Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Và Cơ Sở Hạ Tầng Phục Vụ Du Lịch Của Tỉnh Cà Mau


thành (1882-2010), là địa chỉ văn hóa thu hút khách thập phương đến tham quan, lễ

bái.

Nhà Bác Ba Phi

Nhà Bác Ba Phi hiện ở ấp Đường Ranh, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời. Từ Thành phố Cà Mau đến nhà bác Ba Phi mất 2 giờ đi bằng võ lãi và chỉ mất 45 phút đi bằng phương tiện ca nô.

Tên thật bác Ba Phi là Nguyễn Long Phi (1884-3/11/1964) thọ 88 tuổi. Ông sống ở Kinh Ngang, ông có biệt tài kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn, huyền thoại và kịch tính. Truyện kể của bác Ba Phi đều bắt nguồn từ thiên nhiên, hoàn toàn trong địa giới rừng U Minh với những “nhân vật” vốn là đặc sản khu rừng đặc chủng này như lúa gạo, trăn, rắn, rùa, mật ong… và in đậm cà tính về người và đất Cà Mau.

Ngày nay, mặc dù nhà bác Ba Phi - nông dân ấy không còn nữa, nhưng cái tên bác Ba Phi mà dân gian vẫn quen gọi thay vì Nguyễn Long Phi, vẫn còn dấu ấn in đậm tại mảnh đất U Minh Hạ.

2.2.2.2. Các lễ hội

Cà Mau là vùng đất trẻ mới được khai phá cuối thế kỷ XVII, dân số được hình thành muộn hơn,chủ yếu là do di cư ở khắp các miền đất nước. Vì vậy các truyền thống văn hóa lễ hội nơi đây có sự hài hòa văn hóa các văn tộc khác. Ngoài tết cổ truyền của người Việt; Hội Phật Đản… còn có một số lễ hội mang tính chất liên vùng như lễ hội CholchNam Thmay, lễ Đôn Ta, lễ Cầu An (cúng Kỳ Yên), lễ cúng trăng (lễ đút cớm dẹp), lễ hội Nghinh Ông, hội đua ghe ngo, ngày hội cá Đường vào tháng 4, ngày hội Ba Khía vào tháng 8 hằng năm…Lễ hội vía bà Thiên Hậu là một trong những lễ hội quan trọng của người Hoa ở nơi đây.

Có thể nói, lễ hội là dịp và là nơi phản ánh trung thực nhất đời sống tâm linh của con người nói chung và người Việt Nam nói riêng. Đến với lễ hội của người Việt Nam nói chung và người Cà Mau nói riêng, du khách sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn về cuộc sống và con người nơi đây.

Lễ hội Nghinh Ông – Sông Đốc

Hằng năm cứ vào dịp tháng 2 âm lịch, vùng biển Sông Đốc (huyện Trần Văn

Thời) lại sôi động với lễ hội Nghinh Ông.


Đối với ngư dân, Cá Ông-Cá Voi là biểu tượng tâm linh, vị hải thần độ trì cho nghề biển. Rất nhiều nơi trên đất nước ta, ngư dân vùng biển lập miếu thờ Cá Ông ngưỡng vọng về những điều tốt đẹp trong hành trình xuôi ngược trên biển khơi, mong muốn mùa cá thắng lợi sau lễ hội.

Lễ hội Nghinh Ông là lễ hội lớn của ngư dân Sông Đốc và các vùng lân cận. Từ chiều ngày 14-2 âm lịch, phần tế lễ diễn ra trang nghiêm, rực rỡ cờ hoa có các hoạt động văn hóa thể thao, trò chơi dân gian, mỗi kỳ lễ hội thu hút hàng chục ngàn người tham gia.

Lễ hội Nghinh Ông là giá trị văn hóa phi vật thể cần được giữ gìn và phát huy. Sở Văn Hóa Thông Tin đã triển khai nghiên cứu khoa học văn hóa phi vật thể với đề tài “Lễ Hội Nghinh Ông ở Cà Mau” đã được viện nghiên cứu văn hóa nghệ thuật do Bộ Văn Hóa Thông Tin phê duyệt.

Lễ hội CholChNam Thmay

Là lễ vào năm mới của bà con dân tộc Khmer cũng giống như ngày tết Nguyên Đán của người Kinh. Lễ được tổ chức vào ngày 13, 14 ,15, tháng 4 dương lịch. Vào dịp này dọc theo đường Lý Văn Lâm ghé chùa Nonivong Sapopararam, một ngôi chùa của người Khmer tại thành phố, nếu muốn thấy cảm giác vui tươi của đêm lễ hội thì ghé thăm chùa Tam Hiệp tại xã Trần Hợi. Chùa có từ lâu đời, do nhà sư quốc tịch Singapore Phù Hồng Kim cho xây dựng vào ngày 17-02-1996, ngoài ra bà con Khmer còn tổ chức các cuộc đua ghe ngo rất hào hứng, sôi nổi.

Lễ hội CholChNam Thmay ở Tam Hiệp Tự là một trong những lễ hội lớn

nhất của đông đảo cư dân đồng bào Khmer ở Cà Mau.

Lễ cúng Kỳ Yên

Là lễ hội phổ biến ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, một nét sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu được. Lễ cúng Kỳ Yên được tổ chức hàng năm vào các ngày 15, 16, 17 âm lịch (tháng tổ chức tùy theo địa phương) khắp các đình làng Nam bộ. Lễ cúng cầu an này được tổ chức cầu thần linh cho một năm được mùa, sức khỏe cho mọi người.

Ngày hội vía Bà

Đây là lễ hội có từ lâu đời của người Hoa ở Cà Mau. Bà rất linh thiêng, cứu giúp ghe thuyền phải nạn trên biển. Lễ hội được người Hoa tổ chức rất chu đáo, tổ


chức hát Quãng và cũng không quên thấp hương ở đền ông Quán Thánh, hình tượng trung nghĩa của đồng bào người Hoa. Lễ hội vía Bà là một lễ hội mang đậm màu sắc dân tộc, thể hiện tình đoàn kết tương thân, tương ái của hai dân tộc Hoa – Việt trong khối đoàn kết đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

2.2.2.3. Các tài nguyên nhân văn khác


Âm nhạc

Vùng đất Minh Hải còn được biết đến bởi cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu tác giả bài vọng cổ đầu tiên “Dạ cổ hoài Lang”. Tuy ngày nay Minh Hải đã tách ra thành hai tỉnh, tuy Cà Mau không được vinh dự là quê hương của cụ sáu Lầu như Bạc Liêu nhưng những làn điệu ca nhạc tài tử đã thấm đẫm trong đời sống văn hóa của người dân, họ ca vọng cổ trong những buổi tiệc với làng xóm, hay cùng hát tân cổ giao duyên trong những lúc nghỉ ngơi khi làm đồng, những buổi gặp gỡ bạn bè những bài vọng cổ, những câu hò trở nên gần gũi, thân thiết biết bao với cuộc sống của người dân Cà Mau – gắn bó với văm minh sông nước và trở thành nét đặc sắc trong những tour du lịch của tỉnh, du khách đến Cà Mau để thưởng thức vẻ đẹp của Cà Mau và để được nghe tiếng hát ngọt ngào trong bài ca vọng cổ, hòa nhịp nhàng với tiếng đàn bầu, đàn nhị.

Các câu chuyện kể của Bác Ba Phi

Bác Ba Phi tên thạt là Nguyễn Long Phi (1884-1964) là một tá điền nghèo nhưng tính tình vui vẻ, bộc trực, khảng khái có tài kể chuyện. Các câu chuyện của ông luôn mang lại cho người nghe tiếng cười sảng khoái, trào lộng và đằng sau đó là những ý nghĩa sâu sắc về thiên nhiên, con người, cuộc sống…Nhà Bác Ba Phi tại ấp Đường Ranh, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời là một điểm dừng được ưa chuộng cũng như những câu chuyện của Bác Ba Phi mà người dân nơi đây vẫn còn lưu truyền.

Nét đặc trưng của văn minh sông nước (Chợ nổi)

Chợ nổi Cà Mau_chút tình sông nước. Không biết bây giờ bạn đang lang thang ở đâu, lên SaPa đi chợ tình hay đã xuôi chợ Viềng_Nam Định, không biết đang sì sụp ăn óc nóng ở chợ Âm Phủ_Đà Lạt hay về miền Tây Nam Bộ xuôi


thuyền thăm các chợ đồng bằng. Được du khảo qua các chợ, đó là niềm đam mê không dễ gì dứt bỏ, có lần bạn đã nói thế, phải không. Vậy thì sao bạn không về thăm chợ nổi Cà Mau quê tôi?

Chợ nổi nằm giữa lòng thành phố Cà Mau, trên quãng cuối sông Gành Hào, dài khoảng 500m, gần dưới chân cầu Gành Hào cho đến bến tàu B, trên đường đi Đất Mũi. Chợ nổi Cà Mau cung cấp rất nhiều mặt hàng thực phẩm, nhu yếu phẩm. Những chiếc ghe buôn hàng hóa chở từ các tỉnh vùng trên như: Cần Thơ, Hậu Giang,Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long…đến chợ nổi Cà Mau nối hàng nhau tạo thành phiên chợ, họ bán những loại rau, củ chủ yếu, ngược lại khách hàng đi chợ cũng kết hợp với việc mua hàng hóa, họ đem những thứ như rắn, rùa, gà…bán lại cho các ghe lái buôn để chở lên vùng trên.

Những ghe buôn này treo hàng hóa trên cây sào (cây bẹo) để cho người mua dễ nhận thấy những mặt hàng họ bán. Chợ nổi Cà Mau cũng như bao chợ nổi khác của vùng sông nước Cửu Long, con nước lên thì chợ họp, con nước ròng thì chợ tan. Bình dị là vậy mà chợ nổi Cà Mau đã đi vào nhạc, vào thơ, vào những bức tranh, bức ảnh. Những văn nghệ sĩ đến, làm nên tác phẩm rồi đi mà vẫn hẹn lòng quay lại bởi niềm hứng khởi trước những vẻ đẹp lạ lùng, đặc trưng của miền sông nước mãi mãi không bao giờ cạn. Vậy thì bạn hãy đến chợ nổi Cà Mau bạn nhé!

2.2.2.4. Các ngành nghề truyền thống

Cà Mau là nơi có các ngành nghề thủ công truyền thống, có giá trị phục vụ

cho hoạt động du lịch.

Dệt chiếu ở Tân Đức, Tân Thành. Đan lát ở U Minh, Trần Văn Thời. Hầm than ở Năm Căn, Ngọc Hiển.

Ngoài ra nghề vườn và sản phẩm của nghề vườn tại Cà Mau như dưa hấu Cái Keo, dâu Cái Tàu, vườn cây ăn trái các loại ở Tân Thành cũng có sức hút lớn với khách du lịch sinh thái thích hòa mình vào thiên nhiên, thích tìm hiểu văn hóa miệt vườn.

2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch của tỉnh Cà Mau

2.3.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

2.3.1.1. Hệ thống khách sạn


Hiện nay toàn tỉnh Cà Mau hiện có tổng cộng 41 cơ sở lưu trú:

3 khách sạn 3 sao.

11 khách sạn 2 sao.

6 khách sạn 1 sao.

9 khách sạn đạt tiêu chuẩn.

12 khách sạn chua được xếp hạng.

Đến nay cả tỉnh đã có trên 1.230 phòng khách sạn,với 1.817 giường, trong đó có trên 160 phòng đủ tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế, trong đó có 7 khách sạn thuộc doanh nghiệp Nhà Nước, 34 khách sạn thuộc doanh doanh nghiệp tư nhân, 4 nhà khách của cơ quan Đảng và Nhà Nước có kết hợp kinh doanh du lịch, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch quốc tế và nội địa, phục vụ tốt nhiều cuộc hội nghị của tỉnh và Trung ương.

Về tiêu chuẩn khách sạn: có 14 khách sạn được xếp hạng từ 2 – 3 sao theo tiêu chuẩn của Tổng Cục Du Lịch, các khách sạn còn lại đang được thẩm định và công nhận đủ tiêu chuẩn khách sạn và xếp hạng theo tiêu chuẩn mới.

Hầu hết các cơ sở lưu trú, ăn uống đều được chỉnh trang, bổ sung trang thiết bị, chấn chỉnh công tác vệ sinh, tinh thần thái độ phục vụ của nhân viên rất nhiệt tình và chu đáo, đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách.

Bảng 1: Cơ cấu khách sạn trên địa bàn tỉnh Cà Mau.



Số khách sạn

Số phòng

Số giường

1) Phòng đã được xếp hạng

1 sao

6

150

230

2 sao

11

462

732

3 sao

3

159

240

4 sao

-

-

-

Thuộc sở hữu

DNTN

26

743

1374

DNNN ngành du lịch

3

143

283

2) Phòng đạt tiêu chuẩn

DNTN

8

135

141

DNNN ngành du lịch

1

25

104

3) Phòng chưa được xếp

hạng

12

240

370

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau - 4

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau.

2.3.1.2. Cơ sở kinh doanh ăn uống, giải trí


Toàn tỉnh hiện nay có 29 nhà hàng bao gồm: 11 nhà hàng trong khách sạn với 4.150 chỗ ngồi, và khoảng 18 nhà hàng độc lập, trong đó có 6 nhà hàng lớn với tổng sức chứa khoảng 2.050 ghế trong đó:

Công ty du lịch quản lý 5 nhà hàng với tổng sức chứa 1.450 ghế. Các doanh

nghiệp Nhà Nước khác quản lý 2 nhà hàng với sức chứa 800 ghế. Các doanh ngiệp


tư nhân quản lý 6 nhà hàng với tổng sức chứa 2.250 ghế.

Ngoài số nhà hàng đăng ký kinh doanh theo doanh nghiệp trên, Cà Mau còn có mạng lưới ăn uống với quy mô từ 50 – 150 ghế/quán, bán với nhiều mức giá tùy theo nhu cầu và khả năng của khách. Toàn tỉnh có khoảng 2.582 hộ đăng ký kinh doanh ngành ăn uống và hơn 700 hộ kinh doanh các mặt hàng hỗ trợ phục vụ khách du lịch.

Nhìn chung các nhà hàng ở Cà Mau hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu về ăn uống trong kinh doanh du lịch rất tốt. Món ăn phong phú, hấp dẫn, đẹp mắt, phù hợp với khẩu vị của nhiều thực khách đến từ mọi miền đất nước. Có nhiều món ăn đặc trưng của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là những món ăn đặc sản của Cà Mau.

Đặc Sản: Cà Mau là tỉnh phát triển mạnh về kinh tế biển nên thủy hải sản ở Cà Mau rất phong phú, đa dạng những món ăn mang đậm hương vị của biển và chất Nam bộ từ tôm, cua, cá, mực, hào, các loại sò ốc hay các món ăn khác như: mắn, mật ong, khô các loại…

Dịch vụ vui chơi, giải trí: Các khu vui chơi, giải trí được xây dựng, cải tạo và nâng cấp nhằm tạo một sân chơi lành mạnh cho con em của tỉnh như: công viên văn hóa 19-5, công viên văn hóa Hùng Vương, công viên văn hóa Hồng Bàng, nhà thiếu nhi tỉnh Cà Mau…Nhưng nhìn chung còn rất đơn giản chưa đủ sức thu hút du khách.

2.3.1.3. Hoạt động lữ hành

Toàn tỉnh chỉ duy nhất có Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Minh Hải là đơn vị duy nhất hoạt động kinh doanh lữ hành, được cấp phép kinh doanh lữ hành nội địa, hiện nay doanh nghiệp này đang cố gắng đẩy mạnh hoạt động quảng bá, kết nối tour, tuyến với những công ty lữ hành khác gắn liền với những ngày lễ hội diễn


ra ở tỉnh nhằm tăng lượng khách đến Cà Mau. Hiện nay doanh nghiệp đang thực hiện nhiều chiến lược để nâng cao chất lượng phục vụ khách, cũng như thiết kế nhiều tour du lịch hấp dẫn, thích hợp với từng đối tượng du khách, với giá cả hợp lý nhằm tạo lòng tin và uy tín với khách hàng.


2.3.2. Cơ sở hạ tầng du lịch

2.3.2.1. Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông của tỉnh Cà Mau bao gồm: giao thông đường bộ, giao thông đường sông, đường biển và đường hàng không.

Giao thông đường bộ: Mặc dù nằm trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long với rất nhiều khó khăn trong việc phát triển mạng lưới giao thông, đặc biệt Cà Mau lại là nơi cuối cùng cực Nam tổ quốc, khó khăn do mạng lưới kênh rạch chằng chịt đòi hỏi cần phải có nhiều thời gian, kỹ thuật và vốn đầu tư lớn cho làm đường. Tuy vậy, hiện nay hệ thống giao thông Cà Mau tương đối thuận tiện, đáp ứng nhu cầu cho người tham gia giao thông và phục vụ cho khách du lịch.

Giao thông đường bộ ở Cà Mau có nhiều chuyển biến. Hiện tại, tất cả các trung tâm huyện lỵ đều có hệ thống giao thông đường bộ đến tận nơi; số xã có đường ô tô đến trung tâm xã chiếm 60% tổng số xã trên toàn tỉnh.

Đường bộ số 4 từ Cần Thơ, Sóc Trăng xuống, qua Bạc Liêu (114km), Cà Mau (180km), từ Cà Mau đến Năm Căn qua Cái Nước (54km), đưa tổng chiều dài đường tráng nhựa lên tới 113km.

Có hai tuyến quốc lộ (1A và 63) chạy qua tỉnh, với tổng chiều dài chạy qua địa bàn tỉnh là 108km, do Trung ương quản lý, 172km đường bộ do tỉnh quản lý, trong đó có 148km đường liên huyện, toàn bộ hai loại đường này cho phép xe ô tô đi lại trong cả hai mùa. Thành phố Cà Mau nằm trên trục đường chiến lược quốc gia. Đường thứ nhất từ Cà Mau cách Thành phố Hồ Chí Minh 380km và cách Thành phố Cần Thơ 180km. Đường thứ hai từ Cà Mau qua Rạch Gía 130km. Hệ thống đường bộ nội tỉnh lưu thông đến các huyện và các cụm, khu dân cư là 268,5km.

Tuyến quan trọng nhất là tuyến quốc lộ 1A, từ Cần Thơ về Thành phố Cà Mau và đi Năm Căn. Tuyến đường này đi qua trung tâm huyện Cái Nước trên tuyến


có hai nhánh rẽ về trung tâm huyện Đầm Dơi và huyện Trần Văn Thời. Đây là tuyến đường bộ chính nối Thành phố Cà Mau với khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Cà Mau. Từ Năm Căn khách có thể đi bằng đường thủy đến các điểm du lịch như: Khai Long, Đất Mũi, Cồn Ông Trang, Khu đa dạng sinh học_lâm ngư trường 184.

Phương tiện vận chuyển đường bộ: Theo thống kê của ngành Giao thông vận Tải Cà Mau, tổng số phương tiện vận tải hàng hóa đường bộ vào khoảng 120 chiếc. Tổng số xe chở khách trên 3.000 chiếc các loại trong đó có khoảng 200 xe từ 15 chỗ trở lên.

Những năm gần đây hệ thống đường bộ nông thôn Cà Mau đang dần hoàn thiện, góp phần nâng cao cuộc sống cho nhân dân, góp phần thúc đẩy sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. Các phương tiện vận chuyển khách du lịch được tăng cường, chất lượng được nâng cao theo hướng hiện đại hóa đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách.

Ngoài ra Cà Mau còn có đội ngũ taxi rất đông đảo, nhiệt tình phục vụ cho

việc vận chuyển khách.

Giao thông đường thủy: Cà Mau có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, với tổng chiều dài là 540km, đặc biệt là có một số sông lớn như: Tam Giang, Bảy Háp, Quan Lộ, Phụng Hiệp, Gành Hào…nên rất thuận tiện cho giao thông đường thủy đi lại khắp vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh. Cảng Năm Căn là cảng thương mại quan trọng trong hệ thống cảng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, nằm trong vòng cung đường biển của nhiều trung tâm phát triển của vùng Đông Nam Á đang được đầu tư xây dựng.

Mạng lưới đường thủy Cà Mau có cấu trúc bố trí không gian rẽ quạt, xuất phát từ hai trung tâm kinh tế của Cà Mau và thị trấn Năm Căn. Hiện nay các tuyến đường thủy chính từ Thành phố Cà Mau đến các điểm du lịch sinh thái rừng ngập mặn tương đối tốt, phần lớn các đoạn từ Cà Mau đi Năm Căn đến Cồn Ông Trang đều là sông lớn cho phép các tàu thuyền lưu thông dễ dàng.

Trung tâm giao thông đường bộ và đường thủy quan trọng của tỉnh tập trung

tại Thành phố Cà Mau với 1 bến xe và 3 bến tàu thủy tỏa đi nhiều tuyến. Ngoài

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2023