Đặc Điểm Viên Chức Làm Việc Tại Các Cơ Sở Giáo Dục Nghề Nghiệp Công Lập Hiện Nay


công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước” [29, tr.3]

Đơn vị sự nghiệp công lập gồm:

- Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ);

- Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ).

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức theo các loại hình sau đây:

+ Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng.

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm cơ sở giáo dục nghề nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Hiện nay, tùy theo mục tiêu cụ thể đối với từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:

+ Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề;

Đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 4

+ Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính


phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;

+ Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.

Do đó mà viên chức làm trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng chính là đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp thì:


“Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên” [31, tr.1]

Luật Viên chức đã làm rõ:

“Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật về viên chức và pháp luật có liên quan” [29, tr.2]

1.2.2. Đặc điểm viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hiện nay

Do đó, viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập có những đặc điểm chung như những viên chức khác, đồng thời có đặc điểm riêng của viên chức làm việc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập như sau:

Một là, lao động không mang tính quyền lực công, chỉ thuần túy là lao động nghề nghiệp mang tính chuyên môn, nghiệp vụ nhằm cung cấp kiến


thức, kỹ năng cho sinh viên theo chương trình, kế hoạch giáo dục theo quy định, quản lý sinh viên trong các hoạt động giáo dục do Nhà trường tổ chức, chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục, nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn cho người học.

Hai là, hoạt động nghề nghiệp của viên chức gắn liền với sứ mệnh của Nhà trường, luôn đòi hỏi, tìm tòi đáp ứng với mục tiêu đã đề ra. Bởi vậy, trong hoạt động của viên chức Nhà trường luôn phải tuân thủ quy định của ngành, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín, gương mẫu, bảo vệ chính đáng lợi ích cho học sinh, sinh viên.

Ba là, tâm huyết với nghề, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín, lương tâm; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, độ lượng, đối xử hòa nhã với học sinh, sinh viên, học viên (sau đây gọi chung là người học), đồng nghiệp; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp.

Bốn là, tận tụy với công việc, thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, của ngành.

Đuợc hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; được ký hợp đồng vụ việc với cơ quan, tổ chức mà đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác

Năm là, công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học, thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.


Sáu là, quyền của viên chức mang tính hướng mở hơn công chức vì hoạt động mang tính chuyên môn, nghiệp vụ do đó có thể là điều kiện để phát huy được tài năng, tính sáng tạo cũng như khả năng cống hiến cho xã hội trong điều kiện tình hình đất nước đổi mới như hiện nay.

Bảy là, viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.

Bên cạnh quy định với quyền của viên chức, thì các quy định về nghĩa vụ của viên chức cũng được quy định phù hợp với đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của viên chức.

Vì cơ sở giáo dục nghiệp có tính đặc thù riêng biệt là đào tạo nghề kết hợp đào tạo văn hóa, việc đánh giá viên chức trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng phải phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ chung của hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

1.3. Tổng quan về đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập

1.3.1. Khái niệm đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập

Khi nói đến hai từ “đánh giá” thì đây là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong tất cả lĩnh vực, trên mọi mặt của kinh tế - xã hội. Đánh giá có nghĩa nhận định giá trị. Khi thực hiện đánh giá một đối tượng nào đó, chẳng hạn một con người, một tác phẩm nghệ thuật, một sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ, đội ngũ giáo viên hay đánh giá tác động môi trường thì kết quả đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong nhiều lĩnh vực như chính trị, nghệ thuật, thương mại, giáo dục hay môi trường. Đánh giá là một khâu quan trọng, căn bản trong quá trình quản lý và sử dụng viên chức được tiến hành thường xuyên


hàng năm hoặc trước khi xem xét đề bạt, chuyển công tác hoặc thực hiện một số quyền lợi cho viên chức.

Mục đích của hoạt động đánh giá nhằm cung cấp thông tin cho công tác quản lý, làm cơ sở cho các quyết định quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng, tuyển chọn, đề bạt, lương, thưởng đối với viên chức. Đánh giá đúng, chính xác kết quả làm việc viên chức là căn cứ để lựa chọn, sắp xếp, bố trí, đề bạt, sử dụng đúng với năng lực, sở trường, từ đó chủ động trong việc đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện và bổ nhiệm.

Đánh giá viên chức phải dựa trên mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, thể hiện ở khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả của công việc trong từng vị trí, từng thời gian; tinh thần trách nhiệm theo hợp đồng đã kí kết. Đánh giá theo hiệu quả công tác căn cứ theo tiêu chí của ngành, địa phương, đơn vị; căn cứ vào sự tín nhiệm của tập thể và người đứng đầu cơ quan đối viên chức (lấy hiệu quả công việc làm thước đo). Cần áp dụng các phương pháp đánh giá viên chức tiên tiến; đổi mới quy trình đánh giá viên chức, đảm bảo dân chủ, công bằng, công khai, chính xác và trách nhiệm đối với việc đánh giá viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo luật viên chức năm 2010, tại Điều 39 định nghĩa về đánh giá viên chức như sau: “Là việc nhằm làm căn cứ bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách” [29, tr.16]

Ngay trong hoạt động quản lý viên chức thì đánh giá là việc vô cùng quan trọng, xem như là thước đo chuẩn mực cho trong việc đo lường chất lượng công việc cũng như thái độ, đạo đức của một cá nhân.

Vì đánh giá dựa trên chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong lề lối làm việc, kết quả thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao.Đánh giá viên chức trong các cơ sở GDNN công lập là một biện pháp quản lý viên chức các



Tuyển dụng


Bố trí sắp xếp

cấp có thẩm quyền thuộc các cơ sở GDNN công lập quản lý thông qua việc kiểm định các chỉ số nói lên sự làm việc, cống hiến của các viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.


Đề bạt, bổ nhiệm

Quản lý viên

chức

Đánh giá viên

chức

Đào tạo, bồi

dưỡng

Hình. 1.1. Mối quan hệ các nội dung trong quản lý viên chức

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ giáo trình đào tạo đại học của HVHCQG)

1.3.2. Đặc điểm đánh giá viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập

Một là, dựa trên cơ sở thông tin về kết quả đánh giá hàng năm tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, thông qua bản tự kiểm điểm và nhận xét của tập thể nơi viên chức công tác để chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, giúp đỡ mỗi viên chức xác định, tìm ra cách hữu hiệu để hoàn thành công việc, đề nghị cách thức giúp đỡ cho viên chức thực hiện công việc tốt hơn trong tương lai. Đánh giá viên chức là đánh giá đối tượng liên quan đến phẩm chất và năng lực thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng đã kí kết. Do đó, khi thực hiện đánh giá viên chức chỉ xem xét họ trong quan hệ liên quan đến chuyên môn,


nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức chính trị…chứ không bao hàm các quan hệ khác như xuất thân, hôn nhân, quan hệ bạn bè...

Hai là, thông qua đánh giá viên chức hàng năm tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, từ kết quả đánh giá viên chức mình quản lý thì mỗi cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng nhận thấy được những khuyết điểm, hạn chế trong công tác tổ chức bộ máy, phân công lao động, kế hoạch hoạt động, việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức có những kiến nghị hoặc bổ sung điều chỉnh cho phù hợp.

Ba là, từ kết quả đánh giá viên chức hàng năm đó chính là tiền đề cho việc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng viên chức nhằm khắc phục những thiếu hụt trong kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ hoặc phát triển tiềm năng của viên chức. Đánh giá viên chức là việc rất quan trọng bởi hoạt động này liên quan đến sinh mệnh chính trị, sự nghiệp của mỗi cá nhân. Trong bối cảnh chúng ta coi trọng việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân, điều đó càng quan trọng.

Bốn là, tạo tiền đề cho việc cấp trên nhìn nhận mỗi viên chức trong quá trình thực hiện công việc một cách hoàn chỉnh, khách quan về công việc, tránh tình trạng nhìn nhận một cách ngẫu nhiên hoặc tình cờ.

Năm là, thông qua đánh giá những người đánh giá sẽ có những cách áp dụng tiêu chí đánh giá khác nhau và dựa trên các tiêu chí đó mà phân loại công việc đối với viên chức giữ chức vụ quản lý, và viên chức không giữ chức vụ quản lý. Đánh giá viên chức phải căn cứ vào nhiệm vụ, chức danh, chức vụ được giao. Việc hoàn thành hay không hoàn thành hoặc hoàn thành ở mức nào phải căn cứ vào kết quả cuối cùng mà viên chức đạt được.

1.3.3. Vai trò của đánh giá viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập

Đánh giá viên chức phải dựa trên mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ


được giao, thể hiện ở khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả của công việc trong từng vị trí, từng thời gian; tinh thần trách nhiệm trong thực hiện công việc theo hợp đồng làm việc đã ký kết; việc các quy định về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của viên chức. Đánh giá theo hiệu quả công tác căn cứ theo tiêu chí của ngành, địa phương, đơn vị; căn cứ vào sự tín nhiệm của tập thể và người đứng đầu cơ quan đối với viên chức (lấy hiệu quả công việc làm thước đo). Cần áp dụng các phương pháp đánh giá viên chức tiên tiến; đổi mới quy trình đánh giá viên chức gắn với quyền và nghĩa vụ của viên chức, thực hiện đánh giá phải đảm bảo dân chủ, công bằng, công khai, chính xác và trách nhiệm đối với việc đánh giá viên chức.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Hiểu người là việc rất khó, nếu không hiểu đúng thì dùng không đúng, dùng không đúng thì không thể cất nhắc đúng” [27; 277].

Đánh giá viên chức “Là việc nhằm làm căn cứ bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với viên chức” [29, tr.16]

Ngay trong hoạt động quản lý viên chức thì đánh giá là việc vô cùng quan trọng, xem như là thước đo chuẩn mực cho trong việc đo lường chất lượng công việc cũng như thái độ, đạo đức của một cá nhân. Vì đánh giá dựa trên chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong lề lối làm việc, kết quả thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao.

Đánh giá viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là một biện pháp quản lý viên chức các cấp có thẩm quyền thuộc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập quản lý thông qua việc kiểm định các chỉ số nói lên sự làm việc, cống hiến của các viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Do đó, đánh giá viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập có vai trò sau đây:

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 09/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí