Đào tạo, bồi dưỡng công chức làm công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 9

gia BD về ngoại ngữ, tin học để đáp ứng tiêu chuẩn CC do nhà nước quy định và đáp ứng yêu cầu công việc trong bối cảnh mới.

Chất lượng ĐTBD CC TĐKT có chuyển biến tích cực trên nhiều mặt. Các cơ sở ĐTBD chú trọng nâng cao chất lượng ĐTBD với chương trình, tài liệu ĐTBD được biên soạn công phu, phù hợp với mục tiêu, đối tượng ĐTBD. Giảng viên giảng dạy các khóa ĐTBD có trình độ chuyên môn, phương pháp và kinh nghiệm giảng dạy, đảm bảo truyền đạt đến người học nhiều kiến thức hữu ích. Với các chương trình BD, tập huấn do Ban TĐKT Trung ương, Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk tổ chức, chất lượng tài liệu, giảng viên, báo cáo viên tham gia giảng dạy ngày càng được quan tâm. Đảm bảo, giảng viên, báo cáo viên giảng dạy có kiến thức chuyên sâu, có kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về TĐKT, giúp CC nắm chắc hơn về công tác TĐKT.

Công tác tổ chức các khóa ĐTBD đối với CC TĐKT ngày càng đảm bảo quy trình và chuyên nghiệp hơn. Từ khâu xác định nhu cầu ĐTBD cho đến khâu tổng kết, đánh giá hoạt động ĐTBD đều đã có nhiều chuyển biến tích cực so với trước đây. Các cơ quan quản lý, sử dụng CC TĐKT đã quan tâm hơn đến hoạt động xác định nhu cầu ĐTBD. Thông qua thông báo, đăng ký để nắm bắt nhu cầu ĐTBD của CC. Trên cơ sở nhu cầu của CC, quy định tiêu chuẩn CC, thực trạng hiệu quả hoạt động của tổ chức để cử hoặc cho phép CC tham gia các khóa ĐTBD. Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã chủ động phối hợp với Học viện Hành chính Quốc gia để BD kiến thức quản lý nhà nước cho CC của các ngành, các cấp, trong đó có CC TĐKT, phối hợp với Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk trong ĐTBD về lý luận chính trị; phối hợp với Ban TĐKT Trung ương để tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ TĐKT. Với các chương trình đào tạo thạc sĩ, đại học, trung cấp lý luận chính trị, BD kiến thức quản lý nhà nước, nội dung chương trình ĐTBD không phải do các cơ sở ĐTBD chịu trách nhiệm theo quy định.

Đối với các chương trình tập huấn do Ban TĐKT Trung ương hoặc Ban TĐKT tỉnh Đắk Lắk chủ trì tổ chức, Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ chịu trách nhiệm về nội dung chương trình. Những khóa BD này cung cấp kịp thời thông tin cập nhật cho học viên. Nội dung chương trình được soạn thảo ngắn gọn, xúc tích, học viên dễ nắm bắt và ứng dụng. Thời gian các lớp chỉ kéo dài từ 3 đến 5 ngày, thậm chí có lớp chỉ 02 ngày.

Hình thức ĐTBD ngày càng đa dạng. Là những người đi làm tham gia ĐTBD, nói cách khác CC là những người lớn đi học nên các cơ sở ĐTBD đã ngày càng đa dạng hóa các hình thức ĐTBD để thuận lợi cho CC tham gia học tập. Đào tạo chính quy, vừa học vừa làm, đào tạo từ xa với các cấp học khác nhau, từ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Các hình thức BD cũng đa dạng, BD tập trung, không tập trung, BD theo ngạch, theo vị trí việc làm. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho CC lựa chọn các hình thức tham gia sao cho phù hợp với bản thân CC.

Những kết quả đạt được trong công tác ĐTBD CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có đóng góp tích cực vào công tác ĐTBD nguồn nhân lực của ngành nội vụ và của địa phương trên các mặt: lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, quản lý hành chính, pháp luật, ngoại ngữ, tin học để đội ngũ CC này tăng khả năng thích ứng với cơ chế mới, đáp ứng được sự vận động đi lên của đất nước cũng như yêu cầu tình hình và nhiệm vụ mới trong lĩnh vực TĐKT.

Có được những thành quả lớn trong công tác ĐTBD CC TĐKT là do nhiều yếu tố:

Các cơ quan quản lý, sử dụng CC và chính bản thân CC TĐKT tỉnh Đắk Lắk ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác ĐTBD. Sự quan trọng đó được thể hiện ở chỗ họ không chỉ dừng lại ở việc tham gia các chương trình BD bắt buộc do Nhà nước quy định mà còn bày tỏ mong muốn được tham gia BD những kiến thức, kỹ năng cần thiết khác, phù hợp với yêu cầu công việc công tác TĐKT. Nhờ đó, hoạt động ĐTBD CC những thuận lợi nhất định.

Tuy chất lượng chưa được như mong muốn nhưng công tác kế hoạch hóa ĐTBD của tỉnh và các cơ quan quản lý, sử dụng CC TĐKT, nhất là việc lập và thực hiện kế hoạch ĐTBD hàng năm được tiến hành một cách thường xuyên. Việc phân công, phân nhiệm giữa các đơn vị có liên quan cũng như sự phối hợp và liên kết trong ĐTBD giữa chính quyền địa phương với Bộ Nội vụ, với các cơ sở ĐTBD ngày càng được coi trọng.

Sự mở rộng phạm vi hoạt động của các cơ sở ĐTBD trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ĐTBD CC của địa phương. Với vai trò là thủ phủ của khu vực Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột ngày càng có nhiều cơ sở ĐTBD đặt trụ sở và triển khai các hoạt động ĐTBD cho đội ngũ CBCC. Đặc biệt, giai đoạn 2015 - 2020, nhờ sự thuận tiện hơn về giao thông, hệ thống hạ tầng ngày càng hiện đại, nhiều cơ sở ĐTBD đã tiến hành các hoạt động ĐTBD trên địa bàn tỉnh. Ngoài Trường Chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị ở các huyện, tại Buôn Ma Thuột còn có các cơ sở ĐTBD uy tín khác như Học viện Hành chính Quốc gia (Phân viện Tây Nguyên), Phân hiệu trường Đại học Luật Hà Nội tại Đắk Lắk, Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên. Ngoài ra, còn các cơ sở ĐTBD khác như Đại học Nội vụ Hà Nội, một số trường của Bộ tiến hành ĐTBD trên địa bàn tỉnh. Các cơ sở ĐTBD mở lớp tại địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho CC tham gia ĐTBD, giúp họ tiết kiệm thời gian và chi phí ĐTBD.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho CC TĐKT tham gia ĐTBD. Một số cơ sở ĐTBD mở các lớp học trực tuyến, các khóa ĐTBD từ xa, tạo điều kiện thuận lợi cho CC ở các địa phương tham gia ĐTBD. Đồng thời, công nghệ thông tin cũng giúp CC dễ dàng hơn trong việc trao đổi với giảng viên, tự nghiên cứu trong quá trình học tập.

Được sự quan tâm của Bộ Nội vụ trong hoạt động ĐTBD. Bộ có chủ trương nâng cao chất lượng đội ngũ CC ngành nội vụ nhằm đáp ứng yêu cầu

Đào tạo, bồi dưỡng công chức làm công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 9

công việc trong giai đoạn mới. Do đó, trong giai đoạn 2015 – 2020, Bộ Nội vụ đã thường xuyên chỉ đạo chính quyền các cấp cần quan tâm kiện toàn nhân sự ngành nội vụ, trong đó có CC làm công tác TĐKT trên cả phương diện số lượng và chất lượng. Do đó, chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã tích cực khuyến khích, tạo điều kiện cho CC tham gia ĐTBD.

Nguồn ngân sách đầu tư cho ĐTBD được quan tâm hơn. Các cơ quan quản lý, sử dụng CC đã chủ động cân đối, bố trí, sử dụng nguồn kinh phí được phân bổ cũng như nguồn kinh phí tài trợ của các tổ chức trong việc thực hiện ĐTBD CC TĐKT.

2.3.2. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động ĐTBD CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vẫn còn một số hạn chế. Trong đó, có thể thấy rõ hạn chế ở những khía cạnh sau:

Hạn chế lớn nhất là chất lượng các khóa ĐTBD CC TĐKT chưa cao. Chất lượng ĐTBD phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Kết quả khảo sát ý kiến phản hồi của người học về đội ngũ giảng viên, tài liệu BD, học viên cũng như hệ thống cơ sở vật chất cho thấy về cơ bản, đội ngũ giảng viên tham gia các khóa ĐTBD được người học đánh giá tương đối tốt, tuy nhiên ở một vài khía cạnh giảng viên vẫn bị người học đánh giá thấp; tài liệu ĐTBD được sửa đổi, bổ sung, biên soạn theo đúng quy trình song vẫn chưa được người học đánh giá cao; ý thức học tập của CC đóng vai trò quan trọng để đảm bảo chất lượng ĐTBD, tuy nhiên trên thực tế nhiều CC chưa tuân thủ nghiêm túc quy chế, kỷ luật học tập, chưa chủ động trong học tập. Điều này tác động làm giảm chất lượng ĐTBD CC TĐKT.

Hai là, các chương trình BD chuyên môn, nghiệp vụ TĐKT chưa được tổ chức thường xuyên. Giai đoạn 2015 - 2020, chỉ có 02 lớp BD nghiệp vụ TĐKT cho đội ngũ CC TĐKT ở cấp huyện và cấp xã. Ở trên đã phân tích đặc điểm của CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chủ yếu là kiêm nhiệm. Muốn

CC làm tốt công tác TĐKT thì phải tạo điều kiện để họ trang bị đủ kiến thức, kỹ năng liên quan đến TĐKT. Và ĐTBD là một trong những giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, các chương trình BD chuyên môn, nghiệp vụ về TĐKT lại không được thường xuyên tổ chức. Trong 5 năm, chỉ tổ chức được hai đợt BD (năm 2017 và 2019) cho CC TĐKT ở huyện và xã. CC TĐKT chuyên trách ở cấp tỉnh cần thường xuyên cập nhật kiến thức, trang bị kỹ năng để đảm bảo thực hiện tốt công việc được giao, nhưng trong 5 năm cũng chỉ 02 lần tham gia chương trình tập huấn do Ban TĐKT Trung ương tổ chức.

Ba là, các chương trình BD đối với CC TĐKT trên địa bàn tỉnh chưa thực sự đa dạng. Các lớp BD mà CC TĐKT tham gia chủ yếu là các chương trình BD theo ngạch, một số CC tham gia chương trình BD theo chức danh lãnh đạo, đa số CC đều tham gia chương trình tập huấn, BD về TĐKT. Các chương trình BD chuyên sâu về kiến thức, kỹ năng cho CC, đặc biệt là các kỹ năng mềm rất cần thiết đối với CC trong giai đoạn hiện nay. Với những CC TĐKT chủ yếu là kiêm nhiệm lại càng cần thiết. Tuy nhiên, các chương trình BD này còn khiêm tốn, ít được tổ chức.

Bốn là, tính kế hoạch của công tác ĐTBD còn hạn chế, chưa có kế hoạch ĐTBD dài hạn. Việc lập kế hoạch ĐTBD còn nặng về phương pháp truyền thống, hơn nữa còn khá lệ thuộc vào nguồn kinh phí do cơ quan cấp trên cấp. Bởi vậy, nhìn chung kế hoạch này còn mang tính thụ động, giải pháp tình thế. Kế hoạch phải điều chỉnh lại nhiều lần trong năm cho phù hợp, dẫn đến việc triển khai thực hiện còn bị ảnh hưởng. Hiện tượng tổ chức dồn dập các lớp ĐTBD vào cuối năm vẫn còn khá phổ biến, điều này ảnh hưởng đến kết quả học tập của CC do cuối năm CC bận nhiều việc, không chuyên tâm học tập.

Năm là, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa ĐTBD với việc sử dụng, đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm CC. Hoạt động ĐTBD CC TĐKT gần như độc lập với việc sử dụng, đánh giá CC, chỉ gắn một phần với hoạt động quy hoạch, bổ

nhiệm. Các hoạt động độc lập với nhau dẫn đến tình trạng CC thiếu trách nhiệm, thiếu động lực khi tham gia các khóa ĐTBD.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Chất lượng ĐTBD CC TĐKT chưa đạt được như mục tiêu đặt ra, CC tham gia các khóa ĐTBD nhưng vẫn chưa thực hiện tốt công tác TĐKT do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản nhất là do ĐTBD chưa chú trọng trang bị những kiến thức, kỹ năng mà CC TĐKT còn thiếu hụt. ĐTBD phải xuất phát từ những hạn chế, thiếu hụt về tri thức, kỹ năng của đội ngũ CC TĐKT; từ nhu cầu của nguồn lực để xây dựng nội dung, chương trình và lựa chọn phương pháp ĐTBD cho phù hợp. Phải quán triệt quan điểm lấy người học làm trung tâm trong công tác ĐTBD. CC TĐKT phải có kiến thức xã hội, am hiểu lịch sử và có nhận thức tốt tiếp cận thông tin mới, nhanh nhạy nắm bắt chủ trương chính sách mới của Đảng và nhà nước về TĐKT, có kỹ năng tham mưu và tổ chức các hoạt động TĐKT. Nói cách khác, CC TĐKT phải có năng lực phù hợp để đảm nhận thực hiện có hiệu quả công tác TĐKT. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu về tham mưu cho cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp về các chủ trương giải pháp trong chỉ đạo và tổ chức phong trào TĐKT. Tuy nhiên, Trong giai đoạn 2015 - 2020, mặc dù tham gia nhiều chương trình ĐTBD, từ thạc sĩ, lý luận chính trị, BD theo ngạch, BD tin học, ngoại ngữ nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Chất lượng, hiệu quả công tác TĐKT vẫn còn nhiều hạn chế.

Hai là, hoạt động ĐTBD CC TĐKT chưa đảm bảo đúng quy trình. Các bước được tiến hành tuần tự là một trong những cơ sở quan trọng để đảm bảo chất lượng ĐTBD. Quy trình ĐTBD là hệ thống các bước, các nhiệm vụ cần thiết được thực hiện có trật tự trong quá trình ĐTBD. Ở chương 1, đề tài đã chỉ ra các bước cơ bản trong ĐTBD CC TĐKT bao gồm xác định nhu cầu ĐTBD, lập kế hoạch ĐTBD, thực hiện kế hoạch ĐTBD, đánh giá hoạt động ĐTBD. Các bước tiếp theo sẽ được tiến hành đúng đắn khi xác định đúng ngay từ bước

đầu. Điều này có nghĩa là nếu không xác định đúng nhu cầu ĐTBD thì các bước tiếp theo sẽ được thực hiện trên cái nền không chính xác, khó có thể nói đến tính chất lượng hay hiệu quả.

Trên cơ sở khảo sát xã hội học đối với CC tham gia các khóa ĐTBD và các cơ quan quản lý, sử dụng CC TĐKT, có thể thấy, một số bước của quy trình ĐTBD chưa được thực hiện tốt. Có thể thấy về cơ bản quy trình ĐTBD CC TĐKT tỉnh Đắk Lắk được đảm bảo thực hiện. Tuy nhiên, một số bước chưa được đánh giá cao. Xác định nhu cầu ĐTBD là cơ sở để tiến hành các hoạt động tiếp theo, nhưng chưa được CC và cả các cơ quan quản lý, sử dụng CC đánh giá cao. Có đến 61,7% số người được hỏi cho rằng hoạt động xác định nhu cầu ĐTBD ở mức kém và trung bình; 54,0% số người được hỏi cho rằng việc xác định mục tiêu, nội dung ĐTBD ở mức kém và trung bình. Nhu cầu ĐTBD không được xác định chính xác, vẫn thực hiện một cách hình thức thì các khâu khác như lập kế hoạch, tổ chức triển khai có tốt đến đâu thì cũng khó có thể mang lại chất lượng, hiệu quả. Các khâu khác của quá trình ĐTBD cũng chưa được đánh giá cao, nhất là hoạt động đánh giá sau ĐTBD. Đánh giá sau ĐTBD hiện đang là khâu yếu của hoạt động ĐTBD nói chung. Đối với ĐTBD CC TĐKT, công tác đánh giá sau ĐTBD cũng không được đánh giá cao. 62,2% số người được hỏi cho rằng công tác đánh giá trong quá trình ĐTBD được thực hiện nghiêm túc chỉ đạt ở mức kém và trung bình; 64,6% cho rằng công tác đánh giá sau ĐTBD chỉ đạt ở mức kém và trung bình. Hoạt động lập kế hoạch ĐTBD và triển khai kế hoạch ĐTBD cũng không được đánh giá cao.

Ba là, chất lượng ĐTBD CC TĐKT chưa cao còn do chất lượng các yếu tố chi phối chất lượng ĐTBD còn hạn chế. Chất lượng ĐTBD bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, từ giảng viên, tài liệu chương trình cho đến cơ sở vật chất hay công tác quản lý khóa ĐTBD. Những phân tích ở trên cho thấy đội ngũ giảng viên tham gia ĐTBD CC TĐKT vẫn còn hạn chế về

phương pháp sư phạm, kinh nghiệm thực tiễn, khả năng định hướng nghiên cứu cho học viên; tài liệu ĐTBD vẫn còn nặng về lý thuyết, chưa chú trọng biên soạn theo hướng BD cả kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cho CC; hệ thống cơ sở vật chất còn lạc hậu; công tác quản lý ĐTBD thiếu chuyên nghiệp làm giảm chất lượng ĐTBD.

Bốn là, hệ thống pháp luật quy định về ĐTBD CC TĐKT cũng như các cơ quan quản lý, sử dụng CC chưa thực sự tạo điều kiện cho CC tham gia ĐTBD. Hành lang pháp lý là một điều kiện quan trọng, thúc đẩy CC tích cực tham gia ĐTBD hay không. Trong những năm gần đây, hệ thống pháp luật về ĐTBD CBCC được cải thiện, sửa đổi bổ sung liên tục. Nghị định 101/2017/NĐ-CP về ĐTBD CBCC, viên chức thay thế Nghị định 18/2010/NĐ-CP về ĐTBD CBCC cho thấy nỗ lực của Nhà nước đối với chủ trương ĐTBD CC. Tuy nhiên, hiện nay, Nghị định 101/2017/NĐ-CP cũng đã bộc lộ một số điểm không còn phù hợp với thực tiễn và đang được Bộ Nội vụ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. CC TĐKT làm việc ở lĩnh vực cụ thể và trong các cơ quan cụ thể nên ngoài các quy định pháp lý chung về ĐTBD, CC còn chịu sự tác động của các Luật chuyên ngành như Luật Thi đua khen thưởng năm 2013, các quy định của địa phương về ĐTBD. Các văn bản quy định về hỗ trợ kinh phí cho CC nói chung, CC TĐKT nói riêng chưa tạo điều kiện cho CC tham gia ĐTBD. Đề tài đã tiến hành khảo sát ý kiến của CC TĐKT tham gia ĐTBD và các cơ quan quản lý, sử dụng CC TĐKT ở một số khía cạnh như tính rõ ràng, khoa học của hệ thống pháp luật về ĐTBD CC TĐKT, những quy định pháp luật về hỗ trợ kinh phí cho CC tham gia ĐTBD, sự sẵn sàng của cơ quan quản lý, sử dụng CC trong việc hỗ trợ CC tham gia ĐTBD. Thực trạng hành lang pháp lý liên quan đến ĐTBD CC TĐKT chưa được đánh giá cao. 55,3% số người được hỏi cho rằng hệ thống pháp luật về ĐTBD chưa thực sự rõ ràng và tạo điều kiện cho CC TĐKT tham gia ĐTBD; 58,5% cho rằng các quy định về hỗ trợ kinh phí cho CC tham gia ĐTBD ở mức

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/08/2023