Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau - 1


z

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG………………..




LUẬN VĂN


Đánh giá thực trạng và định hướng

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

phát triển du lịch tỉnh Cà Mau


Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau - 1


1. Lý do chọn đề tài

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong thời đại ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa đã tạo ra rất nhiều điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, hợp tác, phát triển về mọi mặt, mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội như văn hóa, giáo dục…, đặc biệt là kinh tế.

Ngày nay kinh tế phát triển đã đưa con người lên một tầm cao mới. Con người giờ đây không chỉ biết ăn ngon, mặc đẹp, mà còn biết hưởng thụ những thú vui trong cuộc sống. Vì thế trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống kinh tế xã hội và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh.

Cùng với sự phát triển của du lịch thế giới và khu vực, du lịch Việt Nam cũng đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Thị trường du lịch Việt Nam ngày càng khẳng định lợi thế, tiềm năng to lớn, đáp ứng nhu cầu của du khách trong khu vực và thế giới. Vì thế, Việt Nam được xem là điểm đến an toàn và thân thiện, nhiều khu du lịch được hình thành, hệ thống khách sạn, nhà hàng và dịch vụ trong cả nước phát triển mạnh. Trong đó phải kể đến du lịch của tỉnh Cà Mau.

Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc, vùng đất mà các bậc tiền nhân đã khai hoang, mở cõi trên mãnh đất phù sa. Chính vùng đất đã sản sinh ra nét văn hóa đặc trưng Nam bộ nói chung và của Cà Mau nói riêng. Là vùng đất mà nhà thơ Xuân Diệu đã từng ví như :

“Tổ quốc tôi như một con tàu Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau”

Mũi Cà Mau_ nơi tận cùng của phương Nam luôn thao thức mời gọi những bước chân lữ hành.

Là vùng sinh thái bán đảo, mũi Cà Mau là vùng ngập mặn vừa là thềm lục địa nhô ra biển Đông. Đất rồng mở cõi! Được ngã mình trên bãi cát vàng ấy, để tận hưởng những phút giây thần tiên, để thì thầm những câu chuyện kỳ thú thiên nhiên về những ngày lễ hội mà không phải nơi nào cũng có được. Đó là ngày hội “Ba


khía” vào tháng tám hàng năm, lễ hội vía bà Thiên Hậu là một trong những ngày hội quan trọng của người Hoa ở Cà Mau.

Vẫn còn đó một thế giới động vật hoang dã và kỳ thú ở rừng U Minh. Vẫn còn đó nguyên vẹn một Đầm Thị Tường tựa như một bảo tàng sống về nét cư trú đặc trưng của lịch sử người Việt nơi này. Cà Mau hôm nay đã là một thành phố cuối trời của Tổ quốc Việt Nam. Chưa phải là một thành phố giàu có. Nhưng chắc chắn là một thành phố “đất lành chim đậu”. Vì ngay giữa lòng thành phố hiện hữu một vườn chim tự nhiên với hàng vạn con cùng sống hài hòa với con người, cùng ca vang bài ca về cảnh quan môi trường độc đáo và hiếm có.

Ngoài ra Cà Mau còn là nơi giao thoa các nền văn hóa, có nền văn hóa phong phú của cả ba dân tộc anh em là Kinh, Hoa, Khmer. Mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng cùng với phong tục tập quán của mình đã tạo nên cho tỉnh một nét văn hóa đặc sắc so với các tỉnh khác trong khu vực.

Đặc biệt ở Cà Mau còn có nét văn hóa ẩm thực đặc trưng rất phong phú và đa dạng, gồm nhiều đặc sản như: Mắm Lóc_ lẩu mắm (U Minh), Ba khía Rạch Gốc_Sò huyết Bãi Bồi (Ngọc Hiển), Hàu tái mù tạt (Trần Văn Thời), Bánh Xèo (Cà Mau)…, đây cũng là một trong những yếu tố thu hút du khách phương xa đến với tỉnh. Đến với Cà Mau chúng ta còn bắt gặp những làng nghề truyền thống như: dệt chiếu, dệt thảm, hay đan lát, hay hầm than…, đây cũng là nét văn hóa thu hút du khách và đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu và học hỏi của du khách.

Và hiện nay Cà Mau cũng như các tỉnh trong khu vực đang trên đà hội nhập vào nền kinh tế chung của cả nước, tỉnh đã xác định du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh và không ngừng đẩy mạnh khai thác tiềm năng vốn có của địa phương để phát triển du lịch một cách bền vững, tỉnh đang từng bước khẳng định mình, đang tận dụng cơ hội hiện có để bước vào hội nhập và cũng không ngừng tổ chức, xúc tiến và luôn tạo điều kiện thuận lợi với những chính sách ưu đãi nhằm kêu gọi sự đầu tư trong nước và ngoài nước. Đây là một nơi rất có tiềm năng và là một điểm hẹn hấp dẫn của các nhà đầu tư trong tương lai.

