Tạo Dựng Và Duy Trì Vốn Xã Hội Thông Các Phương Tiện Liên Lạc


3.4.3. Tạo dựng và duy trì vốn xã hội thông các phương tiện liên lạc

Quan hệ xã hội vừa vô hình vừa hữu hình, được xem như một trong những sách lược quan trọng mang đến sự thành công dù là trong cuộc sống thường ngày hay trong công việc của mỗi người. Mỗi một cá nhân có những cách khác nhau để thiết lập quan hệ xã hội nhưng nhất thiết việc thiết lập, nuôi dưỡng và duy trì nó phải là những thao tác cực kỳ quan trọng. Có thể chăm sóc những mối quan hệ ấy bằng việc thường xuyên gọi điện thoại, luôn niềm nở khi gặp gỡ, nhắn tin chúc mừng vào những dịp lễ Tết ... những biện pháp này được thực hiện một cách tinh tế, chân thành. Đó không chỉ là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống mà còn là một hành vi ứng xử văn hóa. Do vây, để duy trì mối quan hệ xã hội đã được thiết lập hay nói cách khác là duy trì vốn xã hội, các cá nhân trong xã hội thường xuyên tham gia các hoạt động khác nhau cùng với các thành viên trong các nhóm. Nghiên cứu cho thấy nguồn nhân lực trẻ không chỉ tham gia các hoạt động trong nhóm mà còn sử dụng tối đa các chức năng kết nối của các phương tiện liên lạc khác nhau để duy trì mối quan hệ của mình đối với các thành viên.

Bảng 3.11: Khác biệt trong việc sử dụng phương tiện liên lạc để duy trì vốn xã hội giữa các nhóm xã hội khác nhau

Nhóm xã hội

Gặp trực tiếp (%)

Điện thoại (%)

Email/ yahoo/ skype (%)

Facebo ok/zalo

(%)

Không liên hệ (%)

Khác (%)

1. Gia đình

93,4

56,0

14,4

15,0

0,0

0,0

2. Họ tộc

32,8

64,2

19,6

15,0

13,2

0,6

3. Hội đồng hương

8,4

16,8

5,6

7,6

46,0

1,8

4. Nhóm đồng nghiệp

79,2

62,2

31,0

31,0

2,8

0,4

5. Nhóm bạn học cũ

43,6

68,2

30,2

34,2

7,8

0,4

6. Nhóm cùng sở thích

9,4

14,4

8,4

11,4

40,2

0,8

7. Nhóm tín dụng hụi/họ

3,2

7,2

1,2

2,4

54,2

1,4

8. Hội phụ nữ

22,2

15,4

3,3

2,8

38,6

0,8

9. Hội nông dân

13,8

10,6

1,0

2,4

44,0

0,6

10. Đoàn thanh niên

37,6

23,6

6,6

11,6

29,0

0,4

11. Hội chữ thập đỏ

23,6

17,0

1,6

4,8

37,8

0,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh - 16

Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài KX.03.09/11-15

Để duy trì mối liên hệ của các thành viên trong các nhóm xã hội, các cá nhân trong nhóm sử dụng các hình thức và các phương tiện khác nhau để trao đổi và liên


lạc với nhau, qua đó cá nhân có cơ hội được học hỏi về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong công việc xã hội cũng như trong cuộc sống. Đây chính là cách thức để các thành viên trong nhóm tích lũy và duy trì vốn xã hội của bản thân thông qua nhóm. Các hình thức và phương tiện mà lao động trẻ sử dụng là gặp gỡ trực tiếp, trao đổi liên lạc với nhau qua điện thoại, email, các trang mạng xã hội như facebook, Zalo, Skype ... Tuy nhiên, ở mỗi nhóm xã hội khác nhau các thành viên trong nhóm sử dụng các cách thức và phương tiện khác nhau để duy trì vốn xã hội.

Trong nghiên cứu này, nguồn nhân lực trẻ sử dụng chủ yếu hình thức gặp mặt trực tiếp để tạo dựng và duy trì mối quan hệ với tỷ lệ cao đối với gia đình (93,4), đồng nghiệp (79,2%), bạn học cũ (43,6%), Trong khi đó, phần đông nguồn nhân lực trẻ lựa chọn liên lạc qua phương tiện điện thoại với nhóm bạn học cũ (68,2%), nhóm tộc (64,2%), nhóm đồng nghiệp (62,2%), Đối với hình thức liên lạc thông qua các trạng mạng xã hội như face book, Zalo, Skype và qua Email được lao động trẻ lựa chọn trao đổi nhiều nhất tại hai nhóm xã hội là nhóm bạn học cũ và nhóm đồng nghiệp với tỷ lệ dao động trong khoảng 31% - 34%. Điều thú vị trong nghiên cứu này cho thấy, nguồn nhân lực trẻ đã bắt đầu quan tâm đến các tổ chức chính trị - xã hội (Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ) và họ cũng sử dụng các hình thức liên lạc với các tổ chức này với tỷ lệ cao so với các nhóm xã hội tự nguyện khác (Đồng hương, nhóm cùng sở thích, nhóm tín dụng).

Cách thức tạo dựng và duy trì vốn xã hội trong nhóm đồng nghiệp có lẽ là phong phú hơn tất cả các nhóm khác trong khảo sát này, từ hình thức trao đổi trực tiếp đến các phương tiện như điện thoại, mail và các mạng xã hội đều được nguồn nhân lực sử dụng để duy trì mối quan hệ qua lại với các thành viên trong nhóm này. Mối quan hệ xã hội của nhóm bạn bè, trong đó có bạn học cũ được xây dựng trên sự ngang nhau về lứa tuổi, cùng sở thích, cùng một địa vị xã hội, cùng mục tiêu và những giá trị chung cho nên quan hệ của họ tương đối bình đẳng, họ dễ dàng chia sẻ quan điểm cách nhìn xã hội với nhau. Do vậy, đối với nhóm xã hội này, phương thức liên lạc để duy trì mối quan hệ xã hội cũng đa dạng không kém so với cách thức mà nhóm đồng nghiệp đã sử dụng để duy trì vốn xã hội.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nguồn nhân lực trẻ thuộc nhóm bạn học cũ có nhiều phương thức liên lạc đối với các thành viên thuộc nhóm xã hội đó. Cách thức mà nhóm này sử dụng chủ yếu để liên lạc, trao đổi các thông tin, trò chuyện các vấn đề


trong công việc …có sự khác biệt đối với nhóm gia đình và đồng nghiệp bởi họ chủ yếu sử dụng điện thoại để liên lạc, trong khi hai nhóm nêu trên chủ yếu sử dụng phương thức gặp gỡ trực tiếp. Tuy nhiên khi kiểm định mối tương quan giữa các yếu tố cá nhân với cách thức liên lạc này đối với các thành viên trong nhóm bạn cũ chỉ tìm thấy tác động yếu trình độ học vấn của các nhân lực trẻ, cho thấy xu hướng các lao động trẻ có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên gọi điện thoại liên lạc với bạn cũ nhiều hơn các lao động có trình độ học vấn thấp hơn. Đồng thời, nghiên cứu tìm thấy tương quan mạnh giữa yếu tố trình độ học vấn với việc các lao động trẻ trong nhóm bạn cũ gặp gỡ trực tiếp, liên lạc qua email/yahoo/skype và Facebook/zalo nhằm duy trì mối quan hệ xã hội. Khác biệt giữa các nhóm nhân lực trẻ có trình độ khác nhau sử dụng các phương thức liên lạc khác nhau đối với các thành viên trong nhóm bạn cũ có xu hướng giống những phân tích đã đưa ra trong hai nhóm xã hội nêu trên.

Ngoài các nhóm xã hội phân tích trên có tỷ lệ việc sử dụng các cách thức và phương tiện liên lạc cao để duy trì vốn xã hội dựa trên các đặc điểm nhân khẩu – xã hội khác nhau của mỗi lao động trẻ thuộc các nhóm xã hội nhất định. Nguồn nhân lực trẻ cũng sử dụng các phương thức đó để trao đổi thông tin, mở rông quan hệ và duy trì vốn xã hội đối với các tổ chức xã hội tự nguyện như trong phương thức gặp gỡ trực tiếp, nhân lực trẻ đã có tỷ lệ gặp gỡ các tổ chức này ở mức tương đối phù hợp như đoàn thanh niên (37,6%), Hội chữ thập đỏ (23,6), Hội phụ nữ (22,2%); Không ít nhân lực trẻ sử dụng hình thức liên lạc bằng điện thoại đối với các tổ chức xã hội và nhóm xã hội như Đoàn thanh niên (23,6%), Hội chữ thập đỏ (17%), Hội phụ nữ (15,4%); Tỷ lệ nguồn nhân lực trẻ sử dụng công nghệ thông tin như email/yahoo/skype (6,6) và Facebook/zalo (11,6%) với Đoàn thanh niên nhiều hơn các nhóm còn lại.

Nhìn chung, mỗi cá nhân trong xã hội đều sử dụng các phương thức liên lạc khác nhau để duy trì và phát triển mối quan hệ xã hội của bản thân nhằm duy trì và phát triển vốn xã hội. Tùy vào các đặc điểm xã hội của các cá nhân và các mối quan hệ trong nhóm xã hội, các cá nhân tự quyết định sử dụng công cụ liên lạc nào hữu hiệu nhất giúp cho đạt mục đích được trò chuyện, được trao đổi, được chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với các thành viên cùng nhóm. Chính các đặc điểm xã hội của cá nhân tạo nên sự khác biệt trong cách sử dụng các phương tiện liên lạc duy trì các hoạt động, các quan hệ vốn có và các loại hình vốn xã hội của nhóm.


Tiểu kết chương 3


Tại chương này, tác giả đã phân tích thực trạng tạo dựng và duy trì vốn xã hội trong nguồn nhân lực trẻ và các kênh tiếp cận đến những nguồn lực cố hữu thuộc về các quan hệ nào đó tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trên qua mạng lưới xã hội. Xung quanh mỗi cá nhân có rất nhiều mối quan hệ, có thể tạo thành các mạng lưới quan hệ cung cấp nguồn vốn tức là các kênh tiếp cận đến các nguồn lực trong mạng quan hệ đó. Nguồn nhân lực trẻ ở cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tạo dựng và duy trì vốn xã hội thông qua các mạng lưới xã hội. Các nhóm xã hội đặc trưng cơ bản như gia đình, đồng nghiệp và bạn bè giữ vai trò then chốt giúp các cá nhân tạo dựng nguồn vốn xã hội cho mình. Phát hiện mới từ các nghiên cứu định tính cho thấy, xu hướng mở rộng vốn xã hội qua các nhóm hội sở thích, nhóm thiện nguyện hay các khóa đào tạo nâng cao năng lực, các khóa học phát triển bản thân là một xu hướng tạo dựng vốn xã hội lành mạnh cho các bạn trẻ hiện nay.

Phát hiện khá thú vị qua nghiên cứu tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là mối liên hệ giữa vốn con người và vốn xã hội. Trong một số trường hợp, vốn con người mang tính chủ động và bị động có tác động hoàn toàn khác nhau trong mối tương quan với vốn xã hội. Cùng có tác động thuận chiều, đó là vốn con người càng tăng thì vốn xã hội càng tăng. Tuy nhiên, khi phân tích các thành tố của vốn con người bị động như thâm niên công tác, số năm kinh nghiệm có tác động khá khác biệt so với vốn con người chủ động (như trình độ học vấn, khả năng làm việc thành thạo bằng ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, nắm vững kỹ năng quản lý tài chính, quản lý dự án…). Những người sở hữu đa dạng nguồn vốn con người chủ động có cơ hội tham gia vào những mạng lưới xã hội chất lượng và uy tín hơn, tức là có nguồn vốn xã hội tốt hơn. Từ đó, cơ hội tạo nguồn thu nhập đa dạng và khả năng thăng tiến cũng cao hơn so với những cán bộ chỉ sở hữu nguồn vốn con người bị động. Phát hiện này được minh chứng rõ qua kết quả ở cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Việc duy trì và củng cố vốn xã hội của nhân lực trẻ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng mang những đặc trưng chung của nhân lực trẻ ở các nước Châu Á, đó là tính kết nối mạnh mẽ của các loại hình quan hệ lâu dài và chặt chẽ là gia đình, cũng như loại hình quan hệ ngắn nhưng chặt chẽ là nhóm đồng nghiệp. Do vậy, để duy trì mối quan hệ xã hội đã được thiết lập hay nói cách khác là duy trì vốn


xã hội, các cá nhân trong xã hội thường xuyên tham gia các hoạt động khác nhau cùng với các thành viên trong các nhóm. Nghiên cứu cho thấy nguồn nhân lực trẻ không chỉ tham gia các hoạt động trong nhóm mà còn sử dụng các phương tiện liên lạc khác nhau để duy trì mối quan hệ của mình đối với các thành viên. thân thông qua nhóm. Các hình thức và phương tiện mà lao động trẻ sử dụng là gặp gỡ trực tiếp, trao đổi liên lạc với nhau qua điện thoại, email, các trang mạng xã hội như facebook, Zalo, Skype ... Tuy nhiên, ở mỗi nhóm xã hội khác nhau các thành viên trong nhóm sử dụng các cách thức và phương tiện khác nhau để liên lạc, trao đổi với nhau. Điểm khác biệt ở hai địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là việc duy trì và củng cố các nguồn lực thông qua quan hệ cá nhân mạnh mẽ hơn các nguồn lực ở các nhóm xã hội thân thuộc và cố định. Nhân lực trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh có các cách thức duy trì và củng cố nguồn vốn đa dạng và phong phú từ việc sử dụng cả nguồn lực kinh tế và nguồn lực xã hội để làm giàu thêm cho chất lượng nguồn vốn của mình.


Chương 4

VAI TRÒ CỦA VỐN XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TRẺ Ở HÀ NỘI VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


4.1. Dẫn nhập

Nghiên cứu về vốn xã hội trong thị trường lao động, nhà xã hội học người Mĩ Granovetter đã đưa ra những giả thuyết quan trọng về vai trò mạng lưới quan hệ xã hội đối với sự phát triển nghề nghiệp của các cá nhân. Ông cho rằng nhiều người tìm được công việc của mình thông qua việc khai thác các nguồn thông tin từ quan hệ xã hội từ các mạng lưới xã hội. Mạng lưới xã hội cho phép những người tìm kiếm việc làm tập hợp được những thông tin tốt nhất về việc làm cho phép người tìm việc lựa chọn công việc tốt hơn, mang lại mức thu nhập cao hơn khiến họ hài lòng. Bên cạnh đó thông tin về các thị trường lao động có thể được tạo ra tốt hơn thông qua các “liên kết yếu”(weak ties) [Granovetter M.,1995]. Không chỉ mang đến một công việc, các mối quan hệ xã hội còn tạo điều kiện cho người lao động phù hợp hơn, khiến họ hài lòng hơn, với mức thù lao cao hơn. Kết luận của Granovetter có được một công việc nhận được sự ủng hộ của nhiều nghiên cứu của các học giả khác như Corcoran (1980), Staiger (1990), Wegener (1991), Coverhill (1994), Jann (2003), Mongomery (1992) … [Phạm Huy Cường, 2016]

Những nghiên cứu về vốn xã hội trong và ngoài nước đều khằng định tác động hai chiều của vốn xã hội trong các mạng lưới xã hội đối với lao động, việc làm. Tính hai chiều của vốn xã hội từ các nghiên cứu của Granovetter M. (1995), Corcoran (1980), Staiger (1990), Wegener (1991), Coverhill (1994), Jann (2003), Bridges và cộng sự (1986), Mongomery (1992), đã được Phạm Huy Cường tổng kết như sau: “Ý nghĩa hai chiều của vốn xã hội được thể hiện ở hai khía cạnh: Thứ nhất, xuất phát từ một đặc điểm phổ biến của loại hình vốn đặc thù, vốn xã hội vừa có tác động tích cực và tác động tiêu cực đến thị trường lao động. Thứ hai, xuất phát từ đặc trưng căn bản mối quan hệ phổ biến trong thị trường, vốn xã hội đồng thời ảnh hưởng tới hai nhóm đối tượng trong quan hệ cung cầu: người lao động và người sử dụng lao động” [Phạm Huy Cường, 2016].

Vai trò tích cực của vốn xã hội ở khía cạnh khai thác nguồn lực thông tin cũng được xác nhận trong một số nghiên cứu xã hội học, các nghiên cứu trong thị trường


lao động xác nhận một thực tế: khai thác thông tin và ưu thế từ các mối quan hệ xã hội là một kênh phổ biến trong tìm kiếm việc làm của người lao động.Trong nghiên cứu của mình, tác giả Lê Ngọc Hùng cho rằng “mạng lưới xã hội có chức năng gắn kết xã hội và cung cấp thông tin chính xác, cần thiết và nhờ đó góp phần giảm chi phí giao dịch cho các bên tham gia mạng lưới” [Lê Ngọc Hùng, 2003]. Khả năng khai thác thông tin từ các mối quan hệ xã hội giữa các nhóm đối tượng là khác nhau, phụ thuộc vào sự khác biệt trong đặc điểm nhân khẩu, quy mô nguồn vốn xã hội và các nguồn lực khác của từng” [Phạm Huy Cường, 2016].

Bên cạnh đó, vai trò tiêu cực của vốn xã hội cũng được đề cập đến trong kết quả nhiều nghiên cứu về lĩnh vực lao động việc làm, nhất là trong công tác tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm và có tác động đến quá trình thăng tiến của các cá nhân. Tính tích cực và tiêu cực của vốn xã hội trong lĩnh vực lao động, việc làm là chủ đề gây nhiều tranh luận trong giới học thuật và thực tế xã hội bởi sự đan xen phức tạp. Bên cạnh việc phân tích các yếu tố tích cực trong vai trò của vốn xã hội đối với sự phát triển nhân lực trẻ, luận án cũng tiếp cận mặt trái của vấn đề tức là những tác động tiêu cực của việc sử dụng nguồn vốn xã hội trong công tác nhân lực trẻ ở khối các cơ quan nhà nước. Chủ đề này được xem là khá nhạy cảm, do vậy công tác thu thập thông tin định tính chỉ đạt được hiệu quả là có nêu ra vấn đề nhưng không chỉ rõ các yếu tố liên quan như lĩnh vực, bộ phận đơn vị công tác nào, các tình huống cụ thể ra sao. Do đó như đã đưa ra trong phần phương pháp, luận án sử dụng thêm phương pháp phân tích báo chí để có nguồn thông tin định tính chính xác phục vụ cho phần phân tích này.

Trong phạm vi chương này, tác giả phân tích vai trò tích cực và tiêu cực của vốn xã hội trong tuyển dụng nhân lực trẻ; trong đào tạo và bổ nhiệm; trong thực thi công vụ và nâng cao thu nhập của nhân lực trẻ tại hai địa bàn là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh bằng dữ liệu khảo sát định tính và định lượng. Bên cạnh đó, một số dữ liệu thứ cấp từ việc phân tích báo chí các vụ việc chạy chức quyền thực tế tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng được dùng để phân tích sâu về tính hai mặt của vốn xã hội trong lao động việc làm.

4.2. Vai trò của vốn xã hội trong tuyển dụng nhân lực trẻ

Khi nghiên cứu về vốn xã hội cũng như vai trò, hiệu quả của nó đối với các lĩnh vực khác nhau của xã hội, có thể thấy các tác giả đưa ra các vai trò khác nhau


của vốn xã hội, trong đó đề cập đến vốn xã hội là hành động đầu tư vào các quan hệ xã hội và sự tham gia vào mạng lưới xã hội. Các cá nhân thuộc mạng lưới có thể tiếp cận, khai thác, sử dụng vốn xã hội để kiếm lợi cho bản thân. Vốn xã hội có thể được tạo ra cho mục đích của cá nhân và vì thế nó có thể được được chuyển thành vốn kinh tế (trong một hạn mức thời gian nào đó), vốn con người hay là phúc lợi xã hội. Chính vì lẽ đó, nguồn nhân lực trẻ tại hai thành lớn của Việt Nam đã sử dụng vốn xã hội để tìm kiếm các cơ hội làm việc và nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các nhóm xã hội khác trong trong công việc hằng ngày.

Thực tế khảo sát cho thấy có ba nhóm yếu tố liên quan đến việc nguồn nhân lực trẻ tìm kiếm cơ hội tuyển dụng: (1) nhóm vốn xã hội mang tính nguồn lực xã hội mà cá nhân đạt được theo quy định, yêu cầu của nhà tuyển dụng (năng lực chuyên môn, bằng cấp chuyên môn, thâm niên công tác); (2) Nhóm các nguồn vốn xã hội mà cá nhân có được thông qua các quan hệ trong các mạng lưới xã hội (gia đình/họ hàng, đồng nghiệp, lý lịch cá nhân, bạn bè, đồng hương) và (3) Nhóm các nguồn vốn xã hội qua khai thác thông tin xã hội (mạng xã hội, thông tin từ internet, trung tâm giới thiệu việc làm, báo in, phát thanh, truyền hình).

Kết quả nghiên cứu vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến việc nhân lực trẻ được tuyển dụng vào làm tại cơ quan, tổ chức mà hiện nay họ đang làm việc cho thấy, ngoài các yếu tố về năng lực chuyên môn, bằng cấp và thâm niên công tác, được đánh giá có tầm quan trọng trong việc họ được tuyển dụng vào làm việc tại cơ quan hiện nay, thì các yếu tố khác như yếu tố họ gia đình/họ hàng, quan hệ đồng nghiệp, lý lịch bản thân, quan hệ bạn bè cũng được đánh giá cao. Các yếu tố năng lực chuyên môn, bằng cấp, thâm niên, là tiêu chí chủ yếu mà hầu hết các cơ quan khi tuyển dụng đưa ra, do vậy khi khảo sát đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố này trong cơ hội tìm kiếm việc làm của nguồn nhân lực trẻ chiếm tỷ lệ cao với 90,9% nãng lực chuyên môn, 86,2% bằng cấp chuyên môn, yếu tố thâm niên với 75,1% hoàn toàn hợp lý.

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí