Khái Niệm, Đặc Điểm Viên Chức Tại Các Cơ Sở Giáo Dục Nghề Nghiệp Công Lập Hiện Nay


giải những đặc thù và tìm kiếm các giải pháp hoàn thiện đánh giá viên chức trong các cơ sở giáo dục và đào tạo hiện nay.

Nhóm 3: Các tạp chí chuyên ngành cũng nêu lên thực trạng đánh giá viên chức hiện nay từ thực tiễn mà có những nghiên cứu sau:

- Nguyễn Thị Hồng Hải (2010), “Lựa chọn ưu điểm phù hợp của mô hình chức nghiệp và việc làm cho nền công vụ Việt Nam”, Tạp chí nhà nước, (số 3); [14];

- Tác giả Nguyễn Thu Huyền (2006), “Kinh nghiệm đánh giá công chức của một số nước trên thế giới”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (số 131); [18];

- Tác giả Lê Tuấn Phong (2019), “Kinh nghiệm cải cách hành chính của Trung Quốc và một số kiến nghị đối với Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (số 328); [26];

- Tác giả Đào Thị Thanh Thủy (2015), “Điều kiện để đánh giá công chức theo kết quả thực thi công vụ”, Tạp chí Lý luận chính trị, (số 1); [35];

Các bài viết có thể thấy thực trạng đánh giá công chức, viên chức tại các cơ quan, tổ chức và tại các cơ sở giáo dục và đào tạo mà các tác giả đã đề cập chủ yếu là nêu ra các giải pháp tốt nhất để hoàn thiện công tác đánh giá viên chức, vì đánh giá viên chức vô cùng quan trọng mà bắt buộc mỗi cơ quan nào cũng cần có để hoàn thiện tốt hơn, bên cạnh tầm quan trọng thì cũng nêu những khó khăn mà công tác đánh giá viên chức đang gặp phải cần có sự đồng lòng của các bên liên quan thì mới nâng cao được vai trò, tầm quan trọng của công tác đánh giá viên chức đem lại.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu rõ và cụ thể đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, vì thực tế trong giai đoạn hiện nay thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục Nhà nước nói chung và tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên các cơ sở lý luận và các vấn đề thực tiễn, sẽ đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 3

Từ những lý luận và những vấn đề thực tiễn mà đề tài đã chỉ ra những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:

- Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn và những hạn chế mà công tác đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập;

- Dựa trên các cơ sở nghiên cứu khoa học về công tác đánh giá viên chức mà các công trình, luận văn đã nghiên cứu;

- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện về công tác đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, bao gồm hệ cao đẳng và trung cấp, sơ cấp.

- Về thời gian: Từ năm 2018 – 2021 (Các năm 2018, năm 2019 năm 2020 áp dụng nghị định số 56/2015/NĐ-CP, ngày 09/6/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá, phân loại đối với cán bộ, công chức, viên chức. Năm 2021 áp dụng Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực).

- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu công tác đánh giá viên chức hàng năm, trong đó tập trung nghiên cứu các nội dung cơ bản về: nguyên tắc đánh giá viên chức; chủ thể đánh giá viên chức; tiêu chí đánh giá viên chức; phương pháp đánh giá viên chức; quy trình đánh giá viên chức và kết quả sau khi đánh giá viên chức.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các phương pháp


nghiên cứu như sau:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích để lý giải tính cấp thiết và ý nghĩa quan trọng; mục đích và những nhiệm vụ cụ thể mà vấn đề nghiên cứu đặt ra. Phân tích nhằm đánh giá tổng quan; khái quát hóa về lý luận, xác định những điều kiện tiên quyết cho áp dụng hệ thống đánh giá viên chức, từ đó phân tích, lý giải làm rõ các giải pháp được kiến nghị áp dụng nhằm nâng cao tính thuyết phục và giá trị thực tiễn của luận văn. Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tóm lược nội dung sau mỗi phần luận giải.

- Phương pháp thống kê: Luận văn sử dụng phương pháp thống kê về số liệu của đội ngũ viên chức, số liệu đánh giá chất lượng viên chức trên cơ sở các tài liệu để chứng minh cho các lập luận trong phần thực trạng và đề xuất giải pháp.

- Phương pháp so sánh:

Luận văn sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu những lý luận cơ bản về nội dung, quy trình, phương pháp đánh giá viên chức với thực trạng công tác đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Qua đó, xác định những nét tương đồng và khác biệt về nội dung, quy trình đánh giá, và đề xuất những giải pháp khả thi để triển khai có hiệu quả mô hình này trong thực tiễn.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để tiếp cận các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; nghiên cứu các quy định pháp luật về quản lý viên chức nói chung và công tác đánh giá viên chức nói riêng; nghiên cứu quy chế đánh giá đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và các văn bản, tài liệu có liên quan.

- Phương pháp đồ thị hóa:


Luận văn sử dụng phương pháp đồ thị hóa để khái quát những biểu mẫu, sơ đồ thể hiện đặc điểm, tình hình đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và kết quả đánh giá đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Thông qua việc phân tích và đánh giá thực trạng, luận văn đã đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác đánh giá viên chức đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để nâng cao hiệu quả quản lý công tác đánh giá viên chức trong các cơ sở giáo dục đào tạo, thông qua các số liệu thực tế và khảo sát từng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đề đề ra các giải pháp hoàn thiện hơn công tác đánh giá viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Qua luận văn trên có thể làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và học tập cho các khóa sau.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, thì luận văn chia làm 03 chương:

Chương I: Cơ sở lí luận về đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

Chương II: Thực trạng quản lý nhà nước về công tác đánh giá viên chức đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Chương III: Các biện pháp để nâng cao chất lượng quản lý công tác đánh giá viên chức đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CÔNG LẬP


1.1. Khái niệm viên chức và phân loại viên chức

1.1.1. Khái niệm viên chức

Theo từ điển Tiếng Việt, viên chức là một từ Hán – Việt theo nghĩa là viên chức giữ một chức vụ, chức là các việc về mình, viên chức là người giữ một chức nghiệp nhất định, thường trong bộ máy chính quyền. Tuy nhiên, trải qua các thời kỳ khác nhau thì cách nhìn nhận, khái niệm về viên chức cũng thay đổi.

Trong một thời gian khá dài, thì khái niệm cán bộ, công chức và viên chức chưa được phân định rõ ràng nên việc quản lý các đối tượng này là tương đương như nhau dẫn đến sự chồng chéo và hiệu quả không cao trong quản lý.

Trước những cách hiểu khác nhau, không thực sự có sự quản lý đúng và hiệu quả đến năm 2003 Chính phủ ban hành Nghị định 116, 117/2003/NĐ-CP thì khái niệm viên chức mới có sự phân biệt, tách riêng rõ ràng. Đối với viên chức thì Nghị định quy định tại Điều 2, nghị định số 116, 117/2003/NĐ-CP của Chính phủ về việc tuyển dụng và quản lý cán bộ, công chức trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước như sau: Viên chức nói tại Nghị định này là công dân Việt Nam trong biên chế, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội”. [7, tr. 1]

Tuy nhiên, trải qua các năm và biến động, cũng như sự tiến bộ của xã hội, thì Nghị định số 116, số 117/2003/NĐ-CP của Chính phủ về việc tuyển


dụng và quản lý cán bộ, công chức trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước đã không còn phù hợp với tình hình thực tế.

Đến ngày 13/11/2008 Quốc hội thông qua Luật cán bộ, công chức, chính Luật này đã thể hiện rõ ràng quan điểm Nhà nước trong việc phân biệt và chuyên biệt hóa các đối tượng phục vụ trong các cơ quan quản lý nhà nước và các đối tượng làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập, tách hẳn nhóm đối tượng được gọi là viên chức ra khỏi phạm vi cán bộ, công chức và phân biệt giữa hoạt động công vụ của cán bộ, công chức với hoạt động có tính chất chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức, với mục đích nhằm hoàn thiện các cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển các đơn vị sự nghiệp công lập góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng phục vụ của viên chức trong giai đoạn hiện nay, nâng cao hiệu suất, hiệu quả công việc.

Tuy nhiên, phải đến năm 2010 thì Luật Viên chức mới được Quốc hội chính thức thông qua vào ngày 15/11/2010, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Viên chức số 58/2010/QH12 của Quốc hội, gồm có 6 chương và 62 điều quy định về viên chức, quyền hạn, nghĩa vụ của viên chức, tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập nói chung.

Định nghĩa về Viên chức được quy định rõ ràng, cụ thể tại Luật viên chức, quy định tại điều 2, chương I như sau: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” [29, tr.1].

Tại Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, ngày 25/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức tại quy định những trường hợp là viên chức làm việc ở các cơ quan cụ thể như sau:

- Viên chức làm trong đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan có thẩm


quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện thành lập theo quy định của pháp luật.

- Đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp;

- Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

- Đơn vị sự nghiệp thuộc đơn vị sự nghiệp công lập;

- Đơn vị sự nghiệp thuộc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần.

Xuất pháp từ thực tiễn thời gian qua, Luật viên chức đã quy định được rõ ràng viên chức là gì, quyền và nghĩa vụ của viên chức…có luật riêng để điều chỉnh và làm rõ nội dung về viên chức góp phần nâng cao hiệu quả quản lý cán bộ, công chức, viên chức được cụ thể, rõ ràng hơn.

1.1.2. Phân loại viên chức

Thông qua việc phân loại viên chức đã góp phần nâng cao vị trí, chuyên môn phù hợp cho từng viên chức, từ đó mỗi viên chức hiểu được chức danh nghề nghiệp bản thân để tiếp tục hoàn thiện chuyên môn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp.

Đối với công tác đánh giá, thì việc phân loại viên chức giúp cho việc tiêu chuẩn hóa và cụ thể hóa việc đánh giá viên chức. Do tính đa dạng trong công việc ở các đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay, người ta có thể có nhiều cách phân loại khác nhau tùy thuộc vào mục đích của việc phân loại:

Tại Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, ngày 25/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức tại Chương I, Điều 3 phân loại viên chức như sau:

Theo chức trách, nhiệm vụ, viên chức được phân loại như sau:

- Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc


trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý;

- Viên chức không giữ chức vụ quản lý là người chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo trình độ đào tạo, viên chức được phân loại như sau:

- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo tiến sĩ;

- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo thạc sĩ;

- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo đại học;

- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo cao đẳng;

- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp.

1.2. Khái niệm, đặc điểm viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hiện nay

1.2.1. Khái niệm viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hiện nay

Khi nói đến các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thì có thể hiểu rằng đó là môi trường giáo dục và đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động để đáp ứng được nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhất là lĩnh vực có tay nghề cao.

Viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể được hiểu như sau: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.

Định nghĩa về đơn vị sự nghiệp công lập được quy định rõ ràng, cụ thể tại Luật viên chức, quy định tại Điều 9, chương I như sau: “Đơn vị sự nghiệp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/07/2023