Tỷ Lệ Cán Bộ Tin Học Trong Tổng Số Cán Bộ Toàn Ngành Tài Chính


viên ra trường nắm bắt được kỹ năng soạn thảo văn bản, 21,4% cho rằng có thể sử dụng phần mềm soạn thảo, thiết kế bài giảng như vẽ sơ đồ, biểu đồ, lấy các minh họa trên mạng. Nhiều giảng viên rất muốn ứng dụng CNTT nhưng điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn( thiếu trang thiết bị, thiếu máy tính, thiếu đường Internet, lớp học quá đông...) nên đã hạn chế rất nhiều việc áp dụng của giáo viên.

* Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng

Bộ Tài chính, một trong những đơn vị đầu tiên của khối cơ quan nhà nước sớm nhận thức được vai trò của CNTT và đã thực sự triển khai ứng dụng CNTT trong công tác điều hành quản lý. Từ năm 1989, Lãnh đạo Bộ Tài chính đã chỉ đạo thành lập Tổ Tin học thuộc Văn phòng Bộ chịu trách nhiệm nghiên cứu triển khai ứng dụng CNTT và từ đó đến nay hệ thống tin học được xây dựng, củng cố và phát triển.

Với chức năng hỗ trợ các hệ thống nghiệp vụ của ngành trong tiến trình cải cách hành chính và hội nhập quốc tế, hệ thống ứng dụng CNTT ngành được xây dựng dựa trên những yêu cầu cấp bách cải cách hệ thống nghiệp vụ nhằm đáp ứng các nhiệm vụ chính trị của đất nước trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.

Bộ Tài chính là đơn vị đứng đầu trong việc đầu tư ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý, có thể thấy qua tình hình đầu tư CNTT cho công tác tin học hóa quản lý hành chính nhà nước trong các năm 2004-2006 của một số Bộ :

Bảng 2.3: Tình hình đầu tư CNTT của các Bộ



STT


Tên Bộ

Đầu tư cho CNTT

phục vụ

QLHC


Hạ tầng kỹ thuật

Phần

mềm

Máy chủ

Máy trạm

TB

mạng

Cán bộ tin học


1

Bộ Tài chính

14584

28

738

40

102 (TW)

46

2

Bộ Kế hoạch đầu tư

12426

17

144

6

24

11

3

Bộ Bưu chính Viễn

4300

7

14

10

10

4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam - 9




STT


Tên Bộ

Đầu tư cho CNTT

phục vụ

QLHC


Hạ tầng kỹ thuật

Phần

mềm

Máy chủ

Máy trạm

TB

mạng

Cán bộ tin học



thông







4

Bộ Giáo dục đào tạo

3800

9

50

10

9

3

5

Ngân hàng nhà nước

2338

13

3

2

100 (TW)



6

Bộ Giao thông vận

tải


1200


6


40


14


15


6


7

Bộ Lao động

Thương binh Xã hội


1170


8


220


7


8


10

8

Bộ Xây dựng

1100

13

195

7

13

3


9

Bộ Khoa học Công

nghệ


537


3



2


60


5

Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử 2007


Toàn ngành đã xây dựng hệ thống mạng tại 100% các đơn vị cấp TW, tỉnh, khu vực (trừ các đơn vị dự trữ), 70% các đơn vị cấp huyện được trang bị mạng, trong đó kho bạc 100% đơn vị cấp huyện, thuế 70%, Hải quan 55%. Hệ thống mạng đã được thiết kế theo các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện đại, tổ chức chặt chẽ, có khả năng mở rộng, nâng cấp dễ dàng và an toàn, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu xử lý và truyền nhận khối lượng lớn thông tin. Hệ thống hạ tầng truyền thông thống nhất đã được triển khai cho 64 tỉnh, thành phố. Hạ tầng truyền thông của ngành từng bước đáp ứng được yêu cầu tác nghiệp của các hệ thống, tiến tới có thể triển khai các bài toàn ứng dụng xử lý tập trung.

Về tổ chức đội ngũ tin học, xuất phát từ con số 0 từ những năm 90, toàn ngành hiện tại có trên 2000 cán bộ tin học, nòng cốt là các cán bộ kiêm nhiệm, dần chuyển sang làm công tác tin học. Tổ chức bộ máy dần chuyển từ tổ máy tính trực thuộc đến tổ tin học và hiện tại Kho bạc và Thuế đã hình thành Trung tâm tin học


thống kê tạo nền tảng vững chắc, đủ khả năng đảm nhiệm công việc phát triển, triển khai các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin tại địa phương.

Hiện tại, toàn ngành tài chính có khoảng 64 vạn cán bộ trong đó số lượng cán bộ tin học là 2494 cán bộ (chiếm 4%)

Hình 2.5: Tỷ lệ cán bộ tin học trong tổng số cán bộ toàn ngành tài chính


Tỷ lệ cán bộ tin học trong tổng số cán bộ toàn ngành tài chính


2494; 4%


Tổng số cán bộ Cán bộ tin học


64349; 96%


Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử 2007

Tính đến 31/12/2006 số lượng cán bộ tin học toàn ngành tài chính gồm:

Bảng 2.3: Số lượng cán bộ tin học toàn ngành tài chính


STT

Tên đơn vị

Tổng số lượng

Trong đó

Cán bộ tin học

Cán bộ kiêm nhiệm

TW

ĐP

TW

ĐP

TW

ĐP

1

VP Bộ và Sở TC

102

192

102

64


135

2

Tổng cục Thuế

46

682

45

331


375

3

Kho bạc nhà nước

36

817

36

185


672

4

Tổng cục Hải quan

49

498

41

199

15

325

5

UBCKNN

10

18

10

18



6

Cục DTQG

4

40

4



50

Tổng số cán bộ TH toàn ngành

247

2247

239

797

15

1557

Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử 2007


Trong tổng số 2494 cán bộ tin học trong toàn ngành thì tỷ lệ cán bộ tin học vẫn ít hơn số cán bộ kiêm nhiệm phục vụ cho lĩnh vực tin học.


Hình 2.6: Tỷ lệ cán bộ tin học và cán bộ kiêm nhiệm phục vụ trong lĩnh vực tin học

Tỷ lệ cán bộ tin học và cán bộ kiêm nhiệm

phục vụ trong lĩnh vực tin học

42%

58%

Cán bộ tin học Cán bộ kiêm nhiệm


Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử 2007

Ngoài ra trong số cán bộ tin học toàn ngành mới chỉ có 224 cán bộ quản trị mạng và truyền thông (chiếm 9%) và khoảng 200 cán bộ quản trị cơ sở dữ liệu (chiếm 8 %). So với yêu cầu về cán bộ để quản lý hệ thống lớn thì mới chỉ đáp ứng 30%-40%.


Hình 2.7: Tỷ lệ cán bộ quản trị mạng và quản trị cơ sở dữ liệu trong tổng số cán bộ tin học

Tỷ lệ cán bộ quản trị m ạng và quản trị cơ sở dữ liệu trong tổng số cán bộ tin học

8%

9%

83%

Cán bộ quản trị CSDL Cán bộ quản trị mạng Khác


Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử 2007

Cùng với việc phát triển đội ngũ cán bộ thì công tác đào tạo tin học trong ngành tài chính được làm thường xuyên và liên tục, bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu. Việc đào tạo tin học được phân cấp và thực hiện theo các chương trình phù hợp


với từng đối tượng và trình độ khác nhau:

Đào tạo cán bộ tin học trình độ cao để quản lý các dự án tin học, phát triển các ứng dụng lớn của ngành, nghiên cứu nắm bắt các thành tựu tin học mới để áp dụng trong ngành. Đến nay số cán bộ được đào tạo tin học chuyên sâu khoảng 1800 lượt người bao gồm các nội dung về: phân tích, thiết kế dữ liệu sử dụng công cụ ORACLE; Quản trị cơ sở dữ liệu ORACLE; Xây dựng Kho dữ liệu; Quản trị mạng; Chuyên gia mạng Cisco; An toàn bảo mật; Quản trị hệ thống thư điện tử Lotus Notes; Lập trình Java...

Việc đào tạo các cán bộ sử dụng các chương trình ứng dụng chủ yếu là các cán bộ nghiệp vụ, không làm chuyên tin học, chỉ sử dụng máy tính để phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ. Việc đào tạo này do các cán bộ tin học đảm nhiệm, có phân cấp cho các đơn vị địa phương. Theo thống kê, toàn ngành đã tổ chức đào tạo tin học cơ bản và sử dụng ứng dụng chuyên ngành cho gần 30.000 lượt cán bộ.

Với mục tiêu đào tạo cán bộ lãnh đạo có nhận thức cao về vai trò của CNTT trong công tác quản lý tài chính để có thể trực tiếp khai thác thông tin phục vụ công tác điều hành quản lý và ra quyết định. Hàng năm các khoá tập huấn trong thời gian ngắn với các nội dung về tin học cơ bản, khái niệm về hệ thống và mạng máy tính, hướng dẫn khai thác thông tin báo cáo từ các cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý điều hành, hoạch định chính sách và ra quyết định được tổ chức để đào tạo cho các cán bộ lãnh đạo. Hiện tại, 100% cán bộ lãnh đạo trong cơ quan Bộ và cán bộ lãnh đạo tại các đơn vị trực thuộc Bộ đã được đào tạo kiến thức tin học, sử dụng mạng máy tính để khai thác thông tin phục vụ công tác quản lý điều hành.

Tổng cục thuế đã rất thành công trong việc đào tạo CNTT cho cán bộ nhân viên của mình với những cách thức hết sức độc đáo và ấn tượng. Lớp học được tổ chức vào thứ 7 hàng tuần, đối tượng là đội ngũ cán bộ lãnh đạo cao nhất của ngành thuế từ Tổng cục trưởng đến các Phó Tổng cục trưởng... Mục đích của lớp học là lãnh đạo nắm rõ tại các cấp của ngành thuế đang triển khai ứng dụng phần mềm gì, nhằm mục đích nghiệp vụ gì, từ đó hướng dẫn, chỉ đạo cán bộ trong ban, chỉ đạo các cơ quan thuế cấp dưới sử dụng các phần mềm đó một cách hiệu quả nhất. Thời


gian học kéo dài 8 tuần, các cán bộ lãnh đạo được tiếp cận về tổng thể tất cả các hệ thống phần mềm ứng dụng của ngành... Yêu cầu kiến thức, yêu cầu thực hành đối với học viên lớp học cũng rất khắt khe. Mỗi buổi đều có bài kiểm tra nhỏ cho các học viên. Tất cả đều phải làm trực tiếp trên lớp và gửi kết quả vào email của giảng viên. Giảng viên sẽ trực tiếp xem xét từng bài làm đó và sửa trên lớp. Sau khi tham gia khóa học này, đội ngũ lãnh đạo ngành thuế đã biết cách khai thác dữ liệu trực tiếp từ các phần mềm ứng dụng. Từ việc hiểu được các phần mềm ứng dụng đó được xây dựng để phục vụ quy trình quản lý nào, các lãnh đạo hiểu rõ hơn việc nếu sửa đổi một quy trình nghiệp vụ thì phần mềm ứng dụng sẽ phải nâng cấp theo sự sửa đổi của quy trình như thế nào cho phù hợp nhất. Như vậy, các lớp học bồi dưỡng này đã đem lại rất nhiều lợi ích cho các cơ quan thuế.

Nhận thức được tầm quan trọng trong đào tạo CNTT, trong những năm qua ngành Hải quan đã mở nhiều lớp đào tạo, nâng cao trình độ với các hình thức đào tạo khác nhau. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của công việc phục vụ cho quá hiện đại hóa, tin học hóa, hàng năm Tổng cục đã tổ chức các khóa đào tạo tin học chuyên sâu về công nghệ, an ninh an toàn của hệ thống, hệ thống mạng, phát triển ứng dụng...cho cán bộ chuyên trách CNTT. Với sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế, các nước trong khu vực, ngành Hải quan đã tranh thủ sự trợ giúp của các đối tác để cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo ở nước ngoài nhằm nâng cao trình độ và tiếp thu những công nghệ mới. Bên cạnh đó, ngành cũng đã tổ chức các khoá đào tạo cho người sử dụng nhằm phục vụ cho việc vận hành và duy trì các hệ thống ứng dụng CNTT phục vụ các hoạt động nghiệp vụ.

Các hệ thông thông tin của ngành Hải quan cũng đã được đưa vào chương trình học của Trường Cao đẳng Hải quan và các khóa đào tạo nghiệp vụ. Trong năm 2003 và 6 tháng đầu năm 2004, ngành đã tổ chưc đào tạo sử dụng các hệ thống CNTT nghiệp vụ cho 370 cán bộ; đào tạo về khai hải quan điện tử cho 500 doanh nghiệp; đào tạo tin học văn phòng cho 500 cán bộ trong Tổng cục, Cục Hải quan Hải Phòng và Quảng Ninh; đào tạo 4 lớp học nghịêp vụ Hải quan với 300 cán bộ, 2 lớp cho cán bộ chuyên trách về CNTT 100 cán bộ và chương trình Quản trị mạng


cho 50 cán bộ, 200 sinh viên Cao đẳng Hải quan, 27 lớp tin học văn phòng cho toàn bộ cán bộ của Tổng cục.

Ngành đã đào tạo được đội ngũ CNTT có khả năng làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục Hải quan về lĩnh vực CNTT nhằm thúc đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa, tin học hóa quy trình nghiệp vụ hải quan đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao; tạo ra nguồn nhân lực CNTT bước đầu áp dụng được các yêu cầu nhiệm vụ trong nghiên cứu, thiết kế, xây dựng, tổ chức, triển khai các ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý, điều hành của các cấp lãnh đạo và triển khai các ứng dụng tin học vào tưng fkhâu nghiệp vụ cụ thể trên cả nước; Tham gia tích cực vào công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học. Kịp thời nghiên cứu, đề xuất, xây dựng các dự án, đề án CNTT, các giải pháp phần cứng và phần mềm, an ninh, an toàn trên mạng phục vụ quản lý và duy trì hoạt động của hệ thống; Công tác đào tạo với các hình thức đào tạo chuyên đề, chuyên ngành phù hợp với từng đối tượng đã tăng cường cho lực lượng làm công tác CNTT của ngành và đối tượng sử dụng hệ thống.

Trong hệ thống ngân hàng, nguồn nhân lực CNTT cũng rất khác nhau kể cả về số lượng và chất lượng cán bộ, kỹ sư. Việc tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ sư tin học chuyên nghiệp cho ngân hàng là một vấn đề khó khăn, tuyển vào đã khó, giữ được người làm việc càng khó hơn. đào tạo, đào tạo lại cán bộ ngân hàng trong đó có phổ cập tin học trong ngành Ngân hàng là một trong bốn nhiệm vụ quan trọng được xác định trong chiến lược đổi mới toàn diện, triệt để hoạt động ngân hàng:

- Đào tạo và đào tạo lại cán bộ kỹ sư chuyên tin.. Đây là lực lượng kỹ thuật nòng cốt có nhiệm vụ thực hiện chuyển giao công nghệ, tiếp thu, vận hành và khai thác những phần mềm mới , chỉnh sửa bổ xung cho phù hợp với môi trường Việt nam. Lực lượng này được thường xuyên cập nhật các kiến thức công nghệ và nghiệp vụ ngân hàng mới bằng cách gửi đi học các khoá đào tạo trong nuớc và nước ngoài tuỳ theo công việc của mỗi người.

- Đào tạo cán bộ quản lý. Mỗi cán bộ quản lý từ Vụ trưởng, Vụ phó, giám đốc, phó giám đốc các chi nhánh đều được trang bị kiến thức tin học cơ bản, có khả năng


hiểu được công nghệ hỗ trợ gì cho công tác nói chung và cho quản lý chỉ đạo điều hành công việc nói riêng.

- Đào tạo cán bộ nghiệp vụ. Thường xuyên được cập nhật các qui trình công nghệ mới. Mỗi cán bộ nghiệp vụ đều có kiến thức nhất định đủ để vận hành hệ thống xử lý thành thạo những nghiệp vụ thuộc trách nhiệm được giao. Tin học và Ngoại ngữ là kiến thức bắt buộc phải có và là những môn thi tuyển cong chức nếu muốn vào làm việc trong ngân hàng.

- Hình thức đa dạng, ngắn ngày, dài ngày, trong nước, nước ngoài…bằng nguồn kinh phí của các ngân hàng và hợp tác với các ngân hàng trong khu vực và thế giới.

Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT được toàn ngành Ngân hàng đặc biệt quan tâm ngay từ những năm đầu thập kỷ 90 cùng với việc triển khai đề án chiến lược xây dựng và phát triển công nghệ Tin học trong ngành được Thống đốc Ngân hàng phê duyệt. Đó chính là tiền đề để nhân viên tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học. Đến nay, toàn bộ cán bộ nhân viên đã phổ cập kiến thức tin học cơ bản và nâng cao, chủ động làm chủ được hệ thống trang thiết bị kỹ thuật và khai thác vận hành các chương trình phần mềm nghiệp vụ. Chính nguồn nhân lực mới này đang chung sức phục vụ sự nghiệp CNH

– HĐH đất nước. Để khuyến khích động viên phong trào đào tạo, đào tạo lại để nâng cao kiến thức tin học cho toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng, từ năm 1996 đến nay cứ 5 năm một lần ngành Ngân hàng lại tổ chức các cuộc thi Tin học giỏi toàn ngành.

Là một ngành sớm triển khai ứng dụng CNTT, ngành ngân hàng đã đầu tư được hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tin học rất hiện đại, nhu cầu tuyển dụng mới và phát triển đội ngũ nhân lực tin học ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Đầu vào của nhân lực tin học ngành ngân hàng là những sinh viên tốt nghiệp từ các khoa CNTT, điện tử tin học của các trường đại học, cao đẳng. Do chưa được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực ngân hàng, nên sau khi được tuyển dụng, họ cần được đào tạo lại về kinh tế, tiền tệ và các nghiệp vụ ngân hàng. Từ nhu cầu thực tế đó, đang đặt ra cho công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngân hàng nhiều thách

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/01/2023