Quản Lý Đầu Tư Công Từ Ngân Sách Nhà Nước Vào Phát Triển Các Khu Du Lịch Ở Cà Mau


2.3. QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀO PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH Ở CÀ MAU

2.3.1. Phân tích thực trạng quản lý đầu tư công vào các dự án.

Căn cứ vào quy trình quản lý đầu tư công vào các dự án, quản lý đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển khu du lịch tại Cà Mau năm 2006 đến năm 2015 được tổng hợp ở bảng 2.7. với các mức độ: *** rất tốt; ** tốt; * bình thường; - còn hạn chế; - - có nhiều sai sót.

Bảng 2.7. Mức độ thực hiện các nội dung quản lý đầu tư vào các khu du lịch.


Nội

dung

Nội dung cụ thể

Khu du lịch

Ghi chú

MCM

UMH

LTL

KL

HĐB

ĐM


A

Định hướng đầu tư

**

**

**

***

***

***


Xây dựng các dự án

*

**

*

**

**

***

Sàng lọc dự án

*

**

*

**

**

**

B

Đánh giá tiền khả thi

**

**

*

**

***

**


Đánh giá khả thi

**

**

*

**

***

**

C


**

**

- -

**

***

**

Làm lại

D


**

**

-

**

**

**



E

Thu hồi đất

*

*

-

-

***

**


Tổ chức bộ máy

**

**

*

**

**

**

Quản lý tài chính

**

**

**

**

***

***

Quản lý các rủi ro

-

*

*

**

*

**

F


**

**

*

*

**

**


G


**

**

*

*

***

**


H


**

**

*

*

***

***


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.

Đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch ở tỉnh Cà Mau - 7


Nhận xét:

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau

Theo bảng 2.7. thì có hai trong số sáu khu du lịch có quá trình quản lý thực hiện đầy đủ các nội dung cụ thể và không có sai sót, đó là quản lý đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào khu du lịch Hòn Đá Bạc và khu du lịch Đất Mũi. Đây cũng là hai khu du lịch thực hiện dự án phát triển đúng và sớm so với kế hoạch. Đối với khu du lịch Hòn Đá Bạc,


chỉ có nội dung quản lý các rủi ro trong bước triển khai dự án phát triển khu du lịch này là ở mức độ bình thường (xảy ra một tai nạn, làm bị thương hai người), còn lại đạt mức tốt và rất tốt. Đối với khu du lịch Đất Mũi, dù mức độ rất tốt của các bước quản lý không nhiều như quản lý dự án khu du lịch Hòn Đá Bạc nhưng không có bước hay nội dung cụ thể nào ở mức bình thường hoặc thấp hơn nên có thể coi là quy trình quản lý dự án này được thực hiện đầy đủ và có chất lượng đều đặn.

Thực hiện quy trình quản lý đầu tư công chưa đầy đủ và mắc nhiều sai sót nhất là quản lý đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào khu du lịch Lý Thanh Long. Quá trình quản lý đầu tư phát triển khu du lịch này mắc 3 sai sót:

- Không tổ chức đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án phát triển khu du lịch, Hội đồng Nhân dân tỉnh ra Nghị quyết yêu cầu thực hiện lại;

- Lựa chọn và lập ngân sách dự án phát triển khu du lịch không đúng quy trình, nhà đầu tư ban đầu không đủ năng lực nhưng đến lúc triển khai mới phát hiện được, buộc Ủy ban Nhân dân tỉnh phải sử dụng ngân sách Nhà nước để đầu tư.

- Trong quá trình triển khai dự án phát triển khu du lịch này, vấn đề thu hồi đất đai đã có sai sót và buộc phải điều chỉnh vị trí của dự án so với dự án ban đầu.

Ngoài ra, quá trình quản lý đầu tư phát triển khu du lịch Khai Long cũng có mắc sai sót trong nội dung thu hồi đất của bước triển khai dự án phát triển khu du lịch.

2.3.2. Phân tích thực trạng tiến độ thực hiện các dự án.

2.3.2.1. Về tiến độ khảo sát, quy hoạch phát triển các khu du lịch.

Quá trình khảo sát, quy hoạch phát triển một khu du lịch là quá trình khá lâu dài và tương đối phức tạp, bắt đầu từ những dự báo về tiềm năng, lợi thế của nơi được khảo sát, quy hoạch và kết thúc khi xây dựng được dự án tiền khả thi. Về khảo sát, bên cạnh những đặc điểm tự nhiên, dân cư, văn hóa của nơi sẽ tiến hành còn phải khảo sát và dự báo lượng du khách sẽ đến đó. Những dạng khách như thế nào? họ đến từ đâu? họ đến bao lâu? tại sao họ đến? phải được trả lời. Về quy hoạch, khu du lịch đặt ở đâu? quy mô bao nhiêu? đáp ứng những nhu cầu du lịch nào? cần phải được làm rõ.

Nguồn vốn đầu tư để khảo sát, quy hoạch xây dựng hay phát triển các khu du lịch hầu như là từ ngân sách Nhà nước nên thời gian dùng để khảo sát, quy hoạch phụ thuộc rất lớn vào tốc độ giải ngân nguồn vốn này. Quá trình khảo sát, quy hoạch để phát triển các khu du lịch ở Cà Mau thể hiện ở bảng 2.8.


Bảng 2.8. Thời gian khảo sát, quy hoạch các khu du lịch


Khu du lịch

Thời điểm

bắt đầu

Dự kiến

kết thúc

Thời điểm

kết thúc

Tiến độ

Sinh thái Mũi Cà Mau

04 - 2003

12 - 2004

2 - 2005

chậm 2 tháng

Sinh thái U Minh hạ

03 - 2006

12 - 2006

12 - 2006

đúng tiến độ

Lý Thanh Long

02 - 2007

10 - 2007

02 - 2008

chậm 4 tháng

Khai Long

03 - 2008

12 - 2008

02 - 2009

chậm 2 tháng

Hòn Đá Bạc

06 - 2011

02 - 2012

02 - 2012

sớm 2 tháng

Đất Mũi

02 - 2012

01 - 2013

01 - 2013

đúng tiến độ

Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Cà Mau

Như vậy, trong khảo sát, quy hoạch xây dựng và phát triển 6 khu du lịch đã hoạt động ở Cà Mau thì chỉ có 1 khu (Hòn Đá Bạc) là kết thúc sớm so với dự kiến. Ngoài hai nguyên nhân: đường sá để đi tới khu du lịch này dù chưa rộng nhưng đã có sẵn nên thuận tiện và nhu cầu du khách đi đến điểm du lịch này là rất cao thì còn một nguyên nhân quan trọng: đây là khu có các di tích lịch sử và di tích tâm linh nên được ưu tiên giải ngân cho cả khảo sát và xây dựng. Nói cách khác, tốc độ giải ngân nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước đã ảnh hưởng đến tốc độ khảo sát, quy hoạch cho khu du lịch.

Có 3 khu du lịch khảo sát và quy hoạch chậm tiến độ từ 2 đến 4 tháng và đều nằm ở huyện Ngọc Hiển. Ngoài việc chưa có đường bộ phục vụ công tác thì yếu tố nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước cũng có ảnh hưởng. Đối với 2 khu du lịch Lý Thanh Long và Khai Long, khảo sát vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế khu vực bùng phát, vì thế ngân sách Nhà nước tập trung cho chống khủng hoảng nên giải ngân chậm; khu du lịch sinh thái Mũi Cà Mau thì do lần đầu tiên tỉnh xây dựng khu du lịch nên chưa có kinh nghiệm.

Như vậy, tiến độ khảo sát, quy hoạch phát triển các khu du lịch tại Cà Mau nhìn chung là tốt.

2.3.2.2. Về tiến độ thực hiện phát triển các khu du lịch.

Thời gian thực hiện đầu tư được tính từ khi dự án khả thi được công bố và kết thúc khi dự án hoàn thành (dự án đi vào hoạt động). Về ảnh hưởng, xem xét mức đầu tư và tỷ trọng đầu tư của ngân sách Nhà nước so với tổng mức đầu tư cho từng dự án phát triển mỗi khu du lịch tại Cà Mau từ năm 2005 đến nay thể hiện ở bảng 2.9. (trong bảng, thời điểm bắt đầu không liệt kê vì đó là thời điểm kết thúc khảo sát, quy hoạch).


Bảng 2.9. Tỷ trọng đầu tư công và tiến độ thực hiện các khu du lịch


Khu du lịch

Đầu tư

công (tỷ)

Tỷ trọng

(%)

Dự kiến

hoàn công

Hoàn công

Tiến độ

S.t. Mũi Cà Mau

75

75

10 - 2006

11 - 2006

chậm 1 tháng

S.t. thái U Minh hạ

75

50

09 - 2007

09 - 2007

đúng tiến độ

Lý Thanh Long

73

14.5

12 - 2008

12 - 2009

chậm 1 năm

Khai Long

32,7

5

02 - 2011

02 - 2011

đúng tiến độ

Hòn Đá Bạc

12,5

10

02 - 2002

01 - 2013

sớm 1 tháng

Đất Mũi

54

10

02 - 2015

01 - 2015

sớm 1 tháng

Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Cà Mau

Bảng 2.9. cho thấy, mức đầu tư và tỷ trọng đầu tư công từ ngân sách Nhà nước cho phát triển các khu du lịch ở Cà Mau có xu hướng giảm dần rất rõ rệt. Xu hướng giảm này chỉ có một ngoại lệ, đó là mức đầu tư công cho khu du lịch Đất Mũi tăng so với đầu tư cho khu du lịch trước đó nhưng tỷ trọng đầu tư công không tăng. Nhưng xu hướng giảm này lại không ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện phát triển các khu du lịch mà ngược lại, tiến độ này ngày một tốt hơn (trừ một ngoại lệ là khu du lịch Lý Thanh Long chậm tiến độ 1 năm do sau khi khảo sát và quy hoạch vẫn chưa có nhà đầu tư tư nhân nên sau một năm chính quyền tỉnh Cà Mau mới quyết định thực hiện dự án bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và nguồn vốn doanh nghiệp nhà nước). Điều này giúp khẳng định, đầu tư công từ ngân sách Nhà nước dù không trực tiếp ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện nhưng đã gián tiếp thúc đẩy tiến độ này thông qua thu hút các nguồn vốn khác, nhất là nguồn vốn tư nhân đầu tư vào phát triển các khu du lịch.

Như vậy, quản lý tiến độ thực hiện phát triển các khu du lịch của tỉnh Cà Mau được đánh giá ở mức độ tương đối tốt.

2.4. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH Ở CÀ MAU

2.4.1. Thúc đẩy ngành du lịch Cà Mau phát triển

2.4.1.1. Về số lượng và mức tăng khách du lịch.

Khách du lịch đến Cà Mau từ trước năm 2003 nhưng số lượng chưa nhiều và quá trình đi, đến của du khách chưa được tổ chức nên thống kê chưa đầy đủ. Từ năm 2003 đến nay, số lượng du khách được thống kê qua các năm như bảng 2.10.


Bảng 2.10. Số lượng và mức tăng khách du lịch đến Cà Mau.


Năm

Tổng số

(1)

Khách quốc tế

Khách nội địa

Tăng

TB

Tổng số

Tỷ trọng

Tổng số

Tỷ trọng

2003

284.947

6.404

2,2%

278.543

97,8%

5,9%

2004

335.894

7.678

2,3%

328.306

97,7%

17,9%

2005

403.569

9.364

2,3%

394.205

97,7%

19,5%

2006

479.530

10.467

2,2%

439.063

97,8%

18,8%

2007

560.028

12.505

2,2%

547.523

97,8%

16.8%

2008

622.477

12.823

2.1%

609.654

97,9%

11,1%

2009

689.494

12.614

1,8%

676.800

98,2%

10,7%

2010

735.588

14.862

2,0%

720.726

98,0%

6,7%

2011

776.684

15.731

2,0%

760.953

98,0%

5,6%

2012

824.132

16.958

2,1%

807.174

97,9%

6,1%

2013

869.419

16.892

2,1%

852.527

97,9%

5,4%

2014

925.378

21.314

2.3%

904.064

97.7%

6,4%

2015

986.947

23.693

2,4%

963.254

97,6%

6,7%

Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Cà Mau

Bảng 2.10. cho thấy: giai đoạn 2004 - 2007, lượng du khách đến Cà Mau tăng trung bình hàng năm khá cao là vì du lịch sinh thái đang còn mới mẻ và các tỉnh thành xung quanh Cà Mau chưa cạnh tranh; nhưng từ năm 2008 đến nay, mức tăng trung bình hàng năm đã sút giảm nhiều. Nguyên nhân cơ bản là do khủng hoảng kinh tế thế giới khởi phát ở Đông Nam Á (Thái Lan); các tỉnh xung quanh Cà Mau cạnh tranh và du lịch Cà Mau chưa thay đổi kịp để đáp ứng nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, mức tăng kể từ năm 2010 đến nay tương đối đều đặn. Năm 2016, ngành du lịch Cà Mau phấn đấu đón và phục vụ 1.000.000 lượt du khách.

2.4.1.2. Về đóng góp vào ngân sách Nhà nước.

Ngành du lịch Cà Mau có nhiều nguồn đóng góp vào ngân sách Nhà nước, trong đó đóng góp của các khu du lịch thể hiện rõ nhất sự ảnh hưởng của đầu tư công từ ngân sách Nhà nước. Đóng góp vào ngân sách Nhà nước của các khu du lịch như bảng 2.11. (trang 44).


Bảng 2.11. Đóng góp vào ngân sách Nhà nước của các khu du lịch.


Năm

Đóng ngân sách Nhà nước của các khu du lịch (triệu đồng)

Tổng

(tr. đồng)

MCM

UMH

LTL

KL

HĐB

ĐM

2007

2.760






2.760

2008

5.830

2.860





8.690

2009

4.260

3.750





8.010

2010

4.370

3.870

1.740




9.980

2011

5.520

4.550

2.680




12.750

2012

5.730

4.870

3.790

8.560



22.950

2013

8.110

5.150

7.560

11.450

7.600


39.870

2014

10.210

5.700

10.250

16.500

10.240

14.500

67.400

2015

11.780

6.240

14.740

19.750

11.560

15.500

79.560

Tổng

58.570

36.100

40.760

56.260

29.400

30.000

261.960

Nguồn: Thống kê từ số liệu của Cục thuế tỉnh Cà Mau

- Tổng mức đóng góp vào ngân sách Nhà nước của các khu du lịch còn khiêm tốn so với tổng mức đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho phát triển các khu du lịch.

- Tổng mức đóng góp vào ngân sách Nhà nước của các khu du lịch ngày càng tăng bởi số khu du lịch tăng và đóng góp của từng khu đều tăng.

- Các khu du lịch có tỉ lệ vốn đầu tư tư nhân cao hơn thì mức gia tăng đóng góp ngân sách Nhà nước nhiều hơn. Các khu du lịch có tỉ lệ vốn đầu tư ngân sách Nhà nước cao hơn thì mức gia tăng đóng góp ngân sách Nhà nước ít hơn.

Tóm lại, nhờ có đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào các khu du lịch mà ngành du lịch tỉnh Cà Mau đã phát triển mạnh mẽ trong những năm qua. Nhờ lượng khách ngày càng đông, lưu trú của du khách ngày càng dài và chi tiêu cho du lịch của du khách ngày càng lớn mà đóng góp của các khu du lịch vào ngân sách Nhà nước tỉnh Cà Mau ngày càng nhiều. Nguồn thu này được ngân sách nhà nước sử dụng để tái đầu tư, trong đó có tái đầu tư vào phát triển các khu du lịch.

2.4.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch

2.4.2.1. Tạo sự kết nối các tuyến du lịch.

Đặc điểm địa lý của Cà Mau là nền đất yếu và sông rạch chằng chịt nên đầu tư làm đường bộ rất tốn kém và các sông rạch tự nhiên thường cong queo nên chí phí xăng


dầu cho đường thủy tăng cao. Vì thế trước đây, khách du lịch đến Cà Mau muốn đến nhiều điểm du lịch thì phải thực hiện nhiều tour khác nhau vừa tốn kém, vừa mất sức, mất thời gian lại vừa có hiệu quả du lịch thấp. Đó là chưa tính tới việc du khách muốn có những dịch vụ khác như lưu trú, ăn uống, mua sắm,... thì càng vất vả hơn.

Nhận thức được nhu cầu của khách du lịch và tăng cường hiệu quả khai thác của các khu du lịch, tỉnh đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm kết nối các khu du lịch với nhau và kết nối các khu du lịch với các dịch vụ phục vụ du lịch bên ngoài.

a) Hình thành tuyến du lịch Cà Mau - Đất Mũi - Hòn Khoai và phụ cận:

- Đầu tư 46 tỷ đồng để nâng cấp bến tàu cao tốc từ thành phố Cà Mau đi các tuyến biển đông và nam;

- Đầu tư 45 tỷ đồng để nạo vét và chỉnh trang sông Rạch Tàu từ sông Bảy Háp đi Đất Mũi;

- Đầu tư 114 tỷ đồng xây dựng con đường nối khu du lịch Khai Long với khu du lịch Mũi Cà Mau;

- Đầu tư 12 tỷ đồng để nâng cấp bến tàu cao tốc Rạch Tàu (xã Đất Mũi);

- Đầu tư 21 tỷ đồng để xây dựng bến tàu tổng hợp Rạch Gốc nhằm nối thông với thành phố Cà Mau và đưa du khách đi Hòn Khoai.

Nhờ hình thành tuyến du lịch này mà du khách từ thành phố Cà Mau đi Đất Mũi có thể bằng đường sông (tàu cao tốc) hay đường bộ (xe nhỏ) rồi ngày đầu tham quan cột mốc cực nam Tổ Quốc, vui chơi, giải trí và ăn uống ở khu du lịch Đất Mũi, nghỉ ngơi, tắm biển, ăn uống và ngủ lại khu du lịch Khai Long; ngày thứ hai đi Rạch Gốc mua sắm và đi Hòn Khoai tham quan, nghỉ ngơi, ăn uống và về lại thành phố Cà Mau.

b) Hình thành tuyến Cà Mau - U Minh - Đá Bạc và phụ cận.

- Đầu tư 225 tỷ đồng xây dựng mới bến tàu cao tốc đi các tuyến biển tây (Sông Đốc, Cái Đôi Vàm);

- Đầu tư 65 tỷ đồng nâng cấp con đường từ thành phố Cà Mau đến khu du lịch Hòn Đá Bạc;

- Đầu tư 12 tỷ đồng mở rộng và nâng cấp bến xe ô tô U Minh;

- Đầu tư thêm vào dự án đường nông thôn 20 tỷ đồng để xây dựng đường bê tông rộng 3,5m từ U Minh đi khu du lịch sinh thái U Minh hạ và các lâm - ngư trường trong khu rừng ngập U Minh hạ.


Du khách có thể du lịch tuyến này bằng hai cách: cách thứ nhất là ngày thứ nhất ghé thăm khu tưởng niệm Hồ Chủ tịch, sân chim trong lòng thành phố, khu khí điện đạm Khánh An rồi đi ô tô đến khu du lịch Hòn Đá Bạc tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, ăn uống và nghỉ lại; ngày thứ hai đi U Minh đến khu du lịch sinh thái U Minh hạ tham quan nghỉ ngơi và đi các lâm - ngư trường trong rừng ngập U Minh hạ mua sắm các đặc sản (mật ong, mắm cá lóc, khô bổi,...) rồi về lại thành phố Cà Mau; cách thứ hai là đi ô tô hay tàu cao tốc xuống Sông Đốc hoặc Cái Đôi Vàm tham quan, mua sắm (các loại khô cá và khô mực) rồi vòng lên khu du lịch Hòn Đá Bạc và tiếp tục như cách thứ nhất.

c) Hình thành tuyến du lịch Cà Mau - Chà Là - Cái Nước - Đầm Dơi.

- Đầu tư 26 tỷ đồng nâng cấp 13km đường nối Cái Nước - Đầm Dơi.

- Đầu tư thêm vào dự án đường nông thôn 27 tỷ đồng để xây dựng đường bê tông rộng 3,5m từ Đầm Dơi đi khu du lịch Lý Thanh Long.

- Đầu tư 146 tỷ đồng nâng cấp đường tỉnh lộ từ Cà Mau đi Đầm Dơi và trung ương đầu tư 383 tỷ đồng làm cầu Hòa Trung trên tuyến đường này và đã thông xe kỹ thuật vào 16 - 01 - 2016.

- Đầu tư 4,5 tỷ đồng mở rộng bến tàu tổng hợp Đầm Dơi để có thể từ đây đón khách du lịch đi khu du lịch Lý Thanh Long.

Trên tuyến du lịch này, du khách có thể ngày thứ nhất ghé thăm khu tưởng niệm Hồ Chủ tịch, sân chim trong lòng thành phố rồi bằng đường bộ hoặc đường sông tham quan các di tích lịch sử và văn hóa ở Chà Là, Đầm Dơi, ăn uống và nghỉ lại Đầm Dơi hoặc đến khu du lịch Lý Thanh Long nghỉ; ngày thứ hai vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi ở khu du lịch Lý Thanh Long rồi trở về thành phố Cà Mau.

Như vậy, nhờ có đầu tư từ ngân sách Nhà nước mà các khu du lịch ở Cà Mau đã kết nối được với nhau và kết nối được với các dịch vụ phục vụ du lịch bên ngoài mỗi khu; từ đó vừa đáp ứng nhu cầu của khách du lịch vừa lưu giữ khách lâu hơn để có thể tăng cường khái thác hiệu quả hơn những đầu tư cho các khu du lịch.

2.4.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

Đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch ở tỉnh Cà Mau trong những năm qua đã làm cho cơ sở hạ tầng ngoại vi và cơ sở hạ tầng của các khu du lịch ngày càng khang trang, hiện đại và điều đó đã giúp cho chất lượng các dịch vụ du lịch ngày càng cao.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/05/2023