anh khác nhau sinh sống như dân tộc Ê đê, dân tộc Tày, dân tộc Nùng....., có nền văn hóa vô cùng đa dạng và phong phú.
2.1.2. Tổng quan về các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Trong quá trình hình thành và phát triển thì một số trường trung cấp được nâng cấp lên thành hệ cao đẳng như trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên tiền thân là trường trung cấp Thủy lợi Tây Nguyên, (được Bộ Thủy lợi thành lập năm 1978). Năm 1990, Trường sáp nhập thêm Trường Công nhân Xây dựng Đắk Lắk. Trường Cao đẳng Kỹ thuật Đắk Lắk trước kia là Công nhân kỹ thuật cơ điện. Năm 2019, tỉnh đã tiến hành sáp nhập trường Trung cấp Đắk Lắk và trường Kinh tế Kỹ thuật thành trường Trung cấp Đắk Lắk với mục đích giúp tinh gọn đầu mối, nâng cao chất lượng đào tạo.
Trước nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, để khắc phục những hạn chế và yếu kém trong công tác đào tạo nghề Bộ chính trị đã quyết định chuyển nhiệm vụ quản lý nhà về giáo dục đào tạo nghề từ Bộ Giáo dục và Đào tạo sang Bộ Lao động thương binh và Xã hội. Đến ngày 27/11/2014 Quốc hội thông qua Luật giáo dục nghề nghiệp. Theo đó hệ thống các trường cao đẳng, cao đẳng nghề thành trường cao đẳng, trường trung cấp nghề thành trường trung cấp và hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp gồm 03 trình độ Cao đẳng, trung cấp, sơ cấp. Tại nghị quyết số 76/2016/NQ-CP ngày 03/9/2016 chính phủ thống nhất Bộ Lao động thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
Do vậy, việc giao cho Bộ Lao động thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp được đánh giá là phù hợp với quy luật của sự phát triển, phát huy được công năng, hiệu quả trong đào tạo. Mục đích nâng cao hiệu quả đào tạo theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa. Các trường sẽ
chủ động và phát huy nguồn lực, đội ngũ, cơ sở vật chất; giúp tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy. Ngoài ra, việc đầu tư cho đào tạo nghề sẽ được tập trung, tránh sự dàn trải, lãng phí, và đảm bảo sự quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp góp phần tạo bước phát triển mới cho các hệ thống giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; thực hiện nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, hội nhập khu vực và quốc tế góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, phát triển nông thôn khu vực Tây Nguyên; trong đó lấy đào tạo nhân lực các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật, trồng, chế biến nông lâm sản và phát triển nông thôn là trọng điểm, các trường đào tạo nghề chủ động hướng tới việc đào tạo đa cấp độ, đa ngành nghề trọng điểm quốc gia, khu vực ASEAN và quốc tế; có thương hiệu rộng rãi trong nước, trong khu vực và quốc tế.
2.1.3. Vai trò, nhiệm vụ
Được giao sứ mệnh trong hệ thống giáo dục và đào tạo đó là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; thực hiện nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, hội nhập khu vực và quốc tế góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, phát triển nông thôn khu vực Tây Nguyên; trong đó lấy đào tạo nhân lực các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật, trồng, chế biến nông lâm sản và phát triển nông thôn là trọng điểm. Các trường giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có những nhiệm vụ chính sau:
- Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất và dịch vụ ở các trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp, liên kết đào tạo liên thông trình độ đại học - đại học vừa làm vừa học với các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, nghề cấp độ khu vực ASEAN và nghề cấp độ quốc gia. Trang bị cho người học năng lực thực hành tương xứng với trình độ đào tạo, sức khỏe có đạo đức
và lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp. Tạo cho họ có khả năng tự tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên các cấp trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động và xuất khẩu lao động, đồng thời tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của tỉnh Đắk Lắk khu vực Tây Nguyên và cả nước.
- Đổi mới cơ bản và toàn diện đảm bảo mang lại điều kiện làm việc thuận lợi, phát huy cao độ trí tuệ, năng lực của nhà giáo và viên chức của nhà trường cho sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở khu vực Tây Nguyên; tạo điều kiện thuận lợi cho người học để không ngừng nâng cao chất lượng học tập với kỹ năng tiên tiến hiện đại và những kiến thức để khởi nghiệp và tiến thân; phấn đấu trở thành trường trọng điểm quốc gia và chuẩn bị các điều kiện để có thể phát triển thành một trường đại học; phát triển thương hiệu của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tại tỉnh Đắk Lắk rộng rãi trong nước, khu vực và quốc tế.
- Với mục đích là đào tạo ra nguồn nhân lực có tay nghề thì thông qua đào tạo góp phần tạo công ăn việc làm, bình ổn chính trị, văn hóa, xã hội và đặc biệt là giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, giảm tệ nạn xã hội… Vì vậy, đào tạo nghề đã hoàn thiện con người để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động qua đó tác động trực tiếp và ổn định tới sự phát triển kinh tế – xã hội.
2.2. Đặc điểm viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay
Theo số liệu tính đến ngày tháng 7/2021 toàn tỉnh Đắk Lắk có 34 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, có 04 trường cao đẳng, 05 trường trung cấp, 15 trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố, có các trường đào tạo nghề như: Trường Cao đẳng
Công nghệ Tây Nguyên; trường Cao đẳng kỹ thuật Đắk Lắk; trường Cao đẳng y tế Đắk Lắk; trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên Đắk Lắk; trung tâm giáo dục nghề nghiệp Vinasme Tây Nguyên…thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp do Sở Lao động thương binh-Xã hội tỉnh Đắk Lắk quản lý.
2.2.1. Số lượng viên chức
Tổng số viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tháng 7/2021 là 1.070 người; trong đó, viên chức giữ vị trí lãnh đạo là 180 người đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Bảng 2.1. Số lượng viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Đơn vị tính: Người
Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | Năm 2021 | |
Số lượng VC | 769 | 1.037 | 1.234 | 1.072 | 1.070 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đối Với Tổ Chức, Đơn Vị Sử Dụng Viên Chức Đánh Giá Là Cơ Sở Để Thực Hiện Công Tác Quản Lý, Sử Dụng Viên Chức:
- Kết Quả Đánh Giá Và Việc Sử Dụng Kết Quả Đánh Giá Viên Chức
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Đánh Giá Viên Chức
- Trình Độ Ngoại Ngữ, Tin Học Viên Chức Tại Các Cơ Sở Giáo Dục Nghề Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk Giai Đoạn 2020-2021
- Đối Với Viên Chức Là Người Đứng Đầu Và Cấp Phó Người Đứng Đầu
- Kết Quả Đánh Giá Viên Chức Và Việc Sử Dụng Kết Quả Tại Các Cơ Sở Giáo Dục Nghề Nghiệp Công Lập Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
(Nguồn: Sở lao động thương binh và Xã hội)
Số lượng viên chức
1400
1200
1000
800
600
Số lượng viên chức
400
200
0
Năm Năm Năm Năm Năm 2017 2018 2019 2020 2021
Hình 2.1. Số lượng VC tại các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Qua phân tích Hình 2.1, có thể thấy số lượng viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tương đối ổn định từ năm 2017- 2018. Riêng năm 2019 thì số lượng viên chức tăng vì lúc này việc tuyển sinh học sinh, sinh viên đăng ký học nghề tăng và mở rộng các trung tâm giáo dục nghề nghiệp ở các huyện. Đến năm 2020-2021 Với xu hướng sát nhập lại hệ thống giáo dục nghề nghiệp do đó mà số lượng viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy về một mối, lúc này việc tuyển sinh gặp nhiều khó khăn do đó số lượng viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có xu hướng giảm tương đối ổn định, không có nhiều thay đổi.
2.2.2. Về cơ cấu giới tính
Theo thống kê, tính đến cuối tháng 7 năm 2021 tổng số viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là 1.070 người, trong đó nam là 545 người, nữ 525 người (Theo số liệu tháng 7 năm 2021). Đây là điểm mạnh trong hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi có sự cân bằng giới tính đảm bảo tính khách quan, công bằng trong công việc chung vì mục tiêu giáo dục nghề nghiệp cho tỉnh nói riêng và cho hệ thống giáo dục và đào tạo cả nước nói chung.
Bảng 2.2. Cơ cấu giới tính viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Đơn vị tính: Người
Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | Năm 2021 | ||||||
Số lượng | Tỷ lệ | Số lượng | Tỷ lệ | Số lượng | Tỷ lệ | Số lượng | Tỷ lệ | Số lượng | Tỷ lệ | |
Nam | 350 | 45,52 | 600 | 57,86 | 630 | 51,05 | 540 | 50,38 | 545 | 50,94 |
Nữ | 419 | 54,48 | 437 | 42,14 | 604 | 48,95 | 532 | 49,62 | 525 | 49,06 |
Tổng cộng | 769 | 100 | 1.037 | 100 | 1.234 | 100 | 1.072 | 100 | 1.070 | 100 |
(Nguồn: Sở lao động thương binh và Xã hội)
700
600
500
400
300
Nam
Nữ
200
100
0
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Hình 2.2: Tỷ lệ cơ cấu giới tính viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Từ cơ cấu giới tính của đội ngũ viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trên Hình 2.2 cho thấy số lượng viên chức nữ của viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk qua các năm đều đạt tỷ lệ trên 40%, trong đó, tất cả các cơ quan đều có viên chức giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt là nữ. Như vậy, viên chức nữ tham gia vào hoạt động quản lý tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tỷ lệ khá cao và tỷ lệ này ngày càng có xu hướng tăng qua các năm.
2.2.3. Trình độ của đội ngũ viên chức
2.2.3.1. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Hiện nay trình độ Tiến sỹ là 02 người, thạc sỹ 171 người, cao đẳng và trung cấp là 213 người. (Số liệu tính từ tháng 7/2021). Hầu hết đều đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, trình độ đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, vẫn còn một số bộ phận viên chức, giáo viên giảng viên chưa đạt về yêu cầu năng lực sư phạm, quản lý giáo dục nghề nghiệp. Do đó, để nâng cao chất lượng viên chức, giáo viên giảng viên thì hàng năm Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo và phối hợp với các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp thường xuyên tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng cho viên chức, giáo viên, giảng viên tham tham gia các lớp bồi dưỡng trình độ chuyên môn Trung ương tổ chức. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao mặt bằng chung về trình độ và năng lực của đội ngũ giảng viên, viên chức; từng bước tiêu chuẩn hoá theo quy định của Nhà nước, đảm bảo cho công tác quy hoạch và gắn liền với nhu cầu sử dụng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.
Đội ngũ giảng viên, viên chức sau khi được đào tạo có đầy đủ các kỹ năng nghề có chuyên môn cao, nhận thức chính trị vững vàng, hiệu quả công tác được nâng cao rõ rệt, sau khi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức đã vận dụng vào thực tiễn địa phương, bước đầu đã đạt được hiệu quả thiết thực. Một phần đáp ứng được ngạch bậc phù hợp để nâng cao hiệu quả cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng như cải cách tiền lương phù hợp.
Bảng 2.3: Trình độ chuyên môn của viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Đơn vị tính: Người/%
Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | Năm 2021 | |
Viên chức hiện có | 769 | 1.037 | 1.234 | 1.070 | 1.070 |
Trên Đại học | 35 | 65 | 100 | 120 | 171 |
Tỷ lệ | 4.6 | 6.26 | 8.2 | 11.2 | 16 |
Đại học | 550 | 620 | 900 | 750 | 686 |
Tỷ lệ | 71.5 | 59.8 | 72.93 | 70.1 | 64,1 |
Cao đẳng, Trung cấp | 184 | 352 | 234 | 200 | 213 |
Tỷ lệ | 23,9 | 33.94 | 18.96 | 18.7 | 19.9 |
(Nguồn: Sở Nội vụ )
Từ hình 2.5 cho thấy: Đa số viên chức đã đạt chuẩn về trình độ chuyên môn theo quy định, số công chức có trình độ trên đại học, đại học (tỷ lệ gần 80%). Tuy nhiên, vẫn còn một số viên chức chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, số viên chức có trình độ chuyên môn cao đẳng, trung cấp còn nhiều (tỷ lệ hơn 10%), nhưng tỷ lệ này có xu hướng giảm rõ rệt qua các năm.
Nhìn chung, trình độ chuyên môn của viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang từng bước được nâng lên theo yêu cầu, nhiệm vụ, đa số đều có trình độ đại học trở lên và chuyên môn phù hợp, đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ của từng cơ quan.
2.2.3.2. Trình độ lý luận chính trị
Ngoài trình độ chuyên môn, việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho viên chức là rất cần thiết, nhằm trang bị kiến thức, nâng cao trình độ lý luận chính trị, bản lĩnh chính trị, góp phần thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.
Tính đến ngày 31/12/2020, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk như sau:
Cử nhân, cao cấp: 50/1.070 người, chiếm tỷ lệ 22,81%; trung cấp: 68/1.070 người, chiếm tỷ lệ 39,77%, sơ cấp: 38 người, chiếm tỷ lệ 22,22%;.
2.2.3.3. Trình độ ngoại ngữ, tin học
Trong xu thế hội nhập quốc tế, bên cạnh việc chuẩn hóa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì việc nâng cao, chuẩn hóa trình độ ngoại ngữ, tin học cũng là yêu cầu bắt buộc đối viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Với mục tiêu đào tạo ngành nghề trọng điểm, ngành nghề thuộc các nghề trọng điểm ASEAN thì mỗi viên chức cần đảm bảo việc chuẩn hóa tin học, ngoại ngữ đạt chuẩn là điều kiện cần và đủ để nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục nghề nghiệp hiện nay.