Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam - 8


thành trong cả nước đều gấp rút để tổ chức dạy tin học cho công chức theo chủ trương của đề án 112. Báo cáo của Ban điều hành đề án 112 cho biết đã có khoảng

64.000 cán bộ, công chức được đào tạo ứng dụng tin học. Riêng TP.HCM, từ giữa tháng 5-2005 cho đến khoảng đầu tháng 1-2006, đã huy động được hơn 3.000 cán bộ, công chức ở 24 quận huyện và 43 sở ngành đi học tin học. Đến cuối năm 2006 đã có trên 64.000 cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước ở khắp các tỉnh, thành của cả nước được đào tạo về tin học một cách đại trà, ồ ạt..

Có thể nói, có lẽ cái được lớn nhất trong nhóm mục tiêu đào tạo của Đề án 112 là đã góp phần làm chuyển biến nhận thức của lãnh đạo, cán bộ và công chức về ứng dụng công nghệ thông tin nói chung, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước nói riêng. Tuy nhiên, với cách triển khai tràn lan và ồ ạt, thiếu tính toán đã khiến cho Đề án hoàn toàn không có hiệu quả chỉ trong vài năm thực hiện, mặc dù con số kinh phí được chi lên tới 90.933,8 triệu đồng.Việc đào tạo tin học, phổ cập công nghệ thông tin cho cán bộ lãnh đạo, chuyên viên và cán bộ nghiệp vụ còn nhiều hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu của công việc ở mọi cấp độ.

Mặt khác, đối tượng của Đề án 112 lại quá rộng, liên quan đến tất cả các bộ ngành, địa phương. Bên cạnh Đề án này lại có rất nhiều dự án khác về ứng dụng công nghệ thông tin triển khai song song với nhau. Tất cả những đề án này không có sự phối hợp, trao đổi cần thiết để có khả năng liên kết, dẫn đến hiệu quả sử dụng thiết bị công nghệ thông tin không cao.

Theo Ban điều hành 112, chương trình và giáo trình đào tạo được xây dựng dựa trên bộ giáo trình tiêu chuẩn quốc tế ICDL về kiến thức và khả năng tin học cho cán bộ công chức của chính phủ các nước trên thế giới. Nhưng thực chất, chương trình này không đem lại nhiều hiệu quả, trong khi Nhà nước phải bỏ ra hàng chục tỷ đồng. Hầu hết kiến thức thức dành cho các học viên 112 trùng với kiến thức của chứng chỉ quốc gia trình độ A. 80% thời lượng chương trình là thuộc chương trình đào tạo chứng chỉ A. Tuy nhiên, học phí lại quá cao, học chứng chỉ A, học viên chỉ phải chi trả từ 300-400 nghìn đồng/ người nhưng mức học phí của 112 từ 2-2,5 triệu đồng/người. Hầu hết số tiền học phí này được lấy từ Ngân sách Nhà Nước vì học


viên đều là cán bộ, công chức được cơ quan cử.

Theo hợp đồng ký kết giữa Ban điều hành 112 với các đơn vị đào tạo, định mức chi phí đào tạo tin học là trên dưới 2 triệu đồng/người học (trong khoảng 19 ngày). Như vậy, nếu tính mức này, việc đào tạo tin học theo chương trình của đề án 112 cho 64.000 người đó ngốn của ngân sách khoảng 128 tỉ đồng. Đó là chưa kể đến chi phí viết giáo trình, chi phí tổ chức đào tạo...

Việc đào tạo hàng loạt cán bộ tin học cho đề án 112 một cách duy ý chí, không gắn với nhu cầu thực tiễn thực sự là một sự lãng phí lớn. Trong bối cảnh cơ sở hạ tầng CNTT chưa sẵn sàng tại các tỉnh, thành, phần mềm dùng chung vận hành yếu ớt sẽ dẫn đến hiện tượng những kiến thức đã học không được ứng dụng vào thực tiễn, Nhà nước lại phải tái đào tạo. ở nhiều tỉnh, thành phố, hàng năm vẫn có chương trình đào tạo chứng chỉ quốc gia trình độ A( Do Sở nội vụ tổ chức cấp). Chương trình đào tạo tin học của 112 vừa chồng chéo, vừa gây lãng phí rất lớn cho ngân sách và thời gian làm việc của cán bộ công chức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

+ Sau hơn 2 năm tổ chức thực hiện Đề án 47 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, việc triển khai có hiệu quả các dự án thuộc Đề án 47 đã tạo chuyển biến rõ nét về nhận thức và tính tích cực, chủ động trong cán bộ, công chức trong cơ quan Đảng từ Trung ương đến địa phương về ứng dụng công nghệ thông tin.

Việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT được triển khai tích cực và được đẩy mạnh hơn, cơ bản đáp ứng được mục tiêu ,kế hoạch đề ra. Trong năm 2003: đào tạo được 4 lớp quản trị mạng cho hơn 120 học viên, 3 lớp phổ cập tin học cho 70 học viên, 2 lớp tập huấn khai thác thông tin và ứng dụng nâng cao cho 60 học viên. Ngoài ra, đã phối hợp với các trường Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức 01 lớp đào tạo quản trị mạng tập trung 6 tháng tại TP. Hồ Chí Minh cho 37 học viên. Năm 2004, đã tổ chức các khoá tập huấn theo hình thức tập trung, gồm 17 lớp với 329 học viên, có 6 lớp phổ cập CNTT với 64 học viên; 6 lớp khai thác ứng dụng mạng với 122 học viên; 5 lớp quản trị mạng với 143 học viên. Có 3 lớp phổ cập và khai thác ứng dụng được mở riêng theo yêu cầu của Ban Tổ chức Trung ương và Ban Tài chính Quản trị Trung ương. Đã tổng kết và bế giảng khoá đào tạo 6 tháng cho 37 cán bộ quản trị mạng các tỉnh phía Nam .

Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam - 8


Các cấp ủy địa phương chủ động tổ chức lớp đào tạo cán bộ sử dụng mạng và triển khai các ứng dụng trên mạng. Năm 2003, các địa phương tổ chức được 49 lớp cho 1199 cán bộ lãnh đạo và quản lý, 163 lớp cho 3512 chuyên viên, 40 lớp cho 705 cán bộ quản trị mạng cấp huyện; khoảng trên 50% cán bộ, chuyên viên biết sử dụng máy tính. Trong năm 2004, các tỉnh, thành uỷ tổ chức 470 lớp đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin cho 7590 lượt cán bộ, trong đó có khoảng 600 lượt cán bộ lãnh đạo và trên 300 lượt cán bộ quản trị mạng của các quận, huyện, thị uỷ.

Trong hai năm 2003-2004, các cơ quan Trung ương và các tỉnh uỷ, thành uỷ đã tổ chức tập huấn đựợc: 842 lớp, 16158 lượt cán bộ: tính #õn cấp huyện, trên 61% (18297/29995) cán bộ, chuyên viên biết sử dụng máy tính và mạng máy tính.

Trong 5 năm 2001-2005, đề án này đã đào tạo 25.000 cán bộ, 3000 quản trị mạng. Hiện nay, khoảng 90% chuyên viên của các cơ quan Đảng đã dùng máy tính trong công việc, 60% biết dùng mạng để làm việc.

* Trong lĩnh vực giáo dục:

Công tác đào tạo nhân lực cho việc ứng dụng công nghệ thông tin rất được chú trọng và đạt được nhiều thành tựu ở tất cả các cấp học.

Từ đầu những năm 90, Bộ GD & ĐT đã rất quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Cùng với việc phát huy sức mạnh nội lực, ưu tiên đầu tư trang thiết bị và tích cực đào tạo đội ngũ giáo viên tin học, đội ngũ lập trình viên của Ngành, Bộ GD & ĐT đã đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế với các tổ chức chức quốc tế, các tập đoàn CNTT để triển khai các dự án phát triển ứng dụng CNTT phục vụ hoạt động giáo dục và đào tạo, tiêu biểu đó là sự hợp tác giữa Tập đoàn Microsoft và Công ty IBM.

Tập đoàn Microsoft đã hợp tác với ngành giáo dục nước ta nhằm cung cấp cho các trường những công cụ, chương trình và kinh nghiệm thực tế giúp giáo viên và học sinh phát huy tối đa khả năng của mình. Chương trình Pil “ Partners in Learning” giữa Microsoft và Bộ GD & ĐT, được ký kết năm 2005 đặt mục tiêu trong 5 năm sẽ đào tạo được khoảng 50 ngàn giáo viên và 2 triệu học sinh. Chương trình này là sự hợp tác giữa Microsoft và các lãnh đạo của ngành giáo dục tại Việt Nam, nó sẽ cung cấp cho đội ngũ giáo viên và học sinh về mặt đào tạo và hỗ trợ kỹ


thuật nhằm nâng cao sự gắn kết của công nghệ trong môi trường giảng dạy và học tập đồng thời giúp các học sinh phát huy hết các khả năng của các em.

Chương trình được xây dựng nhằm hỗ trợ cho các nỗ lực của chính phủ Việt Nam và Bộ Giáo Dục trong việc đưa các công nghệ tiên tiến vào quá trình giảng dạy và học tập. Chương trình kết hợp quá trình đào tạo với các diễn đàn trên mạng, các buổi thảo luận và triển lãm nhằm nâng cao chất lượng môi trường giảng dạy và học tập tại các trường đồng thời gắn kết công nghệ thông tin vào các môn học nhằm mục đích nâng cao chất lượng học tập.

Sự hỗ trợ chính phủ và Bộ Giáo cần phải có quá trình đào tạo tập trung nhằm vào những nhu cầu của đội ngũ giáo viên. Bên cạnh đó, Microsoft cũng cung cấp quyền sử dụng các phần mềm, phần cứng, các giảng viên và các khoá học về CNTT.

Chương trình Giáo viên Sáng tạo được thiết kế với mục đích liên kết cộng đồng giáo dục trong nước và toàn cầu thông qua cổng giáo viên sáng tạo, những người có chung mối quan tâm sử dụng công nghệ để cải tiến giảng dạy và học tập, trở thành một thành viên tích cực trong nghề nghiệp và một người tiên phong trong nhà trường. Giáo viên Sáng tạo khuyến khích việc hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm trong cộng đồng giáo viên với phương châm chung là đổi mới, sáng tạo phương pháp học tập, trở thành một thành viên tích cực trong nghề nghiệp và một người tiên phong trong nhà trường. Bên cạnh đó, giáo viên có thể tham gia Cuộc thi Giáo viên Sáng tạo được tổ chức hàng năm, đây là cuộc thi lớn tôn vinh những giáo viên tiên phong trong việc đổi mới và có những sáng tạo trong việc tích hợp công nghệ thông tin trong dạy và học. Partner in Learning chính thức ra mắt diễn đàn Giáo viên sáng tạo sau một thời gian xây dựng và hoàn thiện. Diễn đàn này được coi như một nhịp cầu nối liền các ý tưởng sáng tạo của giáo viên Việt Nam với nhau để cùng chia sẻ và cùng thành công trên hành trình đưa CNTT vào chuyển biến nền giáo dục Việt Nam.

Chương trình hỗ trợ đào tạo giáo viên được thiết kế nhằm truyền đạt những kỹ năng công nghệ nhưng vẫn luôn hướng đến việc sử dụng công nghệ để tăng cường


cơ hội cho cá nhân, nâng cao năng lực, khả năng sẵn sàng cho công việc.

Chương trình được chia làm 2 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Đào tạo kỹ năng công nghệ thông tin. Cung cấp những kỹ năng cơ bản giúp giáo viên từng bước làm quen và ứng dụng những kỹ năng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập

Giai đoạn 2: Hướng dẫn và chia sẻ với đồng nghiệp và tích hợp công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập. Chương trình góp phần đáp ứng nhu cầu của giáo viên, cung cấp cho họ nguồn tài nguyên thuận tiện, dễ tiếp cận khi họ tích hợp công nghệ vào bài giảng. Đây cũng là một chương trình nhằm phát triển giảng viên cốt cán cho chương trình Partners in Learning.

PIL kết hợp chặt chẽ với các trường đại học và cao đẳng sư phạm, đào tạo ra những giáo viên nòng cốt, sau đó những giáo viên này sẽ trực tiếp đi đào tạo cho các giáo viên ở những trường phổ thông.

Sau 3 năm triển khai đã có 32 989 giáo viên và hơn 1.3 triệu học sinh tại 4590 trường được hưởng thụ chương trình này. Giáo viên tham gia chương trình này sẽ được đào tạo những kỹ năng ứng dụng CNTT căn bản để đội ngũ nãy sẽ là những người chủ đạo nhân rộng chương trình. Giáo viên sau khi được đào tạo sẽ là những người tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy với việc ứng dụng công nghệ hiện đại, đã thu hút được sự chú ý, tìm tòi và nghiên cứu từ phía học sinh, nguồn tài nguyên học tập không bó hẹp trong sách giáo khoa.

Năm 1998, IBM bắt đầu hợp tác với Bộ GD & ĐT, triển khai dự án: “ Thực hành phát triển nghiệp vụ”( PDL), trị giá 700 USD để đưa CNTT vào đổi mới phương pháp giảng dạy vào cấp tiểu học, trung học cơ sở. Dự án đã đào tạo được rất nhiều giáo viên, phục vụ đắc lực cho công tác đổi mới phương pháp giảng dạy. Dự án tuy đã kết thúc nhưng Bộ vẫn tiếp tục kinh phí để đào tạo giáo viên nhằm nhân rộng mô hình Dạy và Học với máy tính( TLC) ra các tỉnh, thành phố khác ngoài Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Năm 2002, trường Cao đẳng Sư Phạm Hà Nội đã mở nhiều lớp đào tạo mô hình TLC tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nghệ An, Bà Rỵa – Vũng Tàu, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các giáo viên gặp gỡ, học hỏi và chia sẻ kinh


nghiệm.

Năm 2000, Vụ Giáo dục mầm non, Bộ GD & ĐT đã hợp tác với IBM triển khai chương trình học – Vui KidSmart nhằm đưa công nghệ vào các trường mầm non, các trung tâm sinh hoạt thiếu niên, nhi đồng để đổi mới giáo dục, tạo đà cho quá trình phát triển kiến thức và năng lực của các em nhỏ. Sách hướng dẫn giáo viên ở đây hướng dẫn giáo viên khai thác tối đa các phần mềm kết hợp với các hoạt động bên ngoài máy tính trong cũng như ngoài nhà trường nhằm phát triển năng lực toàn diện của trẻ nhỏ. Chương trình đào tạo giáo viên không chỉ hướng dẫn giáo viên cách sư dụng máy tính và phần mềm, quan trọng hơn là giúp giáo viên sử dụng các hệ thống Nhà khám phá trẻ như một công cụ hữu hiệu cho đổi mới bằng cách kết hợp vào các hoạt động tại lớp, tại nhà mang tính giáo dục cao. Vụ Giáo dục mầm non đã hợp tác với IBM chỉ đạo tốt việc triển khai cũng như kết hợp các trường CĐSP Mẫu giáo TW1, TW3 tiến hành nhiều lớp tập huấn có chất lượng cao thông qua chương trình biên tập các tư liệu hữu ích để có thể triển khai mô hình học tích cực tại cả nhưng nơi chưa có máy tính, vùng sâu, vùng xa. Sau khi áp dụng theo Chương trình này, giáo viên đã có được rất nhiều thành công. Giáo viên trở nên tự tin hơn, có sự chuyển biến sâu sắc về thỏi độ và cảm xỳc. Rất nhiều giáo viên bắt đầu chương trình KidSmart với cảm xúc sợ hãi, không chắc chắn và không tự tin vào khả năng kỹ thuật của bản thân. Tuy nhiên, sau khi tham gia chương trình các giáo viên đã có những tiến bộ vượt bậc. Mặc dù vậy, mức độ tiến bộ phụ thuộc rất nhiều các yếu tố như vào hỗ trợ sau đào tạo, sự quyết tâm và lòng nhiệt tình của giáo viên. Ngoài ra, kỹ năng, kiến thức và hiểu biết của giáo viên được nâng cao rõ rệt. KidSmart đã hỗ trợ phát triển các kỹ năng, kiến thức và hiểu biết của giáo viên trong các lĩnh vực sau: Sử dụng máy tính và sử lý kỹ thuật đơn giản; Phương pháp tích hợp công nghệ vào chương trình học; Tận dụng công nghệ để đáp ứng nhu cầu học của trẻ; Cân nhắc nhiều phong cách dạy học khác nhau khi đứng lớp; Phương pháp hỗ trợ tích cực (hướng dẫn, đặt câu hỏi, các hoạt động bổ trợ). Các giáo viên tham gia chương trình đều khẳng định rằng, việc sử dụng máy tính trong lớp chỉ là một phần trong môi trường học lý tưởng. Nhiều giáo viên cho rằng họ đã trở nên


sáng tạo hơn khi phát triển các hoạt động cho trẻ và khi lập kế hoạch liên kết giữa các khái niệm và các hoạt động trong phần mềm với chương trình học hàng ngày.

Thành phố Đà Nẵng đã rất thành công trong việc đào tạo đội ngũ nhân lực ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Trong Hội thi Tin học trẻ Không chuyên lần thứ VIII, Đã Nẵng đã có được nhiều giải cao về phần mềm sáng tạo ở cả 3 cấp học. Đến năm 2003, 100% giáo viên khối THPT đã qua đào tạo, hơn 600 giáo viên THCS đang theo học lớp tin học cơ bản và đến năm 2004 đào tạo phổ cập tin học cho 100% giáo viên tiểu học. Sở GD & ĐT Đà Nẵng đã rất chú trọng đến việc nâng cao nhận thức về việc ứng dụng CNTT cho toàn bộ giáo viên và cán bộ CNTT. Ban giám đốc Sở hết sức tạo điều kiện cho nhân viên học tập nhưng cũng kiên quyết loại bỏ những người không biết sử dụng PM ứng dụng trong công việc. Để các trường thực hiện tốt, lãnh đạo ngành giáo dục đã đề ra các văn bản pháp quy riêng của ngành để giám sát việc chi tiêu và tổ chức ứng dụng CNTT tại cơ sở. Việc tổ chức các lớp tập huấn về sử dụng CNTT trong công tác giảng dạy, thành phố cũng mời đúng cán bộ chuyên trách bộ môn của trường( các nơi khác thường là cán bộ quản lý của trường). Đề án phát triển mạng Edunet được tiến hành theo hai bước: bước 1 sẽ tập trung kinh phí 4,5 tỷ để phổ cập tin học trong toàn bộ giáo viên, cán bộ quản lý; đào tạo lực lượng chuyên trách về CNTT ở cơ quan Sở và các đơn vị; kết nối Internet về các trường học; xây dựng các phần mềm ứng dụng phục vụ quản lý. Đà Nẵng cũng đang thực hiện rất tốt nhiệm vụ phổ cập tin học toàn cộng đồng. Vào Quý IV năm 2003, Sở GD & ĐT mở 21 Trung tâm học tập cộng đồng xã, phường với hơn 1050 học viên đăng ký tham gia, đó là các cán bộ không thuộc diện bắt buộc theo học ở các lớp trong dự án 112 của UBND TP. Mỗi lớp hồm 50 học viên, được thực hành ngay tại các phòng học máy tính của trường học đóng trên địa bàn.

Nhiều chương trình máy tính giá rẻ dành cho thanh niên, sinh viên đã được các công ty hết sức hưởng ứng. Các công ty đua nhau đưa ra các chính sách để thu hút số lượng lớn thanh niên, sinh viên mua máy tính, hỗ trợ thanh niên trong việc nâng cao khả năng ứng dụng CNTT, điển hình như chương trình máy tính Thánh Gióng do 2 công ty sản xuất máy tính hàng đầu Việt Nam là CMS và FPT Elead


thực hiện, và hãng máy tính G6. Nhóm G6 bao gồm: Công ty Máy tính Trần Anh, Công ty Mai Hoàng, Công ty Máy tính Hà Nội, Công ty Ben, Công ty Vĩnh Trinh, Công ty Phúc Anh.

Nhiều cơ quan, tổ chức đã tiến hành nhiều hoạt động trao tặng máy tính cho các học sinh, sinh viên, giúp cho các em có thêm nhiều cơ hội để học tập và nâng cao trình độ tin học ví dụ như báo Tiền phong, Tập đoàn Nguyễn Hoàng và nhiều công ty khác. Công ty Thế giới số Digiworld cùng đối tác Dell Inc, Intel Việt Nam phối hợp với Báo Thanh Niên đã trao tặng 10 máy tính xách tay cho 10 thủ khoa ĐH năm 2008. Bên cạnh đó, Digiworld tiếp tục kết hợp với nhà sản xuất máy tính Dell Inc và Intel Việt Nam để hỗ trợ nhiều hơn cho học sinh, sinh viên nhân ngày tựu trường với chương trình: “Đồng hành cùng tài năng trẻ Việt Nam”.

Mặc dù, việc đào tạo nguồn nhân lực ứng dụng CNTT trong giảng dạy đã đạt được nhiều thành tựu như trên nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định.

Đến nay, hầu hết các Sở Giáo dục đều yêu cầu cỏc cuộc thi giáo viên dạy giỏi phải có ứng dụng CNTT. Việc đổi mới giảng dạy tin học cho những sinh viên của các trường sư phạm là vô cùng thiết thực. ở các trường Cao đẳng Sư phạm hiện nay, ngoại trừ sinh viên ngành CNTT được học tin học với thời lượng phù hợp, còn sinh viên các khoa khác chỉ được học 30 tiết cho cảc khóa học kéo dài 3 năm (chương trình đào tạo giáo viên trung học cơ sở) hay 60 tiết gồm cả sử dụng thiết bị khác (cho đào tạo giáo viên tiểu học). Nội dung học vẫn chủ yếu là tin học văn phòng với các phần mềm như Word, Exel, Powerpoint. Tuy nhiên với thời lượng đó, sinh viên chỉ đủ biết đến khái niệm chứ chưa đủ để hình thành một kỹ năng. Hơn nữa, đào tạo CNTT trong các trường ĐH, CĐ hiện nay chủ yếu là dạy sử dụng công cụ, trong khi cần hơn vẫn là đào tạo phương pháp. Cơ sở hạ tầng CNTT ở các trường Cao đẳng Sư phạm hiện nay rất thiếu thốn. đội ngũ giáo viên CNTT mỏng, hiện chỉ có Cao đẳng Sư phạm Hà Nội thành lập khoa CNTT riêng với đội ngũ giáo viên hơn 10 người. Hầu hết máy tính và các thiết bị như máy chiếu, đầu video, máy ảnh số đều được tập trung tại phòng máy và chủ yếu để phục vụ sinh viên ngành tin học chứ giáo sinh các khoa khác không có cơ hội sử dụng. Theo thống kê, chỉ có 67,9% sinh

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 23/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí