang ngạnh… một thì trầm lắng… dịu dàng đằm thắm… lại có những điểm gặp nhau tuyệt vời”.

Ngoài những bài viết mang tính chất nghiên cứu, phê bình phân tích, bình giảng về thơ Nguyễn Duy còn có một số khóa luận, luận văn thạc sĩ chọn thơ Nguyễn Duy làm đề tài nghiên cứu.

2.2.2. Các công trình nghiên cứu về tác giả Đồng Đức Bốn

Cho đến nay, các bài viết về nhà thơ Đồng Đức Bốn chủ yếu tập trung vào thơ lục bát và xoay quanh một số khía cạnh như: tài năng bẩm sinh của nhà thơ, nét độc đáo, chất thơ mộc mạc, cá tính nghệ sĩ, giọng điệu hay chất dân gian. Có thể kể tới một số bài viết tiêu biểu: Đồng Đức Bốn vị cứu tinh của thơ lục bát (Nguyễn Huy Thiệp), Đồng Đức Bốn – kẻ mượn bút của trời (Đỗ Minh Tuấn), Múa võ trong không gian hẹp (Lê Quang Trang), Đồng Đức Bốn – phiêu du vào lục bát (Nguyễn Đăng Điệp), Những câu thơ tình tang quê mùa (Đoàn Hương), Đọc thơ lục bát của Đồng Đức Bốn (Nguyễn Thị Anh Thư), Đóng gạch nơi nao? (Phạm Tiến Duật), Nhà thơ Đồng Đức Bốn nhàu nát và trau chuốt (Trần Huy Quang), Đồng Đức Bốn – tựa bão để sống làm người (Nguyễn Anh Quân), Đồng Đức Bốn - thi sĩ đồng quê (Băng Sơn)…

Những bài viết này đã có một số ý kiến đề cập đến chất dân gian, chất đồng quê của thơ Đồng Đức Bốn, tuy nhiên mới ở mức độ đan xen khi khảo

sát thơ lục bát hoặc lướt qua chứ chưa đi sâu vào bản chất vấn đề. Ở phần này, chúng tôi tập trung vào khảo sát một số bài viết liên quan đến vấn đề bản sắc dân tộc trong thơ Đồng Đức Bốn.

Trong bài Đồng Đức Bốn - Vị cứu tinh của thơ lục bát, Nguyễn Huy Thiệp viết: “Đồng Đức Bốn đã từng nhận nhiều giải thưởng trong các cuộc thi thơ của báo Văn nghệ, tạp chí Văn nghệ Quân đội và báo Tiền phong. Anh là người sở trường làm thơ lục bát. Có lẽ anh là người làm thơ lục bát hay nhất trong khoảng 50 năm trở lại đây ở nước ta, kể từ khi Nguyễn Bính – một nhà thơ chân quê đồng thời cũng là một thi sĩ đệ nhất lãng tử giang hồ qua đời”. Bài viết còn đề cập đến hình ảnh nông thôn trong thơ Đồng Đức Bốn, vẫn là những thôn Đoài, thôn Đông, vẫn là cái ngậm ngùi của sự nghèo nàn, mất mát khiến lòng ta nhói đau nhưng trong thơ Đồng Đức Bốn lại mang một màu sắc khác, tạo nên cái mới lạ, độc đáo riêng biệt, không trộn lẫn của thơ anh.

Nguyễn Huy Thiệp cũng đã nêu lên tính đặc trưng của thơ lục bát là dễ làm, khó hay. “Có thể nói thơ lục bát là một thể thơ nôm na cổ truyền đặc trưng Việt Nam. Người Việt Nam vị tình. Thơ lục bát cũng là một thể thơ vị tình. Nó gần gũi với lối sống, nếp nghĩ của người nông dân Việt Nam thật thà, chất phác, thơ lục bát rất dễ làm nhưng chính vì thế mà khó hay… Đồng Đức Bốn là người tự dưng đốn ngộ với thể thơ lục bát”. Như vậy có thể thấy một số bài viết đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề thể loại và mối liên hệ mật thiết giữa thơ lục bát Đồng Đức Bốn và dòng thơ lục bát truyền thống.

Đỗ Minh Tuấn trong bài Đồng Đức Bốn – Kẻ mượn bút của trời nhận xét: “Sự xuất hiện của Đồng Đức Bốn đã đem lại cho thơ lục bát, thơ truyền thống một niềm tự tin đáng kể”, “thơ Bốn vụt lên với sự sáng trong giản dị mà không kém phần sâu sắc, mới lạ và ấn tượng như mang cả hồn thiêng của tổ tiên trong mỗi lời đối thoại, mỗi tiếng nhủ thầm”. Còn trong bài viết Trời đưa anh đến cõi thơ, Đỗ Minh Tuấn lại chỉ ra niềm kiêu hãnh, biết ơn của Đồng

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí