Đánh Giá Hoạt Động Đào Tạo, Bồi Dưỡng Viên Chức Trong Các Cơ Sở Giáo Dục Nghề Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk Giai Đoạn 2015 - 2020


năm 2015 là 148 lượt, năm 2016 là 162 lượt, năm 2017 là 156 lượt, năm 2018

là 175 lượt, năm 2019 là 192 lượt, năm 2020 là 212 lượt.

Như vậy, số lượt người tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo các năm có sự gia tăng, điều này cho thấy các cơ quan quản lý GDNN đã có sự quan tâm đến chất lượng GDNN hơn.

2.3. Đánh giá hoạt động đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015 - 2020‌

2.3.1 Những ưu điểm

Có thể nói, những năm qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở GDNN đã được Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm, điều đó được thể hiện trong các bảng thống kê trên về số lượng và nội dung cũng như cơ quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng.

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp là tổ chức thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về giáo dục nghề nghiệp trong phạm vi cả nước; quản lý, thực hiện các dịch vụ công về giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã phối hợp, xây dựng chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp các cấp. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề để dạy thực hành cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền. Quản lý và tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, người dạy các chương trình đào tạo thường xuyên [36]. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã tổ chức mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC giáo dục nghề nghiệp ở các địa phương khác nhau để CBCCVC có cơ hội đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao kỹ


năng quản lý và cả những kỹ năng mềm. Ngoài ra còn cử viên chức sang nước ngoài đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn và liên kết mời giảng giáo viên nước ngoài về giảng dạy chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Sở Lao động TB và XH, Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk cũng đã thường xuyên tổ chức nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý, kiến thức chuyên ngành cho các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh

Bên cạnh đó UBND tỉnh cũng đã có những chính sách hỗ trợ viên chức trong các cơ sở GDNN khi tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

Đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 13

Cùng với việc mạng lưới cơ sở GDNN tăng lên, số lượng cán bộ quản lý GDNN cũng tăng theo; đội ngũ cán bộ quản lý GDNN các cấp được kiện toàn trong cả nước; các chương đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm, chuyển giao công nghệ ở nước ngoài, tiếp cận trình độ quốc tế, đào tạo tiếng Anh chuyên ngành... đã có tác động tích cực đến toàn hệ thống giáo viên, cán bộ quản lý GDNN.

Như vậy, có thể thấy các viên chức trong các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk mỗi năm đều có cơ hội tham gia đào tạo, bồi dưỡng ít nhất một lần.

2.3.2 Những tồn tại hạn chế

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được xác định là nhân tố quyết định trong việc đổi mới giáo dục hiện nay. Với tinh thần đó, Quyết định số 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020” đã đề ra mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ

quản lý GDNN, nhằm hình thành đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp có tính chuyên nghiệp, hiệu quả [37].

Hoạt động đào tạo bồi dưỡng là một công cụ quan trong để đảm bảo nguồn nhân lực của tổ chức nói chung cũng như nguồn nhân lực làm việc


trong các cơ sở GDNN trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Mặc dù đă có nhiều cố gắng, nhưng đào tạo bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở GDNN trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk vẫn tồn tại một số hạn chế:

- Thứ nhất, Tổng Cục GDNN có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề để dạy thực hành cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền. Quản lý và tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, người dạy các chương trình đào tạo thường xuyên [36]. Việc đào tạo, bồi dưỡng được thống nhất trong toàn ngành, có sự phân cấp. Tuy nhiên việc đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm; yêu cầu quản lý theo tiêu chuẩn của từng chức vụ lãnh đạo, quản lý; tiêu chuẩn của ngạch công chức, ngạch viên chức; quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị đáp ứng được yêu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.

- Hai là, công tác đào tạo, bồi dưỡng mặc dù đã có những cố gắng đổi mới nhưng vẫn còn tình trạng chạy theo số lượng, chưa cử đúng đối tượng đào tạo, học chưa đúng chuyên ngành cần đào tạo, bồi dưỡng vì thế chưa đáp ứng được nhu cầu công việc của cơ quan, tổ chức. Việc đào tạo chưa gắn kết chặt chẽ với sử dụng, nhiều trường hợp được cử đi đào tạo nhưng không bố trí công việc theo chuyên ngành đào tạo sau khi tốt nghiệp, gây nên tâm lý thờ ơ với việc đào tạo.

- Ba là, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng còn thiếu cân đối giữa việc trang bị trình độ lý luận chính trị với kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ; một số lĩnh vực chưa chuyên sâu còn nặng về lý thuyết, ít kiến thức thực tiễn; chương trình, giáo trình giảng dạy, học tập còn chậm đổi mới, chưa theo kịp xu hướng phát triển của thời đại và chất lượng chưa cao, bồi dưỡng nặng về lý luận, chưa đi sâu vào rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ công tác cho cán


bộ, công chức.

- Bốn là, Một số hoạt động đào tạo bồi dưỡng mang tính bắt buộc và tùy thuộc theo khả năng mở các lớp đào tạo bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo bồi dưỡng. Trong khi đó việc thiết kế các chương trình đào tạo bồi dưỡng bắt buộc đó phần lớn lại chung cho tất cả công chức viên chức. Do học các chương trình chỉ mang tính bắt buộc, không gắn liền với sự hẫng hụt năng lực cần phải được bổ sung, nên một số đối tượng tham gia các khóa học chỉ mang tính điểm danh là chính.

- Năm là, các chương trình được thiết kế cho nhóm chức danh gắn với tiêu chuẩn, bằng cấp hay đã qua học các khóa trước đó, nhưng khi các đơn vị cử người đi học, thường có xu hướng ưu tiên cho người rảnh rỗi, do đó hoặc những chương trình đó đối với họ quá thấp, hoặc quá cao; hoặc không thực sự cần thiết. Chính vì tâm lý đó nên số lượng tham gia ban đầu thường khá đông nhưng trong quá trình học tập vắng nhiều hoặc đi muộn, điều này vô hình chung gây ra tình trạng kém chất lượng cũng như gây lãng phí.

- Sáu là, các khóa đào tạo bồi dưỡng thường quá nặng về lý thuyết, nhưng lại ít được rèn luyện kỹ năng. Mặt khác, nếu có tổ chức các phương pháp để rèn kỹ năng lại không có đủ cơ sở vật chất (do tiết kiệm kinh phí). Trên thực tế phần đông viên chức trẻ có kiến thức, được đào tạo bài bản, có trình độ học vấn, năng động và mạnh dạn nhưng lại thiếu kinh nghiệm trong quản lý, điều hành, giảng dạy. Chính vì vậy việc tiếp cận và rèn luyện kỹ năng thực hành rất cần thiết.

- Bảy là, nhận thức của cán bộ, công chức về vai trò của hoạt động đào tạo bồi dưỡng chưa cao; trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức còn chưa đồng đều, điều này gây khó khăn cho quá trình thực thi công vụ, làm ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chất lượng công việc do sự phối hợp kém.


- Tám là, sự kết hợp giữa các cơ quan có trách nhiệm trong đào tạo, bồi dưỡng còn chưa có sự phối kết hợp nhịp nhàng, việc đánh giá kết quả, hiệu quả học tập, công tác của những người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng tại các đơn vị đào tạo cũng như đơn vị sử dụng chưa thực sự được quan tâm đúng mức nên khó nắm bắt tình hình viên chức đi học cũng như đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của người học. Đào tạo chưa gắn liền với quy hoạch, kế hoạch; đào tạo và sử dụng chưa ăn khớp với nhau; đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự đồng bộ với yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức. Công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức giữa các trường cao đẳng và các trung tâm GDTT ở các huyện thuộc địa bàn tỉnh chưa đồng bộ giữa số lượng, chất lượng và cơ cấu.

- Chín là, Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý số lượng vừa thừa vừa thiếu. Cơ cấu ngành nghề đào tạo GVGDNN chưa hợp lý, một số nghề chưa có giảng viên được đào tạo cơ bản, kỹ năng nghề còn hạn chế, tỷ lệ giảng viên dạy tích hợp còn thấp so với yêu cầu của chương trình đào tạo. Trình độ ngoại ngữ, tin học của GVGDNN còn yếu, hạn chế khả năng cập nhật công nghệ mới, ứng dụng tin học và các phương pháp sư phạm hiện đại. Khả năng phát triển chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu dạy nghề của GVGDNN còn hạn chế. Trong hợp tác quốc tế lĩnh vực GDNN, Tuy được tiếp cận với những kiến thức mới, công nghệ mới, mô hình dạy nghề hiện đại, mở rộng trao đổi kinh nghiệm, có cơ hội tiếp cận, thu hút các nguồn lực bên ngoài cho phát triển GDNN, song năng lực nói chung của GVGDNN nước ta chưa đáp ứng và thích ứng kịp thời các yêu cầu đặt ra.

