Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau - 2


Biển là yếu tố quan trọng và có lực hấp dẫn lớn đối với du khách, thõa mãn cho nhu cầu tắm biển, tắm nắng của du khách đặc biệt là vào mùa hè.

Việt Nam với chiều dài bờ biển là 3260 km, có đến 125 bãi biển có thể quy hoạch xây dựng cho du lịch biển, trong đó có 16 bãi tắm đẹp, nỗi tiếng như Trà Cổ, Bãi Cháy (Quãng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Non Nước (Đà Nẵng), Nha Trang (Khánh Hòa), Vũng Tàu, Long Hải (Vũng Tàu), Hà Tiên (Kiên Giang).

Ngoài ra trên vùng biển Việt Nam còn có gần 4000 hòn đảo lớn nhỏ với cảnh

quan hấp dẫn và là tiềm năng to lớn cho phát triển du lịch biển.

SUN: Mặt trời, tắm nắng.

Đối với du khách, mặt trời là một yếu tố quan trọng cho họ không chỉ để tắm

biển mà còn tắm nắng. Đặc biệt là những du khách ở những miền hàn đới, ôn đới.

Việt Nam ở vùng nhiệt đới khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, có nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm từ 220 C đến 270 C, nhiệt bức xạ trung bình năm đạt 100 Kcal/cm2. Với điều kiện khí hậu ôn hòa, mặt trời chiếu sáng hầu như quanh năm tạo lực hấp dẫn đối với du khách quốc tế Châu Âu, Châu Mỹ đến du lịch.

SHOP: Cửa hàng lưu niệm, mua sắm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Mua sắm là nhu cầu thực tế của du khách trong quá trình đi du lịch.

Ở Việt Nam có các mặt hàng lưu niệm đặc sắc và gây ấn tượng đối với du khách như sản phẩm sơn mài, điêu khắc gỗ, đá, nón lá, thổ cẩm…

Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau - 2

SEX (or SAND): Hấp dẫn, khiêu gợi (hay bãi cát tắm nắng).

Chữ Sex trong du lịch thể hiện tính khêu gợi, hấp dẫn và thỏa mãn nhu cầu sinh lý.

Trong hoạt động du lịch của một số quốc gia đã xuất hiện Sex Tour, đặc biệt ở Thái Lan, ngành du lịch tình dục phát triển khá mạnh.

Quan điểm của các nhà lãnh đạo Tổ chức du lịch thế giới và các quốc gia không đồng tình và không ủng hộ hoạt động tình dục, đã và đang áp dụng nhiều biện pháp để giảm dần và đi đến xóa bỏ hoạt động tình dục.

Yếu tố Sand (bãi cát) tác động tích cực đến hoạt động du lịch, những bãi cát mịn màng tạo đều kiện thu hút du khách.

1.1.4.2. Mô hình 3H


HERITARE: Di sản văn hóa, di sản truyền thống dân tộc.

Di sản văn hóa, di tích lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật, nghệ thuật là những yếu tố đặc sắc, quan trọng của tài nguyên nhân văn của thế giới và mỗi quốc gia, nó tạo ra lực hấp dẫn rất lớn đối với du khách nội địa và quốc tế.

HOSPITALITY: Lòng hiếu khách, khách sạn, nhà hàng.

Lòng hiếu khách, những dịch vụ trong khách sạn, nhà hàng là những yếu tố

rất quan trọng để cấu thành sản phẩm du lịch.

Lòng hiếu khách thể hiện qua sự giao tiếp giữa du khách với cán bộ, nhân viên du lịch, giữa du khách với cư dân địa phương sẽ làm tăng thêm sự hài lòng và góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.

Khách sạn, nhà hàng đáp ứng nhu cầu lưu trú và ăn uống của du khách trong

quá trình đi du lịch.

HONESTY: Tính lương thiện.

Kinh doanh du lịch muốn thành công thì phải lấy chữ “ Tín” làm đầu, phải tạo được sự tin cậy vững chắc của du khách vào chất lượng của sản phẩm du lịch để họ sẵn sàng bỏ tiền ra mua sản phẩm du lịch mà họ tin tưởng.

