quốc lộ 1A, cách Hà Nội 2085km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 370km, cách Thành phố Cần Thơ 180km về phía Nam. Nằm ở khu vực trung tâm trong mối quan hệ với các nước Đông Nam Á, Cà Mau có điều kiện thuận lợi trong giao lưu, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực. Tỉnh cũng nằm trong hành lang kinh tế của chương trình hợp tác tiểu vùng sông MêKông mở rộng, với trục giao thông xương sống từ Hà Tiên (cửa khẩu Xà Xí)_ quốc lộ 63_ Cà Mau_ Năm Căn_ Đất Mũi.
2.1.2. Diện tích:
Cà Mau có tổng diện tích tự nhiên là 5.211km2, bằng 13,1% diện tích vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và bằng 1,58% diện tích cả nước. Ngoài phần đất liền, tỉnh còn có các đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Bương và Hòn Đá Bạc, diện tích xấp xỉ 5km2. Hằng năm Mũi Cà Mau bồi ra biển từ 80m đến 100m; bờ biển phía Đông từ cửa sông Gành Hào đến vùng cửa sông Rạch Gốc bị sói lở, có nơi mỗi năm trên 20m.
Cà Mau có bờ biển dài 254km, rộng trên 71.000km2. Tiếp giáp với vùng biển
các nước: Malaysia, Thái Lan, Indonesia. Biển Cà Mau có vị trí nằm ở trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á nên có nhiều thuận lợi giao lưu, hợp tác kinh tế bằng đường biển, phát triển du lịch, phát triển kinh tế biển, khai thác dầu khí và thủy hải sản…
2.1.3. Dân số:
Dân số tính đến cuối năm 2007 của tỉnh là 1.241.000 người, bằng 7% dân số vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và bằng 1,47% dân số cả nước. Có khoảng 20 dân tộc khác nhau sinh sống trên địa bàn tỉnh, trong đó nhiều nhất là dân tộc Kinh (chiếm 97,16%), tiếp đến là dân tộc Khmer (chiếm 1,86%), còn lại là người Hoa (0,95%) và các dân tộc ít người khác.
Mật độ dân số trung bình của tỉnh Cà Mau là 230 người/km2, thấp hơn mật
độ dân số trung bình của cả nước và các tỉnh trong khu vực. Tốc độ tăng dân số
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau - 1
- Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau - 2
- Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Và Cơ Sở Hạ Tầng Phục Vụ Du Lịch Của Tỉnh Cà Mau
- Lực Lượng Lao Động Tỉnh Cà Mau Giai Đoạn 2005-2009.
- Một Số Cơ Sở Lưu Trú Của Tỉnh Cà Mau.
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
trung bình 1,6%/năm; tỷ lệ nữ giới chiếm 50,9% dân số.
2.2. Tài nguyên du lịch
2.2.1. Tài nguyên tự nhiên
2.2.1.1. Địa hình:
Cà Mau có địa hình thấp, bãi biển dài, tạo cho Cà Mau có đặc điểm là vùng đất ngập nước, có độ cao so với mặt nước biển thấp, mặt đất khá bằng phẳng (cao trung bình 0,6m-1,5m so với mặt nước biển). Phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh bị ngập nước vào mùa mưa, trong đó vùng đất có diện tích khá lớn thường xuyên bị ngập nước. Ngoài đất ngập mặn, đất phèn và than bùn, Cà Mau có diện tích lớn đất bãi bồi màu mỡ, có giá trị cao đối với việc phát triển các vườn cây ăn trái phục vụ phát triển du lịch miệt vườn. Hướng địa hình nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông Bắc sang Tây Nam, luôn luôn bị chi phối bởi thủy triều của biển và ngập nước vào mùa mưa. Hệ thống sông ngòi chằng chịt với nhiều cửa sông lớn thông ra biển như: Sông Đốc, Bồ Đề, Gành Hào.
Do địa hình Cà Mau là biển ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành đặc điểm đất trồng, có rất nhiều đơn vị đất trồng nhiễm mặn và hình thành các hệ sinh thái đặc thù như: Hệ sinh thái rừng ngập mặn (rừng đước), rừng ngập nước chua phèn (rừng tràm)…Đồng thời đây cũng là thế mạnh của tỉnh so với các tỉnh khác trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Địa hình tự nhiên của Cà Mau không đồng nhất, có sự phân hóa theo thời gian. Sự khác biệt giữa các tổng thể tự nhiên tạo sự phân hóa lãnh thổ theo không gian. Phần đất liền được chia ra thành ba cảnh quan tự nhiên: cảnh quan trũng phèn phía Bắc tỉnh, cảnh quan trung tâm tỉnh, cảnh quan ven biển phía Nam và Đông Nam tỉnh. Mỗi cảnh quan có đặc điểm riêng, có khả năng riêng.
2.2.1.2. Khí hậu:
Do chịu ảnh hưởng của vị trí địa lý, Cà Mau có khí hậu mang tính đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt trung bình năm cao. Cùng chung đặc điểm của miền khí hậu phía Nam, Cà Mau có khí hậu phân thành hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Hàng năm, mùa mưa kéo dài khoảng 7 tháng từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô kéo dài 5 tháng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ: trung bình vào khoảng 26-270 C, thấp hơn so với các tỉnh khác
trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trong năm, nhiệt độ cao nhất rơi vào tháng 4 với nhiệt độ trung bình là khoảng 27,60 C. Nhiệt độ thấp nhất rơi vào tháng 1 với nhiệt độ trung bình là khoảng 250 C. Với điều kiện như vậy thì rất thuận lợi trong
các hoạt động nông nghiệp, cũng như các hoạt động khác như du lịch (vì không nóng lắm cũng không lạnh lắm, nhiệt độ vừa phải).
Độ ẩm: Cà Mau có lượng mưa lớn nhất trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, lượng mưa các năm luôn trên 2.300mm, có năm trên 3.400mm. Độ ẩm tương đối trung bình năm là 85,6%, những tháng vào mùa khô có độ ẩm tương đối thấp.
Gió: Chế độ gió cũng mang tính mùa rõ rệt. Gió mùa hạ từ tháng 6 đến tháng 9 là hướng gió Tây và Tây Nam chiếm 70%-80%. Gió mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là hướng gió đông, với tần suất trung bình 43%, còn có gió Đông Bắc với tần suất hơn 30%, gió Đông Nam với tần suất từ 23-33%, gió Bắc hơn 20%.
2.2.1.3. Thủy, Hải văn:
Có vị trí địa lý đặc biệt với hơn 250km đường bờ biển, Cà Mau là tỉnh duy nhất trong cả nước chịu ảnh hưởng chi phối của hai chế độ triều khác nhau: bán nhật triều ở biển Đông và nhật triều không điều ở biển Tây. Biên độ triều biển Đông tương đối lớn (3-3,5m vào các ngày triều cường và từ 180-220cm vào các ngày triều kém). Triều biển Tây yếu hơn, biên độ triều lớn nhất là 1m. Tại của sông Ông Đốc mực nước cao nhất +0,85m đến +0,95m, xuất hiện vào tháng 10 và tháng 11; mực nước thấp nhất -0,4m đến +0,5m, xuất hiện vào tháng 4 và tháng 5.
Hệ thống sông ngòi của Cà Mau khá dày đặc. Bênh cạnh một số con sông khá lớn như Tam Giang, Bảy Háp, Gành Hào, Sông Đốc, Sông Trẹm…Cà Mau còn có chung đặc điểm của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là có mạng lưới sông ngòi, kênh gạch chằng chịt và chính mạng lưới này của tỉnh có vị trí quan trọng trong giao thông thủy và phát triển kinh tế. Thống kê cho thấy trên địa bàn tỉnh có 11 con sông lớn với chiều dài của sông dài nhất là 416km. Lớn nhất là sông Tam Giang, dài 58km, sâu 20m và nhỏ nhất là sông Bạch Ngưu dài 30km… Cà Mau còn có nhiều hồ đầm, các hồ nước mặn ven sông, ven biển được giữ nước để nuôi trồng thủy hải sản. Đó là những hồ đầm nhân tạo. Đầm tư nhiên là Đầm Thị Tường, đầm dài 7km, rộng 1-2km, ngoài việc cung cấp thủy sản, đầm còn là điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh.
Nước sử dụng ở Cà Mau có 3 dạng: nước mưa, nước ngầm và nước ở sông
ngòi kênh rạch. Nước mưa và nước ngầm là 2 nguồn nước sử dụng chính trong sinh
hoạt của người dân Cà Mau, chất lượng nước ngầm khá tốt và phong phú với bảy tầng chứa nước. Trong đó, năm tầng từ tầng 2 đến tầng 6 là các tầng chứa nước mềm không bị nhiễm mặn. Tổng lượng nước ngầm khai thác khoảng hơn 17 vạn m3/ngày đêm bằng 1/30 trữ lượng tiềm năng. Nước sông ngòi kênh rạch là nguồn nước dồi dào, phổ biến ở Cà Mau vì tổng chiều dài sông rạch trong tỉnh khoảng 7000km chiếm 3,02% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh.
Ở khu vực đô thị nước phục vụ cho giao thông đường thủy, điều hòa khí hậu…Còn ở nông thôn nước chủ yếu phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và là nguồn nước bổ sung cho nước ngầm ở Cà Mau.
2.2.1.4. Thực, động vật:
Tài nguyên rừng: Rừng Cà Mau chủ yêu là rừng rừng ngập mặn ven biển có giá trị to lớn về mặt sinh học, kinh tế và môi trường. Diện tích rừng ngập mặn ở Cà Mau chiếm 77% tổng diện tích rừng ngập mặn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Bên cạnh rừng ngập mặn, Cà Mau còn có một diện tích lớn khoảng hơn 35.000ha rừng tràm phát triển trên đất phèn thuộc địa phân các huyện U Minh, Thới Bình và Trần Văn Thời, là khu rừng có giá trị lớn, thuộc loại rừng quý của quốc gia và thế giới, rừng tràm giữ nguồn nước ngọt, hạn chế phèn, là nơi cư trú của nhiều loài động vật và cá đồng. Trên các đảo ngoài khơi của tỉnh còn có một diện tích xấp xỉ 600ha rừng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo hải dương. Rừng ngập mặn và rừng tràm ở Cà Mau có năng suất sinh học cao nhất trong tất cả các rừng tự nhiên.
Hệ thực vật: Thảm thực vật Cà Mau phong phú và đa dạng hơn so với các
tỉnh khác trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nó bao gồm:
Thảm rừng ngập mặn (có khoảng 101 loài, ví dụ như: đước, mắn, sú, vẹt, cốc, bần, chà là). Cây chủ đạo là đước hay còn gọi là rừng đước.
Thảm thực vật úng phèn (rừng tràm), đại diện cho hệ sinh thái này là rừng tràm đặc dụng Vồ Dơi_U Minh (trong 7 quần hợp thực vật úng phèn cọ quần hợp tràm chiếm ưu thế: tràm, dớn, choại trên đất than bùn, tràm sậy trên đất sét, tràm năng trên vùng trũng phèn nhiều).
Thảm thực vật trên vùng đất canh tác gồm nhiều quần hợp xen kẽ với cây
trồng, phân tán trong khu vực canh tác dưới dạng cỏ dại, đặc trưng cho từng loại
môi trường như: ráng, gạc nai, lác biển (vùng đất mặn ít và có phèn nhiễm mặn), đồng tiền, rau má, sam (vùng đất ngọt ít phèn).
Rừng cận xích đạo trên đất feralit đỏ vàng (ở cụm đảo Hòn Khoai, có diện tích khoảng 500ha, với 221 loài tực vật bậc cao thuộc 78 họ, 11 loài cây dược liệu quý). Ngoài ra trong hệ thực vật của tỉnh còn có những loài cây rất quý như lan móng rùa, lan thạch hộc, nắp nước…
Hệ động vật: Nhìn chung thành phần động vật hoang dã rất phong phú và đa
dạng chủ yếu ở hai vùng sinh thái.
Động vật hoang dã ở vùng sinh thái rừng tràm: tại rừng đặc dụng Vồ Dơi có 12 loài lưỡng cư, 32 loài bò sát, 100 loài chim (Khoang cổ, gà đãi,ó biển, quạ), 18 loài động vật có vú, hàng chục loài bướm. Chiếm số lượng khá nhiều là các loài heo rừng, nai, nai, khỉ, dơi, sóc. Các loài bò sát ở rừng U Minh không chỉ phong phú, đa dạng về số loài mà còn có rất nhiều loài có giá trị cả về kinh tế và nghiên cứu khoa học. Có loài được ghi trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới như: tê tê, rùa nắp, rùa răng, rắn hổ mang, rắn mai Động vật hoang dã ở vùng sinh thái rừng ngập mặn: Khu rừng Năm Căn có 6 loài lưỡng cư, 18 loài bò sát, 41 loài chim, 15 loài động vật có vú. Nhiều loài thú quý hiếm như: khỉ đuôi dài, vượn đen huyền, cà khu, heo rừng, nai, tê tê, chồn mướp, chồn đen, cá sọc, rái cá, các loại dơi…Ngoài ra còn phải kể đến các loài động vật dưới nước như: có 661 loài, 319 giống, 138 họ, có 33 loài tôm biển trong đó có 17 loài có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó còn có hệ sinh thái sân chim: Thiên nhiên đã ban tặng cho Cà Mau là nơi có rất nhiều sân chim - tập hợp nhiều loài chim khác nhau. Cà Mau có 2 sân chim ở Chà Là và Đầm Dơi, và một vườn chim rừng ở xã Hồ Thị Kỷ…Ngoài 3 sân chim nêu trên Cà Mau còn có thêm 16 sân, vườn chim và bãi đậu. Đặc biệt ngay giữa lòng thành phố Cà Mau còn hình thành một sân chim tự nhiên diện tích khoảng 5ha với trên 60 loài, hội tụ trên 20.000 con các loại như: cò, vạc, bồ nông, le le, còng cọc,vạc, bìm bịp…
2.2.2. Tài nguyên nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn ở Cà Mau gồm các di tích lịch sử - văn hóa, các thắng cảnh địa phương, những làng nghề truyền thống và lễ hội các đồng bào dân tộc.
2.2.2.1. Các di tích lịch sử văn hóa
2.2.2.1.1. Di tích lịch sử cách mạng
Lung lá nhà thể
Khu căn cứ tỉnh ủy Lung Lá Nhà Thể cách Thành phố Cà Mau khoảng hơn 18km về hướng Tây Nam, dọc theo hướng sông Cà Mau- Cái Nước, đến xã Lương Thế Trân theo kênh Rạch Mùi vào khu di tích thêm chừng 4-8km.
Khu di tích rộng 1.800m2 nằm trên diện tích vườn dừa tại ấp Trần Độ, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, là nhà riêng của đồng chí Trần Văn Thời, là nơi đầu tiên diễn ra các cuộc hợp của tỉnh ủy và là cơ quan đầu não kháng chiến chống Pháp.
Đặc biệt nơi đây năm 1940 phát động khởi nghĩa Hòn Khoai vào ngày 13- 12-1940 do đồng chí Phan Ngọc Hiển lãnh đạo. Khu di tích được tôn tạo và khánh thành vào ngày 2-3-1998. Thích hợp cho đối tượng, tham quan, nghiên cứu, học tập và tìm hiểu.
Đình Tân Hưng
Cách Thành phố Cà Mau về phía Nam trên tuyến kinh Rạch Rập, đường đi huyện Cái Nước, thuộc xã Lý Văn Lâm. Đình được xây năm 1907. Còn là nơi treo cờ Đảng Cộng Sản Đông Dương lần đầu tiên tại Cà Mau (1930). Đây cũng là nơi đóng quân của bộ Chỉ Huy Mặt trận Tân Hỷ, mặt trận chống Pháp tại Cà Mau.
Đình được Văn Hóa Thông Tin công nhận là di tích lịch sử năm 1992, sau đó được xây dựng thành vườn hoa và bia lưu niệm. Riêng phần ngôi nhà sẽ được sữa trùng tu để tổ chức sinh hoạt văn hóa, kể chuyện truyền thống.
Hồng Anh Thư Quán
Khu di tích này thuộc căn cứ số 2, nhà số 41 đường Phạm Văn Ký, phường 2, Thành phố Cà Mau. Là cơ sở chi hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội tại Cà Mau (1-1928) làm niệm vụ tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin trong mọi tầng lớp nhân dân và tạo điều kiện cho sự ra đời của các cơ sở Đảng Cộng Sản tại Cà Mau sau này, tiền thân của chi bộ Đảng Cộng Sản đầu tiên ở Cà Mau, Bạc Liêu.
Hồng Anh Thư Quán đã từng là hiệu sách báo tiến bộ của chi hội đặt tại tầng
1 của ngôi nhà trên. Hiệu sách phục vụ các loại sách báo tiến bộ xuất bản ở Sài Gòn
trong đó có “Tư bản luận” của Mác và Angghen. Hồng Anh Thư Quán trở thành di tích cách mạng được Nhà nước công nhận từ năm 1992.
Đảo Hòn Khoai
Đây là nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa chống Pháp do thầy Phan Ngọc Hiển lãnh đạo vào ngày 13-12-1940. Khu di tích Hòn Khoai thuộc loại di tích “Lịch sử và danh thắng” đã được Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận di tích cấp quốc gia vào ngày 24-11-2000.
Chứng tích tội ác Bình Hưng (Dinh Điền, Phú Mỹ)
Hay được gọi là “Biệt khu Hải Yến-Bình Hưng” chứng tích điển hình về tội ác của Mỹ-Ngụy. Di tích tọa lạc tại ấp Thanh Đạm, xã Phú Tân, huyện Cái Nước. Nơi đây là chứng tích ghi dấu tội ác của kẻ thù, đã được Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận khu di tích cấp quốc gia vào ngày 24-11-2000.
Làng Rừng
Đây là một hiện tượng xã hội độc đáo đã đi vào lịch sử giữ nước của nhân dân ta. Trong những năm 60 của thế kỷ 20, không chịu nỗi sự đàn áp dã man của đế quốc Mỹ và tay sai, người dân Cà Mau đã đi sâu vào trong rừng đước lập làng nổi để sống với Cách Mạng. Mỗi làng rừng như một xã hội thu hẹp với sự phân công lao động rõ ràng, công bằng và hợp lý. Làng Rừng được coi là tiền đề đồng khởi do có tác dụng bảo toàn thực lực cách mạng ở Cà Mau.
Điểm cuối của đường Hồ Chí Minh trên biển
Chính là cửa Vàm Lũng thuộc ấp Dinh Hạng, xã Tân Ân huyện Ngọc Hiển. Đây là nơi tiếp nhận hơn 3000 tấn vũ khí từ 77 chuyến tàu cập bến thành công chi viện cho chiến trường miền Nam từ năm 1962 – 1972. Chuyến tàu đầu tiên cập bến Vàm Lũng an toàn có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thông đường Hồ Chí Minh trên biển, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước.
2.2.2.1.2. Các điểm du lịch văn hóa
Chùa Quan Âm
Chùa do hòa thượng Tô Quang Xuân dựng vào khoảng giữa thế kỷ XIX , lúc
bấy giờ chỉ là một am nhỏ để ngài tu hành và chữa bệnh cho dân. Sau ngài về tu ở
chùa Kim Chương, lấy pháp hiệu là Trí Lâm. Năm 1842 vua Thiệu Trị sắc phong
hòa thượng cho ngài và sắc tứ cho chùa Quan Âm.
Kiến trúc chùa hiện nay là do hòa thượng Thiện Tường và Thiện Đức xây vào năm 1936. Trong chùa có bia dựng “Sắc tứ Quan Âm cổ tự” và tháp hòa thượng Trí Tâm. Chùa thuộc loại di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật có giá trị nhất ở Cà Mau, đã được Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận di tích cấp quốc gia vào ngày 24- 11-2000.
Chùa Cao Dân
Chùa Cao Dân tọa lạc tại ấp 7, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình Từ Thành phố Mau vào chùa chỉ khoảng 17km. Theo đường tráng nhựa, du khách có dịp đến viếng cảnh chùa, tìm hiểu sinh hoạt của người Khmer ven hai rạch Đường Cày.
Công ty du lịch Cà Mau cần kết hợp chặt chẽ với chùa Cao Dân, nhằm phát huy đội ca nhạc và đội đua ghe ngo phục vụ nhu cầu thưởng thức của du khách, thu hút bà con dân tộc tham gia vào phục vụ sinh thái.
Chùa Bà Thiên Hậu
Chùa thuộc địa phận phường 1 Thành phố Cà Mau, nhìn ra con sông Gành Hào gió lộng, rất nỗi tiếng linh thiêng. Vào dịp tháng 3 âm lịch ngày 2-3, là ngày vía bà Thiên Hậu, ngày này cũng là ngày sinh của bà. Lễ hội được tổ chức chu đáo, vào dịp này bà con tề tựu về rất đông để cầu tài lộc như ý. Lễ hội chùa Bà ở Cà Mau không chỉ ước vọng tâm linh của con người về hạnh phúc, may mắn, mà còn mang đậm màu sắc dân gian huyền thoại. Chùa có niên đại từ năm 1903.
Chùa Bà Mã Châu
Chùa là nét văn hóa truyền thống của người Hoa, nằm trên khuôn viên thoáng rộng, tĩnh lặng trên phố Lê Lợi-Khu thương mại sầm uất của Thành phố Cà Mau. Trầm mặc và tỏa sáng trong sắc màu thời gian cạnh dòng sông bến nước con đò, ngôi chùa như dòng hội tụ gợi nhớ thuở người xưa đi mở đất, tiến về phương Nam, trong đó có cộng động người Hoa đến vùng sông nước Cà Mau sinh sống. Chùa thờ bà Lâm Mật Nương, bà độ người đi biển vượt qua những trận phong ba, những cơn hoạn nạn,tới chốn bình yên. Nhớ ơn bà nên người dân lập đền thờ và tôn bà là vị Thần Biển (Thiên Hậu Thánh Mẫu). Chùa vừa kỷ niệm 128 năm ngày hình