Đối Với Tổ Chức, Đơn Vị Sử Dụng Viên Chức Đánh Giá Là Cơ Sở Để Thực Hiện Công Tác Quản Lý, Sử Dụng Viên Chức:


1.3.3.1. Đối với tổ chức, đơn vị sử dụng viên chức đánh giá là cơ sở để thực hiện công tác quản lý, sử dụng viên chức:

Thứ nhất, đối với tổ chức, đơn vị sử dụng viên chức thì việc đánh giá viên chức nhằm làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và triển vọng phát triển của viên chức, để bố trí công việc cho phù hợp. Đánh giá chính xác, khách quan là cơ sở để phát triển, kế hoạch hoá nguồn nhân lực, giúp hạn chế tình trạng thiếu năng lực cần thiết để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hoặc lãng phí năng lực trong thực thi nhiệm vụ được giao.

Thứ hai, kết quả của đánh giá viên chức và hàng năm được sử dụng làm căn cứ chủ yếu để lập kế hoạch, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực; để bố trí, sử dụng viên chức đúng năng lực sở trường; phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết thôi việc, bổ nhiệm, đề bạt theo qui hoạch và thực hiện chính sách tiền lương, đãi ngộ, khen thưởng viên chức. Đồng thời ưu tiên chú trọng đánh giá tiềm năng viên chức để từ đó phát hiện nhân tài để đào tạo, bồi dưỡng trở thành những nhà lãnh đạo, quản lý.

Thứ ba, là cơ sở đề bạt, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý, định hướng phát triển hoặc có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, để từ đó xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng thông qua kết quả đánh giá thực tế. Là căn cứ khen thưởng hay kỷ luật viên chức, là thước đo chuẩn mực so sánh những thành quả làm việc của mỗi viên chức làm mức chuẩn để thực hiện thi đua khen thưởng một cách công bằng, minh bạch. Kết quả đánh giá đúng sẽ giúp động viên, khuyến khích viên chức nỗ lực học tập, bộc lộ tiềm năng, phát huy tối đa khả năng, sức sáng tạo của viên chức, góp phần cải thiện văn hoá, môi trường làm việc cho cá nhân viên chức cũng như cho cả tập thể đơn vị, kết quả đánh giá sai sẽ gây hậu quả ngược lại.


Thứ tư, tổng hợp để đánh giá kết quả chung của tổ chức từ đó tìm kiếm các biện pháp để nâng cao kết quả làm việc của tổ chức, việc tổ chức, đơn vị sử dụng viên chức đánh giá sẽ có sự so sánh giữa các viên chức với nhau và đó chính là một kênh để kiểm soát viên chức cũng như việc thực thi nhiệm vụ chuyên môn của viên chức nhằm phòng ngừa và hạn chế vi phạm của viên chức.

Thứ năm, thực hiện đánh giá chính là nâng cao chất lượng trao đổi thông tin công việc, cũng như ý chí phấn đấu vươn lên trong công việc, là thông tin đảm bảo chính xác đúng thực chất giữa các cấp khác nhau, từ đánh giá để có cơ sở lựa chọn, đề bạt vào các vị trí thích hợp trong các đơn vị.

1.3.3.2. Đối với người được đánh giá

Thứ nhất, đối với bản thân viên chức thì công tác đánh giá viên chức cung cấp thông tin phản hồi cho viên chức biết về năng lực và thực hiện công việc hiện tại đang ở mức độ nào, giúp họ phấn đấu để tự hoàn thiện mình và làm việc tốt hơn. Việc đánh giá giúp viên chức nhận thức được đầy đủ, chính xác những gì họ đã làm được, so với yêu cầu tổ chức thì những kết quả ấy ở mức độ nào để từ đó họ định hướng được việc thực thi nhiệm vụ phù hợp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Thứ hai, viên chức biết được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để có hướng phấn đấu, chủ động học tập và bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn để gắn bó nhiều hơn với công việc đang làm. Thông qua đánh giá định hướng và khuyến khích viên chức thể hiện tốt hơn nữa để đạt thành tích cao hơn.

Thứ ba, Từ đánh giá hằng năm để viên chức lấy cơ sở phấn đấu trong thực hiện công việc và làm cơ sở để chủ động hơn trong đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của mình. Từ kết quả đánh giá, mỗi viên chức tự nhận thức và trung thực trong việc đánh giá khối lượng công việc, cũng như chất lượng hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ, để từ đó tự đánh giá xếp loại chất lượng công việc. Mỗi viên chức sau khi thực hiện đánh giá sẽ soát xét lại mỗi công việc mình thực hiện nhằm xác định những tồn tại, điểm

Đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 5


yếu cần khắc phục, để thực hiện tốt hơn.

Thứ tư, Thực hiện đánh giá chính là để mỗi viên chức xác định và xây dựng được nội dung công việc phải thực hiện để nhằm đạt mục tiêu chung cho đơn vị.

1.4. Những vấn đề cơ bản trong đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập

1.4.1. Các nguyên tắc đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập

- Bảo đảm đúng nguyên tắc, quy trình trong công tác đánh giá viên chức Như đã nói, công tác đánh giá viên chức vô cùng quan trọng, vì hoạt

động đánh giá cả một quá trình làm việc, phấn đấu của một cá nhân, do đó khi mà thực hiện đánh giá cần có những nguyên tắc rõ ràng, đúng quy trình, tránh thực hiện một cách sơ sài, không đúng quy trình, hạn chế những sai sót trong đánh giá viên chức để lại những hậu quả không khắc phục được. Thông qua đánh giá chính là cung cấp thông tin đầy đủ từ nhiều nguồn khác nhau phục vụ cho công tác quản lý viên chức, là căn cứ để lựa chọn, sắp xếp, bố trí, đề bạt, sử dụng viên chức đúng với năng lực, sở trường, là căn cứ để công tác cán bộ chủ động trong việc đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện và bổ nhiệm cán bộ. Đồng thời, hoạt động đánh giá viên chức cung cấp thông tin phản hồi cho viên chức biết về năng lực và thực hiện công việc hiện tại đang ở mức độ nào, giúp họ phấn đấu để tự hoàn thiện mình và làm việc tốt hơn.

- Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác; không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức; đúng thẩm quyền quản lý, đánh giá viên chức.

Khi thực hiện đánh giá viên chức phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, cơ quan quản lý nhà nước và người có thẩm quyền để đảm bảo tính khách quan, thuận tình, hợp lý. Nội dung đánh giá phải được công khai, đồng nhất hóa các tiêu chuẩn, các phương pháp để đạt tới sự công bằng, hợp lý trong đánh giá.


Thực hiện công tác đánh giá cần phải khách quan, minh bạch, dựa trên nhiều góc độ, nhiều tầng cấp, tổng hợp các nhân tố chủ quan, khách quan, chống chủ nghĩa cá nhân, phiến diện, khi nhìn nhận hoạt động của viên chức cần lấy thành tích thực tế của viên chức làm điểm quan trọng nhất trong việc đánh giá. Trong công tác đánh giá viên chức cần tạo không khí dân chủ, đoàn kết nội bộ mọi ý kiến được lắng nghe và trân trọng, được nói thẳng, nói thật những ưu và khuyết điểm của viên chức, mỗi cá nhân được tranh luận và được quyền bảo lưu ý kiến, quyền được bảo vệ trước tin đồn thất thiệt, không có tránh ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của bản thân.

- Việc đánh giá, xếp loại chất lượng phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể; đối với viên chức lãnh đạo, quản lý phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách.

Thành tích thực tế trong công tác là sự phản ánh khách quan, tổng hợp các năng lực, thái độ và chất lượng của viên chức, vì mỗi viên chức đều có quá trình lịch sử hình thành và phát triển của bản thân cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ, công việc vị trí việc làm.

Do đó mà việc đánh giá viên chức không nên áp dụng cách đánh giá một cách ngắt quãng mà đánh giá cả một quá trình, cần đánh giá viên chức dựa trên những xu hướng vận động và phát triển của viên chức, mọi ưu điểm hay khuyết điểm hải đặt trong hoàn cảnh, lịch sử cụ thể, phụ thuộc vào công việc được giao. Bên cạnh đó công tác đánh giá viên chức cũng phải tính đến phát triển nghề nghiệp viên chức, trong đó có xu hướng phát triển đi lên về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực và vị trí công tác. Thực hiện công tác đánh giá viên chức cần đi đôi với sự thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng, khó khăn mà viên chức gặp phải để có hướng khắc phục, điều chỉnh phù hợp. Đó là động lực để viên chức tâm huyết với nghề nghiệp vì mục tiêu sự nghiệp đào


tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao.

- Đánh giá viên chức được thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và hợp đồng làm việc.

Luật viên chức 2010 có hiệu lực thì đã quy định rõ ràng về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và được Chính phủ cụ thể tại điều 37, nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 quy định về nội dung trình tự thủ tục đánh giá viên chức; Nghị định số 90/2020/NĐ-CP, ngày 13 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.

Tuy nhiên để áp dụng thực tiễn cần cụ thể hóa chi tiết hóa thành các tiêu chí cụ thể đối với từng vị trí việc làm của viên chức, cũng như mục tiêu hoạt động của từng cơ quan, đơn vị quản lý sử dụng viên chức, có như vậy công tác đánh giá mới đảm bảo chính tính chính xác. Mọi hoạt động đánh giá viên chức cần phải tuân theo tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm hiện tại của viên chức để đánh giá đúng thực chất gắn với công việc.

- Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức theo quy định tại Nghị định này được sử dụng làm cơ sở để liên thông trong đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên hàng năm.

- Kết quả đánh giá, xếp loại viên chức là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá và xếp loại chất lượng đảng viên và thực hiện các chính sách khác đối với viên chức.

- Đánh giá viên chức hàng năm phải gắn liền với các hình thức xử lý kỷ luật hoặc khen thưởng.

Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là căn cứ để xem xét bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng lương trước hạn, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề


nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, công nhận hết tập sự, xem xét kỷ luật và thực hiện các chính sách khác đối với viên chức theo quy định của pháp luật.

1.4.2. Chủ thể công tác đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập

Đánh giá viên chức được xem là một quy trình quan trọng trong hoạt động quản lý viên chức bởi kết quả đánh giá viên chức là kết quả chính xác cuối cùng để giúp các cơ quan, đơn vị biết được năng lực, phẩm chất của từng viên chức, từ đó mới có thể bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với viên chức.

Chủ thể trong công tác đánh giá viên chức là người đưa ra nhận xét của mình về đối tượng được đánh giá. Trong quản lý nói chung có nhiều chủ thể đánh giá. Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức liên quan đến nhiều chủ thể nên để thực hiện công tác đánh giá viên chức đảm bảo tính chính xác cần có ý kiến đánh giá của các chủ thể sau:

- Bản thân viên chức tự đánh giá.

Để thực hiện công tác đánh giá viên chức thì đầu tiên cần có thông tin chủ thể. Do đó cá nhân tự đánh giá là loại hình đánh giá tương đối phổ biến trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. Viên chức làm cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập nhiệm vụ được giao tại theo mẫu phiếu đánh giá và phân loại viên chức. Sau một năm công tác hoặc khi thay đổi vị trí việc làm hay trước khi kết thúc thời gian tập sự thì căn cứ đặc thù công việc, viên chức được đánh giá theo quý, tháng hoặc tuần, đảm bảo công khai, dân chủ, khách quan, định lượng bằng kết quả, sản phẩm cụ thể thì viên chức làm báo cáo tự đánh giá theo mẫu và tự phân loại đánh giá viên chức trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình và căn cứ vào tình hình phấn đấu trong năm để nhận được mức đánh giá phù hợp.


Theo quy định hiện hành về đánh giá viên chức thì bản tự đánh giá của viên chức là cơ sở đầu tiên để tiến hành quy trình đánh giá viên chức hàng năm, việc viên chức tự đánh giá là rất quan trọng và cần thiết đó là cơ sở để đối chiếu với kết quả đánh giá cuối cùng của cấp có thẩm quyền. Mặt hạn chế của phương pháp này là viên chức tự nhận xét thái quá về những ưu điểm của bản thân và nhận xét về hạn chế một cách qua loa, đại khái, đôi khi không trung thực. Thực hiện công tác tự đánh giá sẽ làm cho mỗi viên chức hiểu được mục tiêu và tiêu chuẩn hoàn thành công việc của bản thân, từ đó đưa ra nhận xét chính xác về kết quả công việc mà bản thân đã đạt được. Tự đánh giá hiệu quả nhất khi nói được sử dụng như là một công cụ phát triển tính tự giác, thành thật của mỗi viên chức hơn là công cụ để đưa ra các quyết định mang tính chất ép buộc, không tự nguyện.

- Tập thể cơ quan đánh giá.

Mỗi viên chức đều phân công nhiệm vụ phù hợp với chuyên môn, tập thể là nơi viên chức công tác, như phòng, ban, trung tâm hoặc các khoa, các tổ chức đoàn thể trong đơn vị (Đảng; Công đoàn; Đoàn thanh niên) hoặc nơi cư trú của viên chức. Sau khi nghe viên chức thông qua bảng tự đánh giá của cá nhân thì tập thể nơi viên chức công tác tiến hành tham gia đóng góp ý kiến nhận xét về ưu, khuyết điểm của cá nhân, để có sự tổng hợp toàn diện sau đó ghi vào biên bản và bản tự đánh giá của viên chức. Đây là thông tin vô cùng quan trọng, vì mỗi viên chức có môi trường công tác khác nhau, do đó việc nhìn nhận chính là tập thể nơi viên chức công tác để từ đó có thông tin chính xác nhất để từ đó làm cơ sở xếp loại mỗi viên chức, để đề nghị đơn vị đề nghị mức xếp loại.

Đây là nhận xét, ý kiến của tập thể những người viên chức trong cùng cơ quan. Cách thức này có thể bị hạn chế nếu người tiến hành đánh giá có tâm lý ngại va chạm và thường bị chi phối bởi yếu tố tình cảm, chưa hiểu rõ việc


đánh giá đúng thực chất đối với viên chức nên thường kết quả đánh giá khó khách quan, công tâm nên thường chỉ được coi là kênh thông tin mang tính tham khảo, không phải là thông tin kết luận cuối cùng.

- Cấp trên đánh giá.

Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập khi thực hiện công tác đánh giá viên chức, là hoạt động mang tính thường xuyên của các cấp lãnh đạo, là cơ sở theo dõi và giám sát quy trình hoạt động của viên chức một cách có hiệu quả, giúp cho lãnh đạo dễ dàng hơn trong việc ra kế hoạch tiếp theo, kết quả đánh giá tại nơi viên chức làm việc chính là sự phản ánh trực tiếp công việc của viên chức. Để công tác đánh giá viên chức đảm bảo đầy đủ thông tin thì cấp trên trước khi thực hiện đánh giá cần tìm hiểu và đọc các thông tin tại các cuộc họp và hiểu đúng về mỗi viên chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, để đánh giá có chất lượng tốt còn cần phải tham khảo ý kiến của các chủ thể đánh giá khác trước khi quyết định.

1.4.3. Tiêu chí đánh giá viên chức

Tiêu chí đánh giá viên chức bao gồm: Về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc, kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao…

Ở Việt Nam, các tiêu chí đánh giá viên chức giữ chức vụ lãnh đạo và viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo gồm các tiêu chí chung cụ thể như sau:

- Chính trị tư tưởng

+ Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước và các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật Đảng nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình;

+ Có quan điểm bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lập trường, không dao động trước mọi khó khăn và thách thức;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/07/2023