1.1.3.3. Mô hình 6S

Là mô hình kết hợp sản phẩm du lịch của cộng hòa Pháp bao gồm 6 chữ S:

Sanitaire : Vệ sinh.

Santé : Sức khỏe.

Sécuríté : An ninh trật tự xã hội. Serenníté : Thanh thản.

Service : Phục vụ, phong cách phục vụ.

Satisfaction: Sự thõa mãn (hài lòng).

SANITAIRE: Vệ sinh.

Vệ sinh là một tiêu chuẩn cực kỳ quan trọng trong chất lượng của sản phẩm du lịch, nó bao gồm vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, ngủ nghỉ, vệ sinh môi trường trong không khí, nước, vệ sinh đường phố và các điểm tham quan…

SANTÉ: Sức khỏe.

Du khách đi du lịch với mục đích phục hồi sức khỏe sau thời gian lao động căng thẳng và mệt nhọc. Các loại hình du lịch góp phần phục hồi và làm tăng sức


khỏe cho du khách bao gồm du lịch thể thao, chữa bệnh và nghỉ dưỡng, ngoài ra trong các khách sạn còn có dịch vụ như tắm hơi, Massage.

SÉCURITÉ: An ninh trật tự xã hội.

Để đảm bảo cho du lịch phát triển thì một trong những yếu tố quan trọng là sự ổn định chính trị, an ninh, trật tự xã hội của nơi du lịch. Chế độ chính trị và an ninh ổn định đảm bảo sự an toàn tính mạng, tinh thần của cải vật chất cho du khách.

SERENITÉ: Sự thanh thản.

Đại đa số du khách đi du lịch với mục đích hưởng thụ, đi tìm sự thanh thản, thư giãn cho tinh thần. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ làm cho con người rơi vào tình trạng căng thẳng, cuộc sống trong môi trường đô thị với sự ô nhiễm gia tăng như khói bụi, tiếng ồn khiến cho con người muốn tìm về với thiên nhiên, rừng núi, đồng quê để tận hưởng những giây phút yên bình, để thư giãn, để nghỉ ngơi.

SERVICE: Dịch vụ, phong cách phục vụ.

Sản phẩm du lịch chủ yếu là những dịch vụ như dịch vụ khách sạn, dịch vụ thủ tục đăng ký, xuất nhập cảnh, dịch vụ vận chuyển. Chính vì vậy mà trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phong cách phục vụ của cán bộ, nhân viên du lịch phải giỏi, tốt mới đáp ứng ở mức độ cao nhu cầu của du khách.

SATISFACTION: Sự thỏa mãn.

Mục đích chính của chuyến đi du lịch là để thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của con người. Do vậy sự thỏa mãn phụ thuộc rất lớn vào chất lượng, giá cả các dịch vụ, vào phong cách phục vụ của những người làm trong ngành du lịch.

1.1.4. Đặc tính của sản phẩm du lịch

1.1.4.1. Tính tổng hợp

Hoạt động du lịch là hoạt động tổng hợp, bao gồm nhiều mặt như hoạt động xã hội, kinh tế, văn hóa chính trị, giao lưu quốc tế. Bên cạnh đó nhu cầu của du khách hết sức phong phú, đa dạng, vừa bao gồm nhu cầu đời sống vật chất cơ bản vừa bao gồm nhu cầu cuộc sống tinh thần ở cấp cao hơn.

Tính tổng hợp của sản phẩm du lịch thể hiện ở sự kết hợp các loại dịch vụ mà cơ sở kinh doanh cung ứng nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách, nó bao gồm


sản phẩm vật chất và phi vật chất. Mặt khác tính tổng hợp của sản phẩm du lịch thể hiện ở sản xuất liên quan tới rất nhiều ngành nghề và nhiều bộ phận.

Do tính tổng hợp của sản phẩm du lịch mà các quốc gia, các vùng du lịch phải tiến hành quy hoạch du lịch toàn diện.

1.1.4.2. Tính không dự trữ

Là một loại sản phẩm dịch vụ, sản phẩm du lịch có tính chất “không thể dự

trữ” như sản phẩm vật chất khác nói chung, có nghĩa là không thể tồn kho.

Sau khi du khách mua sản phẩm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch liền trao quyền sử dụng liên quan trong thời gian qui định, nếu sản phẩm du lịch chưa thể bán ra kịp thời thì không thực hiện được giá trị của nó, thiệt hại gây nên không bù đắp được.

Đặc tính không thể dự trữ của sản phẩm du lịch cho thấy trong việc sản xuất du lịch và thực hiện giá trị phải lấy việc mua thực tế của du khách làm tiền đề, “Khách hàng là thượng đế”.

1.1.4.3. Tính không dịch chuyển

Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra song song cùng một thời gian và không gian sản xuất ra chúng, vì vậy du khách chỉ có thể tiêu thụ sản phẩm nơi sản xuất ra sản phẩm du lịch chứ không thể như sản phẩm vật chất khác nói chung có thể chuyển ra khỏi nơi sản xuất và đem đi tiêu thụ ở nơi khác. Trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch không xảy ra việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm, du khách chỉ có quyền sử dụng tạm thời đối với sản phẩm du lịch trong thời gian và địa điểm nhất định chứ không có quyền sở hữu sản phẩm.

Do tính không thể dịch chuyển của sản phẩm du lịch, việc lưu thông sản phẩm du lịch chỉ có thể biểu hiện qua việc thông tin sản phẩm. Vì vậy công tác tuyên truyền, quảng cáo và tiếp thị du lịch đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đưa sản phẩm du lịch đến với du khách.

1.1.4.4. Tính dễ dao động

Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch chịu ảnh hưởng và hạn chế của nhiều nhân tố, mặc dù chỉ thiếu một điều kiện cũng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình trao đổi sản phẩm du lịch, ảnh hưởng đến việc thực hiện giá trị sản phẩm du lịch.


Do tính dễ dao động của sản phẩm du lịch về sản xuất và tiêu thụ, nơi tới du lịch phải tuân thủ quy luật phát triển theo tỷ lệ, làm tốt công tác qui hoạch du lịch, thiết lập và xử lý đúng đắn quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận, giữa các yếu tố.

1.1.4.5. Tính thời vụ

Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính thời vụ, nguyên nhân là do sản phẩm du lịch khá ổn định trong thời gian nhất định, trong khi đó nhu cầu thường xuyên thay đổi làm cho quan hệ cung_ cầu cũng thay đổi, có thể cung vượt cầu và cũng có thể cầu vượt cung, gây khó khăn lớn trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch.

1.2. Các khái niệm khác

1.2.1.Khái niệm về du lịch

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về du lịch:

Theo liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Officail Travel Orangizition- IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…”

Theo I.I Pirogionic, 1985: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”.

1.2.2. Khái niệm về du khách

Nhà kinh tế học người Anh (Ogilvie) cho rằng: “Khách du lịch là tất cả những người thõa mãn hai điều kiện: rời khỏi nơi ở thường xuyên trong khoảng thời gian dưới một năm và chỉ tiêu tiền tại nơi họ đến mà không kiếm tiền ở đó”.

Còn theo nhà xã hội học Cohen: “Khách du lịch là một người tự nguyện rời khỏi nơi cư trú thường xuyên trong một khoảng thời gian nhất định, với mong muốn được giải trí, khám phá những điều mới lạ từ những chuyến đi tương đối xa và không thường xuyên”.

1.2.2.1. Phân loại du khách



1.2.2.1.1. Phân theo phạm vi lãnh thổ

Du khách quốc tế.

Du khách quốc tế là người nước ngoài hoặc cư dân Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.

Du khách quốc tế là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. Mục đích chuyến đi của họ là tham quan, thăm thân nhân, tham dự hội nghị, khảo sát thị trường, đi công tác,chữa bệnh, thể thao, hành hương, nghỉ ngơi...

Du khách nội địa.

Du khách nội địa là công dân của một nước đi du lịch (dưới bất kỳ

hình thức nào) trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó.

1.2.2.1.2. Phân theo loại hình du lịch

Du khách du lịch sinh thái: được chia ra làm 3 loại cụ thể:

Khách du lịch sinh thái cảm giác mạnh: đa số là thanh niên đi du lịch cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ, tổ chức độc lập, ăn uống có tính địa phương, cơ sở lưu trú đơn giản, thích thể thao và du lịch mạo hiểm.

Khách du lịch sinh thái an nhàn: du khách có lứa tuổi trung niên và cao niên, đi du lịch theo nhóm, ở khách sạn hạng sang, ăn uống ở nhà hàng sang trọng, yêu thích du lịch thiên nhiên và săn bắn.

Khách du lịch sinh thái đặc biệt: bao gồm những du khách có lứa tuổi từ trẻ đến già, đi du lịch cá nhân, đi tour đặc biệt, thích di chuyển, thích tự nấu ăn và thu hoạch kiến thức khoa học.

Du khách du lịch văn hóa: được phân chia thành 2 loại:

Du khách du lịch văn hóa đại trà thuộc mọi lứa tuổi, mọi thành phần

du khách.

Du khách du lịch văn hóa chuyên đề bao gồm những du khách có

trình độ hiểu biết về văn hóa, lịch sử, mỹ thuật, nghệ thuật, đi du lịch nghiên cứu.

1.2.3. Khái niệm du lịch sinh thái

Trong hội thảo về xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 07 đến ngày 09 tháng 09 năm 1999, Tổng cục du lịch đã đưa ra một định nghĩa thống nhất về du lịch sinh thái của Việt Nam như


sau: “Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.

1.2.4. Khái niệm du lịch sinh thái cộng đồng

Du lịch sinh thái cộng đồng là loại hình du lịch dựa trên sự đa dạng về điều kiện sinh thái tự nhiên, sự phong phú của các làng nghề truyền thống và nét văn hóa đặc sắc của các cư dân bản địa tại những điểm đến. Tham gia loại hình du lịch này du khách được đến với cộng đồng dân cư địa phương, thực hiện những cuộc đối thoại, tìm hiểu những nét đặc sắc trong văn hóa bản địa, tắm mình trong cuộc sống của người dân.

Loại hình du lịch cộng đồng đã khuyến khích các cộng đồng cư dân tại nơi khách đến tham gia váo các hoạt động du lịch và tạo thêm thu nhập, giảm nhẹ một phần những khó khăn trong đời sống vật chất và tinh thần mà họ đang phải chịu đựng, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.


1.2.5. Khái niệm cơ sở lưu trú

Cơ sở lưu trú là những cơ sở kinh doanh về buồng_ phòng, giường và các dịch vụ khác phục vụ du khách. Cơ sở lưu trú bao gồm: khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp (resort), motel, làng du lịch, biệt thự, căn hộ, lều, nhà chòi, bãi cắm trại cho thuê, tàu thuyền du lịch. Trong đó, khách sạn là cơ sở lưu trú chủ yếu.

1.2.6. Khái niệm điểm du lịch

Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch (bình thường hoặc hấp dẫn), có khả năng phục vụ và thu hút khách.

1.2.7. Khái niệm tuyến du lịch

Tuyến du lịch là lộ trình kết nối các diểm du lịch, khu du lịch khác nhau về

chức năng nhằm đáp ứng nhu cầu đi tham quan du lịch của du khách.

1.2.8. Khái niệm tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, các giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người… có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch của con người; là những yếu tố cơ


bản để hình thành sản phẩm dịch vụ du lịch, hình thành các điểm du lịch, khu du

lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du khách.


CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH CỦA TỈNH CÀ MAU


2.1. Khái quát về tỉnh Cà Mau

2.1.1. Vị trí địa lý:

Cà Mau là tỉnh tận cùng phía Nam của nước Việt Nam có tọa độ địa lý trong

khoảng từ:

Điểm cực Nam 80 30’ vĩ độ Bắc (xã Viên An huyện Ngọc Hiển). Điểm cực Bắc 90 33’ vĩ độ Bắc (xã Biển Bạch huyện Thới Bình). Điểm cực Đông 1050 24’ kinh Đông (xã Tân Thuận huyện Đầm Dơi).

Điểm cực Tây 1040 43’ kinh Đông (thuộc xã Đất Mũi huyện Ngọc Hiển).

Với ba mặt giáp biển: phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp Vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang (63km), phía Đông giáp tỉnh Bạc Liêu (75km). Thành phố Cà Mau là tỉnh lỵ của tỉnh Cà Mau, nằm trên đường

Ngày đăng: 30/03/2023