Giải Pháp Về Vấn Đề Truyền Thông Chính Sách Phát Triển Du Lịch Trên Báo Chí Cà Mau Hiện Nay

kiệm chi phí in, photo tài liệu; vừa góp phần ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác cải cách hành chính.

Bên cạnh sự khẳng định thành công của tờ báo in, Báo Cà Mau xác định loại hình báo chí truyền thông đa phương tiện là xu thế phát triển tất yếu trong giai đoạn hiện nay và tương lai. Từ đó, Báo Cà Mau xây dựng Phương án nâng cấp Tờ Thông tin Điện tử Báo Cà Mau lên thành Báo Cà Mau Điện tử. Đồng thời, tranh thủ sự quan tâm của Thường trực Tỉnh uỷ, UBND tỉnh chỉ đạo về mặt chủ trương; sự hỗ trợ ngân sách đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị; chuẩn bị nguồn nhân lực để thành lập Phòng Báo Điện tử. Kết quả, vào ngày 01 tháng 11 năm 2016 Báo Cà Mau chính thức vận hành Báo Cà Mau Điện tử độc lập. Đặc biệt, vào ngày 27 tháng 2 năm 2017, Báo Cà Mau Điện tử chính thức phát bản tin Truyền hình Điện tử đầu tiên.

Báo Cà Mau Điện tử có giao diện đẹp, cập nhật thông tin kịp thời, chính xác về tình hình thời sự trong nước, trong tỉnh. Riêng Truyền hình Điện tử, thời điểm tháng 3 năm 2017 chỉ phát 4 bản tin truyền hình/tháng (tương đương 60 phút) thì đến nay, mỗi tháng Báo Cà Mau Điện tử thực hiện trên 20 chuyên đề, chuyên mục, bản tin…với thời lượng hơn 200 phút. Đặc biệt, Báo Cà Mau Điện tử đã phát thử nghiệm thành công chương trình truyền hình trực tiếp các sự kiện lớn của tỉnh, như kỳ họp HĐND tỉnh, họp mặt đêm giao thừa mừng Đảng mừng Xuân… Hiện tại, Báo Cà Mau Điện tử có trên 93 triệu lượt truy cập và trở thành kênh đối thoại thông tin của tỉnh Cà Mau. Theo thống kê tính đến ngày 25/12/2019, công tác xuất bản ước đạt: Báo xuân Kỷ Hợi 2019: 1 kỳ, số lượng 11.360 cuốn; Báo tuần: 4 kỳ/tuần xuất bản 203 kỳ, số lượng 708.937 tờ, với 8.507.244 trang.

Công tác cải tiến nâng cao chất lượng chương trình của Đài PT-TH Cà Mau cũng đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Năm 2019, Đài PT- TH Cà Mau đã đổi mới 7,91% khung chương trình so với năm 2018. Quản lý, khai thác có hiệu quả các trang thiết bị hiện có, chuyển đổi phương thức sản xuất chương trình từ tiêu chuẩn SD sang tiêu chuẩn HD góp phần nâng cao mạnh mẽ hiệu quả công tác tuyên truyền. Đổi mới tư duy và phương pháp sáng tạo tác phẩm, thực hiện đồng bộ các giải pháp cải tiến nội dung, khai thác ứng dụng thiết bị kỹ thuật và luôn thay đổi hình thức thể hiện chương trình.

Các bản tin thời sự trên sóng Phát thanh và Truyền hình: Thay đổi, sắp xếp thời lượng phù hợp với nhu cầu thực tế như thay đổi bản tin “Cà Mau ngày mới” thành “Chuyển động ngày mới”. Đổi mới Format các chương trình thời sự theo hướng năng động với tính tương tác cao, xây dựng kết cấu các chương trình thời sự, công tác biên tập, trong đó phần nội dung bao gồm các tin tức thời sự chính trị, các phóng sự ngắn phản ánh đa chiều về các lĩnh vực của đời sống xã hội, các sự kiện chính trị được cập nhật, đăng tải kịp thời trong các bản tin hàng ngày; liên kết mở rộng phạm vi thông tin, cập nhật những thông tin nóng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Đáng chú ý là trong các chương trình thời sự đã có nhiều tin, phóng sự ngắn, phóng sự chuyên sâu, nhiều kỳ đề cập đến những vấn đề nóng của cuộc sống được dư luận quan tâm. Mở mới mục “Bình luận và Sự kiện” trong chương trình thời sự nhằm cập nhật, phân tích sâu những vấn đề nóng, những vấn đề đang được dư luận quan tâm và gắn với đời sống dân sinh của người dân địa phương. Thường xuyên cập nhật thông tin trong các bản tin dự báo thời tiết, bản tin thị trường, bản tin thể thao.

Ngoài ra, Đài PT-TH Cà Mau cũng đã gửi nhiều tin, bài cộng tác trên sóng Truyền hình quốc gia và khu vực. Từ những chương trình cộng tác này, đã phản ánh đậm nét các sự kiện thời sự chính trị quan trọng của tỉnh. Đồng thời thông tin khá toàn diện về mọi mặt đời sống của người dân Cà Mau cũng như giới thiệu được những con người mới, mô hình mới, nhân tố mới ở một vùng đất xa xôi đến với đồng bào cả nước và được dư luận xã hội quan tâm đón nhận.

Các chuyên đề, chuyên mục trên sóng Phát thanh và Truyền hình. Năm 2019, Đài PT-TH Cà Mau đã sắp xếp lại các chuyên đề theo hướng tinh gọn, hợp lý và hiệu quả. Thay đổi cơ bản hình thức thể hiện, khuyến khích phóng viên xuất hiện tại hiện trường, tại phòng thu và tự thể hiện tác phẩm của mình, bước đầu cơ bản nâng cao chất lượng các chương trình. Lựa chọn chuyên đề cho phù hợp với tình hình thực tế; tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành, viện, trường… để có cố vấn chuyên môn về nội dung nhằm thực hiện chương trình sát thực với cuộc sống. Duy trì hiệu quả chuyên đề “Diễn đàn văn hóa giao thông” trên sóng phát thanh. Bên cạnh đó, Trang địa phương có kế hoạch đặt hàng các Đài truyền thanh huyện,

thành phố Cà Mau thực hiện theo nội dung kế hoạch đề ra. Nhờ sự chủ động đó mà chất lượng Trang địa phương được nâng lên và nội dung phù hợp với tính chủ lưu thời sự.

Với mục đích quảng bá văn hóa, con người vùng đất Cà Mau đến với các vùng miền khác và trên thế giới, chuyên đề “Đất và Người Cà Mau” phát trên sóng truyền hình và chuyên đề “Chuyện vùng cuối đất” phát trên sóng phát thanh luôn được cải tiến nội dung và hình thức thể hiện để tạo được ấn tượng và sự gần gũi về vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc. Thực hiện phụ đề tiếng Anh và tiếng Khmer chuyên đề “Cà Mau đất và người” trên Trang Thông tin điện tử của Đài nhằm thực hiện tốt yêu cầu thông tin đối ngoại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Ngoài ra, Đài PT-TH Cà Mau còn sản xuất 52 chương trình tiếng Khmer, thời lượng mỗi chương trình 50 phút gửi phát trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam. Cộng tác Tạp chí Truyền hình với VTV5 12 chương trình, thời lượng mỗi chương trình 30 phút.

Bên cạnh đó, Đài đã phát huy hiệu quả của loại hình phát thanh và truyền hình trực tiếp.

Truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau Khảo sát báo Cà Mau, Đài PT-TH Cà Mau năm 2019 - 10

Hơn nữa, các chuyên mục, chuyên đề còn phân tích, bình luận dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Không chỉ phản ánh đơn thuần mà các tác phẩm báo chí còn được thể hiện dưới dạng phỏng vấn nhà quản lý, phỏng vấn chuyên gia giải đáp những thắc mắc, băn khoăn trong dư luận xã hội liên quan đến những vấn đề về du lịch.

Bên cạnh việc chú trọng đầu tư nâng cao nội dung, hình thức , tăng cường công tác quảng bá phát hành, hoạt động xã hội từ thiện là một trong nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả báo chí giúp cho hình ảnh của các báo thân thiện, gần gũi hơn.

Cụ thể, Báo Cà Mau vận động các nhà tài trợ 70 triệu đồng cho cuộc thi “Thầy và trò cùng vượt khó”; Vận động mạnh thường quân trao học bổng “Lá Xanh” hơn 50 triệu đồng; vận động tặng xe đạp, tập năm học mới…

Đài PT-TH Cà Mau phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể thực hiện nhiều chương trình hoạt động xã hội – từ thiện, những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn; tiếp tục phối hợp với Công ty TNHH Quảng cáo Nhất thực hiện Chương trình

“Khát vọng sống”; thực hiện chương trình “Chắp cánh ước mơ” hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn; chương trình “Sống yêu thương” cho người nghèo; chương trình Gameshow trực tiếp phát thanh “Đồng hành cùng nông thôn mới” hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn.

Mặc dù nội dung khi thông tin về hoạt động du lịch, báo chí Cà Mau thực hiện tốt việc truyền thông các chủ trương của Đảng, Nhà nước, của ngành một cách đầy đủ, kịp thời nhưng phản hồi từ phía doanh nghiệp, các khu, điểm du lịch, các hộ làm du lịch cộng đồng về những chủ trương đó thì các báo chưa làm tốt. Như việc ai cũng biết và được nhắc đến là Cà Mau có tiềm năng du lịch lớn, có vị thế và thế mạnh phát triển du lịch. Cà Mau cũng đã có nhiều cơ chế, chính sách “mở”, có cả quy hoạch tổng thể với tầm nhìn xa, song, việc đầu tư cho du lịch đã xứng tầm chưa, nguồn nhân lực ra sao, rồi thì việc phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vẫn còn những điểm nghẽn. Như vậy có thể thấy rằng không phải có chủ trương, chính sách từ phía cơ quan quản lý là đủ vận hành theo hoạch định. Hơn ai hết, báo chí Cà Mau cần kịp thời bám sát và trở thành diễn đàn thật sự để tháo những nút thắt này.

Thực tế, báo chí Cà Mau hiện nay chưa thực sự thực hiện tốt vai trò diễn đàn rộng rãi của bạn đọc về những vấn đề bạn đọc quan tâm. Cụ thể trong số 12 trang báo của Báo Cà Mau, mục Diễn đàn Nhân dân chiếm tỷ lệ không đến 1 trang, và chỉ có trên hai số báo thứ Hai và thứ Tư; số báo Cuối tuần (thứ Bảy) có nhiều chuyên trang, chuyên mục về Du lịch nhưng không có trang diễn đàn này. Đối với Đài PT- TH Cà Mau thì có Hộp thư Công dân, mỗi tháng chỉ 2 kỳ, 15 phút/kỳ. Tuy nhiên hầu như xuất hiện các ý kiến liên quan đến vấn đề chính sách du lịch; các vấn đề khác cũng chỉ dừng lại ở việc phản ánh chung chung, hoặc chỉ là trả lời thư bạn đọc mà chưa khai thác hiệu quả để đi đến tận cùng sự việc.

Năm qua, thực hiện tốt nhiệm vụ là nhịp cầu nối giữa khán – thính giả và cơ quan chức năng trong công tác pháp luật. Đài phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện tốt việc tiếp nhận và trả lời thư của công dân. Tạo niềm tin của quần chúng Nhân dân đối với pháp luật. Năm 2019, Bộ phận tiếp công dân đã tiếp nhận

1.130 lượt đơn, thư yêu cầu. Qua đó trả lời trực tiếp và trên sóng 962 trường hợp.

Chuyển đến các ngành chức năng 88 đơn, thư. Nhận và phúc đáp 72 đơn, thư, số còn lại tiếp tục nghiên cứu hướng dẫn và trả lời. Xác minh thực tế 04 trường hợp.

Qua đó, Đài đã chuyển tải đến bạn xem và nghe đài một lượng thông tin về pháp luật, giúp cho người dân hiểu và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật; giảm tình trạng khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện kéo dài trong nội bộ Nhân dân. Giúp các cơ quan chức năng cập nhật những thông tin, những văn bản pháp quy mới, những sự vụ liên quan đến thẩm quyền giải quyết của đơn vị, của ngành để nhanh chóng đưa ra kết quả giải quyết kịp thời, chính xác.

Điều này cho thấy, các diễn đàn mở ra nhưng chưa thu hút được nhiều bạn đọc, bạn viết tham gia. Chất lượng bài viết thường mang tính phản ánh chung chung, ít xuất hiện các giải pháp, đề xuất hay sáng kiến đóng góp cho ngành du lịch. Tuy nhiên, do hạn chế về công tác quản lý, tổ chức nội dung và định hướng chưa tốt nên số bài viết có chất lượng và thông tin không nhiều, bên cạnh, do trình độ và sự hiểu biết của người viết chưa đưa ra được lập luận, lý lẽ thuyết phục nên giảm tác dụng định hướng dư luận của các diễn đàn.

Ngoài ra còn có nhược điểm về thể loại thể hiện của báo chí hiện nay. Hiện thể loại chủ yếu được dùng vẫn là tin, bài, phản ánh, tường thuật, phỏng vấn và ghi chép. Các thể loại khác như phóng sự điều tra, bình luận, xã luận, tiểu phẩm… xuất hiện chưa nhiều. Việc sử dụng đan xen hệ thống các thể loại trên mỗi số báo chưa chủ động, thiếu sáng tạo.

Về hình thức: Chưa tận dụng được những lợi thế của công nghệ in ấn, phát sóng và thiết kế báo chí hiện đại. Cụ thể, Báo Cà Mau in ấn chưa chất lượng màu sắc, hình ảnh và chất liệu giấy in; vẫn còn nặng nề về con chữ, ngôn ngữ học thuật khô khan và rất ít ảnh minh hoạ (chưa kể ảnh minh hoạ chưa chất lượng). Đối với Báo Cà Mau Online thì hạn chế lớn nhất vẫn là “bản sao” của báo in, chưa có sự “tự chủ” về tin, bài; Cà Mau Tivi thì thời lượng còn dài lê thê, các chương trình sản xuất chủ yếu là ký hợp đồng hợp tác, nội dung khô khan (Bản tin Cải cách thủ tục hành chính; Bản tin Bảo hiểm xã hội…) Đài PT-TH Cà Mau độ phủ sóng chưa rộng khắp, chất lượng hình ảnh chưa đẹp, các chương trình chưa có sức sáng tạo, đổi

mới, chưa ứng dụng tốt công nghệ trong quy trình sản xuất dẫn đến giảm sức hút, đôi khi gây nhàm chán.

Đối với lĩnh vực du lịch, ảnh báo chí được thể hiện ở nhiều thể tài: ảnh tin, ảnh tường thuật, phóng sự ảnh, ảnh bình luận, ảnh minh hoạ, ảnh nghệ thuật… Các video clip, phóng sự truyền hình cũng cần có kỹ thuật quay, dựng, đạo diễn, hậu kỳ… có như thế mới tăng được sức hút đối với công chúng, nhất là đối với khách du lịch. Tuy nhiên, phải nhìn nhận lượng thông tin và chất lượng của ảnh, và hình ảnh chưa cao. Cụ thể ở trang Phóng sự ảnh của Báo Cà Mau hầu như chỉ là chùm ảnh được ghép nhặt từ một sự kiện, sự việc được phản ánh, chưa đúng chất là phóng sự ảnh thực sự. Ở chương trình “Đất và Người Cà Mau” của Đài PT-TH Cà Mau còn hạn chế ở những góc quay chưa đẹp, chưa xử lý tốt ở khâu hậu kỳ (hình ảnh, âm thanh, nhạc nền...)

Về hiệu quả truyền thông: Do hạn chế về mặt nội dung, những hạn chế về hình thức chuyển tải nội dung nên hiệu quả truyền thống của chính sách phát triển du lịch chưa đạt được như mong đợi. Mặc dù Báo Cà Mau và Đài PT-TH Cà Mau đã có những cách làm hay, sáng tạo với nhiều cách thức tuyên truyền trên các loại hình báo chí, truyền hình, đồng thời kết nối với mạng xã hội để “nối dài” các sản phẩm báo chí đến với xã hội, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển rộng rãi, nhanh chóng, đa dạng, mạnh mẽ và bền vững.

3.2. Giải pháp về vấn đề truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau hiện nay

Để nâng cao hiệu quả truyền thông về chính sách phát triển du lịch trong thời gian tới, trước hết các cơ quan tham mưu của tỉnh nhất là trung tâm xúc tiến du lịch, ngành quản lý du lịch cần có những quan tâm, đầu tư đúng mức đến lĩnh vực truyền thông, xem đây là một kênh quảng bá để giới thiệu tiềm năng, kêu gọi hợp tác đầu tư phát triển du lịch.

Bên cạnh đó, thì cơ quan chủ quản, ngành du lịch cần có một chương trình phối hợp với cơ quan truyền thông rõ ràng và có sự “chăm sóc” thỏa đáng, liên tục để làm sao đưa được những chỉ số, những thông tin, chính sách hấp dẫn nhất, vượt trội, một cách cụ thể, minh bạch về du lịch của tỉnh để các nhà đầu tư, các công ty,

tập đoàn chuyên làm du lịch có cơ hội tìm kiếm hợp tác, có cảm hứng để đầu tư vào du lịch Cà Mau [PVS1].

Ngoài ra rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, doanh nghiệp và cơ quan báo chí để không chỉ góp phần hiệu quả trong truyền thông chính sách phát triển du lịch địa phương mà còn mở rộng phạm vi tương tác với các địa phương khác.

Về phía cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch phải chủ động cung cấp đầy đủ thông tin về chủ trương, chỉ đạo, các hoạt động trong lĩnh vực du lịch… đến cơ quan báo chí; đưa ra chiến lược truyền thông dài hạn, trung hạn; đồng thời có thể thúc đẩy công tác phối hợp với báo chí thông qua các hoạt động như: phối hợp tổ chức lễ hội, sự kiện, hội chợ triển lãm…; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề về du lịch trên báo chí.

Đối với các cơ quan báo chí, cụ thể là Báo Cà Mau và Đài PT-TH Cà Mau cần ứng dụng nhiều hơn truyền thông đa phương tiện để thu hút bạn đọc, bạn xem đài. Ngoài ra, các báo cần đa dạng góc nhìn bài viết, tránh lối mòn trong khai thác đề tài, tạo ra điểm mới về truyền thông chính sách phát triển du lịch. Các báo cần khai thác hết tiềm năng, và năng lực của đội ngũ nhân viên, tập trung nhiều hơn vào các vấn đề về truyền thông.

Cách thức tổ chức thông tin của các báo cần có sự đổi mới, sắp xếp lại để đạt được hiệu quả trong truyền thông các chính sách và đáp ứng được nhu cầu thông tin của bạn đọc, bạn xem đài. Thực tế thời gian qua, mặc dù các báo đã có nỗ lực trong tổ chức và cách thức thông tin, nhưng chưa hấp dẫn, các bài viết chỉ dừng ở việc phản ánh, chưa phân tích sâu, kỹ, chưa đáp ứng nhu cầu hiểu sâu vấn đề.

Cần kích thích bình luận trong mỗi bài báo. Hiện nay, sự tương tác của Báo Cà Mau và Đài PT-TH Cà Mau chỉ mới bước đầu tạo nên hiệu ứng với bạn đọc thông qua kênh Youtube và Fanpage của Báo và Đài. Mặc dù, trên Báo Cà Mau Online có phần bình luận ở cuối bài đăng, tuy nhiên, do không có nhân lực nên đến thời điểm hiện tại, Báo Cà Mau chưa tạo được tương tác với độc giả.

Trong hoạt động báo chí, phóng viên là người trực tiếp thực hiện bài viết. Các cơ quan báo chí cần phải đào tạo đội ngũ phóng viên bài bản, có chuyên môn

tốt, nắm vững chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước. Đồng thời, phải xây dựng đội ngũ cộng tác viên, bởi đây là lực lượng tạo nên sự khác biệt về hiệu quả truyền thông chính sách du lịch.

Bên cạnh việc đẩy mạnh truyền thông và thể hiện được vai trò của mình trong việc góp phần phát triển du lịch, báo chí Cà Mau vẫn còn một số mặt hạn chế. Để ngày càng đạt hiệu quả hơn về công tác truyền thông, báo chí Cà Mau cần:

+ Một là, mạnh mẽ hơn nữa trong việc truyền thông phát triển du lịch cũng như đẩy mạnh quảng bá các điểm đến, sức hấp dẫn của di tích, văn hóa, ẩm thực địa phương; việc đưa ra những thông điệp đúng đắn sẽ có tác động lớn trong việc thu hút khách du lịch đặt chân đến Việt Nam nói chung, Cà Mau nói riêng cũng như có ý thức trong việc giữ gìn văn hóa Việt.

+ Hai là, hướng dẫn truyền tải thông điệp đến các chủ thể của điểm đến du lịch di sản, bao gồm cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp du lịch, hướng dẫn viên du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch và các cộng đồng, cá nhân tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ khách du lịch.

+ Ba là, cùng với các doanh nghiệp du lịch địa phương tổ chức sự kiện xúc tiến như các đoàn Fam/Press Trip, chương trình phát động thị trường, chương trình quan hệ công chúng giới thiệu điểm đến.

+ Bốn là, đổi mới chính sách giá và hướng đến việc phối hợp hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành truyền thông đưa khách đến địa phương nhiều hơn.

+ Năm là, nâng cao tính phản biện, tranh luận của báo chí nhằm đóng góp vào quyết định của chính quyền của các địa phương trong việc đầu tư, xúc tiến, tôn tạo các điểm đến tại địa phương, để du lịch Cà Mau không chỉ là du lịch “một đêm” mà phải có các sản phẩm níu chân du khách lưu trú nhiều ngày [PVS3].

Hơn hết, báo chí Cà Mau cần trở thành thành viên của Ban chỉ đạo phát triển du lịch của địa phương, đây sẽ là động lực chính để đẩy mạnh hoạt động truyền thông chính sách phát triển du lịch. Bởi khi đó, các cơ quan báo chí sẽ chủ động thực hiện các giải pháp, ưu tiên số lượng tin, bài, các chủ đề, chuyên trang, chuyên mục theo dòng sự kiện của ngành du lịch.

Đáng lưu ý, trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, những thông tin

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/04/2023