- Mười là, cơ chế tài chính phục vụ công tác đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức còn những bất cập, các cơ sở GDNN thường ưu tiên viên chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng miễn giảm học phí nhiều hơn là những khóa học chuyên môn tốn nhiều kinh phí, bởi cơ chế “tiết kiệm” điều


này ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo thực tế. Bên cạnh đó công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng viên chức còn mang tính hình thức.

2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thì phải kể đến những nguyên nhân của những hạn chế. Cụ thể là:

Thứ nhất, các cơ quan có thẩm quyền quản lý CBCNVC thường đưa ra kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng CBCNVC theo nhu cầu chung chứ không khảo sát hết được tình hình thực tế, điều đó dẫn đến đào tạo, bồi dưỡng thiếu đồng bộ, và mang tính dập khuôn.

Thứ hai, viên chức trong các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tuy cùng có nhiệm vụ đào tạo ngành nghề, thế những mỗi cơ sở lại đa dạng về ngành nghề đào tạo, nên nhu cầu đào tạo bồi dưỡng cũng như đòi hỏi về năng lực của viên chức cũng khác nhau. Chính vì vậy việc xây dựng chương trình đào tạo bồi dưỡng thường khó có thể làm cho từng nhóm ngành nghề riêng biệt, dẫn đến có những viên chức nói chung và giáo viên, giảng viên có người được đi đào tạo bồi dưỡng thường xuyên nhưng có người thì ít có cơ hội học hỏi thêm do thuộc nhóm ngành nghề ít phổ biến.

Thứ ba, chưa có chế tài bắt buộc viên chức phải đi học. Thế nên viên chức thường không chủ động, việc đào tạo bồi dưỡng thường là do phát sinh là chủ yếu, có khóa học thì đăng ký đi, mặc dù không phục vụ nhiều cho vị trí làm việc thực tế, thiếu một cơ chế đồng bộ gắn kết giữa đào tạo bồi dưỡng với sử dụng.

Thứ tư, việc đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức viên chức nói chung của cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh Đắk Lăk không thực sự được quan tâm; chậm được triển khai. Chưa chú trọng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; vẫn còn hiện tượng chạy theo số lượng.


Thông thường chỉ báo cáo số lượng người đã đi học, nhưng không báo cáo sự thay đổi hoạt động thực thi công việc như thế nào.

Thứ năm, nhiều khóa học, chương trình học chưa huy động được đội ngũ công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý có trình độ, kinh nghiệm tham gia giảng dạy; phần lớn là do các cơ quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng luôn có quan điểm đào tạo cho đối tượng còn hạn chế về kỹ năng, về chuyên môn.

Thứ sáu, việc xây dựng các chương trình ĐTBD chưa thực sự gắn kết với nhu cầu ĐTBD và yêu cầu cần thiết của công việc. Nhiều chương trình còn thiếu, yếu và triển khai chưa đồng bộ, hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu, còn nặng về tính hàn lâm, thiếu thực tiễn và chưa gắn kết được với VTVL của người học.


Tiểu kết chương 2‌

Tác giả đã thu thập số liệu liên quan đến kết quả đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở GDNN trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015- 2020. Qua số liệu thống kê có thể chỉ ra rằng: việc đào tạo, bồi dưỡng viên chức GDNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chưa gắn với thực tế nhu cầu các cơ sở GDNN cần, chưa thực sự đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chức danh theo quy định.

Tác giả đã thu thập số liệu liên quan đến đào tạo bồi dưỡng viên chức. Qua số liệu thống kê có được, có thể nhận thấy đào tạo bồi dưỡng đă được các cơ quan quản lý GDNN quan tâm. Tuy nhiên, chỉ mới mang tính thụ động, chưa thúc đẩy viên chức nhiệt tình tham gia đào tạo, bồi dưỡng.

Tác giả đã chỉ ra những vấn đề còn hạn chế trong hoạt động đào tạo bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở GDNN trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk. Đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế đó để làm cơ sở đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đào tạo bồi dưỡng viên chức GDNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/09/2023