Lực Lượng Lao Động Tỉnh Cà Mau Giai Đoạn 2005-2009.


trung tâm lớn là Thành phố Cà Mau, các thị trấn, huyện cũng là đầu mối giao thông đi các địa phương.

Về phương tiện vận chuyển đường thủy: Tổng số phương tiện giao thông thủy khoảng gần 2.000 phương tiện các loại. Trong đó có khoảng 300 phương tiện vận tải hảng hóa và xấp xỉ 1.600 phương tiện vận chuyển hành khách.

Hiện tỉnh có 417 chiếc thuyền máy, có 134 chiếc tàu và ca nô vận tải hành khách với kiểu dáng đẹp, tốc độ nhanh đáp ứng tốt các nhu cầu đưa đón khách đi tất cả các tuyến du lịch trong tỉnh.

Ngành hàng không: Hiện Cà Mau có một sân bay nối với Thành phố Hồ Chí Minh. Sân bay Cà Mau đã được nâng cấp và mở rộng, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách. Trước đây mỗi tuần chỉ có hai chuyến bay, lưu lượng khách còn hạn chế. Nhưng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách và phục vụ nhu cầu đi lại. Ngành hàng không của Cà Mau đã tăng lịch trình hoạt động lên, mỗi tuần có 10 chuyến bay, bên cạnh đó lưu lượng khách cũng tăng lên đáng kể. Trong tương lai, khi có nhu cầu sẽ phát triển một số sân bay nhỏ và cũ ở Năm Căn và Hòn Khoai có thể được khôi phục và đi vào hoạt động.

2.3.2.2. Hệ thống bưu chính viễn thông

Mạng lưới thông tin bưu chính đã phát triển nối liền tỉnh với Trung ương,

giữa tỉnh với địa phương.

Mạng lưới bưu chính – phát hành báo chí trên toàn tỉnh năm 2001 bao gồm 48 bưu cục các loại trong đó có một bưu cục cấp 1, có 6 bưu cục cấp 2 và 41 bưu cục cấp 3. Toàn tỉnh có 30 điểm bưu điện văn hóa xã. Hệ thống mạng lưới bưu chính đã cơ bản đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Dịch vụ chuyển tiền nhanh, chuyển phát nhanh trong nước, ngoài nước và tiết kiệm bưu điện được đưa vào khai thác có hiệu quả. Đến năm 2001 đã có 6/6 bưu cục cấp 2 trong tỉnh mở dịch vụ chuyển tiền nhanh và dịch vụ điện hóa.

Mạng lưới viễn thông của tỉnh được phát triển và ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ. Hiện nay ở Cà Mau có hệ thống tổng đài viba số với dung lượng lớn và tổng đài điện tử kỹ thuật số ở các huyện, đảm bảo liên lạc thông suốt giữa thành phố Cà Mau với các huyện trong tỉnh, với các tình trong nước và quốc tế. Số liệu thống kê năm 2000, mạng lưới điện thoại ở Cà Mau đã phát triển đến 100% các


trung tâm xã trong tỉnh. Hiện nay, bình quân 100 người dân có trên 10 điện thoại. Đây là điêu kiện khá thuận lợi cho Cà Mau phát triển kinh tế hiện đại nói chung và phát triển kinh tế du lịch nói riêng.

2.3.2.3. Hệ thống cung cấp điện

Cà Mau là tỉnh ở điểm cuối của hệ thống cung cấp đện lưới quốc gia. Hệ thống cung cấp điện năng trên địa bàn tỉnh vẫn tồn tại hai nguồn: điện lưới quốc gia và điện diezen tại chỗ (nguồn điện dự phòng). Đến nay, nguồn diện và lưới điện trên địa bàn tỉnh đã được củng cố, cơ bản bước đầu cung cấp điện phục vụ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt.

Hệ thống lưới điện đã xây dựng được bao gồm: đường dây 110KV Bạc Liêu

– Cà Mau dài 53km trong đó tỉnh quản lý 16km; đường dây trung thế dài 1.161km với các cấp điện áp 35KV, 22KV, 20KV, 15KV; đường dây hạ thế có tổng chiều dài là 594km.

Hệ thống trạm điện bao gồm: 1 trạm 110KV công suất 41MVA; 1.127 trạm biến thế phân phối với 1.288 máy, tổng dung lượng 95MVA và 5 trạm biến thế trung gian với dung lượng 22MVA.

Mức độ tiêu thụ điện năng trên phạm vi toàn tỉnh tăng nhanh; tổng số hộ sử dụng điện năng tăng từ 7,2% năm 1999 lên 68% năm 2004 và 72% năm 2005. Tuy nhiên, nguồn cung cấp điện trong tỉnh vẫn còn thiếu do vậy vẫn phải khống chế công suất tiêu thụ trong giờ cao điểm, chất lượng điện áp chưa ổn định do chưa đủ công suất trạm, việc phát triển mạng lưới truyền tải, lưới phân phối điện còn chậm…

Cụm công nghiệp Khí – Điện – Đạm Cà Mau với tổng số vốn đầu tư hiện nay khoảng trên 1,5 tỷ USD đã từng bước đi vào hoạt động. Công suất nhà máy 720MW (có thể mở rộng lên 1.400MW), tiêu thụ khoảng 700 triệu m3 khí/năm, bảo đảm góp phần khắc phục thiếu điện vào mùa khô trong những năm tới đối với cả nước, đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn khí thiên nhiên tại khu vực thềm lục địa Tây Nam.

2.3.2.4. Hệ thống cấp thoát nước

Hệ thống cấp thoát nước của Cà Mau hiện nay còn hạn chế. Lượng nước

khoan qua xử lý chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng lượng nhu cầu tiêu dùng. Phần lớn


lượng nước sinh hoạt phụ thuộc vào lượng nước mưa và người dân còn phải trữ nước mưa để dành trong thời gian mùa khô. Nước thải cũng không có đường riêng và không qua xử lý trước khi đổ ra môi trường tự nhiên gây ô nhiễm môi trường.

Toàn tỉnh chỉ có khu vực Thành phố Cà Mau và một số thị trấn là có hệ thống cấp thoát nước. Tuy nhiên, lượng nước cung cấp chỉ mới đáp ứng được nhu cầu của khoảng 77% tổng số hộ các phường ở Thành phố Cà Mau và khoảng hơn

5.000 hộ ở các thị trấn. Tổng chiều dài hệ thống cấp nước ở Thành phố Cà Mau vào khoảng 63km bao gồm các loại đường ống 200mm đến 60mm. Tuy nhiên hệ thống đường ống này đã bị cũ và bị hư hỏng nhiều đoạn khiến lượng nước thất thoát lên tới 32%.

Hệ thống thoát nước thải tại các đô thị và khu dân cư chưa được thiết kế riêng mà vẫn dùng chung với hệ thống nước mưa với tổng chiều dài khoảng 17km và chỉ áp dụng được 31% nhu cầu. Nước thải từ sinh hoạt của dân cư đến nước thải của các nhà máy chế biến thủy hải sản, bệnh viện, chợ nông sản, khu giết mổ gia súc, nơi rửa xe…đều trực tiếp thải ra sông mà không qua bất cứ hình thức xử lý nào dẫn đến ô nhiễm môi trường, các thông số về ô nhiễm môi trường vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép.

2.3.3. Nguồn lao động

Số lượng và chất lượng lao động lao động trong ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch. Trong những năm gần đây, số lượng lao động trong ngành du lịch tăng lên một cách đáng kể. Cùng với sự gia tăng không ngừng về số lượng, chất lượng lao động cũng được nâng cao, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, thái độ và khả năng giao tiếp của nhân viên phục vụ được hoàn thiện từng bước để đáp ứng các yêu cầu của khách du lịch. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được số lượng và chất lượng đặt ra theo tiêu chuẩn của ngành. Không chỉ ở Cà Mau mà hiện nay ở toàn khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long vấn đề đội ngũ nhân viên hoạt động du lịch còn chưa được đào tạo cao. Vì thế hiện nay đã có thêm nhiều cơ sở đào tạo nguồn nhân lực hoạt động du lịch cho vùng trải đều trong các tỉnh nhằm mục đích cải thiện nguồn lao động phục vụ du lịch cho Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng cũng như cả nước nói chung.


Theo số liệu thống kê cho thấy năm 2000 lực lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch của tỉnh Cà Mau là 570 người, đến năm 2005 là 830 người và đến năm 2006 là 1.200 người, gấp 1,4 lần so với năm 2000.

Năm 2008 lực lượng lao động ngành du lịch tỉnh Cà Mau là 1.400 người, cơ

cấu như sau:

Trình độ chuyên môn:

Lao động có trình độ đại học: 45 người. Lao động có trình độ trung cấp: 55 người. Lao động có trình độ sơ cấp: 77 người.

Lao động học nghề: 119 người.

Trình độ nghiệp vụ: Thông thạo: 2 người. Đại học: 0.

Bằng C: 0.

Bằng B: 8 người. Bằng A: 1 người. Giao tiếp: 0.

Nhìn chung lực lượng lao động du lịch Cà Mau hiện nay còn thiếu và hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm linh hoạt trong quản lý, kinh doanh. Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chưa được đào tạo đầy đủ nên chưa truyền đạt được cho du khách cảm nhận hết vẻ đẹp và bản sắc văn hóa truyền thống của quê hương Cà Mau. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ có trình độ ngoại ngữ còn thiếu nên việc giao tiếp với khách còn nhiều hạn chế.

Bảng 2: Lực lượng lao động tỉnh Cà Mau giai đoạn 2005-2009.

Đơn vị tính: người


Nội dung

2005

2006

2007

2008

2009

Lao động

830

1.200

1.350

1.400

2.600

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau - 5

Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau.


2.3.4. Khả năng đầu tư phát triển


Hiện nay thu hút đầu tư là một trong nững phương thức kích thích ngành du lịch phát triển nhanh. Các dự án đầu tư du lịch không chỉ là yếu tố mới để thu hút khách du lịch mà còn tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Trong định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 2010 trở về sau đã xác định phát triển du lịch theo hướng sinh thái đặc thù của tỉnh để từng bước đưa du lịch trở thành một ngành dịch vụ quan trọng, mang lại thu nhập lớn cho kinh tế của tỉnh. Đầu tư vào các khu du lịch, khu vui chơi giải trí, hệ thống nhà hàng ăn uống, các điểm và tuyến du lịch bao gồm:

Đầu tư xây dựng khu du lịch Đất Mũi - Khai Long (3,5 tỷ đồng).

Dự án bảo tồn hệ sinh thái Cà Mau (1,5 tỷ đồng).

Xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch sinh thái quốc gia Rừng ngập mặn

Cà Mau (86 tỷ đồng).

Lập chợ nổi trên sông (8,23 tỷ đồng).

Nâng cấp khu tỉnh Uỷ Xẻo Đước (3,2 tỷ đồng). Đầu tư vào khu du lịch đảo Hòn Khoai (4 tỷ đồng). Đầu tư vào khu du lịch Đá Bạc (3,2 tỷ đồng).

Công viên văn hóa du lịch Cà Mau (9,3 tỷ đồng). Điểm du lịch miệt vườn Tân Thành (3 tỷ đồng).

Tuyến du lịch Cà Mau – bãi biển Khai Long – đảo Hòn Khoai. Tuyến du lịch Cà Mau – Rạch Gốc – đảo Hòn Khoai.

Tuyến du lịch Cà Mau – Khánh An – khu bảo tồn lịch sử văn hóa –

Vườn Quốc Gia U Minh Hạ - Đá Bạc.

Tuyến du lịch Cà Mau – khu du lịch sinh thái Đầm Thị Tường.

Tuyến du lịch Cà Mau – đảo Phú Quốc.

Cà Mau đang từng bước đầu tư khai thác tiềm năng thế mạnh về du lịch của tỉnh, cần tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư về thủ tụ đầu tư, các tài liệu nghiên cứu xây dựng dự án và chính sách ưu đãi như không thu tiền sử dụng đất, giảm thuế có thời hạn…

Bên cạnh đó còn đầu tư phát triển cơ sở lưu trú, đầu tư cho công tác tuyên truyền quảng bá du lịch: Nhìn chung công tác này đang được ngành du lịch rất quan tâm và xem trọng. Năm 2000, ngành du lịch đã xây dựng chương trình hành động


phát triển du lịch và các sự kiện du lịch trọng điểm của Cà Mau làm cơ sở cho những giai đoạn phát triển sau này và đến nay đã thu được kết quả cao. Công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch Cà Mau: chương mục du lịch Cà Mau đã xây dựng trên báo Đất Mũi với thời lượng 2 tháng/kỳ; tập gấp giới thiệu về du lịch Cà Mau và bộ phim “Đất nước nơi đầu sóng”…Đây sẽ là những ấn phẩm quảng cáo có hiệu quả về du lịch Cà Mau tới các địa phương trong cả nước và bạn bè trên thế giới. Nhiều cuộc triển lãm về thành tựu của du lịch, liên hoan văn hóa văn tộc dân gian và văn hóa ẩm thực Mũi Cà Mau gắn với phát triển du lịch được các cơ sở ban ngành tổ chức có kết quả cao và cùng với chương trình xúc tiến và mở rộng thị trường du lịch đã góp phần quan trọng trong việc tạo mối quan hệ liên doanh, liên kết, kết nối tour du lịch với các địa phương trong cả nước đến với Cà Mau và phát triển lữ hành quốc tế.

2.4. Thực trạng về phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh Cà Mau

2.4.1. Sản phẩm tham quan

2.4.1.1. Mạng lưới điểm du lịch, khu du lịch

Điểm du lịch biển

Bãi biển Khai Long (Ngọc Hiển)

Bãi biển Khai Long nằm về phía Đông Nam Mũi Cà Mau, thuộc ấp Khai Long, xã Đất Mũi, tỉnh Cà Mau. Đây là một bãi cát vàng mềm mại nằm ngay trong vùng đất cuối trời của tổ quốc – Mũi Cà Mau, nằm gọn trong vành đai hệ sinh thái rừng ngập mặn, ngoài xa khơi của biển là đảo Hòn Khoai. Từ Thành phố Cà Mau, đi bằng ca nô, chỉ mất một giờ là du khách đến bãi biển Khai Long, còn đi bằng tắc ráng hoặc vỏ lãi thì mất ba tiếng đồng hồ. Không gian nơi đây thoáng đãng tầm nhìn xa không hạn chế, đứng ở bãi Khai Long ta có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn trọn vẹn hình dáng, vẻ đẹp hoang sơ của cụm đảo Hòn Khoai kỳ vĩ. Khai Long có bãi biển tương đối bằng phẳng, đáy biển dài, cường độ sóng ở khu vực này không lớn, có điều kiện tốt cho việc tổ chức tắm biển. Bãi biển này rất màu mỡ, giàu nguồn đạm, thích hợp cho việc trồng các loại cây ăn trái để phát triển loại hình du lịch miệt vườn. Đến đây du khách có dịp quan sát cuộc sống của cư dân làng rừng, những con rạch kênh đào cắt xẻ ngang dọc với bạc ngàn rừng cây đước. Bãi biển Khai Long


không tấp nập du khách như bãi biển Vũng Tàu, nhưng có điểm đặc biệt thu hút du

khách là ở đây còn vẻ hoang dã.

Mặc dù có nhiều tiềm năng nhưng biển Khai Long vẫn chỉ thu hút chủ yếu là khách trong vùng đến nghỉ ngơi, thư giãn vào những dịp cuối tuần, lễ tết. Do ở đây hệ thống các dịch vụ phục vụ du khách còn thiếu thốn, yếu kém và chất lượng chưa cao, chưa có nhiều dịch vụ bổ sung nên sức hút đối với du khách chưa cao, chưa tạo được ấn tượng nhiều đối với du khách. Vì vậy lượng khách đến đây chủ yếu theo mùa, phân bố không đều trong năm. Vào những mùa cao điểm thì lượng khách tương đối đông nên chất lượng phục vụ chưa tốt, còn lại những mùa khác thì khách lại thưa vắng. Chính vì điều này gây nhiều khó khăn cho hoạt động du lịch và cần phải có giải pháp để cải thiện.

Trong tương lai, bãi biển Khai Long trở thành điểm dừng chân nghỉ ngơi của du khách trước khi sang tham quan Hòn Khoai và ngược lại. Khai thác bãi biển Khai Long phải đầu tư cơ sở hạ tầng, phương tiện đi lại, dựng một số nhà nghỉ kiểu Bungalow với vật liệu là rừng cây đước, lá dừa nước. Ở đây rất thích hợp cho loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du thuyền, tham quan làng rừng, thưởng thức các loại đặc sản của biển như tôm, cua, sò, mực, óc, hến…

Cồn Ông Trang (Ngọc Hiển)

Thuộc xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, tinh Cà Mau. Cồn Ông Trang là cồn cát nổi giữa biển, gồm hai cồn với diện tích 212 ha gồm:

Cồn Ngoài: có diện tích 92ha, gồm hai phần: phần nổi trên mặt nước với diện tích 30ha, thảm thực vật trên cồn chủ yếu là cây mắm và phần chìm dưới nước có diện tích khỏang 62ha.

Cồn Trong: có diện tích 120ha, có chiều dài khoàng 3.800m, chổ lớn nhất gần 400m. Rừng tự nhiên ở đây chủ yếu là cây mắm và cây đước, đã tạo nên bức tranh thủy mặc rừng biển, sông nước hữu tình gây ấn tượng độc đáo đối với du khách khi đến thưởng ngoạn.

Cửa Ông Trang là cửa biển đang có tốc độ bồi lắng rất mạnh, vì thế hai bên bờ đều có bãi bồi sình lầy chìm dưới nước. Cảnh quan tự nhiên của Cồn Ông Trang là một tổng thể sinh thái tự nhiên độc đáo của hệ sinh thái ngập nước vùng ven biển


cửa sông, rất thích hợp cho việc khai thác du lịch sinh thái với loại hình ngắm cảnh, du thuyền trên sông nước, tạo cảm giác mạnh đưa du khách trở về với thiên nhiên hoang dã sông nước.

Đây là một điểm du lịch với loại hình khá đặc trưng và không bị trùng lắp do lợi thế đưa cồn của tỉnh vào phối hợp tạo nên một sản phẩm phục vụ du khách. Tuy là loại hình du lịch có nhiều lợi thế nhưng việc đưa vào khai thác phục vụ vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế do cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng ở đây chưa có gì đáng kể, nên việc xây dựng các công trình phục vụ du lịch gặp nhiều khó khăn vì điều kiện xây dựng các công trình đều xây trên mặt nước, và hạn chế do điều kiện, phương tiện giao thông đến điểm chưa thuận lợi lắm, hệ thống giao thông còn chưa được nâng cấp, mở rộng nên số lượng khách đến đây còn rất ít. Mặt khác ngành du lịch tỉnh vẫn chưa thể kết hợp đồng bộ với cộng đồng địa phương, người dân địa phương với kiến thức còn hạn chế, chưa nắm rõ tâm lý khách, nên việc phục vụ du khách còn nhiều thiếu sót. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác du lịch sinh thái ở đây, cần tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu tàu, bến đậu, hệ thống đường bộ đi trong rừng, các chòi dừng chân, các chòi quan sát, các nhà vệ sinh tư hoại, các quầy giải khát, các quầy dành cho du khách thưởng thức các món ăn đặc sản của biển…Các sản phẩm du lịch cần tạo ra để phục vụ du khách như quan sát chim cò, rừng mấm, cồn nổi chìm theo nhịp điệu triều, tắm cồn, du thuyền, thưởng thức đặc sản cồn…

Ngoài ra còn có nhiều cụm biển đảo khác như:

Hòn Đá Bạc (Trần Văn Thời): Khu du lịch biển đảo tổng hợp, di tích lịch

sử cách mạng.

Hòn Khoai (Ngọc Hiển): Khu nghỉ dưỡng biển, công viên biển…

Điểm du lịch sinh thái


Vườn quốc gia Đất Mũi ( Ngọc Hiển)

Mũi Cà Mau thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Cách trung tâm Thành phố Cà Mau 110km, đi đến bằng phương tiện đường thủy. Vườn quốc gia Đất Mũi ngày nay là khu bảo tồn đa dạng sinh học 183, thuộc loại hệ sinh thái ngập mặn.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2023