Biểu đồ 5: Lượt du khách đến khu du lịch U Minh hạ
Lượt khách du lịch U Minh hạ
Lượt khách du lịch U Minh hạ
110,000
105,000
100,000
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Thực Trạng Du Lịch Cà Mau Giai Đoạn 2010 Đến 2015
- Kế Hoạch Phát Triển Du Lịch Giai Đoạn 2016 – 2020
- Phân Tích Đầu Tư Công Cho Ngành Du Lịch Cà Mau
- Đầu tư công cho phát triển ngành du lịch tỉnh Cà Mau - 11
- Đầu tư công cho phát triển ngành du lịch tỉnh Cà Mau - 12
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
95,000
90,000
85,000
80,000
75,000
2010 2011 2012 2013 2014 2015
(Nguồn: bảng 2.13)
Tuy nhiên số lượng tăng này không đáng kể, bình quân mỗi năm tăng 2.520 du khách, mỗi năm tăng bình quân 2,84%. Tuy nhiên đến năm 2014 và 2015, xu hướng lượng khách du lịch lại giảm xuống. Nguyên nhân cho việc du khách tăng có thể kể đến 2 nguyên nhân:
Thứ nhất, là do đầu tư công cho tuyến đường T19 và T23 đấu nối từ huyện U Minh đến Vườn quốc gia U Minh Hạ, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại tham quan khu du lịch này;
Thứ hai, nhu cầu du lịch sinh thái trong thời gian gần đây có xu hướng tăng, do đó du lịch ở Vườn quốc gia U Minh Hạ sẽ đáp ứng được nhu cầu này của du khách.
Rõ ràng với sự đầu tư ngân sách cho khu du lịch này đã thực sự phát huy hiệu quả đầu tư, số lượng du khách tăng, dù số doanh thu tăng không cao, nếu như địa điểm du lịch này có sự phát triển đồng bộ, chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Như số liệu du khách đến trong năm 2014 và 2015 lại giảm xuống so với năm 2013, và nếu không chấn chỉnh kịp thời, hiệu quả về đầu tư công sẽ mất khả năng phát huy tác dụng.
(3) Khu công viên văn hóa du lịch Mũi Cà Mau.
Biểu đồ 6: Lượt du khách đến khu Công viên văn hóa du lịch Mũi Cà Mau
Lượt khách du lịch khu CVVHDL Mũi Cà Mau
Lượt khách du lịch khu CVVHDL Mũi Cà Mau
120,000
100,000
80,000
60,000
40,000
20,000
0
2010 2011 2012 2013 2014 2015
(Nguồn: bảng 2.13)
Ta thấy, năm 2010 chỉ có 37.002 du khách, nhưng lượng du khách đã tăng liên tục cho đến năm 2015 đạt 99.609 du khách, bình quân mỗi năm tăng 12.521 du khách/năm, mức tăng bình quân hằng năm lên đến 33,8%. Song song với lượng khách du lịch tăng, doanh thu tại đây cũng tăng đều qua các năm.
Biểu đồ 7: Doanh thu khu Công viên văn hóa du lịch Mũi Cà Mau
Doanh thu tại Mũi Cà Mau
Doanh thu tại Mũi Cà Mau
35,000
30,000
25,000
20,000
15,000
10,000
5,000
0
2010 2011 2012 2013 2014 2015
(Nguồn: bảng 2.13)
Phân tích nguyên nhân, các nhà chuyên môn cho rằng:
Khu Công viên văn hóa du lịch Mũi Cà Mau đặt tại Mũi Cà Mau, có cột mốc số 0, mang ý nghĩa quốc gia, dân tộc. Bất cứ người Việt Nam nào, cũng muốn đặt chân đến đây, mảnh đất tận cùng cực Nam tổ quốc, đặc biệt hơn đối với người dân phía Bắc, đã dễ dàng đến biên giới Móng Cái Lạng Sơn, nên việc đặt chân đến Mũi Cà Mau
là niềm tự hào mình đã đi hết chiều dài của đất nước. Phải biết hết đất nước mình, rồi mới nên nghĩ đến việc du lịch nước ngoài.
Ngoài ý nghĩa ý nghĩa tinh thần, khu Công viên văn hóa du lịch Mũi Cà Mau còn thu hút ngày càng nhiều du khách là do việc đầu tư công từ phía Nhà nước cho con đường huyết mạch Quốc lộ 1A của cả nước, nối liền một dãy từ Bắc chí Nam đặc biệt là việc đưa vào sử dụng Cầu Năm Căn. Nếu như trước đây, chưa hoàn thiện con đường này, du khách sau khi đến thành phố Cà Mau, họ phải thuê tàu cao tốc (Ca – nô) để đi từ thành phố Cà Mau đến Đất Mũi, hoặc đi ô tô từ thành phố Cà Mau đến Năm Căn và sau đó tiếp tục đi Ca Nô đến Đất Mũi, thời gian phải mất trên dưới 4 giờ đồng hồ mới đến được. Còn nay, quốc lộ 1A đã hoàn thành, du khách có thể đi xe thẳng từ thành phố Cà Mau đến Đất Mũi mất không đến 2 giờ.
