Tình Hình Đào Tạo Cntt Và Tmđt Trong Doanh Nghiệp Qua Các Năm


đĩa CD giáo trình điện tử để tự học với sự trợ giúp của chương trình phụ đạo trực tuyến. Trường cũng có trung tâm học liệu ở các địa phương để sinh viên khai thác. Trung tâm đào tạo Trí Đức( Một cơ sở tại Hà Nội của trung tâm Phát triển

CNTT ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã áp dụng mô hình đào tạo bán trực tuyến, kết hợp giữa trực tuyến và ngoại tuyến. Trung tâm thực hiện giảng dạy trực tiếp tối đa 30% chương trình, phần còn lại cung cấp tài liệu qua mạng, các PM, đĩa CD giáo trình điện tử... Trung tâm hiện nay có trên 30000 sinh viên, hệ đại học chiếm hơn 50%.

Đại học Bách khoa Hà Nội đã được lựa chọn làm đối tác chính để triển khai “Chương trình hợp tác đào tạo đại học và sau đại học về CNTT & truyền thông Việt Nam - Nhật Bản. Dự án sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản hỗ trợ trong 9 năm, lần đầu tiên được triển khai ở Việt Nam. Mục tiêu của Dự án là xây dựng một chương trình đào tạo CNTT & truyền thông theo chuẩn kỹ năng CNTT Nhật Bản, góp phần đào tạo một đội ngũ kỹ sư có trình độ cao đạt chuẩn kỹ năng đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường phàn mềm Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Chương trình đào tạo khoá đầu tiên vào năm 2006. Những sinh viên được đào tạo ra sẽ là những kỹ sư giỏi, tiềm năng, thông thạo ngoại ngữ, làm cầu nối giữa Việt Nam - Nhật Bản. Chương trình giảng dạy được xây dựng bởi các giáo sư và chuyên gia đầu ngành về CNTT & truyền thông của Việt Nam và Nhật Bản. Môi trường học tập đa phương tiện, đa ngôn ngữ, trang thiết bị các phòng học đảm bảo ngang bằng vơi điều kiện học tập tại Nhật Bản. Sau 2 năm học, sinh viên xuất sắc có cơ hội nhận học bổng du học tại các trường đại học danh tiếng tại Nhật Bản, sau đó quay trở lại Việt Nam giảng dạy trong các trường công lập. Dự án có liên hệ mật thiết với các công ty CNTT ở Việt Nam và Nhật Bản. Sinh viên có nhiều cơ hội nhận học bổng và tìm việc làm ở các công ty này. Dự án có sự phối hợp và tham gia chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước: Bộ GD & ĐT, Bộ Bưu chính viễn thông, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính, HIệp hội phần mềm ( Vinasa); Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản., Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản, các trường đại học danh tiếng Nhật Bản(


Keio, Ritsumeikan...), các công ty CNTT Nhật Bản... Dự án sẽ cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao cho thị trường trong nước và ngoài nước, góp phần thúc đẩy ngành CNTT phát triển ngang tầm khu vực và thế giới

Tuy nhiên, chương trình của các cơ sở đào tạo hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Đến nay vẫn chưa thấy công bố chương trình khung ngành CNTT. Nhiều ngành khác đã có chương trình khung từ năm 2003. Trên mạng Edunet công bố một số chương trình khung một số ngành thuộc khối ngành khoa học tự nhiên , khoa học công nghệ, quản trị kinh doanh và khoa học xã hội nhân văn.

- Khối ngành khoa học tự nhiên

Ngành toán học. Toán học có một chuyên ngành là toán-tin. Chuyên ngành này đào tạo những người làm tin học có một cơ sở lý thuyết cao trên nền toán học. ở đây không đề cập chương trình ngành toán-tin mà chỉ đề cập đến chương trình đào tạo của ngành toán học. Chương trình ngành Toán học có 210 đơn vị học trình, học trong 4 năm. Trong giáo dục đại cương có môn “Tin học cơ sở” 4 đvht. Môn này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về máy tính như: thông tin, xử lý thông tin, hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình và chương trình dịch, mạng máy tính và internet, kỹ năng sử dụng máy tính, lập trình với ngôn ngữ Pascal. Ngoài môn tin học cơ sở ra, chương trình không còn môn học nào về CNTT.

Các ngành vật lý , hóa học, địa lý, khoa học môi trường , địa chất, khí tượng học… cũng chỉ có một môn về cntt là môn tin học cơ sở với nội dung như ngành toán.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Ngành sinh học: ngoài môn tin học cơ sở 4 đvht, còn có môn “Tin học trong sinh học” 3đvht. Môn học này cung cấp cho sinh viên các ngành : sinh học, y học, sư phạm, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiêp, thủy sản…ở các trường đại học, cao đẳng những kiến thức về phương pháp giải một bài toán sinh học, xử lý thống kê , quản lý khai thác CSDL nghiên cứu sinh học bằng phần mềm Excel.

Ngành công nghệ sinh học. (Biotechnology). Có 2 môn học về cntt là môn Tin học cơ sở và môn Tin sinh học.

Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam - 6


Một số ngành thuộc khối Sư phạm như sư phạm kỹ thuật nông nghiệp, sư phạm lịch sử (History Teacher Education ), quản lý giáo dục (Education Management),sư phạm ngữ văn (Philology Teacher Education) cũng chỉ có một môn học về cntt là môn Tin học cơ sở , 4 đvht.

Một số ngành thuộc khối ngành kỹ thuật công nghệ

Ngành công nghệ cơ - điện tử ( Mechatronic Technology). Bậc đại học.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 200đvht, thời gian đào tạo: 4 năm. Ngoài môn

„Nhập môn tin học” 5 đvht, còn có những môn thuộc kiến thức cơ sở ngành: kỹ thuật số( 3 đvht), kỹ thuật lập trình PLC1(2 đvht) và những môn thuộc kiến thức ngành: mạng truyền thông công nghiệp (2 đvht), vi xử lý và vi điều khiển (3đvht), công nghệ CAD/CAM/CNC (3 đvht)

Ngành công nghệ cơ khí (Mechanical Engineering Technology). Bậc đại học. Có 200 đvht, thời gian học 4 năm. Ngoài môn “Nhập môn tin học” 5 đvht còn có các môn thuộc khối kiến thức cơ sở ngành: cơ sở vẽ và thiết kế trên máy tính (CAD-2D) 3đvht,thuộc khối kiến thức ngành : điều khiển tự động (3 đvht) máy điều khiển chương trình số (2 đvht), công nghệ CAD/CAM/CNC ( 3 đvht)

Ngành công nghệ điện-điện tử (Electrical and Electronics Technology). Bậc đại học. Có 200 đvht, học 4 năm. Ngoài “ Nhập môn tin học”5 đvht còn có các môn thuộc cơ sở ngành: kỹ thuật số (3 đvht), vi xử lý 1(4 đvht), kỹ thuật truyền số liệu (3 đvht), thuộc kiến thức ngành: vi xử lý 2(2 đvht),cấu trúc máy tính và giao diện (3đvht), thực tập về kỹ thuật số (3đvht), thực tập về vi xử lý (3đvht).

- Khối ngành kinh tế.

Ngành Hệ thống thông tin kinh tế (Economic Information Systems) 180 đvht, 4 năm học .Mục tiêu nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kinh tế-xã hội và quản lý kinh doanh, có kiến thức chuyên sâu về tin học kinh tế và tin học quản lý, có năng lực tổ chức ứng dụng và phát triển các ứng dụng tin học trong hoạt động của các tổ chức kinh tế xã hội.

Trong phần kiến thức giáo dục đại cương có môn: Tin học đại cương (4đvht). Trong phần kiến thức cơ sở khối ngành (8 đvht ) có môn kinh tế vi mô I (4đvht),


kinh tế vĩ mô I (4đvht).

Kiến thức cơ sở ngành (21 đvht) có các môn: nguyên lý kế toán (4 đvht), quản trị học (3 đvht), toán rời rạc (5 đvht), kiến trúc máy tính và hệ điều hành (5 đvht), hệ thống thông tin quản lý (4 đvht).

Kiến thức ngành (20đvht) có các môn: cấu trúc dữ liệu & giải thuật (4 đvht), cơ sở lập trình (4 đvht), CSDL (4 đvht), phát triển hệ thống thông tin kinh tế (4 đvht), mạng và truyền thông (4 đvht).

Đây là một ngành học thể hiện ý tưởng tin học kết hợp với kiến thức ngành (kinh tế ), vì vậy cần mô tả sâu hơn một chút nội dung một số môn học sau:

a) Môn Hệ thống thông tin quản lý, 4 đvht. Hệ thống thông tin quản lý là một bộ phận chức năng quan trọng trong một tổ chức kinh tế ,giúp cho tổ chức hoạt động hiệu quả. Môn học trang bị cho sinh viên cách khai thác, cập nhật , phát triển hệ thống thông tin, xử lý rút ra được những tri thức quan trọng cho doanh nghiệp nhằm tạo ra những hàng hóa và dịch vụ có chất lượng cao và giành được lợi thế trong cạnh tranh. Nội dung môn học bao gồm: Khái niệm, yếu tố cấu thành, vai trò quan trọng của hệ thống thông tin trong tổ chức, phương thức hệ thống thông tin trợ giúp các hoạt động kinh doanh, hỗ trợ việc ra quyết định và tạo lợi thế cạnh tranh. Quy trình tổ chức và phương pháp tiến hành giải quyết các vấn đề kinh doanh nhờ sự trợ giúp của hệ thống thông tin . Trình bày một vài hệ thống thông tin trong nghiên cứu tình huống (Case Study).

b) Môn Phát triển hệ thống thông tin kinh tế. (4đvht). Phân tích , thiết kế, cài đặt hệ thống thông tin theo năm công đoạn của chu trình phát triển hệ thống:hình thành và đánh giá tính khả thi của dự án, xây dựng hệ thống, phân tích, thiết kế, cài đặt, vận hành và bảo trì hệ thống. Tầm nhìn hệ thống thông tin dưới góc độ của nhà quản lý kinh doanh.

Đào tạo một ngành mới như ngành “Hệ thống thông tin kinh tế” là một chuyển biến lớn trong đào tạo chuyên gia lĩnh vực quản lý, kinh tế nhằm cung cấp cho thị trường những chuyên gia vừa có kiến thức, kỹ năng về quản lý , kinh tế vừa đủ kiến thức, kỹ năng về cntt để đáp ứng nhu cầu của hoạt động kinh doanh


hiện đại, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, có hàm lượng trí tuệ cao. Tuy nhiên, tri thức của lĩnh vực này phát triển nhanh chóng, vì thế cần có cách cập nhật được những tri thức,công nghệ mới trong lĩnh vực này ,như những hệ thống thông tin trên internet(các website), hệ thương mại điện tử, hệ thống thông tin ERP (Enterprise Resource Planning), …

Ngành kinh tế (Economics), ngành Tài chính-ngân hàng (Finance and Banking),ngành quản trị kinh doanh (Business Administration) chỉ có môn học về CNTT là “Tin học đại cương”, 4 đvht . Riêng ngành quản trị kinh doanh có một học phần : quản trị chiến lược (3 đvht) cho sinh viên năm thứ 3,( thứ 4 ) chứa một nội dung là mô hình quản trị chiến lược và hệ thống thông tin.

Ngành kế toán (Accounting). Ngoài môn “Tin học đại cương” (4đvht) còn có môn “Tin học ứng dụng” (3 đvht) thuộc khối kiến thức cơ sở ngành. Môn học này nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng CNTT để có thể khai thác các hệ thống thông tin kinh tế nói chung và các hệ thống thông tin kế toán nói riêng trong các hoạt động kế toán và kiểm toán bằng công cụ Excel. Với sự phát triển của CNTT hiện nay, công cụ đó chỉ giúp được cho sinh viên hiểu khái niệm.

Qua chương trình khung này, chúng ta thấy còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu. Nhiều ngành không thể trang bị đủ kiến thức và kỹ năng về cntt cho sinh viên để hy vọng tạo ra được những sản phẩm có giá trị với hàm lượng cntt cao cho ngành mình.

Bên cạnh nguồn chuyên viên, lập trình viên, kỹ sư của các trường đại học, cao đẳng, nhu cầu nhân lực tin học ứng dụng, sửa chữa, lắp ráp thiết bị CNTT đang ngày càng tăng cao trong thời gian qua. Nhiều trường dạy nghề, cơ sở đào tạo đã mở thêm ngành CNTT để đáp ứng nhu cầu.

Đến cuối năm 2003 riêng sở Lao động Thương binh xã hội tp HCM đã quản lý khoảng 70 cơ sở dạy nghề có dạy tin học ( phần lớn là dạy tin học văn phòng, kế toán, thiết kế đồ họa ; có 9 cơ sở dạy kỹ thuật lập trình , quản trị mạng và sữa chữa lắp ráp thiết bị viễn thông). Tuy vậy, mối liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề và DN có nhu cầu dường như chưa hình thành.


Rất nhiều sinh viên của các trường công lập chuyên ngành CNTT theo học các trung tâm đào tạo nhân lực CNTT trong nước và quốc tế nhằm trang bị thêm kỹ năng thực hành, lập trình.

Hiện nay có nhiều chương trình đào tạo chuyên viên CNTT, điển hình như chương trình đào tạo của học viện qtế NIIT. Đây là một trong số những chương trình đào tạo chuyên viên CNTT có trình độ và tiêu chuẩn quốc tế . Chương trình cập nhật phù hợp với nhu cầu và xu thế của CNTT hiện nay , với thế mạnh chú trọng kỷ năng chuyên ngành lẫn nâng cao sử dụng Tiếng anh nên thoả những đièu kiện của các nhà tuyển dụng. Hầu hết những sinh viên tốt nghiệp chứng chỉ của NIIT đều tìm được việc làm ổn định và phù hợp với năng lực của mình .

Hiện nay chưa có quy định bằng chuyên viên CNTT hay tương đương với bằng cấp gì nhưng thực tế cho thấy rằng những tấm chứng chỉ chuyên viên CNTT rất có thế mạnh so với các tấm bằng ĐH chuyên ngành CNTT ở nước ta hiện nay. Đó là những tấm bằng chỉ thiên về lý thuyết sáo rỗng, chương trình lạc hậu điều đó đã thể hiện qua việc hằng năm có hàng chục ngàn sinh viên CNTT ra trường mà vẫn ko đáp ứng được tiêu chuẩn và nhu cầu của các nhà tuyển dụng .

Chương trình đào tạo CNTT theo tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam mang tính thực tiễn cao, giáo trình cập nhật liên tục và đáp ứng nhu cầu trong xu thế mới hiện nay. Các trung tâm này đã bù đắp phần nào nguồn nhân lực CNTT đang thiếu hụt trầm trọng hiện nay .

2.2.2 Đào tạo nhân lực trong các doanh nghiêp CNTT

So với năm 2003 và 2004, tình hình đào tạo CNTT và TMĐT năm 2007 trong doanh nghiệp đã có nhiều tiến bộ, cả về số lượng doanh nghiệp triển khai đào tạo cũng như tỷ trọng của đào tạo trong cơ cấu đầu tư. Nếu năm 2004, chi phí cho đào tạo chỉ chiếm bình quân 12,3% tổng chi phí CNTT của doanh nghiệp (tính chung cho các hạng mục mua sắm phần cứng, cài đặt và duy trì phần mềm, vận hành hệ thống, đào tạo, dịch vụ TMĐT...), thì tỷ lệ này trong năm 2007 đã được nâng lên 20,5%. Năm 2004, có 28,6% số doanh nghiệp được khảo sát cho biết không tiến hành bất kỳ hình thức đào tạo CNTT nào cho


nhân viên, năm 2007 tỷ lệ này chỉ còn 17,1%. Như vậy, doanh nghiệp đang ngày càng nhận thức rõ vai trò con người trong việc khai thác hiệu quả các ứng dụng CNTT – TMĐT và có sự đầu tư thích đáng cho nhân tố này.

Hình 2.2: Tình hình đào tạo CNTT và TMĐT trong doanh nghiệp qua các năm

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

Mở lớp đào tạo Gửi nhân viên đi học Đào tạo tại chỗ Không đào tạo

Các hình thức đào tạo

Nguồn : Báo cáo thương mại điện tử 2007 – Bộ Công thương


2004

2005

2006

2007


Với ưu thế tiết kiệm chi phí và đem lại hiệu quả tức thời do gắn liền với yêu cầu công việc của mỗi nhân viên, hình thức đào tạo tại chỗ vẫn là một lựa chọn phổ biến (theo kết quả điều tra 3 năm liên tiếp từ 2005 đến 2007, tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng hình thức đào tạo này luôn ở mức trên dưới 60%). Tuy nhiên, số doanh nghiệp kết hợp được một cách bài bản mô hình “vừa học vừa làm” với các phương thức đào tạo khác đang ngày càng gia tăng. Có 9% doanh nghiệp mở lớp đào tạo và 31% doanh nghiệp gửi nhân viên đi tham gia các khóa học ngắn hạn về CNTT. Năm 2004, con số 12% và 38% của năm 2007 cho thấy một dấu hiệu đáng khích lệ về xu hướng đào tạo chuyên sâu kỹ năng CNTT - TMĐT cho người lao động trong các doanh nghiệp.


Hình 2.3:

Tỷ lệ nhân viên sử dụng máy tính thường xuyên cho công việc


Trên 10%


Trên 70%


T10% - 40 %


Dưới 10%


Nguồn : Báo cáo thương mại điện tử 2007 – Bộ Công Thương


48

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/01/2023