CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH CÀ MAU THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
3.1. Căn cứ đưa ra định hướng
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ đến năm 2020”, trong “Đề án phát triển du lịch Vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020”, các yêu cầu và nguyên tắc phát triển du lịch bền vững, trong đó Cà Mau, đặc biệt là khu dự trữ sinh quyển thế giới Cà Mau, các sân chim Ngọc Hiển, sân chim trong công viên văn hóa Cà Mau, điểm cực Nam của Tổ quốc,…. được đánh giá là những khu du lịch nghiên cứu sinh thái, nghĩ dưỡng tham quan đặc sắc của khu vực vùng đồng bằng Sông Cửu Long và cả nước.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020, trong đó du lịch và dịch vụ được đánh giá là ngành kinh tế quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp – dịch vụ, khai thác tốt các lợi thế để phát triển các loại hình du lịch một cách bền vững. Nền kinh tế Cà Mau phát triển tương đối nhanh và ổn định theo hướng ngư – lâm, công nghiệp và dịch vụ. Đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện, thu nhập tăng, tỷ lệ hộ đói nghèo trong Tỉnh giảm xuống từ 19,2% năm 2005 xuống còn 8,15 % năm 2010. Hệ thống cơ sở hạ tầng đã và đang được đầu tư nâng cấp, phát triển. Đây là những điều kiện thuận lợi để du lịch Cà Mau phát triển bền vững trong tương lai.
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Cà Mau đến 2020 và định hướng đến năm 2030 với quan điểm: Phát triển du lịch Cà Mau nhanh, đồng bộ và vững chắc trên cơ sở phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp các ngành, các thành phần kinh tế, tranh thủ ngoại lực bên ngoài để ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho ngành du lịch nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Phát triển du lịch gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội ổn định, bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch các địa phương trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là mối quan hệ với TP Cần Thơ, Kiên Giang, và TP Hồ Chí Minh.
3.2. Những định hướng để phát triển du lịch tỉnh Cà Mau theo hướng bền vững
3.2.1. Những định hướng chung
Có thể bạn quan tâm!
- Hiện Trạng Lao Động Du Lịch Tỉnh Cà Mau Giai Đoạn 2003 -2012
- Những Kết Quả Đạt Được Của Ngành Du Lịch Cà Mau
- Những Dấu Hiệu Phát Triển Không Bền Vững Của Du Lịch Tỉnh Cà Mau
- Định Hướng Phát Triển Các Loại Hình Du Lịch
- Hoàn Thiện Cơ Sở Hạ Tầng - Vật Chất Kỹ Thuật
- Tăng Cường Các Hoạt Động Bảo Vệ Tài Nguyên - Môi Trường
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Cà Mau là một tỉnh duyên hải ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh có nhiều tiềm năng: về mặt tự nhiên có các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới, các khu bảo tồn tự nhiên, biển đảo, cảnh quan, sông ngòi chằng chịt,…; về mặt nhân văn: các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng, lễ hội truyền thống, làng nghề,… để khai thác phát triển du lịch. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, cũng như trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020 của tỉnh Cà Mau, ngành du lịch dịch vụ được chú trọng đầu tư phát triển để trở thành ngành kinh tế trọng điểm, xứng đáng với tiềm năng của địa phương. Đặc biệt trong đó đã xác định vị trí và vai trò của du lịch Cà Mau trong hệ thống các khu, tuyến, điểm du lịch, các sản phẩm du lịch của vùng đồng bằng Sông Cửu Long cũng như cả nước. Trong thời đại ngày nay, ngoài các giá trị vật chất con người luôn muốn được hưởng thụ các giá trị tinh thần, tham quan, nghĩ dưỡng để tái tạo sức lao động hiệu quả là cách lựa chọn của hầu hết mọi người dân. Chính vì vậy, hoạt động du lịch diễn ra ngày một tấp nập hơn. Trước tình hình chung đó, du lịch Cà Mau luôn thấy được tầm quan trọng của ngành đối với sự phát triển kinh tế tỉnh nhà và cả cho khu vực. Do vậy, phát triển mạnh ngành du lịch và dịch vụ du lịch một mặt sẽ góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn tỉnh Cà Mau, góp phần phát triển mạnh du lịch cho vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Đồng thời phát triển ngành du lịch sẽ tạo việc làm cho một bộ phận dân cư ở khu vực nông thôn, các khu vườn quốc gia, hải đảo như đảo Hòn Khoai. Để đạt được những mục tiêu đó, ngành du lịch luôn phải nhận thức là không thể phát triển du lịch một cách đơn thuần, tự phát. Điều cần thiết là phải có chiến lược và tôn trọng những nguyên tắc của phát triển bền vững.
Để ngành du lịch Cà Mau phát triển bền vững, các cấp quản lý của tỉnh nói chung và của ngành du lịch nói riêng đã đề ra mục đích đạt được trong quá trình phát triển ngành du lịch tỉnh nhà như:
- Phát triển nhanh, mạnh ngành du lịch nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn với vai trò là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng GDP trong du lịch và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của toàn tỉnh, với mục đích phát triển mạnh ngành này sẽ kéo theo các ngành kinh tế khác cùng phát triển như nông nghiệp trong việc cung cấp các sản phẩm
du lịch đặc trưng và ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và tiểu thủ công nghiệp như các làng nghề.
- Phát triển du lịch để nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách của địa phương đồng thời tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động, đặc biệt là người dân ở tại địa phương có hoạt động du lịch.
- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, mở rộng giao lưu văn hóa, kinh tế,… với các địa phương, quốc gia khác góp phần nâng cao trình độ dân trí, tái tạo sức lao động một cách hiệu quả hơn và góp phần xóa đói giảm nghèo. Du lịch đồng thời còn là một hoạt động tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình phát triển kinh tế.
- Phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử-văn hóa, các lễ hội truyền thống, cảnh quan, môi trường,…Đây cũng là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Cà Mau. Nếu phát triển du lịch một cách ồ ạc, khai thác quá mức không đi đôi với việc kêu gọi, tuyên truyền cho cộng đồng địa phương, người tham gia du lịch bảo vệ và giữ gìn các tài nguyên du lịch hiện có đồng thời phát huy việc tuyên truyền với các du khách địa phương khác về các giá trị văn hóa tốt đẹp của địa phương mình, trong đó yếu tố không kém phần quan trọng là bảo vệ môi trường. Để thực hiện được mục tiêu này thì đòi hỏi tầm nhìn chiến lược của các nhà quản lý trong lĩnh vực du lịch là không thể thiếu.
3.2.2. Các định hướng cụ thể
3.2.2.1. Định hướng tổ chức không gian du lịch
Không gian phát triển du lịch là nơi tập trung nhiều loại tài nguyên với một tập hợp các diểm du lịch trên một lãnh thổ, trong đó có một vài điểm du lịch có sức hấp dẫn du khách làm hạt nhân. Một điểm đáng lưu ý là tài nguyên du lịch Cà Mau phân bố khá tập trung theo lãnh thổ tạo điều kiện thuận lợi hơn so với các tỉnh khác về việc hình thành các cụm, khu du lịch. Ngành du lịch Cà Mau với quan điểm đầu tư phát triển có trọng điểm, tập trung đầu tư khai thác các tiềm năng mang tính trội nên tổ chức không gian phát triển du lịch Cà Mau dựa trên hai hướng phát triển chính là trục Cần Thơ – TP Cà Mau – Năm Căn – Đất Mũi và trục TP Cà Mau – Rạch Giá.
Không gian du lịch Cà Mau được xây dựng trên cơ sở 3 không gian du lịch chủ yếu là không gian du lịch trung tâm: TP Cà Mau và vùng phụ cận; Không gian phía Tây: nằm trên
lãnh thổ các huyện Phú Tân, Trần Văn Thời và U Minh và không gian phía Nam trên lãnh thổ các huyện năm Căn và Ngọc Hiển.
* Phát triển không gian du lịch trung tâm
Với vai trò là vị trí đầu mối điều hành hoạt động du lịch Cà Mau do có những ưu thế về đầu mối giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không. Đồng thời một lợi thế lớn của không gian du lịch trung tâm là có thành phố Cà Mau là trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa của cả tỉnh.
Các tài nguyên du lịch gồm: chợ nổi Cà Mau, khu miệt vườn Tân Thành. Các điểm du lịch văn hóa bao gồm: Công viên Văn hóa Cà Mau, đình Tân Hưng, Hồng Anh thư quán,…; các điểm du lịch mang tính chất tâm linh như: Sắc Tứ Quan Âm Cổ Tự, Lăng Cá Ông – sông Đốc; công trình kinh tế Khí – Điện – Đạm Cà Mau, hồ Vân Thủy,…
Với các tài nguyên du lịch như trên đã tạo cho không gian du lịch trung tâm có những sản phẩm du lịch tiêu biểu như: Tham quan nghiên cứu các di sản văn hóa, làng nghề, sân chim; Dịch vụ công vụ, thương mại; vui chơi giải trí, mua sắm.
Hướng khai thác chính của không gian du lịch trung tâm: Phục vụ du khách đi thăm đất mũi và khách theo tour Kiên Giang – Cà Mau – Cần Thơ. Khách có thể vừa đi du lịch vừa thực hiện mục đích thương mại, kinh doanh. Ngoài ra, du khách có thể tham quan làng nghề, di tích lịch sử, văn hóa, tự bản thân mình trải nghiệm để làm ra một sản phẩm từ các làng nghề. Du khách sẽ cảm thấy rất thích thú với loại hình này. Phục vụ nghiên cứu, phát triển đa dạng sinh học ở sân chim là một hướng khai thác hứa hẹn nhiều thành công trong tương lai cho ngành du lịch Cà Mau. Bên cạnh việc khai thác các hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm, ẩm thực với các đặc sản cho du khách và nhân dân trong tỉnh.
Nhu cầu đầu tư phát triển du lịch của không gian du lịch trung tâm: Trước những định hướng tổ chức hoạt động du lịch như trên, không gian du lịch trung tâm cần có những hoạt động nâng cấp các điểm di tích lịch sử văn hóa để tránh trường hợp xuống cấp quá mức không thể cứu vãn. Đầu tư thêm các dịch vụ vui chơi giải trí, khu vệ sinh, đặt các bảng tuyên truyền giữ môi trường trong sạch trong công viên để tạo cảnh quan môi trường sạch sẽ. Từng bước cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ở thành phố Cà Mau đồng thời mở rộng các siêu thị, trung tâm thương mại để đưa các đặc sản của tỉnh bày bán ở những nơi đáng tin cậy, hợp vệ sinh.
Hoàn chỉnh các đầu mối giao thông liên tỉnh, liên vùng, bến tàu, sân bay để tạo sự thuận lợi hơn trong việc di chuyển của du khách, rút ngắn được thời gian và khoảng cách đi
lại giữa những nơi có tài nguyên du lịch trong tỉnh và giữa các tỉnh với nhau.
Trong nội ô thành phố Cà Mau hiện nay hệ thống cây xanh rất ít so với một số thành phố khác của vùng đồng bằng sông Cửu Long như Bến Tre, Trà Vinh,… Hệ thống công viên với lối kiến trúc quy hoạch chưa đẹp, thiếu không gian và đặc biệt thiếu các công trình phục vụ cho hoạt động vui chơi, giải trí. Đồng thời tại thành phố Cà Mau cũng cần đăng ký tham gia tổ chức các sự kiện có tính chất vùng và quốc gia để tạo điều kiện giới thiệu hình ảnh tỉnh nhà với bạn bè trong nước, quốc tế.
* Phát triển không gian du lịch phía tây
Không gian du lịch phía Tây được ngành du lịch Cà Mau xem đây là một không gian trọng tâm có địa danh U Minh với lắm chuyện ly kỳ, rùng rợn từ thuở người đi mở đất Phương Nam. Ngoài ra nơi đây còn nổi tiếng với sự đa dạng sinh học, là chủ đề của nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng của các nhà văn như: nhà văn Sơn Nam với tác phẩm “Hương rừng Cà Mau”; Đoàn Giỏi với “Cây đước Cà Mau”, riêng tác phẩm“Đất rừng phương nam” không chỉ là tác phẩm phổ biến trong giới học sinh - sinh viên. Đối với độc giả khắp nơi trên mọi miền đất nước, họ xem tác phẩm ấy như một áng văn về con người, về vùng đất Nam bộ khá điển hình. Cho nên, Đất rừng phương Nam càng phổ biến khi được dịch ra nhiều thứ tiếng: Nga, Ba Lan, Trung Quốc, Đức, Tây Ban Nha,…
Không gian này bao gồm các huyện phía Tây thành phố Cà Mau là U Minh, Trần Văn Thời và Phú Tân.
Tài nguyên du lịch: Chủ yếu là các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, Hòn Đá Bạc, hòn Chuối, khu căn cứ Xẻo Đước, lễ hội Nghinh Ông sông Đốc, đầm Thị Tường, nhà bác Ba Phi,…
Sản phẩm du lịch tiêu biểu của không gian này bao gồm: Tham quan nghiên cứu các cảnh quan hệ sinh thái vườn quốc gia U Minh Hạ và rừng ngập mặn ven biển; Lễ hội sông Đốc; Tham quan, vui chơi, câu cá giải trí ở Hòn Đá Bạc; Tham quan Hòn Chuối; Tham quan, nghĩ dưỡng đầm Thị Tường; Tham quan, tìm hiểu đời sống, văn hóa đồng bằng sông Cửu Long
Hướng khai thác chủ yếu: Phát triển mạnh loại hình du lịch sinh thái tại vườn quốc gia U Minh Hạ. Các hoạt động vui chơi, giải trí tại Hòn Đá Bạc sẽ là điểm đến hấp dẫn cho du khách địa phương vào những ngày nghĩ cuối tuần.
Du lịch văn hóa, lễ hội tại thị trấn Sông Đốc với lễ hội Nghinh Ông. Trong tương lai các cấp chính quyền tỉnh sẽ đầu tư phát triển hơn nữa cho phần hội để tạo ra nhiều hoạt
84
động vui chơi nhưng có ý nghĩa giúp cho du khách có thể hiểu thêm về đời sống và nét văn hóa của người dân nơi đây. Du lịch nghĩ dưỡng và hoạt động tìm hiểu văn hóa dân tộc được lồng ghép trong các tour tham quan sẽ được đẩy mạnh nhằm tạo thêm sự hấp dẫn hơn cho du khách.
Nhu cầu đầu tư của không gian du lịch: Đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái U Minh Hạ và dải rừng ngập mặn ven biển. VQG U Minh Hạ đã được tỉnh kêu gọi đầu tư cả trong và ngoài nước từ những năm 2008 để xây dựng các dịch vụ phục vụ khách du lịch như chỗ nghỉ tạm, nhà hàng phục vụ ăn uống, điểm cho khách tham quan cùng nhiều công trình hỗ trợ khác với tổng kinh phí trên 20 tỷ đồng. Trong quá trình xây dựng phát triển U Minh Hạ để phát triển du lịch các cấp quản lý còn phải quan tâm đến bảo vệ rừng phòng chống cháy rừng vào mùa khô bên cạnh đó việc giáo dục ý thức của du khách trong chuyến tham quan rừng cũng không thể thiếu.
Giữ gìn, tôn tạo khu du lịch Hòn Đá Bạc. Xây dựng, mở rộng về quy mô và nâng cao chất lượng của các nhà hàng, khách sạn nơi đây. Đảm bảo tính an toàn hơn cho khách trong các hoạt động lặn xuống biển để đục lấy những con hàu bám chặt vào các hốc đá dưới nước hay các hoạt động câu cá nâu, bắt hàu, tôm tít,…để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra. Điều chỉnh giá cả hải sản tại các khu ăn uống, nhà hàng sao cho thật hợp lý tránh trường hợp “chặt, chém” khách gây dư luận không tốt cho ngành du lịch nói riêng và con người Cà Mau nói chung.
Nghiên cứu đầu tư ít nhất một khu nghĩ dưỡng hoàn chỉnh ở Hòn Chuối. Đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nghĩ dưỡng đầm Thị Tường. Làm mới thêm các dịch vụ ở lễ hội Nghinh Ông nhằm tạo thêm sự hấp dẫn, mới lạ cho du khách bằng các dịch vụ bổ trợ như hoạt động giới thiệu những hình ảnh về đất, về người, về văn hoá Cà Mau thông qua các hoạt động tái hiện lại những hoạt động thời mở cõi để giới thiệu với bạn bè xa gần. Một lợi thế của người dân Cà Mau là tinh thần văn nghệ do vậy việc tổ chức hoạt động Liên hoan đờn ca tài tử là nét sinh hoạt văn hóa độc đáo chỉ có ở các tỉnh phía Nam cũng có sức hấp dẫn lớn đối với những người muốn tìm hiểu và thưởng thức văn hóa-văn nghệ, được lồng ghép trong các chuyến du lịch sinh thái, lễ hội. Cần thiết có một số hoạt động thể thao trước lễ để thu hút nhiều người tham gia và sẽ kéo dài thời gian lưu trú cho khách tham quan.
* Phát triển không gian du lịch phía Nam
Đây là không gian du lịch quan trọng nhất của du lịch Cà Mau hiện nay. Không gian
85
này đã thu hút một lượng khách du lịch rất lớn cho tỉnh. Về mặt lãnh thổ, không gian này bao gồm các huyện Năm Căn và Ngọc Hiển. Trong tương lai không gian này sẽ mở rộng hơn về phía Bắc lên huyện Đầm Dơi.
Tài nguyên du lịch của không gian du lịch phía Nam: Cụm cảnh quan đất Mũi và vườn quốc gia Đất Mũi, lâm ngư trường 184, đảo Hòn Khoai, bãi biển Khai Long, điểm cuối đường Hồ Chí Minh trên Biển,…
Sản phẩm du lịch tiêu biểu: Tham quan đất mũi; Nghiên cứu, tìm hiểu về sự đa dạng sinh học VQG đất Mũi; Nghĩ dưỡng biển ở bãi Khai Long, hòn Khoai; Tham quan các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội.
Hướng khai thác chính: Du lịch nghĩ dưỡng kết hợp tham quan thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa tại Đất Mũi. Du lịch sinh thái và du lịch cuối tuần tại đảo Hòn Khoai.
Vấn đề đầu tư phát triển không gian du lịch phía Nam: Xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, chú trọng hơn nữa hệ thống giao thông. Công tác bảo vệ môi trường, xử lý chất thải phải được tiến hành song song với khai thác du lịch. Chú ý quan tâm đến đời sống người dân trong vùng phát triển du lịch thu nhập cũng như những tác động của ngành du lịch đến cuộc sống của họ nếu có trong đó có vấn đề ô nhiễm nguồn nước thải ra từ khu, điểm du lịch.
Xây dựng hoàn chỉnh khu du lịch Đất Mũi và đầu tư khai thác du lịch sinh thái VQG Đất Mũi, thiết kế tour với nhiều hoạt động nhằm tăng tính hấp dẫn cho du khách khi đến đây. Đầu tư hạ tầng lưu ý đến các nhà nghĩ và khu ăn uống. Kiểm tra nghiêm ngặt các gian hàng bán quà lưu niệm, đặc sản Cà Mau tránh hàng giả, hàng quá hạn gây mất lòng tin cho du khách.
Đầu tư phát triển đảo Hòn Khoai tỉnh cũng đã dành khoảng 17 tỷ đồng quy hoạch, khảo sát, thiết kế, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho Hòn Khoai, trong đó tập trung cho hạ tầng giao thông vào năm 2012. Trong tương lai tỉnh sẽ tập trung đầu tư vào phát triển một số khu vui chơi, ăn uống nhằm kéo dài sự lưu trú và tăng chi tiêu của khách du lịch. Trong đó đầu tư xây cầu với kinh phí lên tới trên 300 tỷ đồng. Dự kiến đến năm 2015, thời điểm cầu qua Sông Cửa Lớn hoàn thành sẽ có đường cho ôtô đi tới Hòn Khoai, là một cơ hội để thu hút khách trong nước và nước ngoài.
Nghiên cứu khôi phục hoạt động du lịch sinh thái, tham quan khu vực lâm ngư trường 184. Bảo vệ phần đã khoanh vùng tránh để tác động quá mức của du lịch làm giảm sự đa dạng sinh học và nguồn gen lai tạo. Phát huy lợi thế từ các loại đặc sản biển rất hấp
86
dẫn như cá chẽm, cá đối, cá nâu, tôm sú, rùa,…để tạo nên các món ăn đặc thù cho vùng đất Cà Mau.
Xây dựng các tour tham quan nội cụm nhằm đa dạng hóa hoạt động của du khách tại cụm, nhằm khắc phục tình trạng đơn điệu của chuyến đi vì hiện nay khi khách du lịch chủ yếu chỉ tập trung tại khu vực Đất Mũi.
3.2.2.2. Định hướng khai thác, phát triển các điểm, cụm, tuyến du lịch Định hướng khai thác, phát triển các điểm du lịch
Các điểm du lịch được Cà Mau xác định trong các đánh giá nghiên cứu tài nguyên bao gồm các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế như: Mũi Cà Mau; Vườn Quốc gia U Minh hạ và vườn Quốc gia Đất Mũi. Bên cạnh còn các điểm du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương: Hòn Khoai, hòn Chuối, hòn Đá Bạc, Giá Lồng Đèn; Lâm ngư trường 184, sông Trẹm; Đầm Thị Tường; Các sân chim Công viên văn hóa, Tư Na, Ngọc Hiển, Đầm Dơi…;Lễ hội sông Đốc; Quan Âm Cổ tự, đình Tân Hưng; Khu căn cứ Xẻo Đước, điểm cuối đường Hồ Chí Minh trên biển, khu xứ ủy Nam Bộ - Trung ương cục miền Nam, khu di tích lịch sử Tân Hưng, khu căn cứ Lung Lá – Nhà Thể; Nhà bác Ba Phi; Làng chiếu Tân Thành; Chợ nổi Cà Mau, chợ Cà Mau, chợ Cái Đôi Vàm.
Tuy các điểm du lịch chỉ tập trung một hoặc vài loại tài nguyên du lịch có cả tự nhiên và nhân tạo, chính vì vậy khả năng lưu giữ khách ở lại thời gian không lâu, nhưng lại có vai trò quan trọng trong chuyến đi du lịch, góp phần làm phong phú, hấp dẫn, giúp khách du lịch khám phá nhiều hơn trong chuyến đi du lịch khi di chuyển từ điểm này đến điểm khác.
Các nhóm điểm du lịch sẽ được khai thác có hiệu quả khi kết hợp tốt việc kết nối các nhóm điểm du lịch theo tour tuyến gắn với các điểm đan xen với các cơ sở vui chơi, giải trí thể thao ngoài trời, đồng thời với việc phát triển các sản phẩm du lịch sẽ là điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch cũng như kéo dài thời gian của khách và sẽ đồng thời là việc tạo ra các hoạt động dịch vụ tạo việc làm cho cư dân tại các điểm du lịch,… Chính vì vậy, việc khai thác tốt từng điểm du lịch trên có ý nghĩa quan trọng. Từng điểm tự hoàn thiện về mọi mặt từ việc khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch đến kết cấu hạ tầng du lịch tạo sự hài lòng cho du khách. Từ đó du khách mới có hứng thú đi đến các điểm tiếp theo trong hành trình của mình. Bởi sự nhàm chán, tẻ nhạt, những dịch vụ không đạt yêu cầu… ở từng điểm du lịch sẽ làm cho du khách không còn hào hứng và mất thiện cảm khi nhìn lại du lịch Cà Mau. Ngược lại, tại điểm đó có những hoạt động thu hút khách tham quan thì ắt hẳn họ sẽ sẵn sàng lưu lại để đi đến những điểm tiếp theo.
87