Như vậy ta thấy, việc đầu tư công không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho khu vực huyện Năm Căn, Ngọc Hiển, mà còn mang lại hiệu quả cụ thể cho khu du lịch Khu công viên văn hóa du lịch Mũi Cà Mau. Tuy nhiên, du khách đến Mũi Cà Mau, ngoài ý nghĩa lịch sử, địa lý, các sản vật lưu niệm vùng miền như đũa đước, các loại cá khô đặc trưng miền Đất Mũi để khách mua về làm quà biếu thì nơi đây không có sản phẩm du lịch nào khác (ngoài nhà hàng ăn uống). Do đó, doanh thu từ hoạt động du lịch chưa cao và chưa thật sự mang lại hiệu quả. Và như đã phân tích ở phần trên, du khách đến nhiều nhưng doanh thu chưa tăng và chi tiêu bình quân của người du lịch là rất thấp, do nguyên nhân địa điểm du lịch chưa có các dịch vụ giải trí, để tạo sự thu hút đối với du khách. Hơn nữa, trong thực tế cho thấy, lượng du khách đến tham quan, phần nhiều là các cơ quan đơn vị ở các tỉnh đến làm việc Cà Mau kết hợp du lịch Đất Mũi, do đó trong chi phí đón tiếp khách của Cà Mau có cả chi phí cho các đoàn này du lịch đến Đất Mũi. Điều đó đã làm cho nguồn thu ngân sách địa phương từ bên ngoài tỉnh không tăng, mà số chi trong tỉnh lại tăng.
(4) Khu Tưởng niệm Bác Hồ có lượng du khách tương đối lớn, bình quân ở mức gần 70.000 lượt khách, nhưng trong các năm 2011, 2012 và 2013 số lượt khách giảm đáng kể, có năm giảm chỉ còn hơn 11.000 lượt khách. Có thể nhận định khu du lịch này ngoài ý nghĩa chính trị và giáo dục truyền thống thì cũng rất khó thu hút được du khách bình dân.
Như vậy, việc đầu tư trong 2 năm 2010 và 2011 với hơn 20 tỷ đồng chưa thực sự mang lại hiệu quả. Nhưng xét đến cùng, việc đầu tư này ngoài ngân sách nhà nước của tỉnh, còn có sự đầu tư của tập đoàn dầu khí, do đó, việc một tập đoàn ủng hộ đầu tư cho tỉnh về một điểm du lịch cụ thể mang ý nghĩa lịch sử, chính trị, thì tỉnh tiếp nhận là điều phải làm. Nhưng nếu xét về phương diện kinh tế, tỉnh có thể đầu tư thêm địa điểm du lịch khác, để mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn.
(5) Còn lại 2 khu du lịch là Lâm Ngư trường (184 và Sông Trẹm) có số lượng du khách không nhiều, đặc biệt Lâm Ngư trường 184 năm 2015 giảm xuống chỉ còn
4.598 lượt khách, chỉ tạo ra 50 triệu đồng doanh thu. Nếu không có sự đầu tư thỏa đáng, khu du lịch chắc chắn sẽ khó tồn tại được.
Như vậy, số lượng du khách giảm ở 2 Lâm Ngư trường này giảm, cùng với sự đầu tư rời rạc hoàn toàn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Không đầu tư, chắc chắn sẽ không mang lại hiệu quả du lịch.
Tóm lại, qua số liệu đầu tư và hiệu quả đầu tư ở các địa điểm du lịch hiện có ở Cà Mau cho thấy, việc đầu tư công đã mang lại những hiệu quả nhất định cho ngành du lịch Cà Mau, dù phần lớn đầu tư công cho hạ tầng cơ sở nhưng tất cả đều mang lại hiệu kinh tế thiết thực, nơi nào không có đầu tư cho du lịch, thì du lịch nơi đó chắc chắn không phát triển. Tuy nhiên, chỉ đơn thuần đầu tư cho hạ tầng nhưng không đầu tư đồng bộ các dịch vụ kèm theo của ngành du lịch, thì hiệu quả kinh tế của đầu tư không cao, và đến một thời gian đó có thể mất đi tác dụng của đầu tư công cho ngành du lịch.
2.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công để phát triển ngành du lịch tỉnh Cà Mau
Cũng như đối với các ngành kinh tế khác, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch. Để mời gọi và đưa du khách đến địa phương tham quan các điểm du lịch của tỉnh trước hết cần phải quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng như hệ thống giao thông, phương tiện vận chuyển, nơi lưu trú, ăn nghỉ và các dịch vụ khác gắn liền với ngành du lịch,... Muốn thu hút và giữ chân du khách cần phải đầu tư xây dựng, tôn tạo các khu du lịch, đầu tư và mở rộng các loại hình du lịch một cách phong phú và đa dạng, xây dựng các cơ sở lưu trú, hoàn chỉnh và đảm bảo cung ứng một cách đầy đủ hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng,
nước sạch cho các khu du lịch. Đặc biệt là muốn gia tăng nguồn thu từ khách du lịch cần phải quan tâm đầu tư vốn để tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú và hấp dẫn... Sự tăng trưởng của ngành du lịch cũng có mối quan hệ chặt chẽ với mức độ gia tăng vốn đầu tư và tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn đầu tư.
Vốn đầu tư cho phát triển du lịch còn làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, trong đó nâng dần tỷ trọng của các ngành dịch vụ trong thu nhập quốc dân và giảm dần tỷ trọng các ngành nông, lâm nghiệp. Việc xác định quy mô và định hướng đầu tư vốn đúng đắn sẽ tạo điều kiện cho du lịch của tỉnh phát triển bền vững, khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương, bảo vệ cảnh quan môi trường cũng như quảng bá những sản phẩm đặc trưng và địa điểm du lịch đặc thù của địa phương.
Qua phân tích số liệu đầu tư cũng như hiệu quả đầu tư cho ngành du lịch tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 2010 đến 2015, để nâng cao hơn nữa hiệu quả đầu tư công để phát triển ngành du lịch Cà Mau, cần phải thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau:
2.6.1. Quan điểm chỉ đạo
Lãnh đạo tỉnh phải thực sự nhận thấy được vai trò và tầm quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp cụ thể cho từng giai đoạn phát triển.
2.6.2. Xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển ngành du lịch
Trên quan điểm chỉ đạo xuyên suốt là nền tảng để từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể cho việc xây dựng các cụ thể các chính sách:
Cơ chế chính sách về huy động vốn đầu tư
Trên cơ sở Luật pháp của Nhà nước và tình hình thực tế của địa phương, Cà Mau cần tạo mọi điều kiện thuận lợi và đơn giản hóa các thủ tục hành chính để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như khuyến khích vốn đầu tư trong nhân dân. Nghiên cứu xây dựng một số cơ chế ưu đãi đối với các nhà đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên (du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa - làng nghề - lễ hội, du lịch sinh thái...). Đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch.
Một trong những nội dung quan trọng cần nghiên cứu xây dựng của "cơ chế chính sách về huy động vốn đầu tư" là đảm bảo được sự công bằng và điều hòa lợi ích
trong quá trình đầu tư khai thác kinh doanh giữa các chủ đầu tư, chủ thể quản lý lãnh thổ hành chính, chủ thể có quyền quản lý sử dụng tài nguyên du lịch, tài nguyên đất, nước... và cộng đồng dân cư địa phương,...
Cơ chế chính sách về thuế
Trên cơ sở các chính sách về thuế của Nhà nước, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng nghiên cứu xây dựng một số cơ chế đặc thù của địa phương có thể áp dụng được. Theo hướng đó có thể đề xuất áp dụng việc ưu tiên miễn giảm thuế (đặc biệt là thuế sử dụng đất ở những khu vực có điều kiện phát triển khó khăn, nơi mà hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém...); miễn giảm thuế hoặc không thu thuế trong những năm đầu đối với một số lĩnh vực kinh doanh du lịch còn mới mẻ ở Cà Mau, đặc biệt những hoạt động kinh doanh khai thác du lịch của cộng đồng.
Ngoài ra cũng cần nghiên cứu xây dựng và đề xuất Chính phủ cho phép áp dụng các cơ chế chính sách giảm thuế nhập khẩu đối với một số loại tư liệu sản xuất trong ngành du lịch - khách sạn mà trong nước chưa sản xuất được (các thiết bị vui chơi giải trí, máy bảo quản và chế biến thực phẩm, các phương tiện vận chuyển chuyên dùng v.v...), đặc biệt các thiết bị sử dụng công nghệ, năng lượng thân thiện với môi trường, vì đây được coi là những tư liệu sản xuất trong ngành du lịch để tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng cao phục vụ khách du lịch.
Cơ chế chính sách về thị trường
Trên cơ sở các nghiên cứu về thị trường du lịch của Cà Mau (như đã đề cập ở trên) bao gồm cả thị trường trong và ngoài nước, các ngành chức năng của tỉnh cần nghiên cứu xây dựng các cơ chế và chính sách thích hợp nhằm khai thác tối đa tiềm năng của các thị trường này. Kèm theo đó là các cơ chế chính sách về dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ y tế, về các chương trình khuyến mại giá cả (có giá cả ưu đãi đối với các đoàn du lịch lớn; đối tượng khách học sinh, sinh viên; đối với khách lưu trú dài ngày; đối với khách là người già, trẻ em và người tàn tật; đối với những đoàn khách đến vào mùa thấp điểm v.v...) nhằm tạo môi trường thuận lợi nhất đối với khách du lịch quốc tế khi đến Cà Mau.
Chính sách về đất
Đất đai là nguồn tài nguyên hữu hạn và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Các chính sách hợp lý và khả thi về đất đai sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích đầu tư phát triển du lịch. Các nhóm chính sách về đất đai đối với Cà Mau bao gồm:
Nhóm chính sách hỗ trợ việc quản lý chặt đất đai tại các khu vực đã có quy hoạch, hoặc chưa có quy hoạch nhưng thuận lợi (hoặc được xác định là ưu tiên) cho phát triển du lịch, nhằm tránh các xáo trộn lớn, các hiện tượng đầu cơ bất động sản... cản trở việc giải tỏa, phát triển các dự án du lịch trong tương lai.
Nhóm chính sách hỗ trợ, ưu đãi về thuê đất cho các nhà đầu tư, đặc biệt đối với các dự án du lịch có quy mô lớn về vốn đầu tư, hoặc các khu vực ưu tiên đầu tư hoặc các dự án có chính sách hỗ trợ cộng đồng tốt. Các chính sách này có thể bao gồm miễn, giảm tiền thuê đất, thành phố hỗ trợ công tác đền bù, giải tỏa, hỗ trợ hạ tầng ngoài rào...
Chính sách về khoa học kỹ thuật
Có chính sách khuyến khích và đầu tư thích đáng từ ngân sách Nhà nước (đặc biệt là nguồn Ngân sách dành cho nghiên cứu khoa học thông qua Sở Khoa học - Công nghệ Cà Mau) cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ trong ngành du lịch nhằm thu hút khả năng và trí tuệ của các nhà chuyên môn, các nhà khoa học trong và ngoài ngành du lịch để phục vụ cho sự nghiệp phát triển du lịch Cà Mau. Chú trọng ưu tiên các nghiên cứu và ứng dụng trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Đồng thời ứng dụng khoa học công nghệ cao vào việc xúc tiến, quảng bá cho ngành du lịch Cà Mau và phục vụ du khách không chỉ cho du khách trong nước mà còn cho du khách nước ngoài.
2.6.3. Một số giải pháp cụ thể
Các giải pháp để thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau
bao gồm:
Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch
Tập trung đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước (cả Trung ương và địa phương) theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch trên địa bàn toàn tỉnh; trước mắt ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ
tầng tại các trọng điểm phát triển du lịch, các khu du lịch, các điểm du lịch mũi nhọn của tỉnh.
Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau; thực hiện xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa tư nhân với Nhà nước; mở rộng các hình thức thu hút đầu tư đa dạng cả trong và ngoài nước.
Có chính sách và giải pháp tạo nguồn vốn phát triển du lịch, huy động mọi nguồn vốn để giải quyết về nhu cầu đầu tư, đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP du lịch theo tính toán dự báo, bao gồm:
Vốn từ nguồn tích lũy GDP của các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh; vốn vay ngân hàng; thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong cả nước, vốn trong dân thông qua Luật khuyến khích đầu tư; vốn thông qua cổ phần hóa các doanh nghiệp; dùng quỹ đất để tạo nguồn vốn thông qua hình thức cho thuê đất trả tiền trước, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng có giới hạn thời gian v.v...
Tạo mọi điều kiện thuận lợi (có thể xây dựng các cơ chế ưu đãi về thuế, về thủ tục hành chính) để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh với nước ngoài... Với nguồn vốn này cần ưu tiên cho các nhà đầu tư có đủ năng lực để đầu tư xây dựng các dự án du lịch trọng điểm của tỉnh.
Vốn ngân sách Nhà nước (cả Trung ương và địa phương) ưu tiên sử dụng vào việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nội bộ tại các khu du lịch trọng điểm; vào công tác bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, xúc tiến quảng bá du lịch...
Kết hợp với các dự án đầu tư trong các lĩnh vực khác, đặc biệt các dự án đầu tư hạ tầng giao thông
Do du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, phát triển du lịch cũng thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực khác, ngoài ra phát triển du lịch cũng cần tranh thủ tác động của các dự án đầu tư trong các lĩnh vực khác, đặc biệt là hạ tầng giao thông nhằm tối ưu