Thực Trạng Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Làng Nghề Của Tỉnh Thái Bình

Thứ ba, tiến hành tốt công tác quy hoạch làng nghề, đặc biệt tạo thành các cụm làng nghề, quan tâm đến việc xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề (Bắc Ninh)

Thứ tư, tuyên truyền rộng rãi tinh thần chủ trương, chính sách tới toàn thể người dân, biến hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế làng nghề thành hoạt động có ý nghĩa bảo tồn và duy trì các giá trị văn hóa của dân tộc. Đây mới là điểm mấu chốt trong hiện thực hóa mục tiêu chính sách vì xét đến cùng sự ủng hộ của đối tượng thụ hưởng đối với chính sách quyết định sự thành bại của chính sách khi triển khai trên thực tế.

Tóm lại, việc tham khảo kinh nghiệm xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của các địa phương đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển làng nghề như Hà Nội, Bắc Ninh là vô cùng cần thiết nhằm hoàn thiện nội dung chính sách và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách trên phạm vi toàn quốc.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CỦA TỈNH THÁI BÌNH‌

2.1 Khái quát về tình hình hoạt động làng nghề của tỉnh Thái Bình‌


2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội‌

a. Điều kiện tự nhiên

Thái Bình là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía Đông Nam, cách thành phố Hải Phòng 70 km về phía Tây Nam. Thái Bình tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố: Hải Dương ở phía Bắc, Hưng Yên ở phía Tây Bắc, Hải Phòng ở phía Đông Bắc, Hà Nam ở phía Tây, Nam Định ở phía Tây và Tây Nam. Phía Đông là biển Đông (vịnh Bắc Bộ). Theo quy hoạch phát triển kinh tế, Thái Bình thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ, nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Thái Bình là tỉnh được bao quanh bởi hệ thống sông Thái Bình với nhiều bãi bồi ven sông nên tạo vùng nguyên liệu cho ngành công nghiệp như dệt chiếu, xe đay, dệt vải và vùng nguyên liệu cho chế biến nông sản. Tỉnh có 54 km bờ biển thuận lợi cho công nghiệp đóng tàu, chế biến thuỷ hải sản, du lịch và vận tải biển.

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, đặc điểm tự nhiên của tỉnh tiềm năng lớn nhất đó là khai thác khí đốt, phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp sản xuất gốm sứ và may mặc...

b. Điều kiện kinh tế - xã hội

Nhìn lại chặng đường 5 năm giai đoạn 2016-2020 và 6 tháng đầu năm 2021, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức nhất là những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và bệnh Dịch tả lợn Châu phi gây ra đã tác động lớn đến phát triển KT-XH và đời sống nhân dân. Nhưng Đảng bộ, chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh Thái Bình đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, kinh tế tăng trưởng khá và toàn diện các lĩnh vực, đạt được nhiều kết quả nổi bật.


Bảng 2.1.1 Tốc độ tăng GRDP mỗi năm giai đoạn 2016 đến nay

Đơn vị tính: %



Năm


Tổng số

Chia ra

Nông, lâm nghiệp,

thủy sản

Công nghiệp -

Xây dựng

Thương mại –

Dịch vụ

2016

11,4

2,8

15,6

11,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 61 trang tài liệu này.

Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình - 4

11,0

2,46

22,1

8,43

2018

10,53

3,97

20,07

6,68

2019

10,3

-0,78

21,2

7,3

2020

3,2

3,4

3,9

3,4

6 tháng đầu

năm 2021

4,92

1,71

7,93

4,35

2017

Nguồn Sở Công Thương tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016 đến nay

Sáu tháng đầu năm 2021 có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2020 (3,69%). Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Thái Bình (giá so sánh 2010) ước đạt 26,947 tỷ đồng, tăng 4,92% so với cùng kỳ năm 2020. Khu vực Nông lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 6,571 tỷ đồng, tăng 1,71% so với cùng kỳ; Khu vực Công nghiệp – Xây dựng ước đạt 10,770 tỷ đồng, tăng 7,93%; Khu vực Dịch vụ ước đạt 8,089 tỷ đồng, tăng 4,35% so với cùng kỳ.

Theo đó, tổng sản phẩm GRDP (giá so sánh năm 2010) bình quân 5 năm (2016- 2020) ước tăng 9,286%/năm, vượt mục tiêu Đại hội XIX đề ra (8,6%/năm), cao hơn mức trung bình cả nước và gấp 1,3 lần mức tăng trưởng của 5 năm 2011-2015 (6,7%/năm). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng; tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ trong GRDP đạt 75,5%, tăng 9,5% so với năm 2015. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm (2016-2020) ước đạt 235,5 nghìn tỷ đồng, gấp gần 2 lần giai đoạn 2011-2015, tăng bình quân 7,8%/năm. Thu ngân sách trên địa bàn hàng năm luôn vượt dự toán được giao; năm 2020 ước đạt trên 8.000 tỷ đồng, gấp 1,35 lần năm 2015.

Sản xuất nông nghiệp đạt mức tăng trưởng khá; giá trị sản xuất bình quân 5 năm (2016-2020) tăng 2,5%/năm, đạt mục tiêu Đại hội đề ra. Giữ vững năng suất lúa trên 132 tạ/ha/năm, tăng 1,6 tạ/ha so với bình quân nhiệm kỳ trước, sản lượng thóc duy trì trên 1 triệu tấn/năm. Diện tích cây vụ Đông hằng năm đạt 36.000 ha, giá trị sản xuất chiếm 25% tổng giá trị sản xuất trồng trọt. Diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung (theo các hình thức: thuê đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất) đạt 7.883,6 ha, gấp 10,7 lần so với năm đầu nhiệm kỳ. Hầu hết các mô hình tích tụ, tập trung ruộng đất đều có hiệu quả kinh tế cao hơn từ 1,5 - 2 lần so với trước khi chưa được tích tụ, tập trung.

Đặc biệt, đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên phạm vi toàn tỉnh, vượt trước 3 năm so với mục tiêu Đại hội XIX. 100% dân cư trong tỉnh được cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt (sớm 2 năm so với mục tiêu Đại hội XIX). Xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu đạt kết quả bước đầu; phấn đấu hết năm 2021, toàn tỉnh có 6% số xã đạt nông thôn mới nâng cao.

Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 15,2%/năm, vượt mục tiêu Đại hội đề ra (13,8%/năm). Một số dự án quy mô lớn (Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1, Nhà máy sản xuất Amôn nitrat, hệ thống thu gom và phân phối khí mỏ...) hoàn thành đầu tư đúng tiến độ, đi vào sản xuất kinh doanh ổn định. Năng lực sản xuất của hầu hết các ngành công nghiệp đều tăng mạnh so với năm đầu nhiệm kỳ. Đến nay, toàn tỉnh có 1.060 dự án đăng ký đầu tư trên địa bàn tỉnh với tổng vốn đăng ký trên 130,4 nghìn tỷ đồng, trong đó, có trên 850 dự án đang sản xuất kinh doanh, tạo việc làm ổn định cho 115 nghìn lao động. Tỷ lệ lấp đầy diện tích đất đã thu hồi tại các khu công nghiệp đạt 93,5%, cụm công nghiệp đạt 68,3%. Nghề, làng nghề truyền thống có thị trường tiêu thụ sản phẩm được tạo điều kiện phát triển; đã rà soát, loại bỏ 106 làng nghề không đạt tiêu chuẩn, gây ô nhiễm môi trường.

2.1.2. Số lượng, phân bố và cơ cấu làng nghề tỉnh Thái Bình.‌

a. Số lượng, phân bố làng nghề tỉnh Thái Bình

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình, tính đến tháng 8/2021, toàn tỉnh Thái Bình có 141 làng nghề được công nhận phân bố ở các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh, trong đó: huyện Thái Thụy hiện có 18 làng nghề; Hưng Hà có 34 làng nghề; Quỳnh Phụ 25; Tiền Hải, Đông Hưng có 17 làng nghề; Kiến Xương 21 làng nghề, Vũ Thư có 16 làng nghề, Thành Phố Thái Bình 10 làng nghề.

Làng nghề truyền thống ở Thái Bình nhiều về số lượng, phong phú về loại hình, phân thành 6 nhóm chính sau: nhóm trồng bông dệt vải, trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa; nhóm nghề trồng chế biến cói đay gai: dệt chiếu, đan cói, đan võng lưới; nhóm nghề mây tre đan; nhóm nghề rèn, đúc, chạm kim loại; nhóm nghề xây dựng và sản xuất đồ gỗ, gốm sứ dân dụng; nhóm nghề chế biến lương thực thực phẩm.

Trong số các loại làng nghề trên thì Thái Bình nổi bật lên với một số sản phẩm thủ công chính như: bạc Đồng Xâm, lụa làng Mẹo, chiếu Hới, bánh cáy làng Nguyễn, làng vườn Thuận Vi.

- Làng chạm bạc Đồng Xâm thuộc xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, là làng nghề chạm bạc nổi tiếng với những sản phẩm tinh xảo mang tính nghệ thuật cao. Nghề chạm bạc đã có ở nơi này từ cách đây 300 năm. Hàng chạm bạc ở Đồng Xâm khác hẳn và nổi trội so với hàng bạc của nơi khác ở các kiểu thức lạ về hình khối, dáng vẻ sản phẩm, ở các đồ án trang trí tinh vi mà cân đối, lộng lẫy.

- Làng dệt Phương La còn được gọi là làng Mẹo, là làng duy nhất trong 5 làng của xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình có nghề dệt. Mặc dù chịu ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thế giới, song nghề dệt khăn vẫn duy trì và phát triển tốt. Hiện toàn tỉnh có gần 5 nghìn máy dệt chủ yếu tập trung ở Hưng Hà, mỗi năm sản xuất

hàng trăm triệu khăn các loại, giải quyết việc làm cho trên 30 nghìn lao động. Nhiều doanh nghiệp dệt có tốc độ phát triển nhanh, đã chuyển vào các khu, cụm công nghiệp và đầu tư máy dệt hiện đại đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu đồng thời làm đầu mối cho làng nghề phát triển thông qua việc tổ chức phát triển máy dệt và mở rộng thị trường .

- Làng Thêu xã Minh Lãng, huyện Vũ Thư, là một làng nghề nổi tiếng ở tỉnh Thái Bình. Hiện tại có đến 70 % hộ gia đình ở đây theo nghề thêu, sản phẩm chủ yếu là Kimono Nhật Bản, Hàn Phục.

- Làng Nguyễn xã Nguyên Xá , huyện Đông Hưng là làng nổi tiếng với nghề làm bánh Cáy. Bánh cáy được làm từ nếp cái hoa vàng cùng mạch nha, mứt dừa, vừng, lạc rang. Để làm ra một chiếc bánh Cáy dẻo thơm là cả một quá trình công phu, phức tạp và nhiều công đoạn.

- Làng nghề dệt đũi xã Nam Cao , huyện Kiến Xương đã trở thành một làng nghề truyền thống ở nơi đây. Vải đũi đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, toàn xã đã có hơn 2.700 khung dệt, tạo việc làm cho gần 10.000 lao động ở các xã, hầu hết đã được cơ giới hóa, điện khí hóa. Trong làng dệt có 13 doanh nghiệp tư nhân, 30 tổ hợp dệt và 780 hộ cá thể chuyển dệt.

- Làng nghề mây tre đan Thượng Hiền (Kiến Xương) hiện có 1.233 hộ tham gia với 2.420 lao động, chiếm 72,24% số lao động của địa phương. Giá trị sản xuất từ làng nghề hàng năm đạt từ 77 tỷ đồng trở lên; riêng năm 2020 giá trị sản xuất đạt 92,4 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2019.

Trong các làng nghề có đến 31/8/2021 có 843 doanh nghiệp và HTX, chiếm 21,4

% số doanh nghiệp toàn tỉnh, số lao động là 58.727 người, doanh thu năm 2020 là 15.667 tỷ đồng, nộp ngân sách là 201 tỷ đồng; địa phương có nhiều doanh nghiệp trong làng nghề là thành phố Thái Bình 289 doanh nghiệp, chiếm gần 34 % số doanh nghiệp trong làng nghề, tiếp đến là Hưng Hà có 131 doanh nghiệp, chiếm 15,5 %, Đông Hưng là 94 doanh nghiệp, chiếm 11,1 %, còn các địa phương khác là 329 doanh nghiệp, chiếm 39,17%.

b. Cơ cấu kinh tế làng nghề tỉnh Thái Bình

Các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của các cơ sở sản xuất trong làng nghề gồm: Chế biến bảo quản nông, lâm, thủy sản và thực phẩm; sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, sản xuất sản phẩm, phụ tùng lắp ráp và sửa chữa máy móc thiết bị, dụng cụ cơ khí, điện…

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có một số làng nghề đã bị mai một, đến nay chỉ còn lại danh tiếng, hoạt động sản xuất chỉ mang tính phục vụ cho sinh hoạt của các hộ

sản xuất, không mang tính hàng hóa hoặc có những làng nghề không còn hoạt động sản xuất, như nghề dệt chiếu cói: Làng nghề dệt chiếu xã An Dục, An Tràng, An Vũ, An Lễ

- Quỳnh Phụ, Làng nghề xã Đông Vinh – Đông Hưng, Tân Lễ - Hưng Hà... Sự mai một của các làng nghề là do sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ trong khi các làng nghề không thay đổi kịp, nguồn nguyên liệu cho sản xuất không được quy hoạch và phát triển, không có vốn để đầu tư và phát triển, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Việc khôi phục, phát triển làng nghề trong thời gian qua tuy có phát triển song chưa mạnh, chưa đồng đều, còn nhiều địa phương chưa thật sự quan tâm đến việc phát triển làng nghề. Một số làng nghề chưa được quy hoạch, phát triển còn mang tính tự phát, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nhiều làng nghề còn thấp, đầu tư chưa đồng bộ (như hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý môi trường, đường, điện, thông tin liên lạc...).

2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình‌

a. Các yếu tố khách quan

- Yếu tố bối cảnh quốc tế

Trong giai đoạn hiện nay, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu, tác động đến tất cả các quốc gia. Hội nhập quốc tế có tác động vừa tạo cơ hội mới vừa đặt ra những thách thức không nhỏ đối với sự tồn tại và phát triển của làng nghề ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Thái Bình nói riêng. Vì vậy các chính sách khi hình thành phải xét đến khả năng tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức để đảm bảo hòa nhập vào xu thế chung toàn cầu. Hiện nay, Việt Nam đã và đang tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) trong đó hầu hết là các FTA thế hệ mới với những điều khoản, cam kết mở và toàn diện hơn so với các FTA trước đây (đặc biệt Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP đã được Chính phủ quốc gia ký kết, trong đó Việt Nam là thành viên sáng lập; Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu). Đây là cơ hội lớn để nước ta hội nhập kinh tế quốc tế, tận dụng những ưu thế hiện có nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh thâm nhập thị trường của đối tác. Như vậy, các sản phẩm làng nghề với những nét độc đáo đặc trưng sẽ có cơ hội được đón nhận trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên cũng là thách thức không nhỏ buộc các doanh nghiệp phải thay đổi cách tiếp cận nhằm hạn chế những tác động tiêu cực từ bên ngoài. Khi tham gia các Hiệp định, hàng hóa Việt Nam muốn được hưởng ưu đãi, cần thiết phải đáp ứng các yêu cầu, cam kết đã được ký kết, trong đó liên quan đến chất lượng sản phẩm và nguồn nguyên liệu - những khó khăn mà các hộ sản xuất, doanh nghiệp làng nghề đang gặp phải. Như vậy, để chính sách hỗ

trợ phát triển làng nghề được triển khai hiệu quả trên thực tế, cần thiết phải quan tâm nghiên cứu bối cảnh quốc tế để có cái nhìn toàn diện vừa tận dụng được cơ hội, vừa nhận diện và vượt qua thách thức. Có như vậy, chính sách mới thật sự phát huy tính tích cực hướng tới thực hiện được mục tiêu chính sách đề ra.

- Yếu tố thể chế, thủ tục hành chính

Việc thực hiện chính sách liên quan đến một loạt các quy chế và thủ tục hành chính trong lĩnh vực chính sách. Các thủ tục này có thể do cơ quan thực hiện ban hành và cũng có thể là thủ tục của các cơ quan khác liên quan đến lĩnh vực chính sách. Các thủ tục này tạo ra môi trường thực hiện chính sách, quy định những đòi hỏi và bước đi cần thiết trong việc thực hiện chính sách. Đối với chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề, mục tiêu chính hướng đến là khuyến khích các làng nghề duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh thông qua hỗ trợ về kinh tế, nguồn vốn vay giúp các hộ sản xuất, doanh nghiệp có khả năng đầu tư máy móc, nhà xưởng và quan tâm đến công tác xử lý môi trường. Chính vì thế, thủ tục hành chính trong hoạt động cho vay đối với các đối tượng sản xuất kinh doanh làng nghề là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tính khả thi của chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề tỉnh Thái Bình.

- Điều kiện cụ thể, đặc thù của địa phương

Các điều kiện về kinh tế, xã hội của tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, có cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực với các điều kiện tự nhiên khá thuận lợi về địa lý, cơ sở hạ tầng,... trình độ dân trí khá cao, thu nhập, đời sống nhân dân khá... là những yếu tố tác động mạnh mẽ đến việc thực thi chính sách, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của chính sách. Mặt khác những đặc điểm của làng nghề ở địa phương cũng tác động đến chất lượng của chính sách, các chính sách phải phù hợp với các đặc điểm này. Ví dụ như chính sách phải góp phần cải thiện môi trường ở các làng đổi mới khoa học công nghệ thay cho thủ công lạc hậu, khuyến khích các mô hình sản xuất lớn thay cho manh mún nhỏ bé...

- Yếu tố khoa học công nghệ

Việc ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ cho làng nghề cần có sự kết hợp đan xen giữa cổ truyền và hiện đại, giữa thủ công và cơ khí. Làng nghề, đặc biệt là làng nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp có những đặc thù riêng mang bản sắc văn hóa dân tộc tạo nên những sản phẩm đặc trưng của làng nghề bằng những công nghệ thủ công truyền thống. Do vậy cần có những điều tra, khảo sát thực tế làng nghề để có kế hoạch đồng bộ nhằm trang bị những công cụ sản xuất với công nghệ phù hợp, thúc đẩy kinh tế làng nghề phát triển đồng thời bảo vệ môi trường làng nghề, tránh để công nghệ lạc hậu gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái và văn hóa làng nghề. Trình độ phát triển khoa học công nghệ ảnh hưởng lớn đến sự phát

triển của làng nghề, vì thế trong xây dựng, hoạch định và thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề, chính quyền địa phương tỉnh Thái Bình cần có sự quan tâm, có cơ chế phù hợp nhằm từng bước cơ khí hóa, hiện đại hóa kỹ thuật sản xuất làng nghề hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất. Có như thế, chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề tỉnh Thái Bình mới đảm bảo tính khả thi và phát huy hiệu quả trên thực tế khi triển khai thực hiện chính sách.

b. Các yếu tố chủ quan

- Yếu tố con người và tổ chức bộ máy

Yếu tố năng lực, trình độ của người làm chính sách càng cao thì chính sách được hoạch định càng khoa học và khả thi. Bên cạnh đó, thành công của chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình phụ thuộc rất nhiều vào khả năng và sự hoạt động của cơ quan, cán bộ hoạch định và thực thi chính sách đó. Phải có bộ máy hiệu lực và cán bộ có đủ trình độ, năng lực, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, giữa các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, giữa nhà nước và nhân dân, thì mới có thể làm tốt công tác phân tích, dự báo, nêu sáng kiến lựa chọn phương án tối ưu để xây dựng ban hành chính sách, tổ chức các hình thức cơ cấu thực hiện chính sách như hướng dẫn, đào tạo tập huấn, xây dựng các chương trình, dự án cụ thể hóa để thực hiện chính sách, tổ chức kiểm tra, phân tích đánh giá để có những tổng kết, điều chỉnh, hoàn thiện chính sách.

- Công tác tuyên truyền, thái độ và hành động của nhân dân

Để chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề Thái Bình đạt được hiệu quả tối ưu cần tổ chức phối hợp các ngành, các cấp trong việc hướng dẫn, tập huấn, huy động sự vận hành của hệ thống thông tin đại chúng... cùng với đó, chính sách phải nhận được thái độ và hành động ủng hộ, hưởng ứng của người dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Nếu chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề không đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp làng nghề hoặc người dân chưa hiểu đúng ý đồ và lợi ích của chính sách đó thì họ sẽ không ủng hộ và nảy sinh những khó khăn trong thực hiện chính sách.


2.2 Phân tích thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình‌


2.2.1. Thực trạng chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng của tỉnh Thái Bình‌

Chính sách tài chính, tín dụng làng nghề hướng tới mục tiêu đảm bảo nhu cầu về nguồn vốn cho các hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh tại làng nghề. Các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các làng nghề mang đặc trưng riêng của các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, do vậy, cần thiết phải có chính sách đặc thù về tài chính và tín dụng để hỗ trợ các hộ sản xuất phát triển kinh

Xem tất cả 61 trang.

Ngày đăng: 28/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí