Đào tạo công nhân kỹ thuật theo yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá - 2


định quan điểm của Đảng ta coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, coi giải quyết việc làm là chính sách xã hội cơ bản nhằm nâng cao đời sống người lao động, phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên vẫn còn ít những công trình khoa học nghiên cứu tập trung, có tính chất hệ thống lĩnh vực đào tạo công nhân kỹ thuật với tư cách là một kênh phát triển nguồn nhân lực ở nước ta, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế đang biến đổi rất nhanh hiện nay.

3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

* Mục đích

Trên cơ sở phân tích thực trạng đào tạo công nhân kỹ thuật trong việc phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay, luận văn cố gắng đề xuất một số định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả và chất lượng của hệ thống đào tạo công nhân kỹ thuật ở nước ta theo yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá

* Nhiệm vụ

- Làm rõ vai trò của đào tạo công nhân kỹ thuật trong phát triển nguồn nhân lực ở các nước đang phát triển đặc biệt là trong điều kiện nước ta hiện nay.

- Làm rõ thực trạng của đào tạo công nhân kỹ thuật ở nước ta trong những năm gần đây.

- Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật ở nước ta trong thời gian tới.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

* Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở những nguyên lý của Kinh tế chính trị, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con

Đào tạo công nhân kỹ thuật theo yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá - 2


người; các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, các luận điểm khoa học của các nhà khoa học về những vấn đề có liên quan đến đề tài của luận văn.

* Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử luận văn chú trọng sử dụng các phương pháp cụ thể như phân tích và tổng hợp, đối chiếu và so sánh, lô-gíc và lịch sử, phương pháp thống kê và hệ thống hoá.

5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Đối tượng nghiên cứu: hoạt động đào tạo công nhân kỹ thuật ở Việt Nam với tư cách là kênh phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước.

* Phạm vi nghiên cứu: trong khuôn khổ đề tài này, tác giả nghiên cứu lĩnh vực đào tạo nghề từ khi đổi mới đến nay.

6. Đóng góp của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy kinh tế chính trị Mác-Lênin về vấn đề nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Kết quả nghiên cứu cũng có thể sử dụng tham khảo cho việc hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta và dành cho những người quan tâm đến đề tài.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương với 8 tiết:

Chương 1: Vai trò của công nhân kỹ thuật đối với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.


Chương 2: Thực trạng đào tạo hệ thống công nhân kỹ thuật trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo công nhân kỹ thuật trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.


Chương 1

VAI TRÕ CỦA ĐÀO TẠO CÔNG NHÂN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ‌


1.1. Tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực đối với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá

1.1.1. Nguồn nhân lực trong tăng trưởng và phát triển kinh tế hiện đại

Mỗi một quá trình lao động sản xuất đều là sự kết hợp của 3 yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Đối tượng lao động và tư liệu lao động là những điều kiện vật chất cần thiết của mọi quá trình lao động. Máy móc thiết bị dù có tinh vi hiện đại đến đâu cũng đều do sức lao động tạo nên và phải thông qua hoạt động tích cực của con người mới phát huy được đầy đủ hiệu quả. Dù cơ sở vật chất của sản xuất có hoàn thiện đến đâu, dù doanh nghiệp có các phương tiện kỹ thuật gì đi nữa thì quá trình sản xuất ở đó cũng chỉ có thể thực hiện với sự hoạt động có mục đích của con người để làm cho những tư liệu vật chất kỹ thuật đó vận hành được. Dựa vào những hoạt động lao động có mục đích của mình con người làm cho các vật thể tự nhiên thích ứng với mình, cải biến tự nhiên để thoả mãn nhu cầu của mình. Nếu con người không sử dụng sức lao động của mình để tác động vào tư liệu lao động và đối tượng lao động thì tư liệu


lao động và đối tượng lao động chỉ là những vật chết. Chính “lao động đã nắm lấy những vật đó, cải tử hoàn sinh cho chúng, biến chúng từ những công dụng mới có về mặt khả năng thành công dụng có hiệu lực hiện thực” [19, tr.274]. Nâng cao trang bị kỹ thuật là một nhân tố cơ bản chủ yếu để tăng năng suất lao động. Nếu không có máy móc thiết bị vật tư thì không thể có năng suất cao, không thể có tư liệu sản xuất mở rộng. Nhưng trang bị kỹ thuật không phải là nhân tố duy nhất hàng đầu để tăng năng suất kể cả khi chúng ta có nhiều những kỹ thuật tiên tiến hiện đại nhất vì khi đó nếu không có con người với trình độ và tính tổ chức cao, phù hợp với yêu cầu của công nghệ, kỹ thuật thì quá trình sản xuát vẫn bị đình trệ. Vì thế: “lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động” [17, tr.38].

Như vậy, người lao động là nhân tố vô cùng quan trọng đối với bất kỳ một đất nước nào muốn phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt là ngày nay, khi mà khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới diễn ra sâu rộng, khi mà chúng ta đang đứng trước thềm của kỷ nguyên phát triển mới của xã hội loài người - chuyển sang nền kinh tế tri thức thì các nhà kinh tế đều khẳng định rằng đầu tư cho con người thông qua các hoạt động giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, các chương trình đảm bảo việc làm và an sinh xã hội... là đầu tư hiệu quả nhất, quyết định khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của một quốc gia.

Như chúng ta đã biết, nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó tri thức đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển kinh tế xã hội loài người. Nền kinh tế tri thức dựa trên những trụ cột chủ yếu là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới... mà ở đó tri thức chiếm một hàm lượng chủ yếu trong giá trị mới của sản phẩm, chiếm tỉ trọng ngày càng lớn hơn trong GDP, là yếu tố quyết định sức mạnh cạnh tranh của mỗi quốc gia. Trong nền kinh tế tri


thức cơ hội cho lao động thiếu kỹ năng ngày càng bị thu hẹp và đòi hỏi về trình độ và kỹ năng của một người lao động bình thường ngày càng cao. Để có được nền kinh tế tri thức cần phải xây dựng được cơ sở hạ tầng vững chắc để phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, đồng thời phải đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo hay chính xác hơn là phải đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực theo nghĩa rộng được hiểu là tổng thể các tiềm năng (lao động) của con người, của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương đã được chuẩn bị ở mức nào đó có khả năng huy động vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (hoặc một vùng, một địa phương cụ thể). Khi tham gia vào các quá trình kinh tế xã hội thì con người đóng vai trò chủ động, sáng tạo và chi phối toàn bộ quá trình đó và hướng nó tới mục tiêu nhất định. Vì vậy mà nguồn nhân lực không chỉ đơn thuần là số lượng lao động đã có và sẽ có mà nó còn phải bao gồm một tổng thể các yếu tố như thể lực, trí lực, kỹ năng làm việc, thái độ, phong cách làm việc.

Nguồn nhân lực theo nghĩa tương đối hẹp được hiểu là nguồn lao động.

Chính vì thấy được vai trò ngày càng tăng của nguồn nhân lực mà trong quá trình phát triển kinh tế hiện đại, nơi mà tri thức chứ không phải tài nguyên thiên nhiên, đất đai hay nguồn vốn nổi lên như là yếu tố dẫn dắt, chi phối hàng đầu đối với quá trình tạo ra của cải mà ở nhiều nước đang định hình một mô hình sản xuất mới: lấy con người làm trung tâm. Mô hình này là bước chuyển lên trình độ văn minh cao hơn, ở đó con người là mục đích chứ không phải là phương tiện của phát triển xã hội. Mô hình sản xuất lấy con người làm trung tâm, coi trọng và đề cao tri thức trở thành triết lý cơ bản của chiến lược phát triển của mọi quốc gia. Như vậy, sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã không


làm giảm đi vai trò của yếu tố con người mà ngược lại, nguồn nhân lực có chất lượng cao về trí tụê và kỹ năng ngày càng trở thành lợi thế quan trọng cho mỗi quốc gia.

Xem xét con người với tư cách là nguồn nhân lực cơ bản của sự phát triển kinh tế xã hội, UNESCO nêu “con người đứng ở trung tâm của sự phát triển là tác nhân và là mục đích của sự phát triển”. Trong học thuyết về tăng trưởng kinh tế của mình nhà kinh tế Mỹ Gregory Mankiw đã đề cập một loại tư bản: vốn nhân lực. Theo ông “Vốn nhân lực là kiến thức, tay nghề mà người lao động tiếp thu được thông qua quá trình giáo dục đào tạo từ thời niên thiếu cho đến khi trưởng thành, cũng như trong quá trình lao động. Vốn nhân lực tương tự như tư bản hiện vật, nó làm tăng lực lượng sản xuất hàng hoá và dịch vụ của chúng ta”. Cũng theo Mankiw “sự đầu tư cho con người trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của từng cá nhân làm nâng cao mức sống của toàn xã hội và nhờ đó tạo khả năng tăng năng suất lao động”. Nhận định này có vai trò rất quan trọng trong vài thập kỷ gần đây. Một số các nước Châu Á có nền kinh tế tăng trưởng nhanh đã áp dụng quan điểm này vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của họ và họ đã đầu tư rất lớn cho giáo dục. Các nước Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapo đã có khả năng đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao để phát triển đất nước và đã làm tăng thu nhập bình quân cao hơn gấp 5 - 6 lần so với các nước Đông Nam Á.

Nghiên cứu nguyên nhân thành công của các nước này các nhà kinh tế đều thống nhất nhận định rằng họ đã đầu tư nguồn nhân lực đủ sức thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước họ.

Ở nước ta, nhận thức vai trò động lực của nguồn nhân lực đối với quá trình phát triển đất nước Đảng đã chỉ đạo “lấy việc phát huy yếu tố con người


làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển rất nhanh và bền vững” [2, tr.9] và nguồn lực con người đựơc coi là nội lực cơ bản nhất cần khai thác và phát huy để tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Tóm lại, bất kỳ một quốc gia nào muốn tăng trưởng, phát triển kinh tế trong thời kỳ hiện nay đều phải quan tâm, đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Chỉ có đầu tư phát triển hiệu quả nguồn nhân lực, đất nước đó mới nhanh chóng thành công.

1.1.2. Vai trò của việc phát triển nguồn nhân lực đối với các nước đang phát triển

* Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đối với các nước đang phát triển

Các nước đang phát triển là những nước có mức thu nhập bình quân đầu người thấp. Hiện nay dân số các nước đang phát triển chiếm đa số dân số thế giới nhưng thu nhập chỉ chiếm 2% thu nhập thế giới. Các nhà kinh tế trên thế giới thường lấy mức thu nhập bình quân đầu người 2.000 USD làm mốc, nếu đạt được mức này sẽ phản ánh được sự biến đổi về chất trong hoạt động kinh tế và đời sống xã hội, phản ánh khả năng giải quyết được những nhu cầu cơ bản của con người. Hiện nay còn trên 100 nước đang phát triển có mức thu nhập dưới

2.000 USD; trong đó gần một nửa có mức thu nhập bình quân dưới 600 USD. Điều này nói lên khả năng hạn chế của các nước đang phát triển trong việc giải quyết những nhu cầu cơ bản của con người về vật chất, văn hoá, giáo dục, y tế.

Các nước đang phát triển còn là những nước có tỷ lệ tích luỹ thấp. Muốn có nguồn vốn tích luỹ cần phải hy sinh tiêu dùng. Nhưng khó khăn là ở chỗ, đối với các nước đang phát triển, nhất là những nước có thu nhập thấp, dân chúng đã gần như chỉ có mức sống tối thiểu, vì vậy việc giảm tiêu dùng là rất khó khăn. Những nước có nền kinh tế tiên tiến thường để dành từ 20-30% thu nhập để tích


luỹ. Trong khi đó ở các nước nông nghiệp chỉ có khả năng tiết kiệm trên, dưới 10% thu nhập. Nhưng phần lớn số tiết kiệm này phải dùng để cung cấp nhà ở, trang thiết bị cần thiết khác cho số dân đang tăng lên. Do vậy càng hạn chế quy mô tiết kiệm cho tích luỹ phát triển kinh tế.

Các nước đang phát triển cũng là những nước có hoạt động kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở sản xuất nhỏ, nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn, kỹ thuật sản xuất thủ công, lạc hậu, xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thô (nông sản và khoáng sản), năng suất lao đông thấp do thiếu vốn và yếu tố công nghệ kỹ thuật hiện đại. Lịch sử phát triển kinh tế thế giới cho thấy rằng, nền kinh tế không thể chuyển động đi lên nếu không có công nghiệp phát triển. Các nền kinh tế đạt được mức độ tăng trưởng kinh tế cao đều có nguồn gốc từ mức độ tăng của ngành công nghiệp. Trải qua giai đoạn phát triển công nghiệp thay thế nhập khẩu, các nước đang phát triển tuy đã có được những ngành công nghiệp mới, nhưng phần lớn vẫn là những ngành sản xuất với kỹ thuật cổ truyền, trình độ kỹ thuật thấp. Trong khi các nước có nền kinh tế phát triển đã đạt tới trình độ công nghệ tiên tiến với kỹ thuật sản xuất hiện đại, trình độ quản lý thành thạo, vượt xa trình độ công nghệ của các nước đang phát triển từ 3-6 thập kỷ. Khoảng cách công nghệ quá lớn cũng làm cho các nước đang phát triển khó tận dụng được lợi thế của các nước đi sau do quá trình phân công lao động mới đưa lại.

Các nước đang phát triển còn phải đối đầu với một thách thức nữa trong quá trình phát triển. Đó là áp lực về dân số và việc làm. Dân số những nước đang phát triển vốn đã đông, sự bùng nổ về dân số ở những quốc gia này tạo ra một hạn chế lớn cho phát triển kinh tế. Tỷ lệ gia tăng dân số thường ở mức cao hơn tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đã làm cho mức sống của nhân dân ngày càng giảm. Thu nhập giảm tất yếu dẫn đến giảm sức mua và tỷ lệ tiết kiệm, sự mất cân đối

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 23/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí