thức mới vừa có chuyên môn CNTT, đồng thời cũng tinh thông các nghiệp vụ ngân hàng. Việc đào tạo chuyên ngành Hệ thống thông tin kinh tế của Học viện ngân hàng là nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Khoa hệ thống thông tin kinh tế vừa chuyên đào tạo cử nhân CNTT Ngân hàng và là công cụ phục vụ cho việc tin học hóa công tác đào tạo của các chuyên ngành đào tạo khác trong Học viện.
Xác định rõ CNTT là quan trọng nhất của sự hiện đại hóa ngân hàng, hệ thông tín dụng ngân hàng tỉnh Hà Tây đều rất quan tâm đến vấn đề tin học hóa hoạt động nghiệp vụ ngân hàng. Để phát huy sức mạnh của nền tảng hạ tầng CNTT đã được trang bị, nâng cao năng lực công nghệ để đáp ứng nhứng yêu cầu đổi mới theo lộ trình chung của toàn ngành, các tổ chức tín dụng của tỉnh vẫn mỏng về nhân lực CNTT, trong khi đó đòi hỏi của công việc lại rất lớn. Vì vậy, các tổ chức này rất quan tâm tâm đến việc phát triển đội ngũ nhân lực CNTT đủ về số lượng, vững vàng về chất lượng. Mọi nơi đều dấy lên phong trào tham gia các khóa đào tạo, tập huấn để trang bị kiến thức tin học cơ bản, nâng cao. Mỗi chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn đều có thế mạnh riêng. Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Hà Tây đã trở thành một đầu mối tổ chức thực tập, tập huấn triển khai các quy trình nghiệp vụ mới, đào tạo tin học cơ bản và nâng cao cho cả khu vực Đồng bằng Bắc Bộ của Ngân hàng nông nghiệp. Các tổ chức tín dụng của tỉnh chủ động đẩy mạnh việc tự đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ CNTT cho đội ngũ cán bộ nghiệp vụ. Các tổ chức này đã tuyển khá nhiều kỹ sư chuyên tin và sử dụng hiệu quả lực lượng này, có chính sách ưu đãi phù hợp, tạo điều kiện cho họ yên tâm làm việc lâu dài.
2.4 Đánh giá chung về đào tạo nhân lực CNTT ở Việt Nam
Trong thời gian qua, Chính phủ đã rất quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo, đặc biệt ở lĩnh vực CNTT. Hiện đất nước đang đứng trước vận hội lớn về CNTT.
Việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT đã đạt được những kết quả nhất định.
Một số nhà trường đã chủ động đưa ra các chương trình hợp tác với các doanh nghiệp, điển hình như Viện Tin học Pháp Ngữ ( IFI), Chương trình PFIEV và Đại học Bách khoa Hà Nội. IFI đề xuất DN đối tác cung cấp đề tài nghiên cứu cho sinh
viên hoặc cho sinh viên đi thực tập cuối khóa tại DN hay đối tác của IFI ở nước ngoài. Năm 2007, IFI tổ chức hội nghị về việc làm với các DN CNTT. IFI cũng thường xuyên tổ chức hội thảo do giảng viên và các chuyên gia của DN trình bày. IFI có một giám đốc phụ trách mảng nghiên cứu và quan hệ với các DN. Các hình thức hợp tác được IFI đề xuất như: thực tập tại DN, tạo điều kiện cho các công ty giới thiệu về mình tại các buổi khai giảng, các hội thảo chuyên đề. Các công ty tài trợ học bổng cho sinh viên và các hoạt động khác…
PFIEV là chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao tại Việt Nam do 8 trường ĐH của Pháp hỗ trợ, được triển khai tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, ĐH Xây dựng, ĐH Đà Nẵng. PFIEV chủ động liên hệ với các DN để tự giới thiệu, tìm kiếm đối tác. DN có thể tham gia vào việc đào tạo bằng cách giao cho sinh viên sắp tốt nghiệp một đề tài mà DN không có thời gian hay phương tiện để thực hiện; tham gia hướng dẫn thực tập, tham gia ban giám khảo cho các kỳ báo cáo thực tập cuối khóa hoặc kiểm tra trình độ các ứng viên tuyển dụng tiềm năng và đào tạo họ làm việc theo phong cách của DN. PFIEV cũng thường xuyên cập nhật nội dung giảng dạy theo nhu cầu phát triển của lĩnh vực công nghệ.
Có thể bạn quan tâm!
- Tỷ Lệ Doanh Nghiệp Có Cán Bộ Chuyên Trách Về Cntt Và Tmđt Qua Các Năm
- Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam - 8
- Tỷ Lệ Cán Bộ Tin Học Trong Tổng Số Cán Bộ Toàn Ngành Tài Chính
- Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam - 11
- Giá Trị Công Nghiệp Cntt Việt Nam 2002-2006 (Triệu Usd)
- Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Đại học Bách khoa Hà Nội được hầu hết các DN đánh giá cao về chất lượng đào tạo. Một trong những nguyên nhân giúp Đại học Bách khoa Hà Nội có được điều đó là do nhà trường luôn đồng hành cùng DN như hợp tác với FPT xây dựng Vườn Ươm DN, hợp tác với Panasonic đào tạo kỹ sư phần mềm nhúng. Các cán bộ ở đây đã có điều kiện cọ xát thực tế, cập nhật kiến thức và kỹ năng công nghệ, nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu. Các sinh viên có điều kiện áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế. Việc hợp tác cũng mang lại một số điều kiện về cơ sở vật chất nhất định cho nghiên cứu và giảng dạy, học tập của giáo viên và sinh viên.
Tuy nhiên, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT vẫn chưa theo kịp trình độ của một số nước tiên tiến trong khu vực; chưa đáp ứng được yêu cầu của các đơn vị sử dụng, nhất là các DN nước ngoài, các khu công nghiệp về CNTT có đầu tư lớn. Công tác đào tạo CNTT cũng chưa đáp ứng được nhu cầu ứng dụng và phát
triển các phần mềm ứng dụng chuyên ngành; chưa hình thành hệ thống chứng chỉ quốc gia về đào tạo CNTT để việc đào tạo được chuẩn hóa và liên thông. Đội ngũ giảng viên vừa thiếu về số lượng và còn nhiều hạn chế về chất lượng, khó tuyển dụng được người giỏi để làm giáo viên CNTT. Môn tin học trong trường phổ thông tuy đã là môn học chính khoá nhưng mới tập trung ở những nơi có điều kiện.
Cả nước hiện có 250 trường đại học, cao đẳng có đào tạo chuyên ngành CNTT với chỉ tiêu tuyển sinh không dưới 10.000. Trong số đó chỉ có 11 dơn vị đào tạo CNTT đạt chứng chỉ ISO 9000 và 1 đơn vị đạt chứng chỉ CMM ở mức 4. Tốc độ phát triển các cơ sở đào tạo cung đã vượt quá cầu. Khả năng các trường cấp bằng cho hàng loạt chuyên viên CNTT là điều khó tránh khỏi. Khoảng 60% sinh viên sau khi tốt nghiệp cần được đào tạo lại, thậm chí 80-90% đối với một số DNPM. Số lượng sinh viên thất nghiệp lên tới 12,3%. Đây là một nghịch lý vì trong khi ngành CNTT đang thiếu rất nhiều nhưng vẫn có sinh viên thất nghiệp.
Vào năm 2002, Việt Nam đã có 23000 sinh viên đã tốt nghiệp các hệ chính quy, tại chức và đại học bằng 2, trong đó 11.500 tốt nghiệp đại học, 12.000 tốt nghiệp cao đẳng và hiện có trên 40.000 sinh viên đang theo học. Số lượng đào tạo ra nhiều, sinh viên thất nghiệp cũng không ít, trong khi các công ty phần mềm lại đang rất thiếu chuyên gia CNTT giỏi. Ví dụ như Công ty Bách Việt chuyên sản xuất CD trắng cung cấp cho hơn 50% thị trường trong nước, trong thời gian tới xuất khẩu trên 50% ra nước ngoài đang rất thiếu các chuyên gia CNTT có kỹ năng chuyên nghiệp. Khu công nghiệp phần mềm Quang Trung với 44 DNPM, 1500 chuyên viên làm việc cả ngày cũng đang có nhu cầu rất lớn về nhân lực CNTT. Điều đó chứng tỏ nhu cầu về chuyên gia CNTT của chúng ta vẫn đang rất tiềm tàng.
Năm 2002, Trung tâm phát triển CNTT Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển 4000 sinh viên CNTT qua mạng theo hình thức xét tuyển, với 2500 sinh viên miền nam và 1500 sinh viên miền bắc. Có thể khẳng định chưa có ngành nào lại được đào tạo đa dạng ở hầu hết các trường từ trung cấp đến đại học, từ công lập đến dân lập, từ đào tạo gần đến đào tạo xa, tại chức đến chính quy và đối với các trường chuyên ngành, hầu như mỗi trường đều có khoa CNTT. Sinh viên ra trường vẫn còn thất
nghiệp trong khi nhu cầu về chuyên gia CNTT lại chưa đủ. Xã hội thiếu nhân lực CNTT, khả năng liên kết giữa các trường còn yếu, các cơ sở dữ liệu quốc gia chưa liên kết tự động với hệ thống các ứng dụng tác nghiệp và diện khai thác thông tin phục vụ nghiệp vụ, chính sách còn hạn chế.
Sự bùng nổ đào tạo CNTT ngày càng gia tăng. Từ tháng 7-2001 đến tháng 7 – 2002, số trường đại học có đào tạo cử nhân CNTT tăng từ 52 trường lên 55 trường (tăng 5,7%), nhưng tỷ lệ tốt nghiệp không cao, chỉ chiếm khoảng hơn 60%, Ngoài ra, còn có 69 trường cao đẳng và 20 trường đại học đào tạo cử nhân cao đẳng CNTT.
Đào tạo ngành CNTT nước ta hiện còn nhiều sự yếu kém về số lượng và chất lượng. Việc đào tạo CNTT ở các trường cao đẳng, đại học thiếu thực tiễn và chưa đồng bộ. Các bài giảng, giáo trình thiên về lý thuyết, chưa bám sát sự phát triển của công nghệ tiên tiến thế giới, giữa nội dung và phương thức đào tạo trong nhà trường và nhu cầu của doanh nghiệp còn nhiều khoảng cách. Số lượng giáo viên giảng dạy CNTT còn thiếu về số lượng và trình độ chuyên môn. Tính đến năm 2008, cả nước có khoảng 0,6% giáo viên CNTT có trình độ giáo sư, 5,15% phó giáo sư, 14,75% tiến sĩ, tiến sĩ khoa học, còn lại là đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.
Hiện trạng đào tạo CNTT ở các trường đại học thuộc khối xã hội và nhân văn vẫn chỉ xoay quanh các kiến thức về hệ điều hành, soạn thảo văn bản, bảng tính điện tử... Việc ra đời các chương trình đào tạo tin học mang tính chuyên ngành cho ngôn ngữ học, xã hội học... chưa được chú trọng. Do sức ép của thời đại CNTT nên việc đào tạo cử nhân báo điện tử đã được bắt đầu từ năm 2005. Tại các đại học thuộc khối nghệ thuật, một số trường đã được trang bị các hệ thống máy tính chuyên dụng, đắt tiền như ở Nhạc Viện Hà Nội, ĐH Sân Khấu Điện ảnh... Tuy nhiên, việc khai thác các trang thiết bị đó và chương trình giảng dạy còn nhiều bất cập…
Khi ra trường, sinh viên bị hạn chế khả năng làm việc theo nhóm, về trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp; kỹ năng, khả năng quản trị dự án, thiết kế giải pháp, marketing sản phẩm... Công ty phần mềm Quang Trung tổng kết về nhân lực cho
công nghiệp phần mềm cho thấy: 72% thiếu khả năng thực tiễn, 46% thiếu kiến thức ngành, 42% không biết làm việc theo nhóm và ngoại ngữ kém, 41% khả năng làm việc kém, không biết cách trình bày, diễn đạt, 28% không tự tin trong công việc.
Các sinh viên mới tốt nghiệp phải mất từ 6 tháng đến 1 năm mới có thể thành thạo công việc được giao. Họ được đào tạo quá nặng về lý thuyết và quá ít về thực hành, công nghệ đào tạo lạc hậu, không sát với thực tế. Phương pháp đào tạo của nhiều trường chưa chuyên sâu, chưa tập trung vào đúng chuyên ngành đã chọn, chương trình học còn dàn trải. Các sinh viên học ở các trường phải đi học thêm nhiều ở các trung tâm đào tạo ngoài mới đủ trình độ làm việc. Các trường công lập vẫn đào tạo chủ yếu theo kiểu hàn lâm. Chất lượng đào tạo của chúng ta chưa theo kịp trình độ của một số nước tiên tiến trong khu vực, chưa đáp ứng được yêu cầu của các đơn vị sử dụng, nhất là các doanh nghiệp nước ngoài. Mới đây, hãng Toshiba của Nhật có cử các chuyên gia cùng 2 giáo sư sang Việt Nam thông qua Hội DNĐT VN tìm kiếm 5 sinh viên CNTT, đào tạo để làm việc cho hãng, phải mất đến hai tháng nhưng họ chỉ chọn được 3 ứng cử viên.
Trung tâm đào tạo Sát Hạch CNTT bộ KHCN đã tổ chức 12 kỳ thi sát hạch với hơn 6000 thí sinh tham dự và kết quả thi đạt mới chỉ có 14%. Con số này là quá nhỏ so với nhu cầu trong nước cũng như nước ngoài, nhất là đối với thị trường Nhật Bản.
Chương trình đào tạo đã quá lạc hậu, quá cũ kỉ và lỗi thời từ lâu. Giáo trình hạn chế, mang nặng khái niệm, ít thực hành, nghiên cứu sáng tạo hay rèn luyện kỹ năng chuyên ngành... Những chương trình đã quá lạc hậu không còn phù hợp với tình hình hiện nay như lập trình Pascal mà vẫn đang được giảng dạy chiếm một lượng thời gian khá lớn. Đối lập với đào tạo là nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp ngày càng cao và khắt khe. Qua đó để thấy được chúng ta đang đào tạo ra hàng chục nghìn sinh viên CNTT mỗi năm mà không thể đáp ứng nhu cầu xã hội .
Theo kết quả đánh giá tháng 4/2004 về “ Nơi thu hút gia công và dịch vụ phần mềm tốt nhất”, qua các tiêu chí: tài chính, môi trường kinh doanh, nhân lực.Việt
Nam đạt 4,70/10 điểm, được xếp thứ 20/25 nước vào vòng chung kết. Tiêu chí nhân lực Việt Nam xếp sau cùng (25/25), tiêu chí tài chính Việt Nam xếp thứ 2/25, còn tiêu chí môi trường kinh doanh Việt Nam xếp thứ 24/25. Tiêu chí nhân lực Việt Nam đạt 0,35 điểm được tính qua các yếu tố: kỹ năng. (chất lượng đào tạo về CNTT và quản trị kinh doanh ; quy mô của thị trường gia công CNTT và BPO -thuê gia công (phần mềm) các quy trình trong kinh doanh có CNTT hỗ trợ. Ví dụ thuê thực hiện quy trình quản lý kế toán-tài chính, quy trình quản lý cơ sở hạ tầng… ; nguồn nhân lực (số lượng nhân lực nói chung về CNTT và số có trình độ đại học về CNTT); giáo dục và ngôn ngữ (việc đào tạo, kiểm tra trình độ giáo dục và ngôn ngữ được chuẩn hóa); tỷ lệ tiêu hao nhân lực (quan hệ giữa nhu cầu tăng trưởng việc làm liên quan đến BPO và chỉ số thất nghiệp).Về kỹ năng, Việt Nam ở vị trí thấp nhất (0,04 điểm). Về nguồn nhân lực, Việt Nam xếp thứ 11/25 ( 0,04 điểm). Về chuẩn hóa giáo dục, Việt Nam xếp 23/25 (0,08 điểm).Về chuẩn hóa ngôn ngữ, Việt Nam xếp 24/25 (0,04 điểm). Về tiêu hao nhân lực, Việt Nam xếp 17/25 (0,15 điểm).
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH ĐỂ THÚC ĐẨY ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1 Quan điểm phát triển công tác đào tạo nhân lực CNTT từ nay đến 2020
3.1.1 Nhân lực CNTT trước bối cảnh mới trong nước và quốc tế
Nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực CNTT chịu sự tác động rất lớn của bối cảnh quốc tế cũng như bối cảnh trong nước.
* Bối cảnh quốc tế
- Sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của khoa học công nghệ
Cuộc cách mạng KH&CN (Khoa học và Công nghệ) hiện đại đang tạo ra những siêu lộ cao tốc thông tin, đưa nhân loại quá độ từ Thời đại công nghiệp lên Thời đại trí tuệ và Kỷ nguyên thông tin với đặc trưng bởi nền kinh tế dựa trên tri thức. Trong những thập niên đầu của thế kỷ 21, có rất nhiều xu thế phát triển KH&CN, 3 xu thế chủ yếu đang diễn ra hết sức mạnh mẽ là Công nghệ Nanô (Nano-Technology), Công nghệ sinh học và ICT.
Thứ nhất, Khoa học và công nghệ, đã làm thay đổi sản xuất của nền kinh tế thế giới. Đó là “tăng đầu ra trên cùng một lượng đầu vào”. Quá trình này diễn ra thông qua các hoạt động nghiên cứu, phát minh, triển khai, chuyển giao và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào việc đổi mới phương thức quản lý quá trình sản xuất, huy động nguồn lực và cơ cấu lại nền kinh tế. Kết quả làm tăng năng suất lao động; từng bước đặt nền móng cho việc hình thành một quan hệ sản xuất trên quy mô toàn cầu.
Thứ hai, Khoa học công nghệ làm thay đổi phương thức quản lý sản xuất từ việc tổ chức sản xuất đến huy động nguồn lực. Việc tổ chức sản xuất đã được hỗ trợ một cách đắc lực bởi công nghệ truyền thông và thông tin như hệ thống quản lý dữ liệu trên mạng nội bộ, thư điện tử… Với các công cụ này, một Chính phủ điện tử có thể thực hiện hoạt động quản lý điều hành quốc gia hiệu quả hơn; hoặc các nhà quản lý doanh nghiệp có thể giám sát được hoạt động sản xuất và kinh doanh không chỉ của một văn phòng, xưởng máy, nhà máy mà còn của cả các chi nhánh của công
ty trên quy mô một quốc gia hoặc toàn cầu, gần như tức thì, để có thể có những quyết sách kịp thời. Điều này giúp các công ty đa quốc gia ngày càng mở rộng hoạt động của mình trên thế giới. Nhà quản lý có thể bỏ được nhiều khâu trung gian trong điều hành sản xuất, vẫn mở rộng được quy mô sản xuất. Việc quản lý các vấn đề toàn cầu khác cũng có những bước chuyển mạnh mẽ với các ứng dụng của CNTT. Chức năng và vai trò của Nhà nước có những thay đổi so với vai trò truyền thống. Thông tin được phổ biến nhanh chóng và rộng rãi hơn đã làm quá trình hoạch định và quyết sách có sự tham gia tích cực hơn của các nhóm lợi ích khác nhau: các nhóm lợi ích về kinh tế, về môi trường, xã hội…
Khoa học công nghệ, nhất là CNTT, là công cụ đắc lực để huy động các nguồn lực sản xuất một cách có hiệu quả nhất. Công nghệ thông tin, với hệ thống internet, thư điện tử, fax… là những công cụ lý tưởng để truyền đạt ý tưởng, tri thức, và kinh nghiệm… nhanh và rộng khắp… Thực tế, “Cách mạng công nghệ trong lĩnh vực giao thông và truyền thông đã xóa dần đi những rào cản về không gian và thời gian”. Với CNTT, việc quản lý các luồng vốn cũng trở nên hiệu quả hơn. Việc ứng dụng CNTT như một đầu vào của sản xuất và công cụ huy động nguồn lực đã làm tăng vượt bậc năng suất lao động. Hàm lượng tri thức trong sản phẩm ngày càng tăng so với hàm lượng vốn, lao động và nguyên vật liệu.
Thứ ba, khoa học và công nghệ còn là công cụ đắc lực trong thương mại quốc tế, mở ra một phương thức giao dịch và thanh toán mới trong nền kinh tế thế giới. Thương mại điện tử bùng nổ với 2 tỷ USD năm 1996, 100 tỷ USD năm 1999, và
3.000 tỷ USD năm 2003. Ngoài ra, những tiến bộ trong ngành giao thông vận tải cũng góp phần làm giảm chi phí vận chuyển và là yếu tố đáng kể trong đẩy mạnh thông thương toàn cầu.
Thứ tư, khoa học và công nghệ cũng đã làm thay đổi cơ cấu của nền kinh tế toàn cầu. Với cuộc cách mạng công nghiệp, cơ cấu của nền kinh tế thế giới đã dần chuyển từ nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP thế giới càng tăng mạnh trong những năm cuối của thiên niên kỷ thứ hai với sự xuất hiện của ngành công nghiệp điện toán. Hàng loạt các sản phẩm