khác, cũng như cấu trúc nguồn tài trơ ̣ và số lượng, hình thức nợ tiềm tàng. Họ giải thích thêm rủi ro thanh khoản của thị trường là khả năng một ngân hàng thực hiện các giao dịch trong thị trường tài chính mà không gây ra một sự chuyển dic̣ h đáng kể trong giá. Trên một nghiên cứu khác về rủi ro thanh khoản của thị trường, Gomes và Khan (2011) một lần nữa đã khẳng định rằng sự tương tác giữa hai loại rủi ro thanh khoản có
thể dẫn đến những hậu quả thanh khoản nghiêm trọng, khi rủi ro thanh khoản tài trơ ̣ gia tăng sẽ làm giảm tính thanh khoản của thị trường và lần lượt làm suy giảm hơn nữa trong thanh khoản tài trợ.
Phạm Thị Hoàng Anh (2015) cho rằng RRTK được chia thành hai loại: Rủi ro thanh khoản thị trường và rủi ro thanh khoản tài trợ. Rủi ro thanh khoản thị trường (market liquidity risk) là rủi ro khi một ngân hàng không thể bán được tài sản của họ trên thị trường với thời gian nhanh nhất và chi phí thấp nhất. Trong khi đó, rủi ro thanh khoản tài trợ (funding liquidity risk) được hiểu là rủi ro khi một ngân hàng không đủ vốn để đáp ứng các yêu cầu về vốn khả dụng của mình. Hai loại rủi ro thanh khoản này thường có tác động qua lại với nhau thông qua các thị trường tài chính, từ đó có thể gây ảnh hưởng tới rất nhiều các tổ chức tài chính, trong đó có NHTM. Trong giai đoạn thị trường tài chính có những biến động bất thường, sự tương tác giữa hai loại rủi ro thanh khoản này sẽ dẫn đến nguy cơ rủi ro thanh khoản trong toàn hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Khi ngân hàng không đủ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu về vốn khả dụng của mình, họ sẽ phải tìm cách có được vốn bằng nhiều cách khác nhau: (i) Vay vốn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, (ii) bán các tài sản có trên thị trường tài chính, (iii) thực hiện các giao dịch hoán đổi ngoại hối, (iv) và cuối cùng có thể sẽ phải sử dụng nghiệp vụ tái chiết khấu hoặc tái cấp vốn từ NHTW. Nếu các thị trường tài chính vẫn hoạt động bình thường thì sự khó khăn thanh khoản tạm thời của một NHTM nào đó có thể nhận được sự hỗ trợ từ các NHTM khác một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nếu thị trường tài chính đang trong giai đoạn biến động mạnh, thì sự thiếu hụt về thanh khoản của một ngân hàng sẽ kéo theo hàng loạt các ngân hàng khác gặp khó khăn theo do mối liên quan qua lại chặt chẽ của các ngân hàng trong hệ thống (interconnected). Thực trạng này sẽ dẫn đến một khả năng đó là hàng loạt các ngân hàng tìm cách bán tài sản trên thị trường tài chính, tạo ra nguy cơ rủi ro thanh khoản thị trường. Sự bán tháo ồ ạt các tài sản trên thị trường làm tăng lãi
suất, giảm giá các tài sản thế chấp. Những chủ thể đang thừa thanh khoản cũng lo ngại ảnh hưởng lan truyền nên chính bản thân cũng không sẵn lòng cung cấp thanh khoản cho các chủ thể thiếu hụt dù lãi suất cao, và điều này có thể làm đóng băng thị trường tài sản (Brunnermeier và Pedersen, 2009).
2.1.3 Phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản
Để đo lường RRTK, ngân hàng có thể dùng những tiêu chí và phương pháp khác nhau để lượng hóa rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài trình bày một số phương pháp để đo lường RRTK tại các ngân hàng như sau:
2.1.3.1 Phương pháp tiếp cận tỷ lệ đảm bảo theo quy định Basel.
Các nhà nghiên cứu trước đây (Giannotti và cộng sự, 2010; Van den End, 2010; Angora và Roulet, 2011; Cucinelli, 2013) đề xuất phương pháp tiếp cận tỷ lệ đảm bảo an toàn theo quy định Basel III (2010) là hai tỷ lệ: Tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản (LCR _the liquidity coverage ratio) và tỷ lệ tài trợ ổn định ròng (NSFR_net stable funding ratio).
Tỷ lệ khả năng chi trả: Trong quy định Basel III của Basel Committee on Banking Supervision (2013) có đề cập đến tỷ lệ khả năng chi trả dưới tên gọi tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản (LCR). LCR gồm 2 thành phần: Tài sản có thanh khoản cao (Stock of High –Quality Liquidity Assets) và Tài sản nợ đến hạn thanh toán trong 30 ngày (Net cash outflows over a 30-day time period) và được cụ thể hóa bằng công thức sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng: nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á 1670316926 - 1
- Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng: nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á 1670316926 - 2
- Lý Thuyết Cho Vay Thương Mại Và Thanh Khoản (Commercial Loan Theory And Liquidity)
- Các Lý Thuyết Về Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ngân Hàng
- Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ngân Hàng
- Các Nghiên Cứu Về Liên Quan Đến Rrtk Và Hqhđkd Ngân Hàng
Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.
Tài sản có thanh khoản cao được chia thành 02 mức: mức 1 và mức 2. Trong đó mức 2 được chia thành 02 mức: mức 2A và 2B. Theo đó, tỷ lệ xác định luồng tiền mức 1 là 100% và thường chiếm tỷ trọng lớn hơn hoặc bằng 60% tổng tài sản có thanh khoản cao; tỷ lệ xác định luồng tiền mức 2A là 85%, mức 2B là 75% và 50% tùy theo nhóm tài sản, và tổng giá trị luồng tiền mức 2A và 2B không được vượt quá 40% tổng tài sản có thanh khoản cao. Tài sản nợ đến hạn thanh toán trong 30 ngày được xác định theo nhiều tỷ lệ khác nhau, mức xác định tỷ lệ lần lượt là 0%, - 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 40%, 50% và 100% tùy vào độ rủi ro của tài sản. LCR theo dự kiến sẽ bắt đầu áp
dụng từ 01/01/2015 với yêu cầu tối thiểu ban đầu là 60% và phải đạt 100% vào ngày 01/01/2019 (tức sau giai đoạn điều chỉnh).
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn: Trong quy định Basel III của Basel Committee on Banking Supervision (2013) có đề cập đến tỷ lệ Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn dưới tên gọi tỷ lệ nguồn vốn ổn định trung dài hạn (NSFR). Tỷ lệ này sẽ được giới thiệu vào năm 2018 với tỷ lệ dự kiến 100%, tức là nguồn vốn có thời gian đáo hạn từ 1 năm trở lên (ASF) lớn hơn hoặc bằng 100% tài sản kém thanh khoản (RSF) như các khoản cho vay trung, dài hạn. NSFR được cụ thể hóa bằng công thức sau:
2.1.3.2 Phương pháp tiếp cận các chỉ số thanh khoản
Các nghiên cứu (Bonfim và Kim, 2014; Bunda và Desquilbet, 2008; Delécha và cộng sự, 2012; Lucchetta, 2007; Vodova, 2011, Ferrouhi, 2014) đều cho rằng ngân hàng có tỷ lệ Tài sản thanh khoản/ Tổng tài sản càng cao, rủi ro thanh khoản càng thấp.
Một số nghiên cứu khác tiếp cận sử dụng các tỷ lệ dựa trên các báo cáo tài chính như tỷ lệ tài sản thanh khoản / Tổng dư nơ ̣ tín duṇ g (Lucchetta, 2007; Bunda và Desquilbet, 2008; Vodova, 2011; Delécha và cộng sự, 2012, Ferrouhi, 2014) và tỷ lệ tài sản thanh khoản/Tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn (Bunda và Desquilbet, 2008;
Vodova, 2011; Cucinelli, 2013; Delécha và cộng sự, 2012; Ferrouhi, 2014) để đánh giá chất lượng dự trữ thanh khoản của ngân hàng. Ngân hàng sở hữu chất lượng tài sản thanh khoản càng cao, cấu trúc thanh khoản càng cao, rủi ro thanh khoản càng thấp và ngược lại.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu (Bunda và Desquilbet, 2008; Vodova, 2011; Bonfim và Kim, 2014; Munteanu, 2012; Deléchat và cộng sự, 2012, Ferrouhi, 2014) đề xuất phương pháp tiếp cận các tỷ số thanh khoản để đánh gia năng lực cho vay của ngân hàng. Các tỷ số thanh khoản này cũng được đo lường và tính toán từ các khoản mục khác nhau của bảng cân đối kế toán (Cucinelli, 2013), đó là các tỷ số thanh khoản dựa trên các nghiên cứu trước đây.
Tỷ số do lường năng lực cho vay: tỷ số này càng cao thì thanh khoản của ngân hàng càng giảm và ngược lại
Tỷ số Dư nợ tín dụng/ Tổng nguồn vốn huy động: tỷ số này càng cao thì thanh khoản của ngân hàng càng giảm và ngược lại.
Rủi ro thanh khoản chịu ảnh hưởng của rất nhiều loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động … Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, phần lớn các tài sản sẽ được tài trợ bởi các khoản tiền ký thác mà đa phần là các khoản tiền gửi vãng lai mà nó có thể bị rút ra khỏi ngân hàng bất kỳ lúc nào, tạo ra khe hở thanh khoản, từ đó tạo ra rủi ro thanh khoản cho ngân hàng (Arif và Nauman Anees, 2012). Poorman và Blake (2005) chỉ ra rằng: “Chỉ sử dụng các tỷ số thanh khoản để đo lường rủi ro thanh khoản là chưa đủ và đó chưa thể là một giải pháp”. Saunders và Cornett (2006) đã đề xuất sử dụng khái niệm khe hở tài trợ (Financing Gap) để đo lường RRTK. Trong đề tài này, tác giả kết hợp sử dụng tỷ lệ khe hở tài trợ được các nhà nghiên cứu trước sử dụng (Lucchetta 2007; Bunda và Desquilbet, 2008; Saunders và Cornett, 2006; Shen và cộng sự, 2009; Ferrouhi, 2014) và các tỷ số thanh khoản để đo lường RRTK trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Chỉ số đo lường khe hở tài trợ:
Khe hở tài trợ (FGAP) thể hiện dấu hiệu cảnh báo về rủi ro thanh khoản trong tương lai của ngân hàng. Khi ngân hàng có tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản càng
lớn thì khi đó ngân hàng sẽ giảm dự trữ thanh khoản dẫn đến RRTK tăng lên. Hơn nữa khi ngân hàng mở rộng tín dụng sẽ gia tăng rủi ro tín dụng kéo theo RRTK tăng theo. Như vậy khi ngân hàng có khe hở tài trợ càng lớn, khi đó sẽ buộc ngân hàng sẽ giảm tiền mặt dự trữ và giảm các tài sản thanh khoản hoặc đi vay bổ sung trên thị trường tiền tệ, dẫn đến RRTK của ngân hàng sẽ tăng cao và ngược lại.
2.1.4 Nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK
Tiếp cận nguyên nhân gây ra RRTK, (Bunda và Desquilbet, 2008) phân tích các yếu tố quyết định đến RRTK của các ngân hàng từ các nền kinh tế mới nổi. Kết quả cho thấy, quy mô của một ngân hàng có ảnh hưởng tích cực đến RRTK, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản tác động tích cực đến RRTK. Nghiên cứu tìm thấy trong thời gian khủng hoảng , ngân hàng rơi vào tình traṇ g thiếu thanh khoản trầm troṇ g .
(Hackethal, Rauch, Steffen và Tyrell, 2010) nghiên cứ u dưa
vào bô ̣dữ liêu
gồm 1107
NHTM ở 36 quốc gia có nền kinh tế mới nổi , từ năm 1997 đến 2006 nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản . Kết quả cho thấy, các yếu tố kinh tế vĩ
mô như chính sách tiền tệ, thất nghiêp
có liên quan chặt chẽ với RRTK còn các các
yếu tố đăc
trưng của ngân hàng như quy mô và hiêu
quả hoaṭ đôṇ g ngân hàng không
có mối tương quan với RRTK. Tiếp tuc
tiếp cân
nguyên nhân gây ra rủi ro thanh
khoản, trong nghiên cứu các yếu tố tác động đến thanh khoản của ngân hàng thương mại ở Cộng Hòa Séc , (Vodova, 2011) cho rằng các ngân hàng càng lớn thường tính thanh khoản thấp hơn; điều này phù hợp với lý thuyết" too big to fail " dùng để chỉ đến trường hợp đặc biệt trong nền kinh tế, đó là những công ty lớn hay tập đoàn có qui mô hoạt động rộng và liên kết với nhiều thành phần kinh tế khác, có tầm ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế của một quốc gia, một khi có sự đổ vỡ hay phá sản xảy ra dù vì lý do gì, chính phủ nước đó sẽ không để công ty hay tập đoàn sụp đổ bằng những biện pháp như hỗ trợ vốn, trả nợ, sáp nhập hoặc chính nhà nước sẽ mua lại tập đoàn đó nhằm bảo đảm hoạt động của tập đoàn được duy trì một cách bình thường. Các ngân hàng lớn hơn ít động cơ để giữ thanh khoản vì họ dựa vào sự can thiệp của chính phủ trong trường hợp thiếu hụt thanh khoản Cucinelli (2013). Khác với các nghiên cứu
trước, (Munteanu, 2012) chia bô ̣dữ liêu của 27 ngân hàng ở Romania làm 2 giai đoạn,
trước khủng hoảng 2002 – 2007 và sau khủng hoảng 2008 – 2010 để nghiên cứu các yếu tố quyết định đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng tại Romania. Kết quả cho
thấy, yếu tố ổn định của ngành ngân hàng có ảnh hưởng đáng kể đối với rủi ro thanh khoản ngân hàng trong những năm khủng hoảng 2008 -2010. (Aspachs và cộng sự,
2005) sử duṇ g dữ liêu
của 57 ngân hàng trong giai đoan
1985-2003 để nghiên cứ u các
yếu tố tác đôṇ g đến rủi ro thanh khoản của hê ̣thống ngân hàng ở Mỹ . Nhóm tác giả sử dụng tỷ lệ thanh khoản (tài sản thanh khoản /tổng tài sản) là thước đo rủi ro thanh
khoản. Nghiên cứ u cho thấy viêc nắm giữ cać taì san̉ thanh khoan̉ có liên quan tích cưc
đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng . Các ngân hàng mong muốn lợi nh uân cao
hơn nhằm bù đắp chi phí cơ hôi
của viêc
dự trữ tiền măṭ để bảo đảm thanh khoản ,
bằng cách tăng cho vay , tăng trưởng tín duṇ g cao , gia tăng các tài sản có tính thanh khoản thấp. Nhóm tác giả cũng cho thấy rằng , quy mô ngân hàng tác đôṇ g phi tuyến với rủi ro thanh khoản . Nghiên cứu của Delécha và cộng sự, (2012) được tiến hành nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng trong khu
vực Trung Mỹ, Panama và cộng hòa Dominica (CAPDR). Mẫu nghiên cứu bao gồm dữ liệu của gần 100 ngân hàng (trong đó: 16 ngân hàng ở Costa Rica , 18 ngân hàng ở Guatemala, 17 ngân hàng ở Honduras , 6 ngân hàng ở Nicaragua , 15 ngân hàng ở Dominican Republic, 12 ngân hàng ở El Salador , 49 ngân hàng ở Panama ) giai đoạn 2006 - 2010. Nhóm nghiên cứu cho thấy thanh khoản ngân hàng ch ịu tác động bởi quy mô, vốn, thu nhập lãi cận biên và rủi ro tín dụng.
Tiếp cân
mố i quan hê ̣giữa RRTK , sứ c man
h thi ̣trường , (Skully và Perera,
2012) nghiên cứu trên một mẫu 47.684 ngân hàng tại 113 quốc gia khác nhau, phân tích mối quan hệ giữa RRTK và sức mạnh thị trường cho thấy các ngân hàng có thị trường càng lớn , thường có hiệu quả chi phí thấp hơn , nên RRTK thấp hơn . Họ cũng tìm thấy , các ngân hàng niêm yết thường nắm giữ tài sản thanh khoản hơn các ngân
hàng không được niêm yết . Tiếp tuc
nghiên cứ u chủ đề thanh khoản n hưng có hướng
đến mục tiêu ổn định tài chính (Horváth, Seidler và Weill, 2012) cho rằng tăng cường sáng tạo có thể tạo ra những bất lợi đó là phải đánh đổi giữa tính thanh khoản và ổn
điṇ h tài chính. Sáng tạo thanh khoản càng lớn, rủi ro thanh khoản thấp hơn. (Dunne và cộng sự, 2010) nghiên cứu những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại ở Mỹ Latinh và các nước vùng Caribbean trong giai đoạn 1970 đến 2004. Dựa trên những quan sát hàng tháng, cho rằng RRTK
có xu hướng liên quan đến chu kỳ kinh doanh với hơn môt nữa cać quốc gia nghiên
cứ u và sự biến động của tiền mặt (rút tiền) với tỷ lệ tiền gửi; một dấu hiệu cho thấy các ngân hàng thương mại có xu hướng mở rộng thanh khoản khi sự biến động của nhu cầu tiền mặt của khách hàng tăng lên và ngược lại.
Tiếp cân
mố i quan hê ̣giữa RRTK và cấu trú c vố n ngân hàng , nghiên cứ u của
Bonfim và Kim (2014) cho rằng nếu duy trì cấu trúc vốn cao thì RRTK sẽ thấp . Tác giả sử dụng dữ liệu bảng của 500 ngân hàng lớn nhất ở 43 quốc gia trong khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu với thời gian 8 năm (2002-2009). Tác giả sử dụng Tỷ lệ thanh khoản
(tài sản thanh khoản/vốn ngắn hạn), tài sản thanh khoản bao gồm: Tiền mặt và các khoảng tương đương tiền, tiền gửi và cho vay dưới 3 tháng, trái phiếu chính phủ còn thời hạn chưa thanh toán dưới 3 tháng. Kết quả cho thấy các yếu tố tác động đến thanh khoản gồm: Quy mô ngân hàng, tỷ lệ giữa tiền vay và tiền gửi của ngân hàng, hiệu suất hoạt động của ngân hàng thông qua chỉ tiêu ROE. Trong đó yếu tố quy mô ngân hàng tác động mạnh nhất đến tính thanh khoản ngân hàng trong giai đoạn khủng
hoảng. Nghiên cứ u còn cho rằng các quy định của các điṇ h chế tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu RRTK. (Distinguin, Roulet và Tarazi, 2013) nghiên cứ u mối quan hê ̣giữa thanh khoản và vốn ngân hàng ở các quốc gia Châu Mỹ và Châu
Âu trong giai đoan 2000-2006. Nhìn chung, chúng ta thấy rằng các ngân hàng giảm tỷ
lệ vốn sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu thanh khoản theo quy định tại hiệp định Basel 3 (Berger và Bouwman, 2013). Nghiên cứ u kiểm tra tác đôṇ g của vốn đến hiêụ quả hoạt động kinh doanh ngân hàng ở Đức trong giai đoạn 1997-2006. Kết quả cho
thấy quy mô vốn làm gia tăng lơi
nhuân
đối với các n gân hàng nhỏ tại mọi thời điểm,
vốn làm gia tăng lơi
nhuân
đối với các ngân hàng lớn chủ yếu trong thời kỳ khủng
hoảng ngân hàng. Nghiên cứ u nhằm làm sáng tỏ mối quan hê ̣giữa thanh khoản và vốn, từ đó nhà quản lý điều chỉnh chính sách quản lý và có những hành xử khác biệt đối với của các tổ chức ngân hàng. (Lei và Song, 2013) cho thấy cấu trúc vốn của các ngân hàng trong nước có mối tương quan dương với RRTK , mối quan hệ này chưa chưa xác định đối với các ngân hàng nước ngoài. Vốn ngân hàng tác động đến RRTK
thông qua hai tác động riêng biệt: "cấu trúc mong manh tài chính" và "cấu trúc lấn át
tiền gửi". Tác động của "Cấu trúc mong manh tài chính " đươc đặc trưng bởi vốn thấp ,
ngân hàng có xu hướng gia tăng dự trữ thanh khoản, RRTK thấp (Diamond và Rajan, 2001) trong khi tỷ lệ vốn cao hơn có thể lấn át tiền gửi và do đó làm giảm việc tạo ra
tính thanh khoản, RRTK gia tăng (Gorton và Winton, 2014). Khu vưc Châu Á co
nghiên cứ u (Abdullah và Khan, 2012) cho thấy lơi
nhuân
ngân hàng càng gia tă ng,
RRTK càng thấp vì ngân hàng có thể dựa vào lợi thế nhờ quy mô . Tiếp cân mối quan
hê ̣giữa thanh khoản và cấu trúc vốn ngân hàng , (Lei và Song, 2013) cho thấy cấu trúc vốn của các ngân hàng nội có mối tương quan dương với rủi ro thanh khoản , mối quan hệ này chưa rõ đối với trường hợp các ngân hàng ngoại. Vốn ngân hàng tác động đến thanh khoản thông qua hai tác động riêng biệt: "cấu trúc mong manh tài chính" và "cấu
trúc lấn át tiền gửi". Tác động của "Cấu trúc mong manh tài chính" đươc đặc trưng bởi
vốn thấp hơn, ngân hàng có xu hướng gia tăng dự trữ thanh khoản, rủi ro thanh khoản thấp (Diamond và Rajan, 2001) trong khi tỷ lệ vốn cao hơn có thể lấn át tiền gửi và do đó làm giảm việc tạo ra tính thanh khoản, rủi ro thanh khoản gia tăng (Gorton và Winton, 2014).
Tại Việt Nam , đa phần các nghiên cứu về định tính hoặc tiếp cân
góc đô ̣quản
trị RRTK hoăc
nhân
diên
nguyên nhân gây ra RRTK. (Trương Quang Thông, 2013)
nhân
diên
các nguyên nhân gây ra RRTK đối với hê ̣thống NHTM Viêṭ Nam . Kết quả
nghiên cứ u cho thấy RRTK không những phu ̣thuôc vaò cać yêú tố vĩ mô mà còn phu
thuôc
vào các yếu tố đăc
trưng của ngành ngân hàng như quy mô tổng tài sản , dự trư
thanh khoản, thanh khoản trên thi ̣trường liên ngân hàng. Nghiên cứu mối quan hệ giữa RRTK và rủi ro tín dụng, Võ Xuân Vinh (1/2017) dựa trên mô hình tự hồi quy dạng vector (VAR) cho thấy không tồn tại mối quan hệ giữa RRTK và rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, biến trễ của RRTK và rủi ro tín dụng lại ảnh hưởng đến
chính rủi ro đó ở hiện tại. Theo tác giả quan sát, đây có lẽ là 2 nghiên cứ u thưc
nghiêm
của Việt Nam về RRTK, tuy nhiên tác giả chưa khai thác hết các biến quan troṇ g tác
đôṇ g đến RRTK trong mô hình lý thuyết và chưa giải quyết vấn đề nôi sinh gây ra bởi
đô ̣trễ của biến phu ̣thuôc̣ , điều này có thể gây sai lêc̣ h trong kết quả nghiên cứ u.
Tóm lại, các nghiên cứu trên thế giới đã phân tích cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn về các yếu tố ảnh hưởng RRTK trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các nghiên cứu (Giannotti và cộng sự, 2010; Van den End, 2010; Angora và Roulet, 2011; Cucinelli, 2013) cho thấy RRTK có thể được đo lường bằng phương pháp tiếp cận các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động theo quy điṇ h của Basel 3 bao gồm: tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản (LCR) và tỷ lệ tài trợ (NSER) hay tiếp cận theo phương pháp các chỉ