Vâng, thiên nhiên đã ưu đãi, ban tặng cho Cà Mau những điều kiện thuận lợi về tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn cộng với một nền văn hóa nghệ thuật phong phú, đa dạng và kinh tế trên đà phát triển…, đây là nguồn tài nguyên, là thế


mạnh cho Cà Mau để phát triển du lịch. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua vấn đề phát triển du lịch ở Cà Mau còn nhiều bỏ ngõ, hạn hẹp, sản phẩm du lịch còn khá đơn điệu, nhiều tiềm lực phát triển du lịch vẫn còn ngủ yên, các điểm du lịch chưa được đầu tư khai thác đúng mức để phục vụ du khách, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, gây lãng phí và cạn kiệt dần nguồn tài nguyên.

Để góp phần biến tiềm năng năng thành sức hút, thành nhũng sản phẩm du lịch đặc sắc, chất lượng cao cần có một giải pháp, một chính sách, bên cạnh đó cũng cần phân tích được ưu điểm và nhược điểm trong chính sách phát triển du lịch hiện nay của tỉnh. Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Cà Mau”, để làm khóa luận tốt nghiệp.

Do lượng kiến thức và kinh nghiệm có giới hạn, nên đề tài khóa luận tốt nghiệp này khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế, em rất mong được quý Thầy cô, bạn bè đóng góp ý kiến quý báo của mình để đề tài này được hoàn thiện hơn.

2. Nội dung nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu là: “Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau ”, bao gồm 3 chương cơ bản, có nội dung khá đầy đủ, phong phú, bao quát về cơ sở lý luận và tình hình thực tế hoạt động du lịch của tỉnh Cà Mau với bố cục cụ thể như sau:

Chương I: Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch.

Chương II: Đánh giá tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh Cà

Mau.


Mau.


Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Cà

3. Phạm vi nghiên cứu và mục đích nghiên cứu

Đề tài “ Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Cà Mau” chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu trong địa giới hành chính tỉnh Cà Mau và có kết hợp với một số sản phẩm du lịch khác trong vùng nhằm đưa ra những định hướng và giải pháp để sản phẩm du lịch Cà Mau ngày càng phát triển hơn.

Việc nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh không nằm ngoài mục đích đẩy mạnh việc khai thác tiềm năng vốn có tỉnh, không ngừng chú trọng khai thác những điểm, loại hình du lịch mà tỉnh có lợi thế so sánh trong vùng Đồng Bằng


Sông Cửu Long, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của dịch vụ du lịch, tăng tỷ trọng doanh thu du lịch trong cơ cấu GDP góp phần trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm nhằm cải thiện cuộc sống cho cư dân địa phương.

Trong tương lai tỉnh đang tập trung phát triển các điểm du lịch có nhiều tiềm năng như Khu du lịch Vườn quốc gia Đất Mũi, bãi biển Khai Long, các cụm đảo, hòn như: Đá Bạc, Hòn Khoai…, để thuận lợi cho tỉnh tìm các đối tác liên doanh, liên kết để thực hiện các dự án nâng cấp các khu du lịch nêu trên, đồng thời tiếp tục đầu tư hoàn thiện các công trình xây dựng khách sạn, nhà hàng, điện, viễn thông, cung cấp nước sạch…Có sự hợp tác như thế thì chất lượng sản phẩm du lịch mới không ngừng được nâng cao, tạo cho tỉnh một sự phát triển du lịch một cách bền vững và lâu dài.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin

Thu thập thông tin từ các điểm du lịch, các tư liệu từ cơ quan ban ngành có liên quan, tham khảo các công trình nghiên cứu trước đó, thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng (báo, tạp chí, ti vi…), vận dụng những thông tin đã có, xử lý và vận dụng những thông tin cần thiết vào đề tài đang nghiên cứu để có được cái nhìn khái quát và rõ ràng vấn đề hơn.

4.2. Phương pháp bản đồ

Việc sử dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu sẽ giúp chúng ta có được một tầm nhìn bao quát hơn về sự phân bố các sản phẩm du lịch và là cơ sở để phân tích các qui luật hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch.

4.3. Phương pháp khảo sát thực địa

Sử dụng phương pháp này thường đạt hiệu quả cao trong quá trình thu thập, xử lý thông tin, tư liệu do cần phải đi khảo sát thực tế, xin số liệu, chụp những hình ảnh minh họa cho đề tài nghiên cứu.


4.4. Phương pháp so sánh

So sánh tiềm năng, hiện trạng của sản phẩm và hoạt động du lịch trong quá khứ và hiện tại để thấy được những mặt mạnh nào cần phát huy và những điểm yếu nào cần phải khắc phục.



4.5. Phương pháp phân tích xu thế

Dựa vào qui luật hoạt động trong quá khứ, hiện tại để suy ra hướng phát triển về tương lai cho tỉnh Cà Mau.

Phương pháp này được sử dụng để đưa ra những dự báo về các chỉ tiêu phát triển và có thể được mô hình hóa bằng phương pháp toán học.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU

LỊCH

1.1. Các khái niệm cơ bản



1.1.1. Khái niệm về sản phẩm du lịch

1.1.1.1. Khái niệm về sản phẩm

1.1.1.2. Khái niệm về sản phẩm du lịch

Có rất nhiều khái niệm về sản phẩm du lịch.

Theo định nghĩa của WTO thì “Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức tạp gồm nhiều thành phần không đồng nhất cấu tạo thành tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ du lịch”. Sản phẩm du lịch bao gồm cả sản phẩm hữu hình và vô hình.

Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì sản phẩm du lịch bao gồm hai mặt

chính:

Xuất phát từ đích tới du lịch, sản phẩm du lịch là chỉ toàn bộ dịch vụ của nhà kinh doanh du lịch dựa vào vật thu hút du lịch khởi sự du lịch, cung cấp cho du khách để thỏa mãn nhu cầu hoạt động du lịch.

Xuất phát từ gốc độ người du lịch là chỉ quá trình du lịch một lần do

du khách bỏ thời gian, chi phí và sức lực nhất định để đổi được.

Theo tiến sĩ Thu Trang Công Thị Nghĩa, tiến sĩ sử học, ủy viên đoàn chủ tịch hội người Việt Nam tại Pháp: “Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm tiêu dùng đáp ứng cho nhu cầu du khách, nó bao gồm di chuyển, ăn, ở và giải trí”.

Di chuyển tức là nhu cầu cần thiết sử dụng mọi phương tiện giao thông như máy bay, xe lửa, tàu biển…và các phương tiện vận chuyển truyền thống như lạc đà, xe ngựa…

Lưu trú liên quan đến các loại hình và cơ sở lưu trú.

Nghệ thuật ăn uống đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng con người và cũng là một nghệ thuật tạo nên nét văn hóa ẩm thực cho các quốc gia và vùng.

Sản phẩm du lịch đặc trưng là các tuyến du lịch.

Từ các định nghĩa trên có thể đưa ra một định nghĩa bao quát và ngắn gọn hơn:

“Sản phẩm du lịch là sự kết hợp các hàng hóa và dịch vụ du lịch trên cơ sở khai thác hợp lý các tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du khách trong hoạt động du lịch”.

Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Hàng hóa và dịch vụ du lịch



1.1.2. Phân loại sản phẩm du lịch

1.1.2.1. Sản phẩm tham quan

Bao gồm các điểm du lịch thỏa mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, thưởng ngoạn của du khách, đó là cảnh quan thiên nhiên, các di sản văn hóa, các di tích lịch sử mang đậm nét văn hóa của các quốc gia, các vùng miền.

1.1.2.2. Sản phẩm vận chuyển

Bao gồm các phương tiện vận chuyển như xe, tàu, máy bay…, phục vụ cho

nhu cầu đi đến các điểm du lịch của du khách.

1.1.2.3. Sản phẩm lưu trú

Là một mạng lưới cơ sở lưu trú phục vụ cho nhu cầu của du khách như khách

sạn, làng du lịch, nhà nghỉ…

1.1.2.4. Sản phẩm ăn uống

Là các món ăn đặc sản của địa phương nơi mà du khách đến du lịch hoặc các nhà hàng, cơ sở ăn uống phục vụ nhu cầu thưởng thức của du khách.

1.1.2.5. Sản phẩm vui chơi giải trí

Là những sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu khiển, thư giãn của khách trong

quá trình lưu trú.

1.1.2.6. Sản phẩm mua sắm

Bất cứ du khách nào khi đi du lịch đều muốn mua những sản phẩm đặc trưng của vùng để về làm quà lưu niệm hoặc những du khách nữ thường rất thích shopping. Chính vì vậy sản phẩm mua sắm chính là sản phẩm đáp ứng nhu cầu này của du khách.

1.1.3. Mô hình sản phẩm du lịch


1.1.3.1. Mô hình 4S

SEA : Biển.

SUN : Mặt trời, tắm nắng.

SHOP : Cửa hàng lưu niệm, mua sắm.

SEX (or SAND): Hấp dẫn, khêu gợi giới tính (hay bãi cát tắm nắng).

SEA: Biển.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí