thuật cao có đủ khả năng cạnh tranh với khu vực và quốc tế, hơn nữa là có khả năng đi ngay vào nền kinh tế tri thức. Chúng ta phải quan tâm đến hai chỉ tiêu quan trọng của phát triển kinh tế tri thức đó là tỉ lệ phần trăm công nhân tri thức trong tổng lực lượng lao động và tỉ lệ phần trăm GDP từ các ngành kinh tế tri thức. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải tập trung nguồn lực để đào tạo công nhân kỹ thuật trình độ cao cho các ngành kinh tế quốc dân mũi nhọn, các khu công nghiệp, khu công nghệ cao… nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, tự động hoá và công nghệ vật liệu mới.
Nằm trong bối cảnh chung đó, đội ngũ công nhân công nghiệp của chúng ta cũng chịu sự tác động và có những thay đổi thay đáng kể. Những đổi thay của giai cấp công nhân Việt Nam trước hết gắn với sự phát triển của các ngành công nghiệp của đất nước. Thực trạng trên cho chúng ta hình dung rõ nét hơn sự biến đổi của đội ngũ công nhân trong gần 20 năm qua và cũng thấy được tầm quan trọng của việc phải xây dựng được đội ngũ công nhân lớn mạnh vì nước ta phải thực hiện đồng thời hai quá trình từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp và từ kinh tế công nghiệp lên kinh tế tri thức, chúng ta không thể chờ công nghiệp hoá rồi mới lên kinh tế tri thức, hai quá trình này lồng ghép làm một đó là công nghiệp hoá dựa vào tri thức vì hiện nay toàn cầu hoá, hội nhập khu vực và quốc tế đang là xu thế tất yếu khách quan và nhu cầu cấp bách đối với mỗi quốc gia, nhất là đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong xu thế đó, sự cạnh tranh càng quyết liệt hơn, gay gắt hơn. Trong lĩnh vực kinh tế, lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về quốc gia nào có nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chính là chìa khoá để phát triển kinh tế. Nguồn nhân lực nói chung, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ có chất lượng cao nói riêng đang thực sự trở thành yếu tố cơ bản trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế và
phát triển bền vững của đất nước, tạo sức cạnh tranh trên thị trường lao động trong nước, khu vực và quốc tế. Phát triển đội ngũ công nhân kỹ thuật được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm trong phát triển nền giáo dục như là quốc sách hàng đầu. Chủ trương quan điểm của Đảng về đào tạo công nhân kỹ thuật ngay khi giành được chính quyền và không ngừng đổi mới, hoàn thiện qua các thời kỳ. Nổi bật nhất là Đại hội VIII của Đảng đánh dấu mốc quan trọng trong đổi mới tư duy về phát triển và đào tạo lao động kỹ thuật trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đó là thời kỳ đòi hỏi phải phát triển và đào tạo công nhân kỹ thuật nhất là công nhân kỹ thuật trình độ cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
Vì vậy, chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 đã cụ thể hoá mục tiêu phát triển đối với đào tạo nghề trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá là: đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng dạy nghề gắn với nâng cao ý thức kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện đại. Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng, với việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực nông thôn, các ngành kinh tế mũi nhọn và xuất khẩu lao động, hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, trong đó chú trọng phát triển đào tạo nghề ngắn hạn và đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên và nhân viên nghiệp vụ có trình độ cao.
Nằm trong bối cảnh chung đó, đội ngũ công nhân công nghiệp của chúng ta cũng chịu sự tác động và có những thay đổi thay đáng kể. Những đổi thay của giai cấp công nhân Việt Nam trước hết gắn với sự phát triển của các ngành công nghiệp của đất nước. Thực trạng trên cho chúng ta hình dung rõ nét hơn sự biến đổi của đội ngũ công nhân trong hơn gần 20 năm qua và cũng thấy được tầm
quan trọng của việc phải xây dựng được đội ngũ công nhân lớn mạnh vì nước ta phải thực hiện đồng thời hai quá trình từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp và từ kinh tế công nghiệp lên kinh tế tri thức. Chúng ta không thể chờ công nghiệp hoá rồi mới tiến lên kinh tế tri thức. Hai quá trình này phải lồng ghép làm một đó là công nghiệp hoá dựa vào tri thức vì hiện nay toàn cầu hoá, hội nhập khu vực và quốc tế đang là xu thế tất yếu khách quan và nhu cầu cấp bách đối với mỗi quốc gia, nhất là đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong xu thế đó, sự cạnh tranh càng quyết liệt hơn, gay gắt hơn. Trong lĩnh vực kinh tế, lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về quốc gia nào có nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chính là chìa khoá để phát triển kinh tế. Nguồn nhân lực nói chung, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ có chất lượng cao nói riêng đang thực sự trở thành yếu tố cơ bản trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của đất nước, tạo sức cạnh tranh cho hàng hoá Việt Nam trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế.
Vì vậy, chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 đã cụ thể hoá mục tiêu phát triển đối với đào tạo nghề trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá là: đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng dạy nghề gắn với nâng cao ý thức kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện đại. Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng, với việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực nông thôn, các ngành kinh tế mũi nhọn và xuất khẩu lao động, hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, trong đó chú trọng phát triển đào tạo nghề ngắn hạn và đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên và nhân viên nghiệp vụ có trình độ cao.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Đào Tạo Nghề Chia Theo Vùng Lãnh Thổ, Khu Vực Kinh
- Đánh Giá Chung Về Hệ Thống Đào Tạo Công Nhân Kỹ Thuật Ở Việt Nam
- Bối Cảnh Mới Của Nền Kinh Tế Việt Nam Và Những Yêu Cầu Đặt Ra Đối Với Hoạt Động Đào Tạo Công Nhân Kỹ Thuật
- Đào tạo công nhân kỹ thuật theo yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá - 14
- Đào tạo công nhân kỹ thuật theo yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá - 15
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
3.2.Định hướng để phát triển đào tạo công nhân kỹ thuật
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề, cần phải định hướng để hoạt động này thực sự góp phần phục vụ các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội nhằm phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng việc làm mới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động và nguyện vọng học tập suốt đời của người lao động, tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lường dạy nghề theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nm, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của từng vùng, từng địa phương. 10 năm tới dạy nghề phải được đổi mới cơ bản và toàn diện để có đủ năng lực đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu chất lượng, yêu cầu số lượng lao động kỹ thuật của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và xuất khẩu lao động theo cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đáp ứng nhu cầu học nghề để tìm việc làm và tự tạo việc làm của người lao động. Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề theo hướng hình thành các trường trọng điểm, phân bố hợp lý góp phần thực hiện sự liên thông đáp ứng yêu cầu phân luồng của hệ thống giáo dục quốc dân. Cơ cở đào tạo ngoài công lập cần phải được phát triển mạnh để có thể góp phần thoả mãn nhu cầu học nghề ngày càng tăng của xã hội.
Phải thực sự coi phát triển giáo dục đào tạo trong đó có đào tạo nghề là quốc sách hàng đầu. Đào tạo nghề có nhiệm vụ cung cấp phần lớn công nhân kỹ thuật cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, góp phần phát triển đội ngũ công nhân cho nên nếu không phát triển đào tạo nghề sẽ không thể thực hiện được tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Phải thấy rằng đào tạo nghề là sự nghiệp của toàn xã hội. Đầu tư cho đào tạo nghề là đầu tư cho phát triển bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế xã hội trực tiếp. Đào tạo nghề đòi hỏi sự đầu tư lớn vì thế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư trang bị cơ sở vật
chất ban đầu cho các cơ sở đào tạo nghề, đặc biệt là những ngành kinh tế mũi nhọn, những ngành trọng yếu của nền kinh tế quốc dân, cho xuất khẩu lao động và cho những vùng khó khăn đồng thời tạo điều kiện và môi trường để mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia phát triển đào tạo nghề, đặc biệt là những ngành nghề phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Mở rộng quy mô đào tạo phải đi đôi với nâng cao chất lượng đào tạo. Phát triển đồng thời đào tạo nghề mũi nhọn và đào tạo đại trà, song đặt trọng tâm vào đào tạo mũi nhọn, nhằm vừa đáp ứng nhu cầu công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ trình độ cao của các khu công nghiệp, khu chế xuất và xuất khẩu lao động. Gắn đào tạo với sản xuất, đặc biệt là sản xuất công nghiệp. Đào tạo nghề phải xuất phát từ yêu cầu của sản xuất, vì sản xuất và thuộc về sản xuất. Phát triển và đào tạo nghề trên cơ sở liên thông, mềm dẻo và linh hoạt. Liên thông giữa các cấp trình độ đào tạo bán lành nghề, lành nghề, lành nghề trình độ cao ngay trong hệ thống dạy nghề và liên thông giữa các cấp trình độ trong hệ thống đào tạo nhân lực, điều kiện, con đường phấn đấu vươn lên của người học nghề. Chỉ có đào tạo và bồi dưỡng nhân lực kỹ thuật với chất lượng cao mới có thể hội nhập trong bối cảnh trong nước và quốc tế, mới đáp ứng được những thách thức về trình độ tay nghề trong nền đại công nghiệp hiện nay. Hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành với ba cấp trình độ, liên thông giữa các trình độ đào tạo. Chú trọng đào tạo trình độ lành nghề kỹ thuật cao. Chúng ta phải làm thế nào để quy mô đào tạo ngày càng tăng, đồng thời hết sức coi trọng chất lượng đào tạo làm cho người công nhân có kỹ năng, kỹ xảo, trình độ tay nghề thực sự vững vàng, xây dựng hệ thống trường chất lượng cao để dần dần tiếp cận được với trình độ đào tạo khu vực và quốc tế.
Cần tuyên truyền để mọi người trong xã hội thấy được đào tạo nghề là nhiệm vụ của tất cả mọi người, mọi người có ý thức về giáo dục nghề nghiệp.
Tiếp tục mở rộng và thực hiện có hiệu quả xã hội hoá, thu hút mọi nguồn lực trong nước và đầu tư hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực của hệ thống đào tạo, đa dạng hoá các loại hình cơ sở và phương thức dạy nghề.
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo công nhân kỹ
thuật
Để đạt được mục tiêu nói trên và đáp ứng nhu cầu lao động qua đào tạo
nghề (về số lượng, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ, cơ cấu vùng) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi công tác đào tạo nghề phải có sự đổi mới và phát triển. Dưới đây là một số những giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác dạy nghề ở Việt Nam.
Thứ nhất là hoàn thiện các trình độ đào tạo trong hệ thống dạy nghề:
Chúng ta có thể thấy rằng hệ thống dạy nghề Việt Nam hiện nay chủ yếu là đào tạo lao động ở cấp độ bán lành nghề và lành nghề còn đào tạo lao động ở trình độ cao là rất ít đã chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động nước ta théo yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Vì thế để hệ thông đào tạo nghề dần đáp ứng được nhu cầu này thì phải tiến hành hoàn thiện cơ cấu của hệ thống dạy nghề theo 3 cấp trình độ:
- Cấp I: (Bán lành nghề - đào tạo ngắn hạn) tổ chức, đào tạo cấp trình độ này nhằm cung cấp lao động cho nhu cầu phát triển ngành nghề giản đơn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chuyển dịch cơ cấu lao động tại chỗ, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế gia đình và tăng cơ hội có việc làm cho người lao động. Tuy nhiên tỷ trọng lao động được đào tạo ở cấp trình độ này sẽ phải được giảm dần trong kế hoạch đào tạo song vẫn chiếm phần lớn số lao động được đào tạo hàng năm.
- Cấp II: (lành nghề - đào tạo dài hạn) ở cấp trình độ này lao động được đào tạo chủ yếu để phục vụ nhu cầu sử dụng của các khu công nghiệp, khu chế xuất, những dây chuyền sản xuất sử dụng công nghệ cao, phục vụ nhu cầu xuất khẩu lao động và chuyên gia. Người lao động đủ năng lực hành nghề để thực hiện những nhiệm vụ và kỹ năng nghề trong phạm vi rộng đáng kể, có thể thực hiện được một số công việc và kỹ năng nghề phức tạp, không theo thông lệ với yêu cầu trách nhiệm của cá nhân người lao động, khả năng hợp tác với đồng nghiệp và làm việc theo tổ, nhóm.
- Cấp III: (lành nghề trình độ cao - đào tạo kỹ sư thực hành, kỹ thuật viên cao đẳng, thợ cả) vì theo yêu cầu phát triển của công nghệ sản xuất, theo xu thế của quốc tế, để hội nhập và cạnh tranh trên thị trường lao động trong và ngoài nước, trong một số lĩnh vực đòi hỏi người lao động phải có trình độ tay nghề cao cùng với trình độ chuyên môn kỹ thuật ở các bậc trung cấp và cao đẳng. Vì vậy hệ thống đào tạo nghề cần sớm tổ chức đào tạo ở cấp trình độ này lao động được đào tạo ở cấp trình độ này có khả năng vận hành các thiết bị tiên tiến, hiện đại và có năng lực xử lý theo tình huống của sản xuất.
Nếu tổ chức đào tạo một cách hợp lý cả 3 cấp độ, chúng ta có thể thu hút hết nguồn lao động nhàn rỗi, hướng nghiệp cho học sinh phổ thông nhằm tận dụng hết nguồn nhân lực Việt Nam vào phát triển kinh tế xã hội đất nước có thể đáp ứng được lực lượng sản xuất phát triển không đều ở nước ta hiện nay.
Thứ hai là phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề:
Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển theo hướng xã hội hoá, đa dạng hoá, linh hoạt, năng động, thiết thực, thích ứng với cơ chế thị trường và bao gồm các cơ sở đào tạo công lập và ngoài công lập, ngắn hạn và dài hạn. Mạng lưới cơ sở đào tạo nghề không chỉ đảm bảo tính hợp lý về quy mô đào tạo, ngành nghề đào
tạo, trình độ đào tạo mà còn phải đáp ứng nhu cầu đào tạo theo vùng, phát triển với một tốc độ và quy mô hợp lý nhằm thực hiện mục tiêu phân luồng sau Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, đáp ứng nhu cầu đào tạo và đào tạo lại của người lao động.
Từng bước xây dựng và hoàn thiện những trường hiện có theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá để tăng năng lực, chất lượng và hiệu quả đào tạo; tập trung đầu tư để nâng cấp và phát triển các trường dạy nghề chất lượng cao, các trường dạy nghề trình độ cao ở các vùng kinh tế trọng điểm và các khu công nghiệp tập trung. Sắp xếp và điều chỉnh mạng lưới trường dạy nghề phù hợp với nhu cầu chuyển đổi cơ cấu lao động theo ngành nghề và theo vùng miền; thành lập các trường dạy nghề mới ở các tỉnh chưa có trường dạy nghề, ở các vùng kinh tế động lực, các khu công nghiệp, khu chế xuất, ở các ngành, địa phương, ở các doanh nghiệp có nhu cầu lớn về lao động qua đào tạo nghề; hình thành các trường dạy nghề ở Tây bắc, tây nguyên..., phát triển cơ sở dạy nghề tại các doanh nghiệp, các cơ sở ngoài công lập và các cơ sở có vốn đầu tư của nước ngoài. Đến 2005 phấn đấu mỗi tỉnh có ít nhất 1 trường dạy nghề và đến năm 2010 mỗi huyện có ít nhất 1 trung tâm dạy nghề, một số quận huyện có trường dạy nghề. Tập trung đầu tư để vào năm 2005 có 25 trường chất lượng cao và vào 2010 có 40 trường chất lượng cao.
- Đối với các trường dạy nghề phải từng bước xây dựng và hoàn thiện những trường hiện có theo hướng chuẩn hoá và hiện đại hoá để tăng năng lực, chất lượng và hiệu quả đào tạo. Nâng cấp một số trường dạy nghề thành trường cao đẳng nghề và trung cấp nghề ở các vùng kinh tế động lực. Thành lập các trường mới ở các tỉnh chưa có trường, ở các vùng kinh tế động lực, các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp có nhu cầu lớn về lao động công nhân kỹ thuật; hình thành các trường đa ngành nghề ở các vùng Đồng bằng sông Cửu